Viết đoạn văn về vẻ đẹp của thúy kiều năm 2024

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều và vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều.

2. Thân đoạn:

  1. Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều:

- Được Nguyễn Du đặc tả qua đôi mắt "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng và điểm nhãn: + Nhà thơ đã sử dụng vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người. + Đôi mắt của Kiều đẹp như một hồ nước mùa thu, trong trẻo, tĩnh lặng và sâu thẳm "làn thu thuỷ". + Đôi lông mày của nàng thì thanh thoát như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn". + Nguyễn Du còn sử dụng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" chỉ mỹ nhân để gợi tả vẻ đẹp của Kiều.

- Vẻ đẹp của nàng đã vượt qua mọi tiêu chuẩn thông thường của tạo hoá khiến cho "hoa ghen, liễu hờn", tạo hoá ghen tức, đố kỵ. + Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoa "hoa ghen, liễu hờn" để nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều. + Gợi lên dự cảm về số kiếp truân chuyên của nàng.

  1. Vẻ đẹp tài năng của Kiều:

- Về tài năng, Kiều còn hơn cả nhan sắc. Tài năng của nàng đã đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm phong kiến: + Kiều giỏi cả cầm kỳ thi hoạ, đặc biệt là tài đàn và soạn nhạc "Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm". + Nàng am hiểu mọi thứ, thuộc "làu bậc ngũ âm" trong nhạc cổ, chơi được đàn của người Hồ. + Thậm chí, nàng còn tự soạn ra khúc nhạc "Bạc mệnh" khiến ai nghe cũng đều não nề, buồn bã "một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân". + Điều này chứng tỏ một trái tim đa sầu đa cảm của một con người tài hoa, báo hiệu về một cuộc đời truân chuyên, nghiệt ngã, trắc trở.

  1. Đánh giá chung:

- Nội dung: Tác giả đã dựng lên bức chân dung vẻ đẹp và nhan sắc của Kiều, đây cũng là bức chân dung tính cách và số phận.

- Nghệ thuật: + Vẻ đẹp của Kiều được dựng lên bằng bút pháp ước lệ, tượng trung, và nghệ thuật điểm nhãn. + Nhà thơ cũng sử dụng rất khéo léo những biện pháp nhu so sánh, nhân hoá, đòn bẩy, các thành ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp, tài năng của Kiều.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định vẻ đẹp, tài năng của Kiều.

II. Những mẫu Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều hay nhất

1. Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều, mẫu 1 (Chuẩn)

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm xoay quanh nhân vật Thuý Kiều - một người con gái tài sắc vẹn toàn. Nguyễn Du đã dành mười hai câu thơ trong trích đoạn "Chị em Thuý Kiều" để miêu tả vẻ đẹp và tài năng của nàng. Nguyễn Du đã chọn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của Thuý Kiều. Vẻ đẹp đầu tiên của nàng được nhà thơ miêu tả là vẻ đẹp về nhan sắc: "Làn thu thuỷ, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Bức chân dung của Kiều hiện ra qua những hình ảnh ước lệ tượng trưng cũng như nghệ thuật điểm nhãn của Nguyễn Du. Ông đã khắc hoạ lên vẻ đẹp của Kiều thông qua việc lấy vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hoá để làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Nguyễn Du đã ví đôi mắt của Kiều sáng và trong như một hồ nước mùa thu "làn thu thuỷ", hàng lông mày của nàng lại thanh thoát tựa như dáng núi xuân "nét xuân sơn". Thế nhưng vẻ đẹp của nàng lại vượt qua những quy chuẩn, những khuôn mẫu tự nhiên của tạo hoá khiến cho thiên nhiên phải "ghen", phải "hờn" . Nghệ thuật nhân hoá "hoa ghen, liễu hờn" cùng thành ngữ chỉ mỹ nhân "nghiêng nước nghiêng thành" đã gợi lên cho ta vẻ đẹp tuyệt sắc "có một không hai" của Kiều. Đồng thời nó cũng gợi lên cho ta những dự cảm không lành về tương lai của nàng khỉ vẻ đẹp của nàng khiến cho tạo hoá phải ghen tức thì chắc hẳn cuộc đời nàng cũng sẽ gặp phải vô số những truân chuyên, éo le, trắc trở. Kiều không chỉ có sắc đẹp tuyệt mỹ mà tài năng của nàng cũng khiến cho mọi người phải trầm trồ: "Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm". Kiều không chỉ là một bậc tài nữ với đủ các món nghê cầm kỳ thi hoạ mà nàng còn có một trí thông minh trời phú. Tài năng của nàng tất cả đều vượt trội hơn người theo những quan niệm phong kiến xưa về người phụ nữ. Không chỉ biết rõ, thuộc lòng "bậc ngũ âm" trong nhạc cổ, Kiều còn chơi được loại đàn tỳ bà - đàn của người Hồ, vốn rất khó học. Hơn thế, nàng còn soạn lên khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" mà mỗi lần gảy lên đều khiến cho người nghe phải thổn thức, nghẹn ngào, rơi nước mắt. Những điều đó minh chứng cho một trái tim đa sầu đa cảm của một con người tài hoa. Nhan sắc và tài năng của nàng báo hiệu một cuộc đời truân chuyên, sóng gió. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của Kiều, những câu thơ của Nguyễn Du đã mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nó cũng thể hiện tài năng tuyệt vời của đại thi hào dân tộc - Nguyễn Du.

Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởngđến những kẻ dđ tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa . Chính những nét hồn nhiên , trong sáng . thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành - phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .