Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học ứng dụng

You're Reading a Free Preview
Pages 8 to 13 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 18 to 27 are not shown in this preview.

BÀI GIẢNG

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
[HỆ ĐẠI HỌC – LƯU HÀNH NỘI BỘ]

QUẢNG BÌNH, 2016
1

MỞ ĐẦU

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân môn chuyên ngành nhằm cung cấpcho sinh viên cơ sở lý luận và kiến thức cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữloại hình, cấu trúc, ngữ nghĩa… từ đó sinh viên có khả năng vận dụng so sánhđối chiếu tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh nhằm hiểu sâu hơn cả hai ngôn ngữ. Ngoàira, học phần này cung cấp sinh viên một số thao tác cụ thể được sử dụng trongquá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ, qua đó hình thành và phát triển khả năngđộc lập suy nghĩ và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên.Với học phần này sinh viên được rèn luyện các kỹ năng đọc và viết thôngqua các hình thức: thảo luận theo nhóm hay thuyết trình trước lớp với nhiều chủđiểm đa dạng sắp xếp theo độ khó tăng dần trong đối chiếu loại hình, cấu trúc,ngữ nghĩa… Trên cơ sở đó sinh viên hình thành khả năng đối chiếu hệ thống các

ngôn ngữ liên quan về mặt cấu trúc và loại hình…

2

MỤC LỤCPageCHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU1. Khái luận Ngôn ngữ học đối chiếu2. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu3. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếuCHƯƠNG 2.PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn3. Ngôn ngữ học đối chiếu lí thuyết và ngôn ngữ đối chiếu ứng dụngCHƯƠNG 3.CƠ SỞ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ1. So sánh và các kiểu so sánh2. Khái niệm Tertium comparison3. Các kiểu Tertium comparison trong nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữCHƯƠNG 4.CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ1. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữCHƯƠNG 5.CÁC BÌNH DIỆN ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ1. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm2. Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng3. Nghiên cứu đối chiếu về nghữ pháp

3

4. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ dụng và các bình diện khácCHƯƠNG 6.

MỘT SỐ THỬ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU

4

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾUI. Đặt vấn đềNgôn ngữ học hiện đại bao gồm nhiều phân ngành với nhiều các phânchia khác nhau. Mấy chục năm trở lại đây, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữđược nhiều người quan tâm và trở thành một bộ phận phát triển mạnh trongngôn ngữ học hiện đại. Bởi lẽ nó đáp ứng những đòi hỏi của lý luận ngôn ngữhọc trong thời kỳ mới, đồng thời nó cho phép đưa những tri thức ngôn ngữ họcvào những ứng dụng trong thực tiễn. Ngôn ngữ học hiện đại tiếp cận ngôn ngữtheo ba cách chủ yếu sau:– Thứ nhất: Ngôn ngữ được tiếp cận như là hiện tượng của nhân loại nói chung.Theo đó, ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả các ngôn ngữ trên thế giớinhằm làm rõ những vấn đề triết học ngôn ngữ như bản chất, chức năng của ngônngữ và các cứ liệu của nhiều ngôn ngữ khác nhau để xây dựng các khái niệm,phạm trù làm công cụ nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể. Cách tiếp cận này đượcgọi là Ngôn ngữ học đại cương.– Thứ hai: Ngôn ngữ được tiếp cận như là sản phẩm của từng cộng đồng riêng lẻ.Theo đó, ngôn ngữ có nhiệm vụ miêu tả từng ngôn ngữ cụ thể để làm rõ đặcđiểm của ngôn ngữ được nghiên cứu. Cách tiếp cận này gọi là Ngôn ngữ họcmiêu tả.– Thứ ba: Các ngôn ngữ của các cộng đồng người khác nhau được so sánh vớinhau. Những nghiên cứu tiếp cận theo hướng này được xếp vào lĩnh vực Ngôn

ngữ học so sánh. Trong ngôn ngữ học so sánh có nhiều chuyên ngành khác nhau

với nhiều đối tượng, mục đích và cách thức so sánh khác nhau. Có ba phânngành chính:+ Ngôn ngữ học so sánh lịch sử [Comparative historical linguistic] phát triểnmạnh mẽ vào thế kỉ XIX và có ảnh hưởng quan trọng trong phát triển ngôn ngữhọc thế giới. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử có đối tượng nghiên cứu là nhữngngôn ngữ được biết có quan hệ cội nguồn hoặc giả định có quan hệ cội nguồn,nhằm làm rõ quan hệ cội nguồn và quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ[R.Anttila 1989].+ Ngôn ngữ học loại hình hay Loại hình học [Typological linguistic] mục đíchchính là phân loại tất cả các ngôn ngữ trên thế giới thành các loại hình dựa vàonhững điểm giống nhau nhất định trong cấu trúc ngôn ngữ và nghiên cứu sosánh các ngôn ngữ thuộc cùng một loại hình, có mang một số đặc trưng tiêu biểu

5

nào đó nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ về cội nguồn [N.Stankevich1982].Là một trong số những bộ môn khoa học xã hội, ngôn ngữ học thuộc vàokhoa học cơ bản có nhiều biến động: không ít lý thuyết đã trở nên lỗi thời, lụitàn bên cạnh việc xuất hiện nhiều lý thuyết nghiên cứu mới, những khuynhhướng, trường phái mới. Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành nghiên cứugần gũi với thực tiễn ngôn ngữ, đời sống ngôn ngữ, thực hành và sử dụng. Nóthuộc vào ngôn ngữ học ứng dụng [applied linguistic]. Mặc dù những nghiêncứu liên quan đến phân ngành này có từ lâu nhưng mãi cho đến những thập kỷcuối của thế kỷ XX mới thực sự được khẳng định.II. Khái niệm2.1 Đối chiếu [Contrast/Contrastive analysis] thường được dùng để chỉ phươngpháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngônngữ. Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau [similarities]

và khác nhau [difference] hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau. Nguyên tắc

nghiên cứu chủ yếu là nguyên tắc đồng đại/nguyên tắc đồng đại động [dynamicsynchronic principle]2.2 Ngôn ngữ học đối chiếu so sánh [confrontative, comparative linguistics] làmột phân ngành của ngôn ngữ học, so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bấtkì để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó,không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn haythuộc cùng một loại hình hay không. Việc lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu hoàntoàn tùy thuộc vào những yêu cầu lí luận và thực tiễn của người nghiên cứu.1.3 Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học đối chiếu là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ[interlanguage study]. Ngữ liệu nghiên cứu có thể thuộc các ngôn ngữ nguồn[source language] hay ngôn ngữ đích [target language] sống động, đang sử dụnghay thậm chí đã chết, nhưng chúng phải là các đại diện thích hợp của các ngônngữ được nghiên cứu.Trong số các chuyên ngành của ngôn ngữ học so sánh thì ngôn ngữ họcđối chiếu gần với ngôn ngữ học loại hình hơn cả. Điểm khác nhau chủ yếu củahai chuyên ngành: ngôn ngữ học loại hình có thể có đối tượng bao trùm tất cảcác ngôn ngữ trên thế giới nhằm phân loại các ngôn ngữ theo những đặc trưngvề cấu trúc hoặc nhóm các ngôn ngữ có cùng một hoặc một số điểm chung vềloại hình, còn ngôn ngữ học đối chiếu có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, chỉnghiên cứu hai [ít khi nhiều hơn hai] ngôn ngữ để phát hiện những điểm giốngnhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó [V.Skalichka 1989].

6

Xét trong quan hệ với ngôn ngữ học so sánh lịch sử thì ngôn ngữ học đốichiếu có những khác biệt không chỉ về đối tượng nghiên cứu mà còn về cáchtiếp cận. Nếu ngôn ngữ học so sánh lịch sử nghiên cứu các ngôn ngữ trên quanđiểm lịch đại là quan hệ cội nguồn để phân loại các ngôn ngữ thành các ngữ hệnhư: Nam Á [tiếng Việt, tiếng Mường, tiếng Khme, tiếng Munda]; Ấn Âu [tiếng

Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bulgaria]; Hán Tạng [tiếng Hán, tiếng Tạng,

tiếng Miến]; Altai [tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Mông Cổ]; Ural [tiếng PhầnLan, tiếng Hungari, tiếng Estonia]…thì ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phậncủa ngôn ngữ học đồng đại, trong khi đó ngôn ngữ học so sánh lịch sử là một bộphận của ngôn ngữ học lịch đại.Ngoài thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu [Contrastive Linguistics],chuyên ngành này có nhiều tên gọi khác: Phân tích đối chiếu [ContrastiveAnalysis], Nghiên cứu đối chiếu [Cantrastive studies], Nghiên cứu xuyên ngônngữ [Cross-linguistics studies], Nghiên cứu tương phản [Confrotative studies]…Tuy nhiên ở Việt Nam thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu vẫn phổ biến nhất.Ngoài ra có hàng loạt thuật ngữ dùng đến định ngữ đối chiếu[Contrastive] để chỉ những lĩnh vực nghiên cứu hữu quan như: Ngữ dụng họcđối chiếu [Contrastive pramatics], Phân tích đối chiếu diễn ngôn [Contrastivediscourse analysis], Cú pháp học đối chiếu [Contrastive syntax], Ngữ pháp tạosinh đối chiếu [Contrastive generative grammar], Nghiên cứu đối chiếu lý thuyết[Theoretical contrastive studies]…Ngôn ngữ học đối chiếu có mối quan hệ chặt chẽ không chỉ với các phânmôn khác trong ngôn ngữ học mà còn với hàng loạt khoa học không thuộc ngônngữ học như tâm lí học, tâm lí dân tộc học, văn hóa học.III. Quá trình phát triển của ngôn ngữ học đối chiếuNhững nghiên cứu đối chiếu đầu tiên trong ngôn ngữ học xuất hiện từ rấtlâu. Nổi rõ hơn cả là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý, thời kỳ hìnhthành nhiều quốc gia dân tộc độc lập; thời kỳ phát triển mạnh về khoa học kỹthuật, và đặc biệt là từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây.Có hàng loạt nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển loại nghiên cứunày, trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:– Nguyên nhân bên ngoài:+ Sự phát hiện ra nhiều vùng đất, nhiều cộng đồng dân tộc mới, nhiều quốc giađộc lập được hình thành và đi kèm với đó là nhiều ngôn ngữ được phát hiện,

nhiều ngôn ngữ có được vị trí xứng đáng của nó mà trước đó không hề có.

7

+ Thông tin thành văn và giao lưu giữa các nền văn minh, văn hóa tăng lên đángkể. Điều này đưa đến đòi hỏi to lớn của việc học và dạy ngoại ngữ, của việc giảiquyết tình trạng song ngữ, việc xây dựng cơ sở lý luận và giải quyết thực tế côngviệc dịch thuật và hàng loạt công việc thực tế ngôn ngữ khác.– Nguyên nhân thuộc nội bộ ngôn ngữ:+ Khả năng của các nhà ngữ học đã phát hiện và bao quát một lúc nhiều ngônngữ khác nhau, tìm hiểu và giải quyết nó theo những mục đích, hướng xác định.+ Các phân tích lý giải “đơn ngữ luận” dù đạt nhiều thanh tựu to lớn, vẫn khôngthể tiến xa nếu không phát triển thành các nghiên cứu lý giải “đa ngữ luận”, mộtsự lý giải các sức bao quát sâu rộng hơn nhiều.+ Nhu cầu kết hợp với những lý luận và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, trựctiếp trong nội bộ ngôn ngữ học.Chính những nguyên nhân và cũng là đòi hỏi chính yếu kể trên đã tạo racac tiền đề thực tế cho sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu.Cho đến nay, nhìn một cách tổng quát, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữcó thể chia ra thành 3 thời kỳ phát triển với các đặc điểm sau:1. Thời kỳ đầu:Các công trình nghiên cứu trên cơ sở quan sát sự khác nhau giữa ngoạingữ và tiếng mẹ đẻ xuất hiện trong các cuốn sách ngữ pháp ở các nước Tây Âu,đặc biệt từ thời Phục Hưng và những công trình so sánh loại hình nhằm phânchia các ngôn ngữ thành các loại hình.Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu đối chiếu tiêu biểu có thể kể đếnlà các từ điển đa ngữ cỡ lớn. Trước hết phải kể đến cuốn “Từ vựng so sánh cácngôn ngữ và phương ngữ” của Panlat. Đây là một bộ sưu tập đối chiếu từ vựngđồ sộ các ngôn ngữ và các tiếng địa phương, xuất bản lần đầu vào những năm1787-1789. Bộ sưu tập được bổ sung dần và đến lần xuất bản lần thứ hai vào

năm 1791 đã bao gồm 272 ngôn ngữ thuộc bốn đại lục: Á, Âu, Phi, Mỹ. Cùng

với đó là công trình “Thư mục về các ngôn ngữ đã biết và các nhận xét về nhữnggiống nhau và khác nhau giữa chúng” của các tác giả Evan và Pandu. Vào năm1806-1817 hai học giả người Đức xuất bản công trình “Ngôn ngữ học đại cươngcó thí dụ minh họa từ 500 ngôn ngữ và phương ngữ”.Ở địa hạt ngữ pháp, công trình liên quan đến nghiên cứu đối chiếu cầnnhắc đến là cuốn ngữ pháp Port-Royal. Đây là cuốn sách ngữ pháp lý thuyết,được xây dựng trên cơ sở phân tích đối chiếu các tiếng Hy lạp cổ, tiếng Do-thái

cổ với tiếng La-tinh và tiếng Pháp. Phân tích kỹ công trình này không hẳn là ngữ

8

pháp đối chiếu theo đúng nghĩa đầy đủ mà nó thiên về ngữ pháp lô gich loạihình.Ảnh hưởng của nghiên cứu ngữ pháp Port-Royal đã được du nhập vàonhiều nước. Tiêu biểu là cuốn “Ngữ pháp triết học đại cương” của N.I.Jatvinski[1810] người Nga. Sau đó là cuốn “Khái lược về ngữ pháp đại cương” của L.GJacop [1812]. Mặc dầu có những hạn chế nhưng những công trình trên đã tạo ramột ảnh hưởng khá tốt cho việc thúc đẩy các nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ.2. Thời kỳ thứ hai:Sự phát triển của Ngôn ngữ học so sánh-lịch sử và triết học ngôn ngữ thếkỷ XIX. Nét đặc trưng của thời kỳ này là nghiên cứu đối chiếu bị cuốn hút vàhòa lẫn vào đỉnh thác nghiên cứu so sánh lịch sử. Những nghiên cứu lý luận vànhững vận dụng vào thực tiễn rộng lớn của nó vẫn được tiến hành song chỉ đóngvai trò hỗ trợ. Giai đoạn này ranh giới giữa các loại nghiên cứu so sánh-lịch sử,loại hình đối chiếu chưa thực sự phân biệt rạch ròi. Về sau người ta mới xácđịnh được có sự phân giới có ý thức. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra mãi đếnnửa đầu thế kỷ XIX ngôn ngữ học mới tách ra thành một ngành khoa học độclập nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử. Ngôn ngữ học

so sánh – lịch sử thể hiện 3 thời kỳ phát triển:

+ Thời kỳ đầu khoảng từ những năm 1816-1870.+ Thời kỳ thứ hai khoảng từ 1871-1916.+ Thời kỳ thứ ba từ 1971 đến nay.Như vậy đến nửa cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh-lịch sử mới xácđịnh được phạm vi đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng để trở thành mộtphân ngành độc lập.3. Thời kỳ thứ ba:Giữa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ học đã phát triển mạnh mẽ với nhiềukhuynh hướng đa dạng của ngôn ngữ học miêu tả. Xã hội cũng có những thayđổi quan trọng, đặc biệt là sau hai cuộc thế chiến. Nhiều quốc gia giành đượcđộc lập dân tộc. Sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật được mở rộng.Yêu cầu hiểu biết, sử dụng ngoại ngữ tăng lên… Những nhân tố này làm chongôn ngữ học đối chiếu có tiền đề để phát triển. Nhiều nghiên cứu không chỉhướng vào lý luận mà chú ý nhiều đến thực tiễn vận dụng. Các công trình thuộcnghiên cứu đối chiếu miêu tả: “Thử nghiệm một ngữ pháp đối sánh đại cươngtiếng Nga” của L.I.Đavưđốp; “Ngữ pháp tiếng Nga đối chiếu với tiếngUdơbech” của E.Đ.Pôlivanôp xuất bản 1918 và 1933. Công trình của Pôliainôpđối chiếu song song. Các hiện tượng, phạm trù của cả hai ngôn ngữ đều được

