Bao nhiêu ngày nữa hết cách ly

Bao nhiêu ngày nữa hết cách ly

Nguồn hình ảnh, TTXVN

Chụp lại hình ảnh,

Dự báo đỉnh dịch sau 10 ngày nữa, lây nhiễm cộng đồng vẫn phức tạp

Lãnh đạo ngành y tế Việt Nam nhận định 10 ngày nữa sẽ đến đỉnh dịch. Trong khi đó, các ca lây nhiễm cộng đồng vẫn tiếp tục tăng và khó khoanh vùng, ngăn chặn.

Bộ Y tế Việt Nam sáng 6/8 công bố thêm bốn ca nhiễm Covid-19, trong đó ba người ở Quảng Nam, một người Hà Nội. Tất cả các ca nhiễm mới đều liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng.

Sáng cùng ngày, có thêm một bệnh nhân Covid-19 tử vong, bệnh nhân 651. Bệnh nhân là một phụ nữ 67 tuổi, quê ở Quảng Nam, có tiền sử suy thượng thận mạn tính, Lupus ban đỏ, tiểu đường, nhiễm nấm máu và đã nhiễm Covid-19 trong khi đang nằm viện.

Như vậy, tính đến sáng 6/8, tổng số ca nhiễm của Việt Nam là 717, trong đó 381 người đã khỏi bệnh, 9 người tử vong, 327 bệnh nhân đang được điều trị. Ít nhất 10 người đang trong tình trạng nguy kịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, người đang trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch tại Đà Nẵng, hôm 5/8 nhận định số bệnh nhân Covid-19 sẽ tiếp tục tăng lên trong vài ngày tới và đạt đến đỉnh dịch sau 10 ngày nữa.

"Qua phân tích sự lây nhiễm của virus, ngành y tế khuyến cáo trong 10 ngày tới người dân cần hết sức cẩn thận và thực hiện nghiêm những khuyến cáo phòng bệnh. Không thể chủ quan mặc dù công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch đã được thực hiện hết sức quyết liệt", ông Sơn nói.

Virus corona: VN cách ly trong khách sạn 5 sao được không?

Với bùng phát mới, VN vừa chống dịch vừa lo giữ kinh tế

Báo VNExpress dẫn lời Thứ trưởng Sơn nhận định giai đoạn hai của dịch khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn một.

Ở giai đoạn một, dịch cũng xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng chỉ có một số nhân viên Công ty Trường Sinh và vài điều dưỡng mắc bệnh. Giai đoạn hai dịch khởi phát tại bệnh viện, lây lan cho nhiều bệnh nhân và người nhà cũng như các nhân viên y tế chăm sóc tại ba bệnh viện ở Đà Nẵng. Việc các bệnh nhân có bệnh nền nặng lại bị nhiễm Covid-19 giải thích cho con số tử vong gia tăng gần đây.

"Bên cạnh những bệnh nhân đã truy vết được thì ở một số nơi đã xuất hiện một số bệnh nhân không liên quan đến các bệnh viện trên. Do vậy công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch gặp nhiều khó khăn hơn so với giai đoạn một", ông Sơn nói. "Nếu toàn bộ nhân dân trong những vùng nguy cơ thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 thì chúng ta mới hy vọng dập tắt được dịch".

Nguồn hình ảnh, Thông tin chính phủ

Chụp lại hình ảnh,

Đà Nẵng dựng bệnh viện dã chiến ở Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang).

Thứ trưởng Sơn chia sẻ mục tiêu chủ yếu của Bộ Y tế tại thời điểm này là sử dụng xét nghiệm kháng thể để phát hiện những ca nhiễm trong cộng đồng, phát hiện những trường hợp dương tính kháng thể và truy vết người tiếp xúc để tìm ra ca bị lây nhiễm gần. Hai loại xét nghiệm đang được áp dụng là RT-PCR và huyết thanh. Cũng theo ông Sơn, việc truy vết F0 ở Đà Nẵng không phải là nhiệm vụ chính.

Đà Nẵng hiện đã nâng công suất xét nghiệm lên 8.000-10.000 mẫu mỗi ngày nhưng sắp tới có thể sẽ tăng cao hơn nữa. Trang thiết bị và nhân sự từ các nơi khác cũng đang được tăng cường cho Đà Nẵng.

Ngày 5/8, tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội thông báo sẽ đưa 800 người từ Đà Nẵng trở về tới nơi cách ly tập trung để ngăn chặn dịch bệnh. Đây là những người mắc kẹt lại tại Đà Nẵng sau thời điểm công bố cách ly xã hội vào 0 giờ ngày 28/7.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nói: "Nếu không giám sát, để họ đi lại, tiếp xúc nhiều người như ca nghi nhiễm mới nhất tại quận Bắc Từ Liêm sẽ rất phức tạp".

