Làm thế nào để chăn nuôi trở thành một nên sản xuất chính trong điều kiện dịch bệnh hiện nay

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản sáng 3/9 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân.

Chăn nuôi tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây

Phát biểu tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản sáng 3/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường ghi nhận kết quả ngành chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng nhanh, đạt 6,7%, lớn nhất trong lịch sử.

Bộ trưởng đặc biệt đánh giá cao tốc độ phát triển khá cao, nhưng lại rất đồng bộ, toàn diện của ngành chăn nuôi khi cả gia súc, gia cầm và thủy sản đều tốt. Trong khi các năm trước, "được con lợn mất con gà, được còn gà mất con trâu", riêng năm 2020 được toàn diện cả gia súc, gia cầm và thủy sản.

Về công tác thú y, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao các hoạt động hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, của các đơn vị dịch vụ, doanh nghiệp, người dân. Công tác quản lý chung của hệ thống ngành nông nghiệp nói chung, hệ thống chăn nuôi thú y nói riêng thông suốt, từ Chính phủ, các Bộ, ngành tới các tỉnh, thành địa phương là tác nhân quan trọng giúp ngành chăn nuôi đạt được kết quả ấn tượng như hiện nay.

Bằng chứng, đến nay 98% số xã bị dịch tả lợn Châu Phi đã được không chế qua 30 ngày. Mặc dù vẫn xuất hiện một số ổ dịch cúm gia cầm lẻ tẻ, song chưa khi nào đàn gia cầm Việt Nam đạt xấp xỉ 500 triệu con như hiện nay.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh tới vai trò của của khối các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, bởi nếu không có khối các doanh nghiệp lớn giữ được tổng đàn, cục diện ngành chăn nuôi không thể có được kết quả rõ rệt như thời điểm này. Minh chứng rõ nhất là trong thời gian rất ngắn, từ đáy 2,7 triệu nái do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, nay tổng đàn lợn nái cả nước đã tăng lên 3 triệu con.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đặc biệt lưu ý bệnh thủy sản trên con tôm. Bởi từ tháng 9 này trở đi tăng trưởng xuất khẩu tôm sẽ rất cao, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên tôm rất cao, cần quản lý giám sát tôm giống thật kỹ lưỡng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khuyến cáo đặc biệt việc ưu tiên sử dụng vôi bột để sát trùng, khử trùng trong phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Nguyên Huân.

Tuyệt đối không được lơ là chủ quan

Mặc dù ghi nhận nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý, "trông cây quanh năm không bằng một ngày trông quả", bởi 4 tháng còn lại cuối năm 2020 vô cùng quan trọng, nguy cơ rủi ro dịch bệnh thách thức rất lớn tới thành quả trong 8 tháng đầu năm.

“Chưa bao giờ mật độ chăn nuôi nhiều như hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao. Các mầm bệnh và nguồn lây lan bên ngoài, từ biên giới, thậm chí mầm bệnh ngay tại chỗ vẫn luôn thường trực. Trong khi đó, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm cơ cấu rất lớn trong tổng thể ngành chăn nuôi của nước ta nên nếu lơ là chủ quan dịch bệnh có thể 'thổi bay' thành quả đạt được”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Hơn nữa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý diễn biến thời tiết bất thuận năm nay, chưa bao giờ trong lịch sử giao thừa mưa to, mưa đá tại các tỉnh phía Bắc như năm nay; trên thế giới, Ấn Độ, Trung Quốc mưa lũ lớn nhất trong lịch sử. Do đó, rất có thể năm nay miền Bắc sẽ rét sớm, rét đậm, cần có giải pháp ngay từ bây giờ để bảo vệ đàn gia súc.

Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, thực tế việc bùng phát cúm gia cầm vừa qua cho thấy đa phần do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tiêm vacxin đầy đủ.