9

chú ý làm sáng tỏ. Một số công trình chú nghiên cứu những nét đặc trưng, khácbiệt của ngôn ngữ này trong đối sánh với ngôn ngữ khác. Có thể kể đến côngtrình “Ngôn ngữ học đại cương và một số vấn đề tiếng Pháp” của S.Balli năm1932. Trong công trình của mình Balli đã chỉ ra hàng loạt nét đặc trưng củatiếng Pháp thông qua sự đối chiếu với tiếng Đức. Ngoài ra có thể kể đến côngtrình của V.G.Gac đối chiếu tiếng Nga với tiếng Pháp, của Krusennhitskaja đốichiếu tiếng Nga với tiếng Đức. Các nghiên cứu đối chiếu không chỉ kết hợp vớimiêu tả và loại hình mà còn có thể kết hợp với so sánh – lịch sử như công trình

“Những vấn đề nghiên cứu đối chiếu lịch sử các ngôn ngữ Slavơ” của

V.Txatrencô.Vào những năm 50 của thế kỷ XX, sự phát triển của ngôn ngữ học đốichiếu được đánh dấu bằng nhiều công trình nổi tiếng: Languages in Contact củaU.Weinreich [1953], Transfer Grammar của Z.Harris [1954], Linguistics acrossCultures của R. Lado [1957],..Trong đó công trình của R.Lado được coi là côngtrình khai sinh ngôn ngữ học đối chiếu như một phân ngành khoa học độc lập tạiMỹ, thậm chí trên thế giứoi. Sau R.Lado có nhiều tên tuổi khác chú ý nhưK.Pike [Đại học Michigan], W.Nemser [Đại học Indiana], L.Selinker [ĐHWashington]…Có thể nói ở Mỹ, ngôn ngữ học đối chiếu đã có sức lôi cuốn rấtnhiều nhà nghiên cứu, nhưng cũng chính tại đây, vào cuối những năm 60 đầunhững năm 70, ngôn ngữ học đối chiếu gặp những thách thức nghiêm trọng vàlâm vào khủng hoảng. Trong khi đó, sự khởi sắc của ngôn ngữ học đối chiếuhiện đại có công lao to lớn của các nhà ngôn ngữ học Nga và các nước Đông Âuvới những tên tuổi đáng nhớ như V.V Vinogradob, A.I.Smirniskij vàN.N.Amosova…Cùng với nhiều cuốn sách có tính chất nhập môn và nhiều công trình khảocứu những vấn đề cụ thể, sự hình thành nhiều trung tâm và dự án nghiên cứu, sựxuất hiện nhiều tạp chí chuyên ngành và hội nghị khoa học đã đánh dấu nhữngbước phát triển quan trọng của ngôn ngữ học đối chiếu.Sau hai năm công trình của R.Lado được công bố, Trung tâm ngôn ngữứng dụng của Hội Ngôn ngữ học Mỹ tại Washington dưới sự chủ trì củaCh.Ferguson đã thực hiện một số công trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Anh vớicác ngoại ngữ khác: Pháp, Italy, Nga…Một số trường đại học đi đầu trong lĩnhvực nghiên cứu đối chiếu với các ngôn ngữ khác: ĐH Michigan, ĐH Indian, ĐHWashington, ĐH Hawai… chẳng hạn đối chiếu tiếng Anh với tiếng Hungari củaW.Nemser [1961], W.Nemser&Juhasz [1964] và Kiefer [1967] của Di Pietro[1971].

10

Ở Châu Âu, nhiều trung tâm nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã đượchình thành ở Poznan [đối chiếu tiếng Balan và tiếng Anh], Zagreb [đối chiếutiếng Serbi và tiếng Anh], Bucaret [nghiên cứu đối chiếu tiếng Rumani và tiếngAnh]… Đã có những tạp chí khoa học chuyên về ngôn ngữ học đối chiếu nhưPapers and Studies in Contrastive Linguistics xuất bản ở Balan [1973],Contrastive Linguistics xuất bản ở Bungari [1976] và Contrastes ở Pháp [1981].Nhiều hội thảo về ngôn ngữ học đối chiếu đã được tổ chức tại Nga, Mỹ,Rumania, Balan, Đức, Phần Lan…Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được chú ý từ cuốinhững năm 80. Chuyên luận Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ của Lê QuangThiêm [1989] là công trình đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó là công trình Ngônngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á của Nguyễn VănChiến [1992]. Năm 1997, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu ở nước tađược đánh dấu bằng một sự kiện đáng ghi nhận, đó là hội thảo khoa học vềnghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ tổ chức tại Hà Nội thu hút hơn 50 nhà nghiêncứu và giảng viên cả nước tham gia.Nhiều năm qua tại Việt Nam, ngôn ngữ học đối chiếu đã thực sự thu hútđược sự quan tâm của giới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là dạyngoại ngữ. Sự quan tâm đó xuất phát từ những nỗ lực vượt khỏi khuôn khổ thựchành tiếng thuần túy để hướng đến việc dạy tiếng một cách có hiệu quả hơn, cóchiều sâu hơn trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm giống và khác nhau giữa tiếngViệt và ngoại ngữ mà họ giảng dạy. Nhiều luận văn, luận án đã triển khai theohướng nghiên cứu đối chiếu trong vài năm trở lại đây.Nhìn chung, sự phát triển của việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ cóquan hệ chặt chẽ với những nhân tố xã hội. Sự tác động của những nhân tố đóthể hiện rõ nhất là từ sau thời kì Phục Hưng. Cuộc cách mạng công nghiệp ởnhiều nước Tây Âu, sự phát triển hàng hải, thương mại, sự phát hiện ra nhiềuvùng đất mới của nhiều cộng đồng người nói những ngôn ngữ khác nhau, sựbành trướng của chủ nghĩa thực dân, sự mở rộng phạm vi của đạo Cơ Đốc là

những nhân tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiếp xúc giữa các dân tộc và tìm hiểu

những ngôn ngữ xa lạ. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhu cầu đó ngày càng tănglên do những chuyển biến lịch sử mới mẻ: sự phát triển của phong trào giảiphóng dân tộc, các cuộc chiến tranh, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh thế giới, xuhướng toàn cầu hóa với sự hình thành những cộng đồng kinh tế-chính trị quan

trọng tập hợp nhiều quốc gia khác nhau.

11

Mặt khác, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu gắn với việc phát triểncủa bản thân ngôn ngữ. Các lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại về cấu trúc ngônngữ đã đặt nền tảng vững chắc để giải quyết nhiều vấn đề lí luận cũng nhưphương pháp nghiên cứu cho ngôn ngữ học đối chiếu. Sự xuất hiện nhiều líthuyết mới mẻ và độc đáo cho phép con người miêu tả ngôn ngữ ngày càng sâusắc và đầy đủ hơn. Những thành quả miêu tả đó dĩ nhiên cung cấp nhiều cứ liệuphong phú hơn cho việc nghiên cứu đối chiếu.Đầu thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng những tư tưởng của F.de Sausure, ngônngữ học cấu trúc đã phát triển mạnh mẽ với nhiều khuynh hướng khác nhau.Chính ảnh hưởng của ngôn ngữ học cấu trúc đã làm nảy sinh những quan niệmmuốn vận dụng những phương pháp nghiên cứu thuần túy hình thức, khách quanvà chính xác kiểu toán học để miêu tả ngôn ngữ. Điều này, một mặt mở ra chongôn ngữ đối chiếu nhiều cách tiếp cận mới; mặt khác, nó cũng khiến nghiêncứu đối chiếu gặp những bế tắc không giải quyết nổi.Mặc dù chịu nhiều phê phán, chỉ trích, nhưng ngày nay ngôn ngữ học đốichiếu đã khẳng định vị trí của một chuyên ngành khoa học độc lập với đốitượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu riêng. Trong mấy chục năm qua,hướng nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã đem lại nhiều thành tựu lớn về lýthuyết cũng như ứng dụng. Các công trình theo hướng nghiên cứu này không chỉtăng nhanh về số lượng mà còn mở rộng không ngừng về cấp độ, bình diện khảo

sát từ âm vị học, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp đến ngữ dụng; từ các hiện tượng

Xem thêm: ‎FluentWorlds: Học Tiếng Anh

thuộc hệ thống ngôn ngữ đến những hiện tượng lời nói, văn bản. Sự phát triểncủa ngôn ngữ học đối chiếu góp phần khẳng định khả năng ứng dụng nhữngthành quả của ngôn ngữ học lí thuyết vào đời sống, phục vụ trực tiếp cho nhữngnhu cầu thiết thực xã hội.Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình phát triển của ngônngữ học so sánh. Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện nay thì ngôn ngữ học đối chiếukhác với ngôn ngữ học so sánh ở chỗ: nó bao quát nhiều ngôn ngữ, bất luậnngôn ngữ đó có loại hình giống nhau hay khác nhau, có cùng nguồn gốc haykhác nguồn gốc. Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình tìm kiếmmột cách học ngoại ngữ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Như vậy, các yêu cầu củaviệc học và dạy ngôn ngữ là nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành của ngônngữ học đối chiếu.Trong quá trình học ngoại ngữ, tiếng mẹ có thể có ảnh hưởng tích cựchoặc tiêu cực đối với người học. Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực.Hiện tượng này xảy ra khi giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có sự giống nhau hoàn

12

toàn. Còn ảnh hưởng tiêu cực gọi là chuyển di tiêu cực. Hiện tượng chuyển ditiêu cực thường gây cản trở và làm chậm quá trình học tập. Chuyển di tiêu cực làhiện tượng xảy ra khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoạingữ cũng giống như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa các cấu trúc của haithứ tiếng có sự khác biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữdẫn đến việc phạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽđược người học ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa.Để nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ, cần phải tìm cách khắc phụchiện tượng chuyển di tiêu cực và lợi dụng những chuyển di tích cực, nghĩa làphải tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ.Việc này có thể thực hiện được nhờ vào việc nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ.

Như vậy, ngôn ngữ học đối chiếu, theo nghĩa hẹp, là một lĩnh vực nghiên cứu

gắn bó chặt chẽ với khoa học giảng dạy ngoại ngữ, trong đó có ngôn ngữ-tâm líhọc.IV. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếuQua các tài liệu được khảo cứu cho thấy có 04 ý kiến khác nhau về nhiệmvụ cụ thể của ngành học:1. Chủ trương ngôn ngữ học đối chiếu nên tìm những nét khác biệt giữa cácngôn ngữ. Ý kiến này xuất phát từ một phạm vi rất hẹp của việc nghiên cứu đốichiếu: công tác giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Chính những nét khác nhau giữatiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ làm cho người học gặp phải những khó khăn nhấtđịnh khi tiếp cận hệ thống “mã” ngôn ngữ xa lạ. Ý kiến này lấy “hành vi luận”làm chỗ dựa lý thuyết.Trong “hành vi luận”, các thói quen ngoại ngữ do bắt chước hay môphỏng… đều liên quan trực tiếp đến việc tìm ra những nét khác biệt. Những gìgiống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ được tiếp thu một cách dễ dàng,còn những gì khác biệt thì sẽ khó khăn hơn. Những nhà ngôn ngữ học có quanđiểm này là: R.Lado [1964], G.Mickel [1971].2. Chủ trương nghiên cứu đối chiếu tập trung vào việc truy tìm những nét khácbiệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ. Như vậy, cơ sở lý luận của chủ trươngnày là sự phân biệt 2 kiểu nét khác biệt:+ Nét khác biệt thông thường+ Nét khác biệt quan trọngHơn nữa, theo quan điểm này, phạm vi tìm hiểu những nét khác biệt quantrọng không chỉ giới hạn ở phạm trù ngôn ngữ [ngữ pháp] mà còn mở rộng ra ởcác phạm trù lôgic.

13

Thế nhưng, thế nào là những nét khác biệt quan trọng nhất giữa các ngônngữ lại trở thành vấn đề hết sức mập mờ. Lấy gì làm cơ sở để nói rằng giữa hai

ngôn ngữ đối chiếu đây là nét khác biệt quan trọng nhất, còn kia thì không? Một

nét khác biệt được coi là nét khác biệt quan trọng nhất xuất phát từ một mụcđích. Mặt khác, những nét khác biệt ở phạm trù ngôn ngữ đâu hẳn là những nétkhác biệt ở phạm trù loogic. Và ngược lại. Tiêu biểu quan điểm này có B.L.Wolf[1960].3. Chủ trương nghiên cứu đối chiếu phải hướng tới cả những sự giống nhau bêncạnh những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ. Lý do là:+ Cơ chế của quá trình phân tích đối chiếu các hiện tượng, các sự kiện ngôn ngữbắt buộc phải chú ý đến cả những sự giống nhau. Sự giống nhau giữa các ngônngữ là cơ sở tối thiểu, đảm bảo cho công việc đối chiếu trở nên có kết quả.+ Nếu không bó hẹp nghiên cứu đối chiếu ở một phạm vi ứng dụng nào đó, màmở rộng nó ra các phạm vi ứng dụng khác về phương diện lý luận và ngôn ngữhọc, thì sẽ có nhiều kiểu loại nét giống nhau. Bởi thế, nếu chỉ quan tâm tới cáikhác biệt, mà không đề cập đến những sự giống nhau, thì thực sự là sai lầmtrong thao tác làm việc. Chẳng hạn, giống nhau về ngữ hệ giữa các ngôn ngữvốn là cái quan tâm của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử, giống nhau về cấu trúcloại hình vốn là nhiệm vụ của loại hình học; giống nhau ngữ vực vốn là đốitượng hướng tới của ngữ vựng học. Còn một loại giống nhau khác – giống nhauvề chức năng và hoạt động ngôn ngữ – là loại giống nhau mà ngôn ngữ học sosánh-đối chiếu phải để tâm tới. Đại diện cho quan điểm này có thể kể đến:E.Coseriu [1981], Lê Quang Thiêm [1983]…4. Chủ trương bên cạnh những sự giống nhau và khác nhau, việc nghiên cứu đốichiếu cần lưu ý đến cả những sự tương ứng và bất tương ứng giữa các ngôn ngữ;đồng thời làm sáng tỏ những mối quan hệ nguyên nhân giữa các hiện tượng đó.Tiêu biểu ý kiến này có B.M ABpamoB [1965].V. Câu hỏi thảo luận1. Trình bày quan điểm của anh [chị] về nhiệm vụ của ngôn ngữ học đốichiếu.2. Trình bày quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ học đối chiếu ởViệt Nam. Cho ví dụ minh họa.

3. Anh [chị] hãy cho một vài ví dụ về các công trình đối chiếu ngoại ngữ mà

anh chị biết.4. Sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu gắn với những yếu tố nào vàgiải thích vì sao?

