Bộ xây dựng ở đâu

Bộ xây dựng là một cơ quan Chính phủ do nhà nước ban hành, Bộ có vai trò quan trong trong công cuộc xây dựng đất nước, nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiêp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nhà nước Việt Nam chúng ta đã luôn phải đưa ra các chính sách, các điều luật mới để đảm bảo cho sự phát triển toàn bộ  các ngành , các Bộ trong bộ máy sơ đồ nhà nước. Một trong các tổ chức ban ngành đang được chính phủ đề cập và đưa ra các chính sách , các thông tư mới đó là Bộ xây dựng. Ngay bây giờ chúng ta cùng công ty mua bán phế liệu Bảo Minh tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển cũng như các thông tư mới nhất được Chính phủ ban hành như thế nào nhé!

Bộ xây dựng là gì?

Bộ Xây dựng của Việt Nam nước ta là cơ quan do Chính phủ thực hiện với chức năng quản lý nhà nước về các ngành về xây dựng, vật liệu xây dựng,; nhà ở và công sở, kiến trúc ; quy hoạch xây dựng nông thôn, hạ tầng ,- kỹ thuật đô thị ,quy hoạch xây dựng đô thị,. Quản lý nhà nước các dịch vụ và thực hiện đại diện dựa trên chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trưởng, theo quy định của pháp luật.

Tiền thân của Bộ là Bộ thủy lợi và Bộ kiến trúc được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 5 vào ngày 20 – 9 – 1955 thành lập.

Bà Phạm Hồng Hà là người giữ chức vụ Bộ trưởng hiện nay.

Bộ xây dựng ở đâu
Hình ảnh cuộc họp của bộ xây dựng

Bộ xây dựng tiếng anh là gì?

Bộ xây dựng trong tiếng anh là Ministry of construction

Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ xây dựng:

  1. Ngày 20/5/1995 : chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị tổ chức kì họp Quốc hội khóa I, kỳ thứ 5 và thành lập ra Bộ thủy lợi và kiến trúc.
  2. Ngày 29 / 4/ 1958, trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam, theo nghị quyết kì họp thứ VIII của Quốc hội khóa I- Bộ Kiến trúc được thành lập ( Bộ Xây dựng hiện nay).
  3. Năm 1960 Chính phủ tổ chức họp nhiệm kỳ quốc hội khóa II ( 1960-1964 ) gồm Bộ Kiến trúc và Ủy ban kiến thiết Nhà nước.
  4. Tháng 6 /1973: Bộ Xây dựng thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Kiến thiết Nhà nước với Bộ kiến trúc.
  5. Năm 1979 : Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước được thành lập, (.tách một phần của Bộ Xây dựng ra ).
  6. Đến tháng 10 / 1989: Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước và  Bộ xây dựng được sáp nhập lại vào thành một bộ chung,

xem thêm: Ngành đường sắt Việt Nam

Chức năng của Bộ xây dựng?

Bô xây dựng là một cơ quan rất quan trọng trong bộ máy sơ đồ tổ chức nhà nước Việt Nam, đây là cơ quan do Chính phủ thực hiện các chức năng quản lí của nhà nước về các vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng, các kiến trúc nhà ở hay là các công sở, hoặc các quy hoạch xây dựng….phục vụ lợi ích cho nhân dân, đẩy đất nước đi lên trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước.

Bộ xây dựng là cơ quan trực tiếp và chỉ đạo các ban ngành, các phòng bao gồm: Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức cán bộ Sở ban ngành…. tác lựa chọn các  nhà thầu trong hoạt động đầu tư – xây dựng thuộc lĩnh vực nhà ở;.

Ngoài ra, Bộ xây dựng còn thẩm định các quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Địa chỉ Bộ xây dựng ở đâu?

Bộ xây dựng nước ta là cơ quan chính, thường trực của nhà nước, và Bộ xây dựng được dựng tại thành phố trung tâm Hà Nội của Việt Nam, chúng ta có thể đến trụ sở của bộ xây dựng theo địa chỉ:

Địa chỉ:

Số 37 Phố Lê Đại Hành- Phường Lê Đại Hành- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội…

Bộ xây dựng ở đâu
Hình ảnh trụ sở bộ xây dựng tại Hà Nội

 Những thông tư mới nhất về Bộ xây dựng:

Ngày 26/12/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành 9 Thông tư mới liên quan tới đến việc xác định định mức, giá xây dựng, giá nhân công; giá thu mua phế liệu xây dựng, chi phí máy và các thiết bị công trình..Nhằm để tạo ra sự thống nhất và đồng bộ hóa trong quản lý của ngành.

