Bị cước là gì

Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh cước lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cả nỗi đau nhức với những ai mắc phải căn bệnh này hàng ngày. Vậy bệnh cước là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh cước chân? Cách phòng tránh cũng như phương pháp chữa bệnh cước chân như thế nào?

Bệnh cước là gì?

Bệnh cước là gì? Nói một cách đơn giản thì bệnh cước là bệnh dị ứng thời tiết tại chỗ, đặc biệt với những người có chân tay lạnh vào mùa đông. Vào thời tiết nhiệt độ xuống thấp là thời điểm có rất nhiều người bị mắc bệnh cước. Những người lao động, làm việc ở điều kiện ngoài trời và phải trực tiếp tiếp xúc với nguồn nước lạnh là những đối tượng hay mắc phải chứng bệnh này. 

Tìm hiểu bệnh cước chân tay và các biện pháp phòng tránh

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách phòng tránh bị cước. Khi bị bệnh cước nếu như không được chữa trị đúng cách thì bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều bất tiện, khó chịu và đau nhức mà chứng bệnh này gây ra.

Bệnh cước tên tiếng Anh là gì?

Chilblain hoặc Pernio hoặc Perniosis chính là các tên gọi tiếng Anh của bệnh cước – một chứng bệnh thường gặp vào thời tiết mùa đông.

Nguyên nhân bị cước

Bởi vì thời tiết lạnh sẽ làm cho mạch máu ngoại vi ở dưới da bị co lại, dẫn đến máu lưu thông chậm, ở vùng cần nuôi dưỡng bị thiếu oxy. Khi làm nóng cơ thể một cách đột ngột với lửa hay lò sưởi, mạch máu đang bị co lại sẽ dễ bị vỡ gây ra viêm, sưng, phù nề khiến người bệnh cảm thấy ngứa và đau.

Triệu chứng của bệnh cước tay chân

Như đã nói ở trên, triệu chứng thường thấy nhất của bệnh cước là bị sưng chân tay, có cảm giác ngứa rát rất khó chịu ở các đầu ngón chân, bàn tay bị ngứa và sưng. Sự tuần hoàn máu ở vùng dưới da kém bởi thời tiết quá lạnh gây ra tình trạng co thắt. Đồng thời, rối loạn tuần hoàn máu có thể gây ra tình trạng thiếu máu tạm thời ở vùng da đầu các ngón tay, ngón chân đó. 

Biểu hiện rõ nhất của bệnh cước chân tay khi trời lạnh là bị ngứa ngón tay chân, sưng chân tay bị ngứa và nổi mụn nước

Nếu ta làm ấm đột ngột ở vùng da đó thì các mạch máu nhỏ sẽ lập tức bị vỡ gây nên hiện tượng sưng đỏ. Ở một vài trường hợp, những vùng bị cước có thể còn nổi mụn nước, thời gian lâu có thể gây ra nhiễm trùng, khiến vùng da bị lở loét và hoại tử.

Những đối tượng nào dễ bị cước tay chân

  • Những người nông dân lao động ở đồng ruộng hoặc ngư dân đánh bắt ở sông, biển. Bởi những đối tượng này thường xuyên phải tiếp xúc với nước và đất ở nhiệt độ lạnh một cách trực tiếp, hay bị lạnh chân tay.
  • Các công nhân làm việc trong nhà xưởng chế biến thủy, hải sản trong quá trình làm việc luôn phải tiếp xúc với nước ở nhiệt độ thấp khiến tay chân bị lạnh.
  • Những người lao động chân tay, người công nhân phải làm việc ngoài trời: cầu đường, xây dựng… thường xuyên bị lạnh tay chân.

Biện pháp phòng tránh bị cước

Tuy chứng bệnh này dễ mắc nhưng cũng rất dễ để phòng tránh. Vào mùa đông lạnh, bạn nên giữ ấm cho cơ thể, không để bị lạnh chân tay, đặc biệt là vùng đầu ngón chân. Cần phải chuẩn bị đầy đủ tất chân khi đi ra ngoài.

Với những người có cơ địa yếu hơn người bình thường, sức chịu đựng kém hơn bình thường thì những giải pháp đơn giản khác như tất chân lại không khả thi cho lắm. Những dụng cụ sưởi ấm di động như túi ấm điện, túi chườm đa năng giúp bảo vệ cơ thể sẽ là những gợi ý hiệu quả hơn trong tiết trời lạnh giá mùa đông.