14

5. Anh [chị] hãy thảo luận về những đóng góp của ngành ngôn ngữ học đối
chiếu.

15

CHƯƠNG 2.PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾUNgôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành ngôn ngữ học cótính ứng dụng cao nhất, thể hiện nhiều phương diện. Nó vừa liên quan mật thiếtđến những vấn đề truyền thống, cổ điển những cũng mang tính thời sự, hiện đại,vừa gắn chặt với những ứng dụng thực tiễn, gần gũi với đời sống hàng ngày.I. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại cươngTrước hết ngôn ngữ học đối chiếu giúp kiểm chứng và làm sáng tỏ cácphổ niệm được quy nạp trên cứ liệu các ngôn ngữ có ý nghĩa phổ quát, làmphong phú thêm những hiện tượng ngôn ngữ có ý nghĩa phổ quát, làm phongphú thêm lý luận ngôn ngữ.Quá trình phổ niệm thông qua đối chiếu các ngôn ngữ là con đường đượcL.Bloomfiel [1933] khẳng định khi ông cho rằng bất kỳ một tuyên bố nào về cácphổ niệm ngôn ngữ đều phải chờ cho đến khi tích lũy được những cứ liệu về cácngôn ngữ cụ thể. Cao Xuân Hạo cũng có ý kiến đồng tình: nêu lên cái chung chongôn ngữ nhân loại là một nhiệm vụ rất quan trọng, những cái chung chỉ có thể

rút ra sau khi đã biết rất chắc chắn tất cả những cái riêng, chứ không phải trước

đó.Ngôn ngữ học đối chiếu góp phần khắc phục tình trạng dĩ Âu vi trung củangôn ngữ học đại cương hiện nay. Do đó nhiệm vụ xây dựng các khái niệm,phạm trù làm công cụ nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể, một công trình ngôn ngữhọc đại cương cần dựa trên cứ liệu của càng nhiều ngôn ngữ càng tốt. Trong tìnhhình ngôn ngữ học đại cương hiện nay chủ yếu dựa trên cứ liệu các ngông ngữẤn Âu, ngôn ngữ mẹ đẻ của những nhà ngôn ngữ học lớn của nhân loại, đó vẫncòn là nhiệm vụ trong tương lai.Ngôn ngữ học đối chiếu góp phần điều chỉnh những nguyên lý của ngônngữ học đại cương, tăng thêm sức mạnh giải thích của lý luận ngôn ngữ nhờ mởrộng phạm vị bao quát của lí luận. Kết quả nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữgóp phần kiểm chứng các lý thuyết ngôn ngữ học như việc đối chiếu các phạmtrù hay cấu trúc ngữ pháp của hai ngôn ngữ giúp ta nhận rõ được hiệu lực miêu

tả của một lý thuyết ngữ pháp.

16

Ngược lại ngôn ngữ học đại cương cũng có vai trò quan trọng đối vớingôn ngữ học đối chiếu: cung cấp các mô hình lý thuyết và hoàn thiện dần bộmáy khái niệm để nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ đối chiếu. Tuynhiên với tư cách là một phân ngành độc lập, từ các mô hình lý thuyết của ngônngữ học đại cương, ngôn ngữ học đối chiếu phải phát triển một khung lý thuyếtriêng phù hợp với muc đích của mình.1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữTrong giai đoạn đầu tiên của lịch sử nghiên cứu loại hình học nhằm phânloại các ngôn ngữ trên thế giới thành những loại hình khác nhau, các nhà nghiêncứu phải bắt đầu từ việc đối chiếu một số ngôn ngữ với nhau.Nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp phân loại ngôn ngữ thành các loại

hình. Trong phạm vi các ngôn ngữ cùng loại hình, người ta có thể xác định các

tiểu loại hình và tìm cách quy các ngôn ngữ thuộc vào từng tiểu loại hình. Đểđịnh vị được vị trí của một ngôn ngữ thuộc vào tiểu loại hình nào, cần phải đốichiếu ngôn ngữ đó với từng khuôn mẫu tiêu biểu cho từng tiểu loại hình. Chẳnghạn, dựa vào phân chia loại hình ngôn ngữ đơn lập thành ba tiểu loại hình củanhà Đông Phương học Nga S. E. Jakhontov, N.V Stankevich nghiên cứu đốichiếu tiếng Việt với ba tiểu loại hình tiếng Hán về một số mặt: đơn vị ngữ phápcơ bản, kết cấu ngữ pháp, hư từ. Qua đối chiếu N.V Stankevich thấy rằng tuytiếng Việt hiện đại có một số nét giống tiếng Hán cổ đại và một số nét giống vớitiếng Hán hiện đại nhưng tiếng Việt gần với tiếng Hán Trung đại hơn cả.Ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp cho loại hình học nhiều tư liệu cụ thể vềcấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ cùng và khác loại hình, góp phần làm rõđặc trưng của từng loại hình ngôn ngữ và bổ sung cho các loại hình học nhữnghướng nghiên cứu mới.Cần nói thêm, loại hình học có ảnh hưởng trở lại đối với ngôn ngữ học đốichiếu. Trước hết nó giúp cho ngôn ngữ học đối chiếu có được những chỉ dẫn cótính định hướng trong việc phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữacác ngôn ngữ đối chiếu. Chẳng hạn, cách phân chia loại hình các ngôn ngữ trênthế giới theo tiêu chí trật tự cú pháp cơ bản như S-V-O, S-O-V… cung cấp chongôn ngữ đối chiếu một gợp ý chẳng hạn khi nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Avà B có thể xét xem hai ngôn ngữ này giống nhau hay khác nhau thế nào. Nhưvậy sự phân loại loại hình học càng phong phú thì nội dung nghiên cứu đốichiếu càng đa dạng.

17

Nhờ những kết quả nghiên cứu của loại hình học mà ngôn ngữ học đốichiếu có cơ sở để giải thích các hiện tượng tương đương và dị biệt. Chẳng hạnsự khác biệt về vị trí giới từ trong tiếng Việt [đặt trước danh từ, danh ngữ] vàtiếng Hàn [đặt sau danh từ, danh ngữ] có mối liên quan mật thiết đến sự khác

biệt khác được nghiên cứu trong loại hình học là trật tư cú pháp cơ bản S-V-O

của tiếng Việt và S-O-V của tiếng Hàn.Tỉ lệ đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ được đốichiếu tùy thuộc vào đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ đó. Vì vậy nhữngthông tin về loại hình ngôn ngữ và loại hình học giúp người nghiên cứu ướclượng được khoảng cách giữa các ngôn ngữ được đối chiếu.1.3 Ngôn ngữ học đối chiếu và việc miêu tả ngôn ngữThông qua đối chiếu nhiều đặc điểm quan trọng được phát hiện. Nó chophép nhà nghiên cứu xác định rõ hơn các đặc điểm của từng ngôn ngữ được đốichiếu, những đặc điểm vốn không được quan tâm khi nghiên cứu bên trong ngônngữ. Khi đối chiếu trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Czech, V. Mathesius quanniệm sự so sánh là cách để xác định các đặc điểm của từng ngôn ngữ và hiểu sâusắc hơn những nét đặc thù của chúng.Nhờ đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau chúng ta biết được sự đa dạng củaarticle [quán từ, mạo từ] trong các ngôn ngữ trên thế giới. Xét theo tiêu chíarticle, các ngôn ngữ trên thế giới có 5 loại hình.+ Ngôn ngữ có hai loại article [xác định và bất định] như các ngôn ngữGerman [Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển…], Các ngôn ngữ Roman[Rumani, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…] tiếng Hungari, tiếng Ai cập cổ, tiếngPolynesia của dân đảo Samoa, một số ngôn ngữ ở Indonesia và châu Mĩ…+ Ngôn ngữ chỉ có article xác định như tiếng Hy Lạp cổ.+ Ngôn ngữ chỉ có article bất định như tiếng Ba Tư văn học, tiếng Tadjik.+ Ngôn ngữ có article xác định, article bất định và article chiết phân nhưtiếng Pháp, tiếng Ý..+ Ngôn ngữ không có article như các ngôn ngữ slave [trừ tiếng Bulgaria]và đa số các ngôn ngữ khác trên thế giới.Hình thức biểu hiện của article trong các ngôn ngữ rất khác nhau. Có khi

ở vị trí trước trung tâm mà nó bổ nghĩa, nhưng có khi lại đứng sau. Có khi nó là

18

một từ nhưng có khi nó lại là một hình vị [hậu tố trong tiếng Bulgaria, Rumania,các ngôn ngữ Scandinavie, tiền tố trong tiếng Ả Rập…]Trong khi việc miêu tả ngôn ngữ đòi hỏi phải thực sự xuất phát từ chínhcứ liệu của ngôn ngữ cần miêu tả, tránh xu hướng “dĩ Âu vi trung” thì việc ápdụng các lý thuyết ngôn ngữ học và kinh nghiệm phân tích dữ liệu của các nhàngôn ngữ Châu Âu lại là điều cần thiết bởi nghiên cứu đối chiếu là cách tốt nhấtđể học hỏi kinh nghiệm phân tích từ những ngôn ngữ khác nhằm tìm kiếm thêmluận cứ biện giải cho một hiện tượng, phạm trù nào đó trong ngôn ngữ đangmiêu tả. Như vậy, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể phát hiện các đặcđiểm ngôn ngữ ở cả ba loại: đặc điểm phổ quát, đặc điểm loại hình và đặc điểmriêng biệt từng ngôn ngữ.1.4 Ngôn ngữ học đối chiếu và những lĩnh vực nghiên cứu lí thuyết khácQua nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể phát hiện được những ôtrống của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ kia. Đó là trường hợp một đơn vị, mộtcấu trúc, một hiện tượng ngôn ngữ có trong ngôn ngữ này nhưng lại không cótrong ngôn ngữ kia… Chẳng hạn từ có nghĩa là horse không có trong ngôn ngữcủa người Mĩ da đỏ cho đến khi người Tây ban Nha mmang ngựa đến châu Mĩ.Những từ có nghĩa là corn, potato không có trong ngôn ngữ Châu Âu cho đếnkhi châu lục này nhập ngô và khoai tây từ châu Mĩ. Tiếng Eskimo có hàng chụctừ khác nhau để chỉ tuyết, tương ứng với nhiều loại khác nhau của tuyết. Trongkhi đó nhiều dân tộc, mặc dù có kinh nghiệm đáng kể về tuyết nhưng lại khôngcó sự phân biệt tinh tế đến như vậy [Lado 1957]. Các từ chỉ màu sắc trong cácngôn ngữ khác nhau thường không có sự tương ứng một đối một. Chẳng hạn từblue trong tiếng Anh không có từ tương ứng hoàn toàn trong tiếng Nga [2 từgoluboj, sinij]. Nếu đối chiếu với tiếng Việt thì sự khác biệt giữa các ngôn ngữcòn đáng kể hơn. Từ xanh trong tiếng Việt tương ứng với cả hai từ blue, greentrong tiếng Anh và ba từ goluboj, sinij, zeljonyj trong tiếng Nga.Tiếng Việt có nhiều từ biểu thị những khái niệm khác nhau trong cách tri

nhận sự vật của người Việt như lúa, thóc, gạo, cơm; trong tiếng Hàn cũng có 4

từ tương ứng: pye – lúa, pyep ssi – thóc, ssal – gạo, pap – cơm. Trong khi đónhiều ngôn ngữ châu Âu chỉ có một từ duy nhất là rice. Đối chiếu từ chỉ quan hệthân tộc trong các ngôn ngữ cũng có thể phát hiện ra hiện tượng như vậy. Trongtiếng Anh từ uncle có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa của cả một nhóm từ trong tiếngViệt: bác, chú, cậu, dượng. Tương tự từ aunt là bác, cô, dì, mợ, thím.. Những ôtrống này cung cấp cho ta những thông tin bổ ích về hiện thực cuộc sống, kinh

19

nghiệm, thói quen, cách thức phạm trù hóa thế giới của người bản ngữ. Khôngphải ngẫu nhiên mà các từ lúa, thóc, gạo, cơm cử tiếng Việt có những từ tươngđương trong tiếng Hàn, nhưng lại khác đáng kể với tiếng Anh, tiếng Bulgaria.Những sự tương đồng và khác biệt đó rõ ràng có mối liên quan chặt chẽ với vănhóa và chỉ được phát hiện qua lăng kính đối chiếu. Như vậy, ngôn ngữ học đốichiếu góp phần nghiên cứu các đặc trưng văn hóa – dân tộc và giải quyết nhữngvấn đề đặt ra cho ngôn ngữ học tri nhận.II. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn2.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữNâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ngoại ngữ là một trong nhữngđộng cơ mạnh mẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học đốichiếu. Hướng ứng dụng này xuất phát từ giả định rằng nghiên cứu đối chiếu cóthể giúp xác định chính xác những thuận lợi và khó khăn mà những người họcngoại ngữ gặp phải bằng cách phát hiện những điểm tương đồng, khác biệt sovới tiếng mẹ đẻ của người học mà dự đoán được những lỗi có thể mắc phải đểtìm cách phòng tránh và khắc phục.Vấn đề nêu trên có nhiều ý kiến trái ngược. Do vậy trong một thời giandài khoảng từ thập niên 60 đến cuối thế kỷ XX, nhiều giáo trình, chuyên luận,bài nghiên cứu dành phần đáng kể phân tích kỹ lưỡng vấn đề này. Tất cả cácphân tích đó xoay quanh những nội dung sau: ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối

với quá trình học ngoại ngữ; mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa

tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ với những thuận lợi và khó khăn đối với việc họcngoại ngữ; lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong tương quan với những lõikhác trong quá trình học tiếng; khả năng và hình thức ứng dụng hiểu biết vềnhững điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ vào quátrình dạy học.2.1.1 Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với học ngoại ngữMối liên quan giữa ngôn ngữ học đối chiếu với lĩnh vực dạy học ngoạingữ được bắt nguồn từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng mẹ để đối với quátrình học ngoại ngữ. Mối liên hệ này có thực sự tồn tại hay không, nếu có thì ởmức độ nào.Dấu hiệu rõ nhất cho thấy ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với người họcngoại ngữ là giọng trong phát âm của họ. Có thể căn cứ vào giọng của người họcđể đoán biết tiếng mẹ đẻ của người đó thuộc ngôn ngữ nào. Một số lỗi phát âm

20

và những lỗi ngôn ngữ khác thường lặp đi lặp lại đối với những học viên nóicùng một ngôn ngữ. Trong khi đó những người nói các thứ tiếng khác nhauthường gặp những khó khăn khác nhau khi học cùng một ngoại ngữ.Học ngoại ngữ có đặc điểm loại hình gần với tiếng mẹ đẻ sẽ dễ hơn là họcmột ngoại ngữ xa lạ về loại hình. Chẳng hạn, một người nói tiếng Việt học tiếngHán sẽ dễ dàng hơn là học tiếng Anh. Đối với người nói tiếng Pháp thì ngượclại, học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn nhiều so với tiếng Hán.Các trình bày trên cho thấy tiếng mẹ đẻ có ảnh hưởng không nhỏ trongquá trình học ngoại ngữ. Trong ngôn ngữ học đối chiếu có dùng thuật ngữchuyển di ngôn ngữ dùng để chỉ sự ảnh hưởng này.Cuốn Language Transfer của T. Odlin [1989] là một trong số ít chuyênluận đề cập đến chuyển di ngôn ngữ. Trong công trình này, tác giả trình bày đầyđủ bản chất của hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, nêu những minh chứng thuyết

phục vai trò của nó trong quá trình học ngoại ngữ ở bình diện ngữ âm, từ vựng,

cú pháp và cả bình diện ngữ dụng, diễn ngôn cũng như sự tác động qua lại giữachuyển di ngôn ngữ với các nhân tố văn hóa, xã hội và cá nhân trong quá trìnhnày.Chuyển di ngôn ngữ thường được hiểu là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đốivới quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên, chuyển di không phải khi nào cũng bịảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Đôi khi chuyển di còn là ảnh hưởng của một ngônngữ khác mà người học đã học trước đó. Như vậy sự đồng nhất hai khái niệmchuyển di ngôn ngữ và ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ chỉ có tính chất ước định.Tuy nhiên khi bàn luận vấn đề chuyển di ngôn ngữ thì cách hiểu có tính ướcđịnh này tỏ ra tiện lợi hơn, vì ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là hình thức chuyển dingôn ngữ điển hình nhất, phổ biến nhất và đáng kể nhất.Chuyển di ngôn ngữ có thể chia thành hai loại: chuyển di tích cực vàchuyển di tiêu cực. Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biếtkỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, giúp việc học ngoạingữ trở nên dễ dàng hơn do có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ cầnhọc. Hiện tượng chuyển di tích cực thể hiện ở tất cả bình diện ngôn ngữ và cảnhững bình diện ngoài ngôn ngữ như chữ viết và văn hóa. Chẳng hạn, khi họcmột ngoại ngữ, người học sẽ phát âm dễ dàng và nhanh chóng những âm nào màtiếng mẹ đẻ cũng có như các âm [b],[k],[m],[n],[s].. đối với người Việt học tiếngAnh hay người Anh học tiếng Việt. Nếu hai ngôn ngữ giống nhau về từ vựng thì

21

người học sẽ ít tốn thời gian để học từ mới. Khi học tiếng Hàn, học viên ngườiTrung Quốc sẽ có lợi thế đặc biệt do trong tiếng Hàn có hơn 50% vốn từ gốcHán.Đối lập với chuyển di tích cực, hiện tượng chuyển di tiêu cực thường gâycản trở và làm chậm quá trình học tập. Chuyển di tiêu cực là hiện tượng xảy rakhi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoại ngữ cũng giống

như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa các cấu trúc của hai thứ tiếng có sự

khác biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữ dẫn đến việcphạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ được ngườihọc ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa. Hiện tượngchuyển di tiêu cực có lý do sâu xa do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và nó thểhiện ở mọi cấp độ và bình diện ngôn ngữ.Trên bình diện ngữ âm, người Việt mất thời gian để phát âm đúng một sốphụ âm tiếng Anh như [t∫] trong children hay church,[θ] trong think hay thank,[ð] trong mother hay brother…Trên bình diện từ vựng, chuyển di tiêu cực ngay trong trường hợp giữahai ngôn ngữ có những đơn vị từ vựng tương đường như trong tiếng Việt vàtiếng Hàn có những âm và nghĩa tương tự: ũm ak [Hàn] – âm nhạc [Việt], jõnt’ong [Hàn] – truyền thống [Việt]… Song chính những tương đồng về từ vựngtạo điều kiện thuận lợi trong việc học ngoại ngữ nhưng cũng tiềm annr nhiềunguy co nhầm lẫn đối với người học ngoại ngữ.Trên bình diện ngữ pháp hiện tượng chuyển di tiêu cực thể hiện nhiềuhình thức đa dạng từ đơn vị, phạm trù thuộc hình thái học đến những đơn vị,phạm trù thuộc cú pháp học. Sự nhầm lẫn trong việc sắp xếp trật tự từ thích hợptrong câu tiếng Việt khiến nhiều học viên người nga, Nhật Bản là một minhchứng. Sau một thời gian học tiếng Việt họ vẫn nhầm lẫn “nhà tôi” thành “tôinhà”. Hiện tượng này được lý giải thuyết phục nhất là do thói quyển dùng trật tựtừ trong tiếng Nga, đại từ sở hữu đứng trước danh từ trưng tâm.Với sự phát triển của ngữ dụng học, sự chuyển di ngữ dụng ngày càngđược chú ý. Đặc biệt là những lỗi giao tiếp do chuyên di ngôn ngữ liên quan đếnnhững hiểu biết về quan hệ vai, các hành động ngôn từ như chào, xin lỗi, cảmơn.. và các phương châm hội thoại như phương châm lịch sự, phương châm cáchthức…. làm phong phú thêm phạm trù chuyển di. Chẳng hạn, phương châm lịchsự là một phạm trù khái quát, nhưng cách thể hiện phương châm này lại khácnhau đáng kể trong các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Hỏi thăm về gia đình,

22

cuộc sống của người đối thoại khi mới làm quen là một biểu hiện của phép lịchsự trong giao tiếp của người Á Đông, nhưng không được xem là phù hợp theoquan điểm của văn hóa phương Tây.Chuyển di thường đồng nhất với hiện tượng mắc lỗi khi sử dụng ngoạingữ. Nhưng trong thực tế, chuyển di tiêu cực không chỉ dẫn đến lỗi mà còn gâynên một số khiếm khuyết khác: năng sản dưới mức, tức là hạn chế hoặc tránhhoàn toàn việc sử dụng cấu trúc quá xa lạ so với tiếng mẹ đẻ; năng sản vượt mứcdo hạn chế dùng một số cấu trúc nào đó nêm một số cấu trúc khác bị lạm dụng.Từ những phân tích trên cho thấy chuyển di nói chung và chuyển di tiêucực nói riêng là một hiện tượng khách quan trong quá trình học ngoại ngữ.2.1.2 Mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đối với việc học ngoại ngữNhiều người có xu hướng cho rằng khi học ngoại ngữ, chỗ nào giống vớitiếng mẹ đẻ thì dễ học, còn chỗ nào khác với tiếng mẹ đẻ thì khó học hơn. Thậtra, mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữvới những thuận lợi và khó khăn đối với việc học không hề đơn giản. Giốngnhau và khác nhau là vấn đề thuộc về đối tượng, tồn tại khách quan trong mốiquan hệ giữa hai ngôn ngữ nhất định. Còn dễ hay khó là những khái niệm tâm lýtồn tại trong óc của người học – chủ thể. Đó là những phạm trù tuy có mối liênquan chặt chẽ với nhau, nhưng lại không tương ứng theo kiểu một đối một vớinhau.Vào thời kỳ hưng thịnh việc đối chiếu các ngôn ngữ ở Mỹ, nhiều nhànghiên cứu như Stockwell, Bowen, Martin, Prator đã cố gắng thông qua đốichiếu các ngôn ngữ, phát hiện những điểm khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ củangười học và ngoại ngữ để xác lập “mức độ khó khăn’’ của người học, nhất làtrong lĩnh vực phát âm và ngữ pháp. Thế nhưng những khác nhau giữa hai ngônngữ không phải khi nào cũng gây khó khăn cho quá trình học. Tính từ trongtiếng Nga khác với tiếng Anh là có phạm trù số, giống, cách. Chẳng hạn tiếngNga nói Novaja kniga interesna thì tiếng Anh nói The new book is interesting.

Khi học tiếng Nga, nếu người Anh không phân biệt các phạm trù này sẽ dễ mắc

lỗi. Tuy vậy khi người Nga học tiếng Anh thì sự khác biệt về hình thái của tínhtừ giữa hai ngôn ngữ không gây trở ngại nào. Hai từ tiếng Việt anh trai/em traitương ứng trong tiếng Anh là brother. Trong khi sự khác biệt đó có thể gây khókhăn cho người Anh khi học hai từ trên thì ngược lại, người Việt không gặp rắcrối nào khi học từ brother trong tiếng Anh. Như vậy, sự khác nhau giữa hai ngônngữ tự nó chưa đủ cho phép tiên đoán một cách chính xác những khó khăn của

23

người học. Ngược lại, không phải khi nào sự giống nhau giữa hai ngôn ngữ cũngtạo thuận lợi cho người học.Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình đối chiếu các ngôn ngữ để khắcphục giao thoa, nhiều nhà nghiên cứu đã chủ trương nên phân biệt 4 trường hợpgiống nhau và khác nhau sau:1. Sự giống nhau cần yếu: Đây là những nét giống nhau giữa tiếng mẹ đẻvà ngoại ngữ có thể giúp người giảng những chỉ dẫn cụ thể trong quá trìnhtruyền đạt ngoại ngữ như trật tự từ, thành phần câu [A-V]… Ví dụ: Tiếng Việt vàtiếng Khơ me có nét giống nhau cơ bản về trật tự những yếu tố trong cụm danhtừ [danh+tính] và những đơn vị thành phần câu trong kết cấu câu đơn [chủ-vịbổ]. Đây là những nét giống nhau cần yếu trong đối chiếu tiếng Việt-Khơ me.Vìít ra, nó đưa lại cho chúng ta chỉ dẫn cụ thể: đối với người Khơ me học tiếngViệt, vấn đề trật tự các yêu cầu trong cụm danh từ và trong kết cấu câu dơnkhông phải là đối tượng giảng dạy chú ý.2. Sự giống nhau không cần yếu: Đây là trường hợp phổ niệm ngôn ngữ.Chẳng hạn ngôn ngữ nào cũng có nguyên âm, danh từ, động từ… Như vậy,những nét giống nhau này không phải là đối tượng chú ý của việc nghiên cứuđối chiếu với mục đích giảng dạy, học tập ngoại ngữ.3. Sự khác nhau cần yếu: Đây là trường hợp đáng lưu ý nhất. Vì sự khácnhau cần yếu luôn là “cha đẻ” của hiện tượng giao thoa ngôn ngữ. Ví dụ: Ở bìnhdiện ngữ âm-âm vị học, có sự khác nhau khá rõ giữa các ngôn ngữ Slavơ biến

hình [Nga, Sec, Bun..] và tiếng Việt: các từ của tiếng Việt được khu biệt với

nhau bằng các thanh điệu trong khi các ngôn ngữ Slavơ là đơn vị từ, hoặc cùnglắm phân biệt bằng ngôn điệu-trọng âm. Chính điều này khiến cho người Nga,Sec, Bun… khi học tiếng Việt thường mắc nhiều lỗi phát âm thanh điệu. Ở bìnhdiện ngữ pháp, các danh từ tiếng Việt được phân loại và phạm trù hóa theonhững từ chỉ loại. Trong khi các danh từ của tiếng Nga, Tiệp, Bun không có hiệntượng này. Ở bình diện ngữ pháp, các danh từ tiếng Việt được phân loại vàphạm trù hóa theo những từ chỉ loại. Trong khi các danh từ tiếng Nga, Sec,Bun..không có hiện tượng này. Đây là hiện tượng cần lưu ý trong đối chiếu ngữpháp.4. Sự khác nhau không cần yếu: Đây là những sự khác nhau không dẫnđến hiện tượng giao thoa ngôn ngữ bất lợi cho người học ngoại ngữ. Ví dụ: giữatiếng Nga và tiếng Việt có sự khác nhau ở cơ chế tương hợp ngữ pháp của các

24

đơn vị thuộc cấp độ hình thái: tính từ tiếng Nga có phạm trù ngữ pháp giống, số,cách, trong khi tính từ ở tiếng Việt thì không. Nét khác biệt này thực tế khôngcần yếu đối với người Nga khi học tiếng Việt. Họ có thể dễ dàng lựa chọ nhữnghình thái tính từ Việt ngữ tương ứng với các hình thái tính từ Nga ngữ. Howacjtrong tiếng Anh động từ có thời, thể, thức trong khi động từ tiếng Việt không có.Sự phân biệt 4 kiểu giống và khác nhau trên nhằm khẳng định không nênđồng nhất hoàn toàn sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữvới sự thuận lợi và khó khăn của người học trong quá trình học nhưng cũngkhông nên phủ nhận mối liên hệ giữa chúng, nhất là mối liên hệ giữa nhữngkhác biệt cần yếu và độ khó của việc học một ngoại ngữ.III. Ngôn ngữ học đối chiếu lí thuyết và ngôn ngữ đối chiếu ứng dụngVào giai đoạn đầu, ngôn ngữ học đối chiếu chủ yếu nhằm đến những ứngdụng dạy tiếng thuần túy. Vì thế mà một thời nó được coi là một nhánh của ngônngữ học ứng dụng. Về sau, cách xác định này không còn phù hợp do ngôn ngữ

học đối chiếu nhằm mục đích lý thuyết và dạy tiếng. Tại hội thảo chuyên bàn về

ngôn ngữ học đối chiếu măn 1968 [Mỹ], Wilga Rivers đã đề nghị áp dụng cáchphân biệt của N. Chomsky [phân biệt ngữ pháp giảng dạy và ngữ pháp ngôn ngữhọc] cho ngôn ngữ đối chiếu. Từ đó, sự phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu nhằmmục đích lý thuyết và ngôn ngữ học đối chiếu nhằm mục đích dạy tiếng bắt đầuđược chú ý hơn [Aarts & Wekker 1990].Thật ra, sự phân biệt rõ ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết và ngôn ngữ họcđói chiếu ứng dụng, đôi khi được gọi là nghiên cứu đối chiếu thuần túy, nhằmmục đích tự nó, và nghiên cứu đối chiếu có định hướng, nghĩa là hướng đến mụcđích ứng dụng.Theo như cách trình bày trên, sự phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu lýthuyết và ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng hoàn toàn dựa vào mục đích đốichiếu. Mục đích của ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết là xây dựng những môhình thích hợp để phân tích đối chiếu nhằm giải quyết những vấn đề liên quanđến ngôn ngữ học đại cương, loại hình học, ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ họctri nhận hay là những vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa. Còn mục đích của ngônngữ học đối chiếu ứng dụng là phục vụ cho những nhu cầu cụ thể, có tính chấtthực tiễn như dạy học ngoại ngữ, giáo dục song ngữ hay dịch thuật. Sự phân biệtnày thực sự quan trọng đối với việc đánh giá tính hữu dụng và giá trị của mộtcông trình ngôn ngữ học đối chiếu. Hai hướng nghiên cứu này phân biệt nhaunhưng không tách rời nhau. Ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết gánh vác phận sự