Từ ngày 15/2/2020 lĩnh vực xây dựng bắt đầu có hiệu lực. Bao gồm 9 thông tư mới.

xem thêm: Luật xây dựng mới nhất (50/2014/QH13)

9 Thông tư mới nhất bao gồm:

  • Thông tư 10-2019 -TT-BXD ban hành về định mức xây dựng;
  • Thông tư 11-2019-TT-BXD hướng dẫn xác định giá cả máy và thiết bị thi công xây dựng;
  • Thông tư 12-2019-TT-BXD hướng dẫn xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về: định mức, giá xây dựng; chỉ số giá xây dựng;
  • Thông tư 13-2019-TT-BXD đã quy định việc quản lý chi phí đầu tư- xây dựng các công trình- xây dựng, thuộc chương trình các mục tiêu quốc gia để giảm nghèo bền vững, đồng thời lập chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
  • Thông tư 14-2019-TT-BXD: hướng dẫn xác định- quản lý chỉ số giá về xây dựng;
  • Thông tư 15-2019-TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá về nhân công xây dựng,
  • Thông tư 16-2019-TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí về quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
  • Thông tư 1-2019-TT-BXD hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng- công trình;
  • Thông tư 18-2019-TT-BXD hướng dẫn quy đổi vốn đầu tư vào xây dựng.
    Bộ xây dựng ở đâu
    Thông tư mới của Bộ xây dựng được áp dụng vào thực tế ngành xây dựng rất nhiều.

    >>> có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thu mua phế liệu công trình của Bảo Minh

    Bộ xây dựng ở đâu
    Bộ xây dựng là trụ sở luật phát đưa ra những thông tin công minh nhất.

Trên đây là tất cả các thông tin mới nhất về Bộ xây dựng và các thông tư mới nhất. Bài viết được cung cấp bởi công ty thu mua phế liệu công trình Bảo Minh.

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU BẢO MINH

Trụ sở chính: 589 Đường số 18 – Phường Bình Hưng Hòa – Quận Bình Tân – Tphcm
Điện thoại : 0979.637.678 – 0949.193.567  (A.DƯƠNG) Hỗ trợ 24/24h Email :

Website : thumuaphelieugiacao.com.vn

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Bộ Xây dựng (Việt Nam).

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}

Thanks for reporting this video!

Please help us solve this error by emailing us at Let us know what you've done that caused this error, what browser you're using, and whether you have any special extensions/add-ons installed.

Thank you!

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Tiền thân của bộ là Bộ Thủy lợiBộ Kiến trúc được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 5, ngày 20 tháng 9 năm 1955 thành lập. Bộ trưởng hiện nay là Nguyễn Thanh Nghị.[2]

Bộ Xây dựng
Chính phủ Việt Nam
Bộ xây dựng ở đâu

Bộ trưởng đương nhiệm
Nguyễn Thanh Nghị
từ 8 tháng 4 năm 2021

Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập29 tháng 4 năm 1958
Bộ trưởngđầu tiênBùi Quang Tạo (Bộ Kiến trúc)
Ngân sách 20181.308.765 tỉ đồng[1]
Nhân lực-
Thứ trưởngLê Quang Hùng
Nguyễn Văn Sinh
Bùi Hồng Minh
Tình trạngĐang hoạt động
Địa chỉSố 37 Phố Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Điện thoại024. 39760271
024. 39760272
024. 39760278
Fax024. 39762153
WebsiteCổng thông tin Bộ Xây dựng
  • x
  • t
  • s

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Lãnh đạo hiện nay
  • 3 Tổ chức Đảng
  • 4 Cơ cấu tổ chức
    • 4.1 Khối Cơ quan Bộ
    • 4.2 Các tổ chức, đơn vị sự nghiệp
      • 4.2.1 Khối Thông tin, báo chí, xuất bản
      • 4.2.2 Khối Viện
      • 4.2.3 Khối Trường
      • 4.2.4 Khối Ban quản lí dự án
      • 4.2.5 Khối Y tế
    • 4.3 Các doanh nghiệp thuộc Bộ
  • 5 Vụ án 19 lần vỡ đường ống nước sông Đà
  • 6 Bộ trưởng Bộ Xây dựng qua các thời kỳ
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