Một số lời khuyên khác để không bị cước chân tay vào mùa đông đó là:

  • Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất liệu nhạy cảm dễ kích ứng cho da như len, bông, dạ… Tránh mặc đồ quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.
  • Khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà… thì hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp hoặc đeo găng tay. Tránh sử dụng nước lạnh, các hóa chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa bát, nước lau nhà.
  • Tắm bằng nước ấm khi trời lạnh và sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm cho da để tăng độ ẩm cho làn da, đồng thời cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.
  • Đi bảo hộ (găng tay,  tất chân, ủng chân), tránh để bàn tay lạnh khi làm việc ngoài trời.
  • Luôn chú ý giữ ấm cơ thể, tránh để chân tay lạnh. Hãy đi dép ấm trong nhà, giày ấm khi ra ngoài trời…
  • Luyện tập thể thao thường xuyên mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
  • Mỗi ngày nên uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít/ngày.
  • Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh để bổ sung chất xơ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất giàu protein.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc các món đã từng khiến cơ thể bị dị ứng, kích ứng.
  • Buổi tối có thể uống một chút rượu nhỏ (do chất cồn sẽ làm giãn các mao mạch máu, giúp máu dễ lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…

Những bài thuốc dân gian trị cước chân tay

Dưới đây là những mẹo chữa bệnh cước chân tay vào màu đông theo dân gian vô cùng hiệu quả và đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp này tại nhà để chữa trị chứng bệnh khó chịu này một cách nhanh chóng.

  • Chữa bệnh cước chân tay với lá lốt hiệu quả:

Thái nhỏ lá lốt tươi đã rửa sạch, sau đó đun sôi với nước cùng một chút muối trong khoảng từ 5 – 10 phút. Ngâm chân với nước lá lốt đã đun. Lặp lại mỗi ngày vào khoảng thời gian trước khi ngủ 15 – 30 phút. Nếu thực hiện đều đặn thì bệnh cước chân tay sẽ đỡ dần và nhanh chóng khỏi hẳn.

  • Rượu anh đào có khả năng làm giảm cơn ngứa ngón tay, ngón chân mà bệnh cước gây ra:

Sử dụng bông thấm một ít rượu anh đào rồi thoa lên vùng da bị cước. Thực hiện mỗi ngày để làm dịu đi cơn ngứa ngón tay chân, sau một thời gian sẽ trị dứt điểm bệnh cước.

  • Trị dứt điểm bệnh cước chân tay với gừng tươi:
Chữa bệnh cước tay chân với gừng tươi là mẹo chữa bệnh theo dân gian đơn giản mà hiệu quả

Củ gừng tươi sau khi đem rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó bỏ thêm một chút muối rồi xát lên vùng da bị bệnh cước. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày thì những cơn ngứa chân tay sẽ dịu đi. Phương pháp điều trị hiệu quả này sẽ giúp bệnh nhân từ từ khỏi hẳn bệnh cước trong vòng 1 tuần.

Với những thông tin cung cấp ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu bệnh cước là gì. Hãy áp dụng những cách chữa cước chân nhanh nhất theo phương pháp dân gian trên để điều trị dứt điểm những cơn ngứa ngón chân tay. Đồng thời, hãy nhớ luôn giữ ấm cơ thể, tránh để tay chân lạnh vào mùa đông bạn nhé!

Khi bị cước, người bệnh luôn cảm thấy rất khó chịu. Hiện tượng da bị sưng, có cảm giác ngứa, đau như bị châm chích gây ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động thường ngày của người bệnh. Bệnh cước thường xảy ra trong mùa đông và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, đây cũng là một căn bệnh có thể được phòng tránh hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng phương pháp.

1. Bệnh cước có nguy hiểm không?

1.1. Những biểu hiện thường gặp của bệnh cước

Thông thường, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện của bệnh ngay sau vài giờ tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Triệu chứng bệnh có thể xảy ra ở mũi, mông, đùi, bắp chân, lòng bàn chân, nhưng thường gặp nhất là ở các đầu ngón tay và ngón chân. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh cụ thể:

Triệu chứng bệnh cước thường xuất hiện ở ngón tay

- Các đầu ngón chân và ngón tay hoặc một số vị trí như mũi, đùi, bắp chân, lòng bàn chân của người bệnh có thể xuất hiện những mảng da đỏ, hay có màu tím xanh.

- Vùng da bị cước có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy rất khó chịu, đôi khi đau như đang bị châm chích.

- Một số trường hợp còn có thể bị sưng và đau da, dẫn đến phồng rộp da, gây ra tình trạng mụn mủ, loét da.