25

MỤC LỤCPageCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU1. Khái luận Ngôn ngữ học đối chiếu2. Lược sử quy trình hình thành và tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếu3. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếuCHƯƠNG 2. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn3. Ngôn ngữ học đối chiếu lí thuyết và ngôn ngữ đối chiếu ứng dụngCHƯƠNG 3. CƠ SỞ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ1. So sánh và những kiểu so sánh2. Khái niệm Tertium comparison3. Các kiểu Tertium comparison trong nghiên cứu và điều tra đối chiếu những ngôn ngữCHƯƠNG 4. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ1. Các nguyên tắc nghiên cứu và điều tra đối chiếu những ngôn ngữ2. Phương pháp điều tra và nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữCHƯƠNG 5. CÁC BÌNH DIỆN ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ1. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm2. Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng3. Nghiên cứu đối chiếu về nghữ pháp4. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ dụng và những bình diện khácCHƯƠNG 6. MỘT SỐ THỬ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾUCHƯƠNG 1T ỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾUI. Đặt vấn đềNgôn ngữ học văn minh gồm có nhiều phân ngành với nhiều những phânchia khác nhau. Mấy chục năm trở lại đây, điều tra và nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữđược nhiều người chăm sóc và trở thành một bộ phận tăng trưởng mạnh trongngôn ngữ học tân tiến. Bởi lẽ nó cung ứng những yên cầu của lý luận ngôn ngữhọc trong thời kỳ mới, đồng thời nó được cho phép đưa những tri thức ngôn ngữ họcvào những ứng dụng trong thực tiễn. Ngôn ngữ học tân tiến tiếp cận ngôn ngữtheo ba cách đa phần sau : – Thứ nhất : Ngôn ngữ được tiếp cận như là hiện tượng kỳ lạ của trái đất nói chung. Theo đó, ngôn ngữ học có trách nhiệm nghiên cứu và điều tra tổng thể những ngôn ngữ trên thế giớinhằm làm rõ những yếu tố triết học ngôn ngữ như thực chất, tính năng của ngônngữ và những cứ liệu của nhiều ngôn ngữ khác nhau để thiết kế xây dựng những khái niệm, phạm trù làm công cụ nghiên cứu và điều tra những ngôn ngữ đơn cử. Cách tiếp cận này đượcgọi là Ngôn ngữ học đại cương. – Thứ hai : Ngôn ngữ được tiếp cận như thể mẫu sản phẩm của từng hội đồng riêng không liên quan gì đến nhau. Theo đó, ngôn ngữ có trách nhiệm miêu tả từng ngôn ngữ đơn cử để làm rõ đặcđiểm của ngôn ngữ được điều tra và nghiên cứu. Cách tiếp cận này gọi là Ngôn ngữ họcmiêu tả. – Thứ ba : Các ngôn ngữ của những hội đồng người khác nhau được so sánh vớinhau. Những nghiên cứu và điều tra tiếp cận theo hướng này được xếp vào nghành Ngônngữ học so sánh. Trong ngôn ngữ học so sánh có nhiều chuyên ngành khác nhauvới nhiều đối tượng người tiêu dùng, mục tiêu và phương pháp so sánh khác nhau. Có ba phânngành chính : + Ngôn ngữ học so sánh lịch sử dân tộc [ Comparative historical linguistic ] phát triểnmạnh mẽ vào thế kỉ XIX và có tác động ảnh hưởng quan trọng trong tăng trưởng ngôn ngữhọc quốc tế. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử dân tộc có đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra là nhữngngôn ngữ được biết có quan hệ cội nguồn hoặc giả định có quan hệ cội nguồn, nhằm mục đích làm rõ quan hệ cội nguồn và quy trình tăng trưởng lịch sử vẻ vang của những ngôn ngữ [ R.Anttila 1989 ]. + Ngôn ngữ học mô hình hay Loại hình học [ Typological linguistic ] mục đíchchính là phân loại toàn bộ những ngôn ngữ trên quốc tế thành những mô hình dựa vàonhững điểm giống nhau nhất định trong cấu trúc ngôn ngữ và điều tra và nghiên cứu sosánh những ngôn ngữ thuộc cùng một mô hình, có mang 1 số ít đặc trưng tiêu biểunào đó nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ về cội nguồn [ N.Stankevich 1982 ]. Là một trong số những bộ môn khoa học xã hội, ngôn ngữ học thuộc vàokhoa học cơ bản có nhiều dịch chuyển : không ít kim chỉ nan đã trở nên lỗi thời, lụitàn bên cạnh việc Open nhiều triết lý điều tra và nghiên cứu mới, những khuynhhướng, phe phái mới. Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành nghiên cứugần gũi với thực tiễn ngôn ngữ, đời sống ngôn ngữ, thực hành thực tế và sử dụng. Nóthuộc vào ngôn ngữ học ứng dụng [ applied linguistic ]. Mặc dù những nghiêncứu tương quan đến phân ngành này có từ lâu nhưng mãi cho đến những thập kỷcuối của thế kỷ XX mới thực sự được khẳng định chắc chắn. II. Khái niệm2. 1 Đối chiếu [ Contrast / Contrastive analysis ] thường được dùng để chỉ phươngpháp hoặc phân ngành điều tra và nghiên cứu lấy đối tượng người tiêu dùng đa phần là hai hay nhiều ngônngữ. Mục đích của điều tra và nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau [ similarities ] và khác nhau [ difference ] hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau. Nguyên tắcnghiên cứu hầu hết là nguyên tắc đồng đại / nguyên tắc đồng đại động [ dynamicsynchronic principle ] 2.2 Ngôn ngữ học đối chiếu so sánh [ confrontative, comparative linguistics ] làmột phân ngành của ngôn ngữ học, so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bấtkì để xác lập những điểm giống nhau và khác nhau giữa những ngôn ngữ đó, không tính đến yếu tố những ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn haythuộc cùng một mô hình hay không. Việc lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu hoàntoàn tùy thuộc vào những nhu yếu lí luận và thực tiễn của người điều tra và nghiên cứu. 1.3 Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học đối chiếu là sự điều tra và nghiên cứu liên ngôn ngữ [ interlanguage study ]. Ngữ liệu nghiên cứu và điều tra hoàn toàn có thể thuộc những ngôn ngữ nguồn [ source language ] hay ngôn ngữ đích [ target language ] sôi động, đang sử dụnghay thậm chí còn đã chết, nhưng chúng phải là những đại diện thay mặt thích hợp của những ngônngữ được nghiên cứu và điều tra. Trong số những chuyên ngành của ngôn ngữ học so sánh thì ngôn ngữ họcđối chiếu gần với ngôn ngữ học mô hình hơn cả. Điểm khác nhau đa phần củahai chuyên ngành : ngôn ngữ học mô hình hoàn toàn có thể có đối tượng người tiêu dùng bao trùm tất cảcác ngôn ngữ trên quốc tế nhằm mục đích phân loại những ngôn ngữ theo những đặc trưngvề cấu trúc hoặc nhóm những ngôn ngữ có cùng một hoặc 1 số ít điểm chung vềloại hình, còn ngôn ngữ học đối chiếu có khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu hẹp hơn, chỉnghiên cứu hai [ ít khi nhiều hơn hai ] ngôn ngữ để phát hiện những điểm giốngnhau và khác nhau giữa những ngôn ngữ đó [ V.Skalichka 1989 ]. Xét trong quan hệ với ngôn ngữ học so sánh lịch sử dân tộc thì ngôn ngữ học đốichiếu có những độc lạ không chỉ về đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu mà còn về cáchtiếp cận. Nếu ngôn ngữ học so sánh lịch sử vẻ vang nghiên cứu và điều tra những ngôn ngữ trên quanđiểm lịch đại là quan hệ cội nguồn để phân loại những ngôn ngữ thành những ngữ hệnhư : Nam Á [ tiếng Việt, tiếng Mường, tiếng Khme, tiếng Munda ] ; Ấn Âu [ tiếngAnh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bulgaria ] ; Hán Tạng [ tiếng Hán, tiếng Tạng, tiếng Miến ] ; Altai [ tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Mông Cổ ] ; Ural [ tiếng PhầnLan, tiếng Hungari, tiếng Estonia ] … thì ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phậncủa ngôn ngữ học đồng đại, trong khi đó ngôn ngữ học so sánh lịch sử dân tộc là một bộphận của ngôn ngữ học lịch đại. Ngoài thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu [ Contrastive Linguistics ], chuyên ngành này có nhiều tên gọi khác : Phân tích đối chiếu [ ContrastiveAnalysis ], Nghiên cứu đối chiếu [ Cantrastive studies ], Nghiên cứu xuyên ngônngữ [ Cross-linguistics studies ], Nghiên cứu tương phản [ Confrotative studies ] … Tuy nhiên ở Nước Ta thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu vẫn phổ cập nhất. Ngoài ra có hàng loạt thuật ngữ dùng đến định ngữ đối chiếu [ Contrastive ] để chỉ những nghành nghề dịch vụ điều tra và nghiên cứu hữu quan như : Ngữ dụng họcđối chiếu [ Contrastive pramatics ], Phân tích đối chiếu diễn ngôn [ Contrastivediscourse analysis ], Cú pháp học đối chiếu [ Contrastive syntax ], Ngữ pháp tạosinh đối chiếu [ Contrastive generative grammar ], Nghiên cứu đối chiếu triết lý [ Theoretical contrastive studies ] … Ngôn ngữ học đối chiếu có mối quan hệ ngặt nghèo không riêng gì với những phânmôn khác trong ngôn ngữ học mà còn với hàng loạt khoa học không thuộc ngônngữ học như tâm lí học, tâm lí dân tộc bản địa học, văn hóa truyền thống học. III. Quá trình tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếuNhững điều tra và nghiên cứu đối chiếu tiên phong trong ngôn ngữ học Open từ rấtlâu. Nổi rõ hơn cả là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý, thời kỳ hìnhthành nhiều vương quốc dân tộc bản địa độc lập ; thời kỳ tăng trưởng mạnh về khoa học kỹthuật, và đặc biệt quan trọng là từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây. Có hàng loạt nguyên do thôi thúc sự sinh ra và tăng trưởng loại nghiên cứunày, trong đó hoàn toàn có thể kể đến một vài nguyên do sau : – Nguyên nhân bên ngoài : + Sự phát hiện ra nhiều vùng đất, nhiều hội đồng dân tộc bản địa mới, nhiều quốc giađộc lập được hình thành và đi kèm với đó là nhiều ngôn ngữ được phát hiện, nhiều ngôn ngữ có được vị trí xứng danh của nó mà trước đó không hề có. + tin tức thành văn và giao lưu giữa những nền văn minh, văn hóa truyền thống tăng lên đángkể. Điều này đưa đến yên cầu to lớn của việc học và dạy ngoại ngữ, của việc giảiquyết thực trạng song ngữ, việc thiết kế xây dựng cơ sở lý luận và xử lý thực tiễn côngviệc dịch thuật và hàng loạt việc làm trong thực tiễn ngôn ngữ khác. – Nguyên nhân thuộc nội bộ ngôn ngữ : + Khả năng của những nhà ngữ học đã phát hiện và bao quát một lúc nhiều ngônngữ khác nhau, tìm hiểu và khám phá và xử lý nó theo những mục tiêu, hướng xác lập. + Các nghiên cứu và phân tích lý giải “ đơn ngữ luận ” dù đạt nhiều thanh tựu to lớn, vẫn khôngthể tiến xa nếu không tăng trưởng thành những điều tra và nghiên cứu lý giải “ đa ngữ luận ”, mộtsự lý giải những sức bao quát sâu rộng hơn nhiều. + Nhu cầu phối hợp với những lý luận và xử lý những trách nhiệm đơn cử, trựctiếp trong nội bộ ngôn ngữ học. Chính những nguyên do và cũng là yên cầu chính yếu kể trên đã tạo racac tiền đề thực tiễn cho sự sinh ra và tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếu. Cho đến nay, nhìn một cách tổng quát, điều tra và nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữcó thể chia ra thành 3 thời kỳ tăng trưởng với những đặc thù sau : 1. Thời kỳ đầu : Các khu công trình điều tra và nghiên cứu trên cơ sở quan sát sự khác nhau giữa ngoạingữ và tiếng mẹ đẻ Open trong những cuốn sách ngữ pháp ở những nước Tây Âu, đặc biệt quan trọng từ thời Phục Hưng và những khu công trình so sánh mô hình nhằm mục đích phânchia những ngôn ngữ thành những mô hình. Ngoài ra, 1 số ít khu công trình điều tra và nghiên cứu đối chiếu tiêu biểu vượt trội hoàn toàn có thể kể đếnlà những từ điển đa ngữ cỡ lớn. Trước hết phải kể đến cuốn “ Từ vựng so sánh cácngôn ngữ và phương ngữ ” của Panlat. Đây là một bộ sưu tập đối chiếu từ vựngđồ sộ những ngôn ngữ và những tiếng địa phương, xuất bản lần nguồn vào những năm1787-1789. Bộ sưu tập được bổ trợ dần và đến lần xuất bản lần thứ hai vàonăm 1791 đã gồm có 272 ngôn ngữ thuộc bốn đại lục : Á, Âu, Phi, Mỹ. Cùngvới đó là khu công trình “ Thư mục về những ngôn ngữ đã biết và những nhận xét về nhữnggiống nhau và khác nhau giữa chúng ” của những tác giả Evan và Pandu. Vào năm1806-1817 hai học giả người Đức xuất bản khu công trình “ Ngôn ngữ học đại cươngcó thí dụ minh họa từ 500 ngôn ngữ và phương ngữ ”. Ở địa hạt ngữ pháp, khu công trình tương quan đến nghiên cứu và điều tra đối chiếu cầnnhắc đến là cuốn ngữ pháp Port-Royal. Đây là cuốn sách ngữ pháp lý thuyết, được kiến thiết xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và phân tích đối chiếu những tiếng Hy lạp cổ, tiếng Do-tháicổ với tiếng La-tinh và tiếng Pháp. Phân tích kỹ khu công trình này không hẳn là ngữpháp đối chiếu theo đúng nghĩa rất đầy đủ mà nó thiên về ngữ pháp lô gich loạihình. Ảnh hưởng của điều tra và nghiên cứu ngữ pháp Port-Royal đã được gia nhập vàonhiều nước. Tiêu biểu là cuốn “ Ngữ pháp triết học đại cương ” của N.I.Jatvinski [ 1810 ] người Nga. Sau đó là cuốn “ Khái lược về ngữ pháp đại cương ” của L.GJacop [ 1812 ]. Mặc dầu có những hạn chế nhưng những khu công trình trên đã tạo ramột tác động ảnh hưởng khá tốt cho việc thôi thúc những nghiên cứu và điều tra đối chiếu ngôn ngữ. 2. Thời kỳ thứ hai : Sự tăng trưởng của Ngôn ngữ học so sánh-lịch sử và triết học ngôn ngữ thếkỷ XIX. Nét đặc trưng của thời kỳ này là nghiên cứu và điều tra đối chiếu bị hấp dẫn vàhòa lẫn vào đỉnh thác điều tra và nghiên cứu so sánh lịch sử vẻ vang. Những nghiên cứu và điều tra lý luận vànhững vận dụng vào thực tiễn to lớn của nó vẫn được thực thi tuy nhiên chỉ đóngvai trò tương hỗ. Giai đoạn này ranh giới giữa những loại nghiên cứu và điều tra so sánh-lịch sử, mô hình đối chiếu chưa thực sự phân biệt rạch ròi. Về sau người ta mới xácđịnh được có sự phân giới có ý thức. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra mãi đếnnửa đầu thế kỷ XIX ngôn ngữ học mới tách ra thành một ngành khoa học độclập nhờ sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử. Ngôn ngữ họcso sánh – lịch sử vẻ vang biểu lộ 3 thời kỳ tăng trưởng : + Thời kỳ đầu khoảng chừng từ những năm 1816 – 1870. + Thời kỳ thứ hai khoảng chừng từ 1871 – 1916. + Thời kỳ thứ ba từ 1971 đến nay. Như vậy đến nửa cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh-lịch sử mới xácđịnh được khoanh vùng phạm vi đối tượng người dùng, chiêu thức điều tra và nghiên cứu riêng để trở thành mộtphân ngành độc lập. 3. Thời kỳ thứ ba : Giữa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ học đã tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ với nhiềukhuynh hướng phong phú của ngôn ngữ học miêu tả. Xã hội cũng có những thayđổi quan trọng, đặc biệt quan trọng là sau hai cuộc thế chiến. Nhiều vương quốc giành đượcđộc lập dân tộc bản địa. Sự giao lưu kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống, khoa học kỹ thuật được lan rộng ra. Yêu cầu hiểu biết, sử dụng ngoại ngữ tăng lên … Những tác nhân này làm chongôn ngữ học đối chiếu có tiền đề để tăng trưởng. Nhiều điều tra và nghiên cứu không chỉhướng vào lý luận mà quan tâm nhiều đến thực tiễn vận dụng. Các khu công trình thuộcnghiên cứu đối chiếu miêu tả : “ Thử nghiệm một ngữ pháp đối sánh tương quan đại cươngtiếng Nga ” của L.I.Đavưđốp ; “ Ngữ pháp tiếng Nga đối chiếu với tiếngUdơbech ” của E.Đ.Pôlivanôp xuất bản 1918 và 1933. Công trình của Pôliainôpđối chiếu song song. Các hiện tượng kỳ lạ, phạm trù của cả hai ngôn ngữ đều đượcchú ý làm sáng tỏ. Một số khu công trình chú nghiên cứu và điều tra những nét đặc trưng, khácbiệt của ngôn ngữ này trong đối sánh tương quan với ngôn ngữ khác. Có thể kể đến côngtrình “ Ngôn ngữ học đại cương và một số ít yếu tố tiếng Pháp ” của S.Balli năm1932. Trong khu công trình của mình Balli đã chỉ ra hàng loạt nét đặc trưng củatiếng Pháp trải qua sự đối chiếu với tiếng Đức. Ngoài ra hoàn toàn có thể kể đến côngtrình của V.G.Gac đối chiếu tiếng Nga với tiếng Pháp, của Krusennhitskaja đốichiếu tiếng Nga với tiếng Đức. Các nghiên cứu và điều tra đối chiếu không chỉ phối hợp vớimiêu tả và mô hình mà còn hoàn toàn có thể tích hợp với so sánh – lịch sử dân tộc như khu công trình “ Những yếu tố điều tra và nghiên cứu đối chiếu lịch sử dân tộc những ngôn ngữ Slavơ ” củaV. Txatrencô. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, sự tăng trưởng của ngôn ngữ học đốichiếu được lưu lại bằng nhiều khu công trình nổi tiếng : Languages in Contact củaU. Weinreich [ 1953 ], Transfer Grammar của Z.Harris [ 1954 ], Linguistics acrossCultures của R. Lado [ 1957 ], .. Trong đó khu công trình của R.Lado được coi là côngtrình khai sinh ngôn ngữ học đối chiếu như một phân ngành khoa học độc lập tạiMỹ, thậm chí còn trên thế giứoi. Sau R.Lado có nhiều tên tuổi khác quan tâm nhưK. Pike [ Đại học Michigan ], W.Nemser [ Đại học Indiana ], L.Selinker [ ĐHWashington ] … Có thể nói ở Mỹ, ngôn ngữ học đối chiếu đã có sức hấp dẫn rấtnhiều nhà điều tra và nghiên cứu, nhưng cũng chính tại đây, vào cuối những năm 60 đầunhững năm 70, ngôn ngữ học đối chiếu gặp những thử thách nghiêm trọng vàlâm vào khủng hoảng cục bộ. Trong khi đó, sự khởi sắc của ngôn ngữ học đối chiếuhiện đại có công lao to lớn của những nhà ngôn ngữ học Nga và những nước Đông Âuvới những tên tuổi đáng nhớ như V.V Vinogradob, A.I.Smirniskij vàN. N.Amosova. .. Cùng với nhiều cuốn sách có đặc thù nhập môn và nhiều khu công trình khảocứu những yếu tố đơn cử, sự hình thành nhiều TT và dự án Bất Động Sản điều tra và nghiên cứu, sựxuất hiện nhiều tạp chí chuyên ngành và hội nghị khoa học đã ghi lại nhữngbước tăng trưởng quan trọng của ngôn ngữ học đối chiếu. Sau hai năm khu công trình của R.Lado được công bố, Trung tâm ngôn ngữứng dụng của Hội Ngôn ngữ học Mỹ tại Washington dưới sự chủ trì củaCh. Ferguson đã triển khai một số ít khu công trình nghiên cứu và điều tra đối chiếu tiếng Anh vớicác ngoại ngữ khác : Pháp, Italy, Nga … Một số trường ĐH đi đầu trong lĩnhvực nghiên cứu và điều tra đối chiếu với những ngôn ngữ khác : ĐH Michigan, ĐH Indian, ĐHWashington, ĐH Hawai … ví dụ điển hình đối chiếu tiếng Anh với tiếng Hungari củaW. Nemser [ 1961 ], W.Nemser và Juhasz [ 1964 ] và Kiefer [ 1967 ] của Di Pietro [ 1971 ]. 10 Ở Châu Âu, nhiều TT điều tra và nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữ đã đượchình thành ở Poznan [ đối chiếu tiếng Balan và tiếng Anh ], Zagreb [ đối chiếutiếng Serbi và tiếng Anh ], Bucaret [ điều tra và nghiên cứu đối chiếu tiếng Rumani và tiếngAnh ] … Đã có những tạp chí khoa học chuyên về ngôn ngữ học đối chiếu nhưPapers and Studies in Contrastive Linguistics xuất bản ở Balan [ 1973 ], Contrastive Linguistics xuất bản ở Bungari [ 1976 ] và Contrastes ở Pháp [ 1981 ]. Nhiều hội thảo chiến lược về ngôn ngữ học đối chiếu đã được tổ chức triển khai tại Nga, Mỹ, Rumania, Balan, Đức, Phần Lan … Ở Nước Ta, việc điều tra và nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữ được quan tâm từ cuốinhững năm 80. Chuyên luận Nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữ của Lê QuangThiêm [ 1989 ] là khu công trình tiên phong tại Nước Ta. Sau đó là khu công trình Ngônngữ học đối chiếu và đối chiếu những ngôn ngữ Khu vực Đông Nam Á của Nguyễn VănChiến [ 1992 ]. Năm 1997, sự tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếu ở nước tađược ghi lại bằng một sự kiện đáng ghi nhận, đó là hội thảo chiến lược khoa học vềnghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữ tổ chức triển khai tại Thành Phố Hà Nội lôi cuốn hơn 50 nhà nghiêncứu và giảng viên cả nước tham gia. Nhiều năm qua tại Nước Ta, ngôn ngữ học đối chiếu đã thực sự thu hútđược sự chăm sóc của giới nghiên cứu và điều tra và giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt quan trọng là dạyngoại ngữ. Sự chăm sóc đó xuất phát từ những nỗ lực vượt khỏi khuôn khổ thựchành tiếng thuần túy để hướng đến việc dạy tiếng một cách có hiệu suất cao hơn, cóchiều sâu hơn trên cơ sở điều tra và nghiên cứu những đặc thù giống và khác nhau giữa tiếngViệt và ngoại ngữ mà họ giảng dạy. Nhiều luận văn, luận án đã tiến hành theohướng nghiên cứu và điều tra đối chiếu trong vài năm trở lại đây. Nhìn chung, sự tăng trưởng của việc nghiên cứu và điều tra đối chiếu những ngôn ngữ cóquan hệ ngặt nghèo với những tác nhân xã hội. Sự tác động ảnh hưởng của những tác nhân đóthể hiện rõ nhất là từ sau thời kì Phục Hưng. Cuộc cách mạng công nghiệp ởnhiều nước Tây Âu, sự tăng trưởng hàng hải, thương mại, sự phát hiện ra nhiềuvùng đất mới của nhiều hội đồng người nói những ngôn ngữ khác nhau, sựbành trướng của chủ nghĩa thực dân, sự lan rộng ra khoanh vùng phạm vi của đạo Cơ Đốc lànhững tác nhân quan trọng thôi thúc nhu yếu tiếp xúc giữa những dân tộc bản địa và tìm hiểunhững ngôn ngữ lạ lẫm. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhu yếu đó ngày càng tănglên do những chuyển biến lịch sử vẻ vang mới mẻ và lạ mắt : sự tăng trưởng của trào lưu giảiphóng dân tộc bản địa, những cuộc cuộc chiến tranh, đặc biệt quan trọng là hai cuộc cuộc chiến tranh quốc tế, xuhướng toàn thế giới hóa với sự hình thành những hội đồng kinh tế-chính trị quantrọng tập hợp nhiều vương quốc khác nhau. 11M ặt khác, sự tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếu gắn với việc phát triểncủa bản thân ngôn ngữ. Các lí thuyết ngôn ngữ học tân tiến về cấu trúc ngônngữ đã đặt nền tảng vững chãi để xử lý nhiều yếu tố lí luận cũng nhưphương pháp nghiên cứu và điều tra cho ngôn ngữ học đối chiếu. Sự Open nhiều líthuyết mới mẻ và lạ mắt và độc lạ được cho phép con người miêu tả ngôn ngữ ngày càng sâusắc và rất đầy đủ hơn. Những thành quả miêu tả đó đương nhiên phân phối nhiều cứ liệuphong phú hơn cho việc điều tra và nghiên cứu đối chiếu. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động ảnh hưởng những tư tưởng của F.de Sausure, ngônngữ học cấu trúc đã tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ với nhiều khuynh hướng khác nhau. Chính ảnh hưởng tác động của ngôn ngữ học cấu trúc đã làm phát sinh những quan niệmmuốn vận dụng những giải pháp nghiên cứu và điều tra thuần túy hình thức, khách quanvà đúng mực kiểu toán học để miêu tả ngôn ngữ. Điều này, một mặt mở ra chongôn ngữ đối chiếu nhiều cách tiếp cận mới ; mặt khác, nó cũng khiến nghiêncứu đối chiếu gặp những bế tắc không xử lý nổi. Mặc dù chịu nhiều phê phán, chỉ trích, nhưng thời nay ngôn ngữ học đốichiếu đã khẳng định chắc chắn vị trí của một chuyên ngành khoa học độc lập với đốitượng, mục tiêu và chiêu thức nghiên cứu và điều tra riêng. Trong mấy chục năm qua, hướng nghiên cứu và điều tra đối chiếu những ngôn ngữ đã đem lại nhiều thành tựu lớn về lýthuyết cũng như ứng dụng. Các khu công trình theo hướng điều tra và nghiên cứu này không chỉtăng nhanh về số lượng mà còn lan rộng ra không ngừng về Lever, bình diện khảosát từ âm vị học, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp đến ngữ dụng ; từ những hiện tượngthuộc mạng lưới hệ thống ngôn ngữ đến những hiện tượng kỳ lạ lời nói, văn bản. Sự phát triểncủa ngôn ngữ học đối chiếu góp thêm phần chứng minh và khẳng định năng lực ứng dụng nhữngthành quả của ngôn ngữ học lí thuyết vào đời sống, ship hàng trực tiếp cho nhữngnhu cầu thiết thực xã hội. Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quy trình tăng trưởng của ngônngữ học so sánh. Tuy nhiên, theo cách hiểu lúc bấy giờ thì ngôn ngữ học đối chiếukhác với ngôn ngữ học so sánh ở chỗ : nó bao quát nhiều ngôn ngữ, bất luậnngôn ngữ đó có mô hình giống nhau hay khác nhau, có cùng nguồn gốc haykhác nguồn gốc. Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quy trình tìm kiếmmột cách học ngoại ngữ nhanh hơn và hiệu suất cao hơn. Như vậy, những nhu yếu củaviệc học và dạy ngôn ngữ là tác nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành của ngônngữ học đối chiếu. Trong quy trình học ngoại ngữ, tiếng mẹ hoàn toàn có thể có ảnh hưởng tác động tích cựchoặc xấu đi so với người học. Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực. Hiện tượng này xảy ra khi giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có sự giống nhau hoàn12toàn. Còn ảnh hưởng tác động xấu đi gọi là chuyển di xấu đi. Hiện tượng chuyển ditiêu cực thường gây cản trở và làm chậm quy trình học tập. Chuyển di xấu đi làhiện tượng xảy ra khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoạingữ cũng giống như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa những cấu trúc của haithứ tiếng có sự độc lạ. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữdẫn đến việc phạm lỗi. Những lỗi này nếu không được thay thế sửa chữa kịp thời thì sẽđược người học ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa. Để nâng cao hiệu suất cao giảng dạy ngoại ngữ, cần phải tìm cách khắc phụchiện tượng chuyển di xấu đi và tận dụng những chuyển di tích cực, nghĩa làphải tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Việc này hoàn toàn có thể triển khai được nhờ vào việc nghiên cứu và điều tra đối chiếu hai ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ học đối chiếu, theo nghĩa hẹp, là một nghành nghề dịch vụ nghiên cứugắn bó ngặt nghèo với khoa học giảng dạy ngoại ngữ, trong đó có ngôn ngữ-tâm líhọc. IV. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếuQua những tài liệu được khảo cứu cho thấy có 04 quan điểm khác nhau về nhiệmvụ đơn cử của ngành học : 1. Chủ trương ngôn ngữ học đối chiếu nên tìm những nét độc lạ giữa cácngôn ngữ. Ý kiến này xuất phát từ một khoanh vùng phạm vi rất hẹp của việc nghiên cứu và điều tra đốichiếu : công tác làm việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Chính những nét khác nhau giữatiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ làm cho người học gặp phải những khó khăn vất vả nhấtđịnh khi tiếp cận mạng lưới hệ thống “ mã ” ngôn ngữ lạ lẫm. Ý kiến này lấy “ hành vi luận ” làm chỗ dựa kim chỉ nan. Trong “ hành vi luận ”, những thói quen ngoại ngữ do bắt chước hay môphỏng … đều tương quan trực tiếp đến việc tìm ra những nét độc lạ. Những gìgiống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ được tiếp thu một cách thuận tiện, còn những gì độc lạ thì sẽ khó khăn vất vả hơn. Những nhà ngôn ngữ học có quanđiểm này là : R.Lado [ 1964 ], G.Mickel [ 1971 ]. 2. Chủ trương điều tra và nghiên cứu đối chiếu tập trung chuyên sâu vào việc săn lùng những nét khácbiệt quan trọng nhất giữa những ngôn ngữ. Như vậy, cơ sở lý luận của chủ trươngnày là sự phân biệt 2 kiểu nét độc lạ : + Nét độc lạ thường thì + Nét độc lạ quan trọngHơn nữa, theo quan điểm này, khoanh vùng phạm vi khám phá những nét độc lạ quantrọng không chỉ số lượng giới hạn ở phạm trù ngôn ngữ [ ngữ pháp ] mà còn lan rộng ra ra ởcác phạm trù lôgic. 13T hế nhưng, thế nào là những nét độc lạ quan trọng nhất giữa những ngônngữ lại trở thành yếu tố rất là mập mờ. Lấy gì làm cơ sở để nói rằng giữa haingôn ngữ đối chiếu đây là nét độc lạ quan trọng nhất, còn kia thì không ? Mộtnét độc lạ được coi là nét độc lạ quan trọng nhất xuất phát từ một mụcđích. Mặt khác, những nét độc lạ ở phạm trù ngôn ngữ đâu hẳn là những nétkhác biệt ở phạm trù loogic. Và ngược lại. Tiêu biểu quan điểm này có B.L.Wolf [ 1960 ]. 3. Chủ trương nghiên cứu và điều tra đối chiếu phải hướng tới cả những sự giống nhau bêncạnh những nét độc lạ giữa những ngôn ngữ. Lý do là : + Cơ chế của quy trình nghiên cứu và phân tích đối chiếu những hiện tượng kỳ lạ, những sự kiện ngôn ngữbắt buộc phải quan tâm đến cả những sự giống nhau. Sự giống nhau giữa những ngônngữ là cơ sở tối thiểu, bảo vệ cho việc làm đối chiếu trở nên có hiệu quả. + Nếu không bó hẹp nghiên cứu và điều tra đối chiếu ở một khoanh vùng phạm vi ứng dụng nào đó, màmở rộng nó ra những khoanh vùng phạm vi ứng dụng khác về phương diện lý luận và ngôn ngữhọc, thì sẽ có nhiều kiểu loại nét giống nhau. Bởi thế, nếu chỉ chăm sóc tới cáikhác biệt, mà không đề cập đến những sự giống nhau, thì thực sự là sai lầmtrong thao tác thao tác. Chẳng hạn, giống nhau về ngữ hệ giữa những ngôn ngữvốn là cái chăm sóc của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử, giống nhau về cấu trúcloại hình vốn là trách nhiệm của loại hình học ; giống nhau ngữ vực vốn là đốitượng hướng tới của ngữ vựng học. Còn một loại giống nhau khác – giống nhauvề công dụng và hoạt động giải trí ngôn ngữ – là loại giống nhau mà ngôn ngữ học sosánh-đối chiếu phải để tâm tới. Đại diện cho quan điểm này hoàn toàn có thể kể đến : E.Coseriu [ 1981 ], Lê Quang Thiêm [ 1983 ] … 4. Chủ trương bên cạnh những sự giống nhau và khác nhau, việc nghiên cứu và điều tra đốichiếu cần chú ý quan tâm đến cả những sự tương ứng và bất tương ứng giữa những ngôn ngữ ; đồng thời làm sáng tỏ những mối quan hệ nguyên do giữa những hiện tượng kỳ lạ đó. Tiêu biểu quan điểm này có B.M ABpamoB [ 1965 ]. V. Câu hỏi thảo luận1. Trình bày quan điểm của anh [ chị ] về trách nhiệm của ngôn ngữ học đốichiếu. 