  • Theo đề nghị của chủ tịch Hồ Chí Minh, được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 9 năm 1955, Bộ Thủy lợi và Kiến trúc được thành lập. Bộ trưởng là Trần Đăng Khoa.
  • Ngày 29 tháng 4 năm 1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khóa I, Bộ Kiến trúc được thành lập - đây chính là tiền thân của Bộ Xây dựng. Bộ trưởng đầu tiên là Bùi Quang Tạo. Từ đó đến nay, ngày 29 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.
  • Năm 1960, trong Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa II (1960-1964) có Bộ Kiến trúc và Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước.
  • Tháng 6 năm 1973, thành lập Bộ Xây dựng trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước với Bộ Kiến trúc.
  • Năm 1979, thành lập Ủy ban Xây dựng Cơ bản Nhà nước (tách một phần từ Bộ Xây dựng).
  • Đến tháng 10 năm 1989, Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước được sáp nhập lại vào Bộ Xây dựng.

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  • Bộ trưởng: Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Các Thứ trưởng:
  1. Lê Quang Hùng, nguyên Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
  2. Nguyễn Văn Sinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Xây dựng[3]
  3. Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Tổ chức ĐảngSửa đổi

  • Xem thêmː Đảng ủy Bộ Xây dựng (Việt Nam)

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Khối Cơ quan BộSửa đổi

  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Quản lý doanh nghiệp
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Khoa học công nghệ và môi trường
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Quy hoạch - Kiến trúc
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Vật liệu xây dựng
  • Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
  • Cục Kinh tế xây dựng
  • Cục Hạ tầng kỹ thuật
  • Cục Phát triển đô thị
  • Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản
  • Cục Quản lý hoạt động xây dựng
  • Cục Công tác phía Nam
  • Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng
  • Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo nhà nước về quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội
  • Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản

Các tổ chức, đơn vị sự nghiệpSửa đổi

Khối Thông tin, báo chí, xuất bảnSửa đổi

  • Báo Xây dựng
  • Nhà xuất bản Xây dựng
  • Tạp chí Xây dựng
  • Trung tâm Thông tin

Khối ViệnSửa đổi

  • Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST)
  • Viện Kiến trúc Quốc gia
  • Viện Kinh tế xây dựng
  • Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia
  • Viện quy hoạch xây dựng miền Nam
  • Viện Vật liệu xây dựng (VIBM)

Khối TrườngSửa đổi

  • Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
  • Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
  • Trường cao đẳng cơ giới xây dựng
  • Trường cao đẳng công nghệ quốc tế LILAMA II
  • Trường cao đẳng nghề kỹ thuật và nghiệp vụ Hà Nội
  • Trường cao đẳng nghề LILAMA I
  • Trường cao đẳng nghề Sông Đà
  • Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1
  • Trường cao đẳng nghề xây dựng
  • Trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị
  • Trường cao đẳng xây dựng Nam Định
  • Trường cao đẳng xây dựng số 1
  • Trường cao đẳng xây dựng TP Hồ Chí Minh
  • Trường trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Sông Hồng
  • Trường trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh
  • Trường trung cấp nghề cơ khí xây dựng
  • Trường trung cấp nghiệp vụ Hải Phòng

Khối Ban quản lí dự ánSửa đổi

  • Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành - Bộ Xây dựng

Khối Y tếSửa đổi

  • Bệnh viện Xây dựng
  • Bệnh viện Xây dựng Việt Trì
  • Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Cửa Lò
  • Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Ngành Xây dựng Phía Nam
  • Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Sầm Sơn
  • Trung tâm Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn

Các doanh nghiệp thuộc BộSửa đổi

  • Tổng Công ty cơ khí xây dựng - CTCP
  • Tổng Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (DIC CORP)
  • Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng
  • Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
  • Tổng Công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam - CTCP (VIWASEEN)
  • Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD)
  • Tổng Công ty IDICO (IDICO CORPORATION JSC)
  • Tổng công ty Lắp máy Việt Nam -CTCP
  • Tổng công ty Sông Đà (SONGDA)
  • Tổng Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC)
  • Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO)
  • Tổng Công ty VIGLACERA - CTCP
  • Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP
  • Tổng Công ty xây dựng số 1 (CC1)
  • Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI)

Vụ án 19 lần vỡ đường ống nước sông ĐàSửa đổi

Ngày 17-7-2014, cử tri nêu bức xúc khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tiếp xúc cử tri tại Q.Hoàn Kiếm: “Trung bình cứ hai tháng đường ống nước Sông Đà lại vỡ một lần. Thậm chí những ngày gần đây, chỉ trong ba ngày mà đường ống nước này vỡ liên tiếp hai lần. (tổng cộng 9 lần)" Theo ông Thảo, nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống nước Sông Đà thì có nhiều, nhưng trọng tâm nhất vẫn là chất lượng đường ống do chính Vinaconex sản xuất. “ [4][5]