1.2. Những nguyên nhân gây ra bệnh cước

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh:

  • Thời tiết lạnh vào mùa đông

Căn bệnh này thường xảy ra trong mùa đông. Những triệu chứng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu thời tiết thay đổi quá đột ngột từ nóng sang lạnh. Chẳng hạn như những trường hợp phải tiếp xúc với thời tiết lạnh quá lâu, sau đó lại làm nóng bàn chân và bàn tay quá nhanh bằng cách dùng túi chườm trực tiếp hoặc để tay, chân cạnh lò sưởi thì rất dễ bị cước.

Bên cạnh đó, hệ thống tuần hoàn bao gồm những cơ quan khá nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, chẳng hạn như các mao mạch, tĩnh mạch, động mạch. Do thời tiết quá lạnh, các mạch máu ngoại vi dưới da phải co lại để giúp cơ thể duy trì thân nhiệt. Sự co thắt này sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu và có thể gây ra tình trạng cước tay, cước chân như chúng ta vẫn thường gặp.

Bệnh cước thường xảy ra khi thời tiết lạnh

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh cước như:

+ Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có cha, mẹ, anh chị em ruột từng bị cước, thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

+ Những trường hợp bị tiểu đường, tăng mỡ máu, hoặc mắc một số bệnh mạch máu ngoại biên khác cũng có nguy cơ cao bị cước.

+ Những người bị suy dinh dưỡng, tinh thần bất ổn cũng dễ bị bệnh cước hơn so với những người có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khỏe mạnh và tinh thần tích cực, vui vẻ.

+ Một số trường hợp bị thay đổi nội tiết tố cũng có nguy cơ cao bị cước.

+ Bị cước cũng có thể do bệnh lupus ban đỏ, bệnh Raynaud, xơ cứng bì, lở loét, hay bệnh rối loạn sinh tủy,…

+ Ngoài ra, bị cước cũng có thể xuất phát từ thói quen mặc quần áo quá chật, bó sát người trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm.

1.3. Bệnh cước có nguy hiểm không?

Cước không phải là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần khi thời tiết ấm dần lên. Tuy nhiên, trong trường hợp, những triệu chứng bệnh kéo dài quá lâu hoặc mức độ ngày càng tăng dần, kèm theo đó là xuất hiện tình trạng mụn mủ, viêm loét, nhiễm trùng da thì cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng. Những trường hợp bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính thì có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn so với những đối tượng khác.

2. Phải làm sao để phòng bệnh cước hiệu quả?

Nếu bạn chủ động và áp dụng đúng phương pháp, bệnh cước sẽ được phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng tham khảo một số phương pháp dưới đây:

- Luôn luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh bằng cách mặc nhiều áo ấm, đi găng tay và đi tất. Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh. Lưu ý khi lựa chọn trang phụ như quần áo, găng tay, tất,… nên lựa chọn những sản phẩm có chất liệu mềm mại và không nên mặc quá bó sát. Nên tránh len và dạ vì những chất liệu này rất dễ gây kích ứng. Với những trường hợp phải thường xuyên làm việc ngoài trời thì việc giữ ấm cơ thể trong mùa đông lại càng cần thiết.

Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh để tránh bị cước

- Không nên để tay và chân tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh. Khi giặt quần áo hay rửa bát, bạn nên đeo găng tay để bảo vệ da.

- Tắm bằng nước ấm: Thay vì tắm nước quá nóng, bạn hãy lựa chọn tắm với nước ấm vừa phải để phòng tránh bị cước, đồng thời có thể giảm triệu chứng bệnh cước. Khi tắm nước ấm, cơn ngứa sẽ được xoa dịu hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngâm chân khoảng 5 đến 10 phút với nước gừng pha muối để giúp cơ thể được tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ bị cước.

- Tập thể dục cũng là một trong những cách rất hiệu quả giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Khi đó, máu lưu thông tốt hơn, giúp phòng cước và nhiều loại bệnh khác. Đây cũng là cách rất tốt để giúp tinh thần của chúng ta luôn vui vẻ, thoải mái và duy trì một vóc dáng cân đối.

Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây để phòng ngừa cước chân, tay trong mùa đông

- Chế độ ăn cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn phòng nguy cơ bị cước. Nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày và đồng thời bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây cũng như một số thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, bạn nên tránh những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như các loại hải sản hoặc một số món ăn từng khiến bạn bị dị ứng. Đặc biệt, không nên sử dụng chất kích thích.

Bệnh cước không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh hoặc gây nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng da. Do đó, không nên chủ quan với căn bệnh này. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.

Video liên quan

Chủ đề