Vấn đề này các địa phương cần hết sức chú ý, bởi lứa đầu chuyển đổi từ nuôi lợn sang nuôi gia cầm đa phần bà con chăn nuôi đều thành công bởi vì môi trường vẫn sạch bệnh, tuy nhiên, áp lực dịch bệnh ở lứa thứ 2, thứ 3 mới thực sự là vấn đề cần phải lưu tâm.

Kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thú y từ nay đến cuối năm, ưu tiên phòng là chính, trong đó vệ sinh tiêu độc khử trùng là giải pháp hàng đầu.

Bộ trưởng khuyến cáo đặc biệt việc ưu tiên sử dụng vôi bột để sát trùng, khử trùng, bởi theo Bộ trưởng "vôi bột vào chuồng tốt chuồng, chảy ra vườn tốt vườn, chảy xuống ao tốt ao". Vôi bột còn có ưu điểm nữa là diệt được vi khuẩn, virus có hại, bảo vệ được vi sinh vật có lợi mà giá thành lại rất rẻ so với thuốc sát trùng, khử trùng.

Với những loại dịch bệnh đã có vacxin, Bộ trưởng giao Cục Thú y phải triển khai tiêm phòng đầy đủ, định kỳ tối đa trên đàn vật nuôi. Riêng vacxin dịch tả lợn Châu Phi cần đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hợp tác quốc tế để có những bước tiến, kết quả cao hơn. Đặc biệt chú ý làm tốt công tác khuyến nông, truyền thông trên tinh thần rất minh bạch, chủ động thông tin dịch bệnh, không giấu giếm gì cả. "Có con lợn, con gà, con trâu nào chết đều khai hết", vừa qua OIE cũng đánh giá rất cao sự minh bạch của Việt Nam về vấn đề này.

“Sau hội nghị này, đề nghị Cục Thú y hoàn thiện 4 báo cáo chuyên đề để gửi các tỉnh, thành làm căn cứ chỉ đạo điều hành. Biểu dương các doanh nghiệp rồi, tôi đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiếp tục làm hạt nhân để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Cố gắng để từ nay đến cuối năm, chăn nuôi sẽ trở thành ngành đóng góp chính cho nông nghiệp, nhưng sự đóng góp phát triển đó phải thực sự bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đặc biệt lưu ý tới việc tiêm phòng vacxin tại một số địa phương. Đơn cử như con vịt, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nghĩ chỉ nuôi hơn 40 ngày nên không tiêm là sai lầm rất lớn và thực tế dịch cúm gia cầm đã tấn công ngay vào đàn vịt không tiêm này.

Bên cạnh đó, một số tỉnh vẫn để bùng phát dịch lở mồm long móng trên trâu, bò. Do đó, cần rà soát lại quy trình đầu thấu, sử dụng vacxin để sớm chấm dứt bệnh lở mồm long móng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyên Huân

nguồn: nongnghiep.vn

Thành viên Hợp tác xã Rau an toàn Trường Thịnh (thị xã Phú Thọ) chăm sóc rau vụ Đông

Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi bùng phát dịch COVID-19 nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tích cực đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết hàng hóa. Nhờ đó, việc sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn đạt kết quả tốt. Năm 2021, sản xuất lúa đạt 60.300ha, sản lượng 345.400 tấn. Trong đó, vụ Xuân 36,1 nghìn ha, sản lượng 218,4 nghìn tấn; vụ Mùa 24,2 nghìn ha, sản lượng ước đạt 127 nghìn tấn; sản xuất rau các loại ước đạt 14,8 nghìn ha, sản lượng ước đạt 231,4 tấn. Nhiều diện tích rau màu, cây ăn quả trên địa bàn cũng đã được nông dân kịp thời xuống giống và đang sinh trưởng, phát triển thuận lợi với 12.400ha cây trồng các loại, trong đó có 6.850ha ngô, 5.520 rau xanh, còn lại là các loại cây trồng khác.

