Các bài Tiếng Việt lớp 7 học kì 2

  • Khái niệm: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh hác nhau của thực tế hoặc tư tưởng, tình cảm.
  • Các kiểu liệt kê
    • Theo cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
    • Theo ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến

Xem thêm

2. Các kiểu câu và cấu tạo câu

2.1. Các kiểu câu

a) Rút gọn câu

  • Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích sau:
    • Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
    • Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
  • Khi rút gọn câu, cần chú ý:
    • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
    • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Xem thêm

b) Câu đặc biệt

  • Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
  • Tác dụng của câu đặc biệt:
    • Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
    • Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
    • Bộc lộ cảm xúc
    • Gọi đáp

Xem thêm

c) Câu chủ động: câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

=> Xem thêm

d) Câu bị động: câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

=> Xem thêm

2.2. Cấu tạo câu

a) Thêm trạng ngữ cho câu

  • Đặc điểm của trạng ngữ
    • Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
    • Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu và giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
  • Tác dụng của trạng ngữ
    • Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
    • Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
  • Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng ở cuối câu, thành những câu riêng.

=> Xem thêm

b) Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

  • Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, goi là cụm chủ - vị (cụm C - V), làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
  • Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ tỏng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C - V

=> Xem thêm 

3. Dấu câu

3.1. Dấu chấm lửng

  • Vị trí: có thể xuất hiện ở đầu, giữa hoặc cuối câu
  • Tác dụng:
    • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
    • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
    • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

=> Xem thêm

3.2. Dấu chấm phẩy: thường được dùng để

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

=> Xem thêm

3.3. Dấu gạch ngang

  • Tác dụng của dấu gạch ngang:
    • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
    • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
    • Nối các từ nằm trong một liên danh
  • Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
    • Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
    • Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

=> Xem thêm

Nội dung quan tâm khác

Để giúp các con ôn tập và hệ thống lại kiến thức môn tiếng Việt học kỳ II lớp 7, NovaTeen giới thiệu các bài tập tiếng Việt cơ bản

Các bài tập cần ôn luyện môn Tiếng Việt học kỳ 2 lớp 7

RÚT GỌN CÂU

Bài 1: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục thành phần bị rút gọn đó

a, Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

b, Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …

c, – Những ai ngồi đấy?

Ông Lí cựu với ông Chánh hội

d, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ

Xem thêm>>> Hướng dẫn phân tích bài Bạn đến chơi nhà

Bài 2: Hãy nhận xét về cách dùng các câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng các câu rút gọn trong những tình huống đó ko? Tại sao?

a, Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào?

Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải.

b, Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé!

Con đi mấy ngày!

Một ngày.

CÂU ĐẶC BIỆT

Bài 1: Tìm các câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng

a, Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

b, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động của chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào…

c, Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

d, Đình chiến. Các anh  bộ đội nón dưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út

e, Cách đó ba năm. Một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang một con gà mái tơ. Ôi chao, một con gà.

Xem thêm>>> Hướng dẫn phân tích bài Qua đèo ngang

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

i 1: Tìm trạng ngữ cho câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu.

a, Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng thời gian sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng , trải lên đỉnh núi phía tây những vệt màu xanh lậm tươi tắn … Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả…

b, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

c, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn đàn bò về chuồng. Bò con nào con lấy no căng bụng. Phú ông mừng lắm.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa.

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG

Bài 1: Trong những câu sau đây, câu nào là cauu bị động, câu nào không phải là câu bị động? Tại sao?

a, Nam được đi đá bóng

b, Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.

c, Nó bị ngã

d, nó bị đẩy ngã

Bài 2. Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo các kiểu khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành hai kiểu câu bị động?

Mẫu: Người ta phản đối ý kiến của chúng tôi.

  • Ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối.
  • Ý kiến của chúng tôi bị phản đối

a, Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm.

b, Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.

c, Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng.

d, Nhiều người mua quyển sách này.

DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

Bài 1. Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ của cụm từ trong các câu sau. Hãy cho biết cụm C – V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong cụm từ nào?

a, Trong những lúc nhàn rỗi ấy, chúng tôi thường hay kể chuyện. Và tôi nghe câu truyện này của 1 đồng chí già kể lại.

b, ông lão cứ ngỡ là mình còn chiêm bao.

c, Thầy giáo khen bài tập làm văn mà bạn Nam viết.

d, Quyển sách của tôi mua bìa rất đẹp.

e, Cái áo treo trên mắc giá rất đắt.

g, Bất cứ chuyến đò nào ông cũng kể được những tin tức mà mở đầu và kết thức đều hết sức tự nhiên.

h, Chú khen cháu là kẻ có gan to, thua mà không nản chí.

Bài 2. Cho từng đôi câu sau. Hãy biến chúng thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ.

a, Trời trở rét. Đó là dấu hiệu của mùa đông.

b, Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. Thầy giáo chủ nhiệm thừng nhắc chúng tôi như vậy.

c, Bạn Nam đã kể chuyện này cho chúng tôi. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

d, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi học bằng chiếc xe đạp đó.

e, Sương muối xuống nhiều. Lúa mới cấy có nguy cơ hỏng.

Bài 3: Viết một đoạn văn có sử dụng cụm C-V làm phụ ngữ với chủ đề Mùa xuân.

LIỆT KÊ

Bài 1: Tìm hiện tượng liệt kê trong các đoạn trích sau:

a, Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía…

b, Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc,bồ nông, đường nga, đại bàng,voi, vượn, khỉ, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, báo, sư tử.

c, Tình yêu của Tố Hữu dịu dàng đầm ấm, chan chứa kính mến, và đượm cả xót thương, có đôi khi đến bùi ngùi.

Bài 2: Hãy chỉ ra hiện tượng liệt kê trong các câu dưới đây. Nhận xét về quan hệ cường độ giữa các từ ngữ trong các chuỗi liệt kê đó.

a, Thằng bé con anh Chuẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khác được nữa.

b, Chao ôi! Dì Hảo khóc!. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.

c, Tồi tệ đến thế là cùng. Đối đáp bốp chat, ăn miếng trả miếng, chửi vỡ mặt nhau, đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện vu khống để tiện một cách nanh ác, trơ tráo như thế này, thì thật không còn gì để đáng nói nữa.