2. Trình bày quy trình hình thành và tăng trưởng ngôn ngữ học đối chiếu ởViệt Nam. Cho ví dụ minh họa. 3. Anh [ chị ] hãy cho một vài ví dụ về những khu công trình đối chiếu ngoại ngữ màanh chị biết. 4. Sự tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếu gắn với những yếu tố nào vàgiải thích vì sao ? 145. Anh [ chị ] hãy luận bàn về những góp phần của ngành ngôn ngữ học đốichiếu. 15CH ƯƠNG 2. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾUNgôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành ngôn ngữ học cótính ứng dụng cao nhất, bộc lộ nhiều phương diện. Nó vừa tương quan mật thiếtđến những yếu tố truyền thống lịch sử, cổ xưa những cũng mang tính thời sự, tân tiến, vừa gắn chặt với những ứng dụng thực tiễn, thân mật với đời sống hàng ngày. I. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết1. 1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại cươngTrước hết ngôn ngữ học đối chiếu giúp kiểm chứng và làm sáng tỏ cácphổ niệm được quy nạp trên cứ liệu những ngôn ngữ có ý nghĩa phổ quát, làmphong phú thêm những hiện tượng kỳ lạ ngôn ngữ có ý nghĩa phổ quát, làm phongphú thêm lý luận ngôn ngữ. Quá trình phổ niệm trải qua đối chiếu những ngôn ngữ là con đường đượcL. Bloomfiel [ 1933 ] chứng minh và khẳng định khi ông cho rằng bất kể một công bố nào về cácphổ niệm ngôn ngữ đều phải chờ cho đến khi tích góp được những cứ liệu về cácngôn ngữ đơn cử. Cao Xuân Hạo cũng có quan điểm đống ý : nêu lên cái chung chongôn ngữ quả đât là một trách nhiệm rất quan trọng, những cái chung chỉ có thểrút ra sau khi đã biết rất chắc như đinh toàn bộ những cái riêng, chứ không phải trướcđó. Ngôn ngữ học đối chiếu góp thêm phần khắc phục thực trạng dĩ Âu vi trung củangôn ngữ học đại cương lúc bấy giờ. Do đó trách nhiệm thiết kế xây dựng những khái niệm, phạm trù làm công cụ nghiên cứu và điều tra những ngôn ngữ đơn cử, một khu công trình ngôn ngữhọc đại cương cần dựa trên cứ liệu của càng nhiều ngôn ngữ càng tốt. Trong tìnhhình ngôn ngữ học đại cương lúc bấy giờ hầu hết dựa trên cứ liệu những ngông ngữẤn Âu, ngôn ngữ mẹ đẻ của những nhà ngôn ngữ học lớn của quả đât, đó vẫncòn là trách nhiệm trong tương lai. Ngôn ngữ học đối chiếu góp thêm phần kiểm soát và điều chỉnh những nguyên tắc của ngônngữ học đại cương, tăng thêm sức mạnh lý giải của lý luận ngôn ngữ nhờ mởrộng phạm vị bao quát của lí luận. Kết quả nghiên cứu và điều tra đối chiếu những ngôn ngữgóp phần kiểm chứng những kim chỉ nan ngôn ngữ học như việc đối chiếu những phạmtrù hay cấu trúc ngữ pháp của hai ngôn ngữ giúp ta nhận rõ được hiệu lực hiện hành miêutả của một kim chỉ nan ngữ pháp. 16N gược lại ngôn ngữ học đại cương cũng có vai trò quan trọng đối vớingôn ngữ học đối chiếu : cung ứng những quy mô triết lý và hoàn thành xong dần bộmáy khái niệm để nghiên cứu và điều tra ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ đối chiếu. Tuynhiên với tư cách là một phân ngành độc lập, từ những quy mô kim chỉ nan của ngônngữ học đại cương, ngôn ngữ học đối chiếu phải tăng trưởng một khung lý thuyếtriêng tương thích với muc đích của mình. 1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữTrong tiến trình tiên phong của lịch sử vẻ vang điều tra và nghiên cứu loại hình học nhằm mục đích phânloại những ngôn ngữ trên quốc tế thành những mô hình khác nhau, những nhà nghiêncứu phải mở màn từ việc đối chiếu một số ít ngôn ngữ với nhau. Nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp phân loại ngôn ngữ thành những loạihình. Trong khoanh vùng phạm vi những ngôn ngữ cùng mô hình, người ta hoàn toàn có thể xác lập cáctiểu mô hình và tìm cách quy những ngôn ngữ thuộc vào từng tiểu loại hình. Đểđịnh vị được vị trí của một ngôn ngữ thuộc vào tiểu loại hình nào, cần phải đốichiếu ngôn ngữ đó với từng khuôn mẫu tiêu biểu vượt trội cho từng tiểu loại hình. Chẳnghạn, dựa vào phân chia mô hình ngôn ngữ đơn lập thành ba tiểu loại hình củanhà Đông Phương học Nga S. E. Jakhontov, N.V Stankevich điều tra và nghiên cứu đốichiếu tiếng Việt với ba tiểu loại hình tiếng Hán về 1 số ít mặt : đơn vị ngữ phápcơ bản, cấu trúc ngữ pháp, hư từ. Qua đối chiếu N.V Stankevich thấy rằng tuytiếng Việt tân tiến có một số ít nét giống tiếng Hán cổ đại và một số ít nét giống vớitiếng Hán văn minh nhưng tiếng Việt gần với tiếng Hán Trung đại hơn cả. Ngôn ngữ học đối chiếu cung ứng cho loại hình học nhiều tư liệu đơn cử vềcấu trúc và hoạt động giải trí của những ngôn ngữ cùng và khác mô hình, góp thêm phần làm rõđặc trưng của từng mô hình ngôn ngữ và bổ trợ cho những loại hình học nhữnghướng nghiên cứu và điều tra mới. Cần nói thêm, loại hình học có tác động ảnh hưởng trở lại so với ngôn ngữ học đốichiếu. Trước hết nó giúp cho ngôn ngữ học đối chiếu có được những hướng dẫn cótính xu thế trong việc phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữacác ngôn ngữ đối chiếu. Chẳng hạn, cách phân loại mô hình những ngôn ngữ trênthế giới theo tiêu chuẩn trật tự cú pháp cơ bản như S-V-O, S-O-V … cung ứng chongôn ngữ đối chiếu một gợp ý ví dụ điển hình khi nghiên cứu và điều tra đối chiếu ngôn ngữ Avà B hoàn toàn có thể xét xem hai ngôn ngữ này giống nhau hay khác nhau thế nào. Nhưvậy sự phân loại loại hình học càng nhiều mẫu mã thì nội dung nghiên cứu và điều tra đốichiếu càng phong phú. 17N hờ những tác dụng điều tra và nghiên cứu của loại hình học mà ngôn ngữ học đốichiếu có cơ sở để lý giải những hiện tượng kỳ lạ tương tự và dị biệt. Chẳng hạnsự độc lạ về vị trí giới từ trong tiếng Việt [ đặt trước danh từ, danh ngữ ] vàtiếng Hàn [ đặt sau danh từ, danh ngữ ] có mối tương quan mật thiết đến sự khácbiệt khác được điều tra và nghiên cứu trong loại hình học là trật tư cú pháp cơ bản S-V-Ocủa tiếng Việt và S-O-V của tiếng Hàn. Tỉ lệ đặc thù giống nhau và khác nhau giữa những ngôn ngữ được đốichiếu tùy thuộc vào đặc thù mô hình của những ngôn ngữ đó. Vì vậy nhữngthông tin về mô hình ngôn ngữ và loại hình học giúp người điều tra và nghiên cứu ướclượng được khoảng cách giữa những ngôn ngữ được đối chiếu. 1.3 Ngôn ngữ học đối chiếu và việc miêu tả ngôn ngữThông qua đối chiếu nhiều đặc thù quan trọng được phát hiện. Nó chophép nhà điều tra và nghiên cứu xác lập rõ hơn những đặc thù của từng ngôn ngữ được đốichiếu, những đặc thù vốn không được chăm sóc khi điều tra và nghiên cứu bên trong ngônngữ. Khi đối chiếu trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Czech, V. Mathesius quanniệm sự so sánh là cách để xác lập những đặc thù của từng ngôn ngữ và hiểu sâusắc hơn những nét đặc trưng của chúng. Nhờ đối chiếu những ngôn ngữ khác nhau tất cả chúng ta biết được sự phong phú củaarticle [ quán từ, mạo từ ] trong những ngôn ngữ trên quốc tế. Xét theo tiêu chíarticle, những ngôn ngữ trên quốc tế có 5 mô hình. + Ngôn ngữ có hai loại article [ xác lập và bất định ] như những ngôn ngữGerman [ Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển … ], Các ngôn ngữ Roman [ Rumani, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha … ] tiếng Hungari, tiếng Ai cập cổ, tiếngPolynesia của dân hòn đảo Samoa, một số ít ngôn ngữ ở Indonesia và châu Mĩ … + Ngôn ngữ chỉ có article xác lập như tiếng Hy Lạp cổ. + Ngôn ngữ chỉ có article bất định như tiếng Ba Tư văn học, tiếng Tadjik. + Ngôn ngữ có article xác lập, article bất định và article chiết phân nhưtiếng Pháp, tiếng Ý .. + Ngôn ngữ không có article như những ngôn ngữ slave [ trừ tiếng Bulgaria ] và đa phần những ngôn ngữ khác trên quốc tế. Hình thức bộc lộ của article trong những ngôn ngữ rất khác nhau. Có khiở vị trí trước TT mà nó bổ nghĩa, nhưng có khi lại đứng sau. Có khi nó là18một từ nhưng có khi nó lại là một hình vị [ hậu tố trong tiếng Bulgaria, Rumania, những ngôn ngữ Scandinavie, tiền tố trong tiếng Ả Rập … ] Trong khi việc miêu tả ngôn ngữ yên cầu phải thực sự xuất phát từ chínhcứ liệu của ngôn ngữ cần miêu tả, tránh xu thế “ dĩ Âu vi trung ” thì việc ápdụng những kim chỉ nan ngôn ngữ học và kinh nghiệm tay nghề nghiên cứu và phân tích tài liệu của những nhàngôn ngữ Châu Âu lại là điều thiết yếu bởi điều tra và nghiên cứu đối chiếu là cách tốt nhấtđể học hỏi kinh nghiệm tay nghề nghiên cứu và phân tích từ những ngôn ngữ khác nhằm mục đích tìm kiếm thêmluận cứ biện giải cho một hiện tượng kỳ lạ, phạm trù nào đó trong ngôn ngữ đangmiêu tả. Như vậy, điều tra và nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữ hoàn toàn có thể phát hiện những đặcđiểm ngôn ngữ ở cả ba loại : đặc thù phổ quát, đặc thù mô hình và đặc điểmriêng biệt từng ngôn ngữ. 1.4 Ngôn ngữ học đối chiếu và những nghành nghề dịch vụ điều tra và nghiên cứu lí thuyết khácQua nghiên cứu và điều tra đối chiếu những ngôn ngữ hoàn toàn có thể phát hiện được những ôtrống của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ kia. Đó là trường hợp một đơn vị chức năng, mộtcấu trúc, một hiện tượng kỳ lạ ngôn ngữ có trong ngôn ngữ này nhưng lại không cótrong ngôn ngữ kia … Chẳng hạn từ có nghĩa là horse không có trong ngôn ngữcủa người Mĩ da đỏ cho đến khi người Tây ban Nha mmang ngựa đến châu Mĩ. Những từ có nghĩa là corn, potato không có trong ngôn ngữ Châu Âu cho đếnkhi lục địa này nhập ngô và khoai tây từ châu Mĩ. Tiếng Eskimo có hàng chụctừ khác nhau để chỉ tuyết, tương ứng với nhiều loại khác nhau của tuyết. Trongkhi đó nhiều dân tộc bản địa, mặc dầu có kinh nghiệm tay nghề đáng kể về tuyết nhưng lại khôngcó sự phân biệt tinh xảo đến như vậy [ Lado 1957 ]. Các từ chỉ sắc tố trong cácngôn ngữ khác nhau thường không có sự tương ứng một đối một. Chẳng hạn từblue trong tiếng Anh không có từ tương ứng trọn vẹn trong tiếng Nga [ 2 từgoluboj, sinij ]. Nếu đối chiếu với tiếng Việt thì sự độc lạ giữa những ngôn ngữcòn đáng kể hơn. Từ xanh trong tiếng Việt tương ứng với cả hai từ blue, greentrong tiếng Anh và ba từ goluboj, sinij, zeljonyj trong tiếng Nga. Tiếng Việt có nhiều từ bộc lộ những khái niệm khác nhau trong cách trinhận sự vật của người Việt như lúa, thóc, gạo, cơm ; trong tiếng Hàn cũng có 4 từ tương ứng : pye – lúa, pyep ssi – thóc, ssal – gạo, pap – cơm. Trong khi đónhiều ngôn ngữ châu Âu chỉ có một từ duy nhất là rice. Đối chiếu từ chỉ quan hệthân tộc trong những ngôn ngữ cũng hoàn toàn có thể phát hiện ra hiện tượng kỳ lạ như vậy. Trongtiếng Anh từ uncle có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa của cả một nhóm từ trong tiếngViệt : bác, chú, cậu, dượng. Tương tự từ aunt là bác, cô, dì, mợ, thím .. Những ôtrống này cung ứng cho ta những thông tin hữu dụng về hiện thực đời sống, kinh19nghiệm, thói quen, phương pháp phạm trù hóa quốc tế của người bản ngữ. Khôngphải ngẫu nhiên mà những từ lúa, thóc, gạo, cơm cử tiếng Việt có những từ tươngđương trong tiếng Hàn, nhưng lại khác đáng kể với tiếng Anh, tiếng Bulgaria. Những sự tương đương và độc lạ đó rõ ràng có mối tương quan ngặt nghèo với vănhóa và chỉ được phát hiện qua lăng kính đối chiếu. Như vậy, ngôn ngữ học đốichiếu góp thêm phần điều tra và nghiên cứu những đặc trưng văn hóa truyền thống – dân tộc bản địa và xử lý nhữngvấn đề đặt ra cho ngôn ngữ học tri nhận. II. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn2. 