Riêng ngành chăn nuôi, nhờ định hướng, hỗ trợ chuyển hướng chăn nuôi đúng đắn, kịp thời nên tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, có xu hướng phục hồi với tổng đàn trâu ước đạt 56.200 con; tổng đàn bò ước đạt 105.000 con; tổng đàn lợn ước đạt 684.500 con; tổng đàn gia cầm ước đạt trên 15,7 triệu con. Trong đó, tổng sản lượng thịt hơi các loại 184.000 tấn; tổng sản lượng thủy sản đạt 41.700 tấn, trong đó sản lượng nuôi đạt 39,200 tấn, sản lượng khái thác tự nhiên 2.500 tấn...

Trang trại tổng hợp của ông Bùi Quang Hiệu ở xã Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) luôn duy trì hơn 2.000 con lợn thịt để phục vụ nhu cầu thị trường

Huyện Tam Nông đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp trong sản xuất nông nghiệp để thích ứng với tình hình dịch bệnh với việc duy trì, phát triển hàng hóa của 402 trang trại, gia trại. Trong đó có 56 trang trại chăn nuôi lợn, gà; 14 trang trại thủy sản; 71 trang trại tổng hợp; 261 gia trại và nhiều mô hình kinh tế sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Ông Kiều Quốc Phong - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: Bà con nông dân trên địa bàn huyện đang nỗ lực khắc phục khó khăn để tăng gia sản xuất. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của chính quyền địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có việc đeo khẩu trang, không tụ tập thành nhóm lao động sản xuất đông người.

Tuy nhiên, trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 có thể còn kéo dài và phức tạp, trong khi nông sản được thu hoạch theo mùa vụ nên rất cần sự chủ động của nông dân, doanh nghiệp trong điều chỉnh sản xuất, nỗ lực đa dạng kênh tiêu thụ đến sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, nhất là từ chính quyền địa phương.

Thực hiện Kế hoạch đảm bảo sản xuất, tiêu thụ nông sản “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng phương án sản xuất, tiêu thụ nông sản theo từng cấp độ dịch.

Hàng hóa nông sản luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (ảnh chụp tại Chợ nông Trang, thành phố Việt Trì ngày 3/11/2021)

Trong đó, đối với trường hợp thực hiện cấp độ dịch nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình thì đẩy mạnh phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực, thế mạnh địa phương theo chuỗi liên kết gắn với thị trường chế biến, tăng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng.

Với trường hợp thực hiện cấp độ dịch nguy cơ cao và nguy cơ rất cao thì các địa phương cần khoanh vùng sản xuất, có các biện pháp sản xuất an toàn dịch bệnh như: Sử dụng bảo hộ lao động, phun khử khuẩn cho các phương tiện vận chuyển nông sản…; đối với cây trồng, vật nuôi đến lứa thu hoạch thì tiến hành thu hoạch sớm theo hướng “cuốn chiếu” từng khu vực để hạn chế tập trung đông người. Trong trường hợp có thể duy trì được thì kéo dài thời gian thu hoạch để tiện cho việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương lân cận kịp thời triển khai các biện pháp, kế hoạch để vừa đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong tỉnh; tăng cường kết nối, đa dạng các kênh tiêu thụ ngoài tỉnh không để tắc nghẽn, ùn ứ nông sản. Thiết lập và duy trì các kênh phân phối, giao dịch mua bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử hỗ trợ các đơn vị vận chuyển, tiêu thụ nông sản...

Sàn thương mại điện tử của ViettelPost tại địa chỉ voso.vn là địa chỉ tin cậy cho người nông dân bán sản phẩm nông sản

“Cùng với đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tích cực phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người nông dân duy trì sản xuất, gieo trồng đúng khung thời vụ, đảm bảo lương thực tự cấp trong điều kiện dịch bệnh lâu dài; khuyến cáo rải vụ thu hoạch để phục vụ tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, cấp độ dịch, chỉ đạo sản xuất đảm bảo công tác phòng chống dịch và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân kịp thời. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác dự tính dự báo, chủ động trong phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác, kịp thời, hiệu quả” - ông Từ Anh Sơn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.

Nguyễn Liên

Video liên quan

Chủ đề