Trước đó, sau nhiều lần vỡ đường ống, ngày 19/6/2014, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản cho biết nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống truyền tải nước sông Đà là do chất lượng ống không đồng đều, đường ống được làm bằng vật liệu composite, không chịu được lực uốn và biến dạng. Ngày 14/7/2015, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can 7 cán bộ thuộc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex, Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà, cùng một số đơn vị liên quan về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.[6]

Ngày 15/7/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có kết luận điều tra bổ sung đã xác định: Sau 18 lần vỡ đường ống nước Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex đã phải bỏ ra 13,4 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa, 177.000 hộ dân không được cấp nước trong thời gian 343 giờ, lượng nước không được cấp là 1,5 triệu m3. Doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng khẩn cấp thêm một đường ống mới. Thiệt hại là đặc biệt nghiêm trọng.[6]

Trong hồ sơ chuyển tới VKSND Tối cao, cơ quan này đề nghị truy tố 9 bị can gồm: Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc), Nguyễn Văn Khải (nguyên phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội- Ban Quản lý dự án); Trương Trần Hiển (nguyên trưởng phòng Vật tư thiết bị Ban Quản lý dự án); Trần Cao Bằng (nguyên giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex), Vũ Thanh Hải (nguyên phó giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex); Đỗ Đình Trì (nguyên trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty CP nước và môi trường VN - Viwase) cùng Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều nguyên cán bộ của Viwase.

Theo kết quả điều tra bổ sung, từ năm 2004, HĐQT Vinaconex lúc đó gồm các ông: Phí Thái Bình (Chủ tịch), Nguyễn Văn Tuân (Tổng giám đốc), Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm (các ủy viên) không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình khi quyết định thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh chưa được thẩm định. Cơ quan tố tụng xác định các ông Bình, Tuân, Thành, Thương, Chầm đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 Bộ luật Hình sự, nhưng không có động cơ vụ lợi. Trong quá trình điều tra họ khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu. Việc ra các quyết định trái quy định là muốn công trình nhanh, giá thành rẻ, cho nên liên ngành tư pháp trung ương thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.[7]

Lãnh đạo VKSND Tối cao đã yêu cầu Vụ 3 kiểm tra, xem xét lại vụ việc "không khởi tố lãnh đạo Vinaconex", lo ngại việc không khởi tố cựu phó chủ tịch Hà Nội cùng 4 lãnh đạo chủ chốt của Vinaconex sẽ tạo tiền lệ xấu khi xử lý án tương tự.[8]

Tô Linh Hương, sinh năm 1988, con gái Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, vào ngày 14/4/2012 lúc mới 24 tuổi, đã được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty Vinaconex - PVC nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016.[9]

Theo Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco), tối 14-9-2016, nhân viên của công ty trong quá trình kiểm tra đường ống để duy tu bảo dưỡng định kỳ đã phát hiện ra điểm xung yếu, nước rò rỉ và phun lên mặt đất ở đoạn qua Km21 + 600, Đại lộ Thăng Long. Công ty phải tạm ngừng cấp nước cho hơn 70 nghìn hộ dân. Sự cố được khắc phục trong đêm và đã cấp nước trở lại cho người dân. Đây đã là lần thứ 19 đường ống này bục vỡ.[10]

Bộ trưởng Bộ Xây dựng qua các thời kỳSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Số liệu ngân sách nhà nước”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ “Trang chủ”.
  3. ^ “Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng”.
  4. ^ "Kỷ lục Guinness" về vỡ đường ống nước, tuoitre, 18-7-2014
  5. ^ Vỡ ống nước sông Đà xứng đáng nhận Kỷ lục Guinness thế giới , tienphong, 18-7-2014
  6. ^ a b Hà Nội: Nỗ lực khắc phục sự cố vỡ “kép” đường ống nước sông Đà, dantri, 13-8-2015
  7. ^ VKSND 5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt, vnexpress, 1.8.2016
  8. ^ VKSND Tối cao truy vấn vì sao 'không khởi tố lãnh đạo Vinaconex', vnexpress, 16.7.2016
  9. ^ Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn, bbc, 20.4.2012
  10. ^ Đường ống nước Sông Đà vỡ lần thứ... 19, cand, 15.9.2016

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức của Bộ Xây dựng Việt Nam
  • Diễn đàn kỹ sư xây dựng Việt Nam