1 Ngôn ngữ học đối chiếu và nghành nghề dịch vụ dạy học ngoại ngữNâng cao hiệu suất cao của quy trình dạy học ngoại ngữ là một trong nhữngđộng cơ can đảm và mạnh mẽ thôi thúc sự hình thành và tăng trưởng của ngôn ngữ học đốichiếu. Hướng ứng dụng này xuất phát từ giả định rằng nghiên cứu và điều tra đối chiếu cóthể giúp xác lập đúng chuẩn những thuận tiện và khó khăn vất vả mà những người họcngoại ngữ gặp phải bằng cách phát hiện những điểm tương đương, độc lạ sovới tiếng mẹ đẻ của người học mà Dự kiến được những lỗi hoàn toàn có thể mắc phải đểtìm cách phòng tránh và khắc phục. Vấn đề nêu trên có nhiều quan điểm trái ngược. Do vậy trong một thời giandài khoảng chừng từ thập niên 60 đến cuối thế kỷ XX, nhiều giáo trình, chuyên luận, bài nghiên cứu và điều tra dành phần đáng kể nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng yếu tố này. Tất cả cácphân tích đó xoay quanh những nội dung sau : ảnh hưởng tác động của tiếng mẹ đẻ đốivới quy trình học ngoại ngữ ; mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữatiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ với những thuận tiện và khó khăn vất vả so với việc họcngoại ngữ ; lỗi do tác động ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong đối sánh tương quan với những lõikhác trong quy trình học tiếng ; năng lực và hình thức ứng dụng hiểu biết vềnhững điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ vào quátrình dạy học. 2.1.1 Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ so với học ngoại ngữMối tương quan giữa ngôn ngữ học đối chiếu với nghành nghề dịch vụ dạy học ngoạingữ được bắt nguồn từ việc nghiên cứu và điều tra ảnh hưởng tác động của tiếng mẹ để so với quátrình học ngoại ngữ. Mối liên hệ này có thực sự sống sót hay không, nếu có thì ởmức độ nào. Dấu hiệu rõ nhất cho thấy tác động ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ so với người họcngoại ngữ là giọng trong phát âm của họ. Có thể địa thế căn cứ vào giọng của người họcđể đoán biết tiếng mẹ đẻ của người đó thuộc ngôn ngữ nào. Một số lỗi phát âm20và những lỗi ngôn ngữ khác thường lặp đi lặp lại so với những học viên nóicùng một ngôn ngữ. Trong khi đó những người nói những thứ tiếng khác nhauthường gặp những khó khăn vất vả khác nhau khi học cùng một ngoại ngữ. Học ngoại ngữ có đặc thù mô hình gần với tiếng mẹ đẻ sẽ dễ hơn là họcmột ngoại ngữ lạ lẫm về mô hình. Chẳng hạn, một người nói tiếng Việt học tiếngHán sẽ thuận tiện hơn là học tiếng Anh. Đối với người nói tiếng Pháp thì ngượclại, học tiếng Anh sẽ thuận tiện hơn nhiều so với tiếng Hán. Các trình diễn trên cho thấy tiếng mẹ đẻ có tác động ảnh hưởng không nhỏ trongquá trình học ngoại ngữ. Trong ngôn ngữ học đối chiếu có dùng thuật ngữchuyển di ngôn ngữ dùng để chỉ sự ảnh hưởng tác động này. Cuốn Language Transfer của T. Odlin [ 1989 ] là một trong số ít chuyênluận đề cập đến chuyển di ngôn ngữ. Trong khu công trình này, tác giả trình diễn đầyđủ thực chất của hiện tượng kỳ lạ chuyển di ngôn ngữ, nêu những dẫn chứng thuyếtphục vai trò của nó trong quy trình học ngoại ngữ ở bình diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp và cả bình diện ngữ dụng, diễn ngôn cũng như sự ảnh hưởng tác động qua lại giữachuyển di ngôn ngữ với những tác nhân văn hóa truyền thống, xã hội và cá thể trong quá trìnhnày. Chuyển di ngôn ngữ thường được hiểu là tác động ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đốivới quy trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên, chuyển di không phải khi nào cũng bịảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Đôi khi chuyển di còn là tác động ảnh hưởng của một ngônngữ khác mà người học đã học trước đó. Như vậy sự như nhau hai khái niệmchuyển di ngôn ngữ và ảnh hưởng tác động của tiếng mẹ đẻ chỉ có đặc thù ước định. Tuy nhiên khi bàn luận yếu tố chuyển di ngôn ngữ thì cách hiểu có tính ướcđịnh này tỏ ra thuận tiện hơn, vì ảnh hưởng tác động của tiếng mẹ đẻ là hình thức chuyển dingôn ngữ nổi bật nhất, phổ cập nhất và đáng kể nhất. Chuyển di ngôn ngữ hoàn toàn có thể chia thành hai loại : chuyển di tích cực vàchuyển di xấu đi. Chuyển di tích cực là hiện tượng kỳ lạ chuyển di những hiểu biếtkỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quy trình học ngoại ngữ, giúp việc học ngoạingữ trở nên thuận tiện hơn do có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ cầnhọc. Hiện tượng chuyển di tích cực biểu lộ ở toàn bộ bình diện ngôn ngữ và cảnhững bình diện ngoài ngôn ngữ như chữ viết và văn hóa truyền thống. Chẳng hạn, khi họcmột ngoại ngữ, người học sẽ phát âm thuận tiện và nhanh gọn những âm nào màtiếng mẹ đẻ cũng có như những âm [ b ], [ k ], [ m ], [ n ], [ s ] .. so với người Việt học tiếngAnh hay người Anh học tiếng Việt. Nếu hai ngôn ngữ giống nhau về từ vựng thì21người học sẽ ít tốn thời hạn để học từ mới. Khi học tiếng Hàn, học viên ngườiTrung Quốc sẽ có lợi thế đặc biệt quan trọng do trong tiếng Hàn có hơn 50 % vốn từ gốcHán. Đối lập với chuyển di tích cực, hiện tượng kỳ lạ chuyển di xấu đi thường gâycản trở và làm chậm quy trình học tập. Chuyển di xấu đi là hiện tượng kỳ lạ xảy rakhi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoại ngữ cũng giốngnhư cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa những cấu trúc của hai thứ tiếng có sựkhác biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữ dẫn đến việcphạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa thay thế kịp thời thì sẽ được ngườihọc ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa. Hiện tượngchuyển di xấu đi có nguyên do sâu xa do sự độc lạ giữa hai ngôn ngữ và nó thểhiện ở mọi Lever và bình diện ngôn ngữ. Trên bình diện ngữ âm, người Việt mất thời hạn để phát âm đúng một sốphụ âm tiếng Anh như [ t ∫ ] trong children hay church, [ θ ] trong think hay thank, [ ð ] trong mother hay brother … Trên bình diện từ vựng, chuyển di xấu đi ngay trong trường hợp giữahai ngôn ngữ có những đơn vị chức năng từ vựng tương đường như trong tiếng Việt vàtiếng Hàn có những âm và nghĩa tựa như : ũm ak [ Hàn ] – âm nhạc [ Việt ], jõnt’ong [ Hàn ] – truyền thống cuội nguồn [ Việt ] … Song chính những tương đương về từ vựngtạo điều kiện kèm theo thuận tiện trong việc học ngoại ngữ nhưng cũng tiềm annr nhiềunguy co nhầm lẫn so với người học ngoại ngữ. Trên bình diện ngữ pháp hiện tượng kỳ lạ chuyển di xấu đi bộc lộ nhiềuhình thức phong phú từ đơn vị chức năng, phạm trù thuộc hình thái học đến những đơn vị chức năng, phạm trù thuộc cú pháp học. Sự nhầm lẫn trong việc sắp xếp trật tự từ thích hợptrong câu tiếng Việt khiến nhiều học viên người nga, Nhật Bản là một minhchứng. Sau một thời hạn học tiếng Việt họ vẫn nhầm lẫn “ nhà tôi ” thành “ tôinhà ”. Hiện tượng này được lý giải thuyết phục nhất là do thói quyển dùng trật tựtừ trong tiếng Nga, đại từ sở hữu đứng trước danh từ trưng tâm. Với sự tăng trưởng của ngữ dụng học, sự chuyển di ngữ dụng ngày càngđược quan tâm. Đặc biệt là những lỗi tiếp xúc do chuyên di ngôn ngữ tương quan đếnnhững hiểu biết về quan hệ vai, những hành vi ngôn từ như chào, xin lỗi, cảmơn .. và những mục tiêu hội thoại như mục tiêu lịch sự và trang nhã, mục tiêu cáchthức …. làm nhiều mẫu mã thêm phạm trù chuyển di. Chẳng hạn, mục tiêu lịchsự là một phạm trù khái quát, nhưng cách biểu lộ mục tiêu này lại khácnhau đáng kể trong những hội đồng ngôn ngữ khác nhau. Hỏi thăm về mái ấm gia đình, 22 đời sống của người đối thoại khi mới làm quen là một biểu lộ của phép lịchsự trong tiếp xúc của người Á Đông, nhưng không được xem là tương thích theoquan điểm của văn hóa truyền thống phương Tây. Chuyển di thường như nhau với hiện tượng kỳ lạ mắc lỗi khi sử dụng ngoạingữ. Nhưng trong trong thực tiễn, chuyển di xấu đi không hướng dẫn đến lỗi mà còn gâynên một số ít khiếm khuyết khác : năng sản dưới mức, tức là hạn chế hoặc tránhhoàn toàn việc sử dụng cấu trúc quá lạ lẫm so với tiếng mẹ đẻ ; năng sản vượt mứcdo hạn chế dùng 1 số ít cấu trúc nào đó nêm một số ít cấu trúc khác bị lạm dụng. Từ những nghiên cứu và phân tích trên cho thấy chuyển di nói chung và chuyển di tiêucực nói riêng là một hiện tượng kỳ lạ khách quan trong quy trình học ngoại ngữ. 2.1.2 Mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ so với việc học ngoại ngữNhiều người có xu thế cho rằng khi học ngoại ngữ, chỗ nào giống vớitiếng mẹ đẻ thì dễ học, còn chỗ nào khác với tiếng mẹ đẻ thì khó học hơn. Thậtra, mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữvới những thuận tiện và khó khăn vất vả so với việc học không hề đơn thuần. Giốngnhau và khác nhau là yếu tố thuộc về đối tượng người dùng, sống sót khách quan trong mốiquan hệ giữa hai ngôn ngữ nhất định. Còn dễ hay khó là những khái niệm tâm lýtồn tại trong óc của người học – chủ thể. Đó là những phạm trù tuy có mối liênquan ngặt nghèo với nhau, nhưng lại không tương ứng theo kiểu một đối một vớinhau. Vào thời kỳ hưng thịnh việc đối chiếu những ngôn ngữ ở Mỹ, nhiều nhànghiên cứu như Stockwell, Bowen, Martin, Prator đã nỗ lực trải qua đốichiếu những ngôn ngữ, phát hiện những điểm khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ củangười học và ngoại ngữ để xác lập “ mức độ khó khăn vất vả ’ ’ của người học, nhất làtrong nghành phát âm và ngữ pháp. Thế nhưng những khác nhau giữa hai ngônngữ không phải khi nào cũng gây khó khăn vất vả cho quy trình học. Tính từ trongtiếng Nga khác với tiếng Anh là có phạm trù số, giống, cách. Chẳng hạn tiếngNga nói Novaja kniga interesna thì tiếng Anh nói The new book is interesting. Khi học tiếng Nga, nếu người Anh không phân biệt những phạm trù này sẽ dễ mắclỗi. Tuy vậy khi người Nga học tiếng Anh thì sự độc lạ về hình thái của tínhtừ giữa hai ngôn ngữ không gây trở ngại nào. Hai từ tiếng Việt anh trai / em traitương ứng trong tiếng Anh là brother. Trong khi sự độc lạ đó hoàn toàn có thể gây khókhăn cho người Anh khi học hai từ trên thì ngược lại, người Việt không gặp rắcrối nào khi học từ brother trong tiếng Anh. Như vậy, sự khác nhau giữa hai ngônngữ tự nó chưa đủ được cho phép tiên đoán một cách đúng chuẩn những khó khăn vất vả của23người học. trái lại, không phải khi nào sự giống nhau giữa hai ngôn ngữ cũngtạo thuận tiện cho người học. Xuất phát từ trong thực tiễn đó, trong quy trình đối chiếu những ngôn ngữ để khắcphục giao thoa, nhiều nhà nghiên cứu đã chủ trương nên phân biệt 4 trường hợpgiống nhau và khác nhau sau : 1. Sự giống nhau cần yếu : Đây là những nét giống nhau giữa tiếng mẹ đẻvà ngoại ngữ hoàn toàn có thể giúp người giảng những hướng dẫn đơn cử trong quá trìnhtruyền đạt ngoại ngữ như trật tự từ, thành phần câu [ A-V ] … Ví dụ : Tiếng Việt vàtiếng Khơ me có nét giống nhau cơ bản về trật tự những yếu tố trong cụm danhtừ [ danh + tính ] và những đơn vị chức năng thành phần câu trong cấu trúc câu đơn [ chủ-vịbổ ]. Đây là những nét giống nhau cần yếu trong đối chiếu tiếng Việt-Khơ me. Vìít ra, nó đưa lại cho tất cả chúng ta hướng dẫn đơn cử : so với người Khơ me học tiếngViệt, yếu tố trật tự những nhu yếu trong cụm danh từ và trong cấu trúc câu dơnkhông phải là đối tượng người dùng giảng dạy quan tâm. 2. Sự giống nhau không cần yếu : Đây là trường hợp phổ niệm ngôn ngữ. Chẳng hạn ngôn ngữ nào cũng có nguyên âm, danh từ, động từ … Như vậy, những nét giống nhau này không phải là đối tượng người dùng quan tâm của việc nghiên cứuđối chiếu với mục tiêu giảng dạy, học tập ngoại ngữ. 3. Sự khác nhau cần yếu : Đây là trường hợp đáng chú ý quan tâm nhất. Vì sự khácnhau cần yếu luôn là “ cha đẻ ” của hiện tượng kỳ lạ giao thoa ngôn ngữ. Ví dụ : Ở bìnhdiện ngữ âm-âm vị học, có sự khác nhau khá rõ giữa những ngôn ngữ Slavơ biếnhình [ Nga, Sec, Bun .. ] và tiếng Việt : những từ của tiếng Việt được khu biệt vớinhau bằng những thanh điệu trong khi những ngôn ngữ Slavơ là đơn vị chức năng từ, hoặc cùnglắm phân biệt bằng ngôn điệu-trọng âm. Chính điều này khiến cho người Nga, Sec, Bun … khi học tiếng Việt thường mắc nhiều lỗi phát âm thanh điệu. Ở bìnhdiện ngữ pháp, những danh từ tiếng Việt được phân loại và phạm trù hóa theonhững từ chỉ loại. Trong khi những danh từ của tiếng Nga, Tiệp, Bun không có hiệntượng này. Ở bình diện ngữ pháp, những danh từ tiếng Việt được phân loại vàphạm trù hóa theo những từ chỉ loại. Trong khi những danh từ tiếng Nga, Sec, Bun .. không có hiện tượng kỳ lạ này. Đây là hiện tượng kỳ lạ cần chú ý quan tâm trong đối chiếu ngữpháp. 4. Sự khác nhau không cần yếu : Đây là những sự khác nhau không dẫnđến hiện tượng kỳ lạ giao thoa ngôn ngữ bất lợi cho người học ngoại ngữ. Ví dụ : giữatiếng Nga và tiếng Việt có sự khác nhau ở chính sách tương hợp ngữ pháp của các24đơn vị thuộc Lever hình thái : tính từ tiếng Nga có phạm trù ngữ pháp giống, số, cách, trong khi tính từ ở tiếng Việt thì không. Nét độc lạ này trong thực tiễn khôngcần yếu so với người Nga khi học tiếng Việt. Họ hoàn toàn có thể thuận tiện lựa chọ nhữnghình thái tính từ Việt ngữ tương ứng với những hình thái tính từ Nga ngữ. Howacjtrong tiếng Anh động từ có thời, thể, thức trong khi động từ tiếng Việt không có. Sự phân biệt 4 kiểu giống và khác nhau trên nhằm mục đích chứng minh và khẳng định không nênđồng nhất trọn vẹn sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữvới sự thuận tiện và khó khăn vất vả của người học trong quy trình học nhưng cũngkhông nên phủ nhận mối liên hệ giữa chúng, nhất là mối liên hệ giữa nhữngkhác biệt cần yếu và độ khó của việc học một ngoại ngữ. III. Ngôn ngữ học đối chiếu lí thuyết và ngôn ngữ đối chiếu ứng dụngVào tiến trình đầu, ngôn ngữ học đối chiếu hầu hết nhằm mục đích đến những ứngdụng dạy tiếng thuần túy. Vì thế mà một thời nó được coi là một nhánh của ngônngữ học ứng dụng. Về sau, cách xác lập này không còn tương thích do ngôn ngữhọc đối chiếu nhằm mục đích mục tiêu triết lý và dạy tiếng. Tại hội thảo chiến lược chuyên bàn vềngôn ngữ học đối chiếu măn 1968 [ Mỹ ], Wilga Rivers đã ý kiến đề nghị vận dụng cáchphân biệt của N. Chomsky [ phân biệt ngữ pháp giảng dạy và ngữ pháp ngôn ngữhọc ] cho ngôn ngữ đối chiếu. Từ đó, sự phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu nhằmmục đích kim chỉ nan và ngôn ngữ học đối chiếu nhằm mục đích mục tiêu dạy tiếng bắt đầuđược chú ý quan tâm hơn [ Aarts và Wekker 1990 ]. Thật ra, sự phân biệt rõ ngôn ngữ học đối chiếu triết lý và ngôn ngữ họcđói chiếu ứng dụng, nhiều lúc được gọi là nghiên cứu và điều tra đối chiếu thuần túy, nhằmmục đích tự nó, và điều tra và nghiên cứu đối chiếu có xu thế, nghĩa là hướng đến mụcđích ứng dụng. Theo như cách trình diễn trên, sự phân biệt ngôn ngữ học đối chiếu lýthuyết và ngôn ngữ học đối chiếu ứng dụng trọn vẹn dựa vào mục tiêu đốichiếu. Mục đích của ngôn ngữ học đối chiếu kim chỉ nan là kiến thiết xây dựng những môhình thích hợp để nghiên cứu và phân tích đối chiếu nhằm mục đích xử lý những yếu tố liên quanđến ngôn ngữ học đại cương, loại hình học, ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ họctri nhận hay là những yếu tố về ngôn ngữ và văn hóa truyền thống. Còn mục tiêu của ngônngữ học đối chiếu ứng dụng là ship hàng cho những nhu yếu đơn cử, có tính chấtthực tiễn như dạy học ngoại ngữ, giáo dục song ngữ hay dịch thuật. Sự phân biệtnày thực sự quan trọng so với việc nhìn nhận tính hữu dụng và giá trị của mộtcông trình ngôn ngữ học đối chiếu. Hai hướng nghiên cứu và điều tra này phân biệt nhaunhưng không tách rời nhau. Ngôn ngữ học đối chiếu kim chỉ nan gánh vác phận sự25

Source: //mindovermetal.org
Category: Ứng dụng hay