Tính đến nay, Hà Nội đã đón khoảng 95.000 người về từ Đà Nẵng kể từ khi dịch bùng phát trở lại và có nhiều trường hợp đã được phát hiện nhiễm bệnh. Một số ca nhiễm có lịch sử tiếp xúc, đi lại phức tạp tại địa phương, khiến cho việc truy vết gặp rất nhiều khó khăn.

VN: Quảng Nam ngừng test nhanh, Đà Nẵng xét nghiệm theo nhóm

Với bùng phát mới, VN vừa chống dịch vừa lo giữ kinh tế

Cũng trong cuộc họp, sau khi Hà Nội có một ca trở về từ Đà Nẵng đã di chuyển qua bốn quận, gặp gỡ nhiều người trước khi phát hiện dương tính lần một, ông Ngô Văn Quý đã đề nghị phải có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn với những người trở về từ Đà Nẵng.

"Ca nghi ngờ có lộ trình rất phức tạp. Đặc biệt, từ ngày 19.7 là ngày có biểu hiện sốt, viêm họng, đến ngày 3.8, khi bệnh nhân được tư vấn vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2, tức là 14 ngày, bệnh nhân có tiếp xúc phức tạp. Đề nghị tập trung tìm F1, F2 càng nhanh càng tốt, để xét nghiệm ngay; đồng thời, công bố lộ trình để người dân biết, tự giác khai báo", ông Quý nói.

Bao nhiêu ngày nữa hết cách ly

Tất cả các trường hợp về từ Đà Nẵng từ 15/7 đến nay, dù đã test nhanh cũng phải làm xét nghiệm PCR để khẳng định. Vẫn còn xác suất tồn tại người nhiễm bệnh chưa được phát hiện."

Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói hôm 5/8

Một trong những ổ dịch nguy hiểm được nhận diện là chuyến bay VN7198 từ Đà Nẵng tới Hà Nội vào ngày 24/7. Giới chức Hà Nội cảnh báo ổ dịch tại đây còn khó lường hơn ổ dịch trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam hồi tháng 3. Theo đó, trên chuyến bay VN7198 đã có sáu bệnh nhân Covid-19, trong đó có bốn người tại Lạng Sơn và hai người tại Bắc Giang.

"Chuyến bay này hạ cánh xuống Nội Bài là nơi rất đông đúc, hành khách cơ bản không đeo khẩu trang. Ở Bắc Giang có nhóm mười mấy người đi cùng nhau, đã phát hiện sáu người dương tính. Vậy những người còn lại trên chuyến bay là ở Hà Nội hay tỉnh nào, chúng ta phải khẩn trương tìm kiếm", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói.

"Với chuyến bay VN 0054 (từ Anh về Hà Nội sáng 2.3, khoang hạng C có 21 hành khách thì 19 người mắc Covid-19, trong đó có bệnh nhân thứ 17), hành khách mắc Covid-19 ở khoang C, họ lên sau, xuống trước, nên ít tiếp xúc hơn. Còn chuyến bay này, người mắc Covid-19 ở khoang phổ thông nên mức độ nguy hiểm lây nhiễm cho cả chuyến bay chứ không giống chuyến VN0054", ông Chung nhấn mạnh.

Tại các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội, bên cạnh việc xét nghiệm nhanh đối với tất cả người về từ Đà Nẵng, các phương pháp phòng ngừa khác cũng được triển khai. TP HCM đã áp dụng quy định phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ ngày 5/8.

Giữa lúc các ổ dịch trong cộng đồng chưa thực sự được khoanh vùng, khoảng 800.000 thí sinh sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT vào các ngày 9 và 10/8. Đây cũng là sự kiện khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ dịch bệnh lây lan.

Đa phần F0 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vài ngày đầu tiên nhiễm virus. Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà theo quy định, tùy theo triệu chứng, thường F0 sẽ âm tính trở lại (trong vòng 5 ngày, hoặc trong vòng 10 ngày). Và sau đó, có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, đối với một số F0, phải mất từ vài tuần tới vài tháng để có kết quả âm tính trở lại. Thậm chí một số trường hợp vẫn chưa âm tính trở lại dù đã hết các triệu chứng.

Bao nhiêu ngày nữa hết cách ly

Theo CDC Mỹ, F0 chỉ nên xét nghiệm lại sau 5 ngày kể từ khi phát hiện mắc COVID-19. Nếu kết quả dương tính, thì tiếp tục cách ly thêm 5 ngày nữa.

CDC Mỹ: Chỉ cần cách ly 5 ngày với F0 không triệu chứng, đeo khẩu trang hết ngày thứ 10

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ vừa đưa ra hướng dẫn cần phải làm gì trong vòng 10 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19:

- F0 không triệu chứng chỉ cần cách ly 5 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính.

- F0 có triệu chứng  có thể không cần phải cách ly sau 5 ngày nếu khỏe lại và không còn sốt trong vòng 24 giờ.

- Khi không còn cách ly, F0 được khuyến cáo tiếp tục đeo khẩu trang cho đến ngày thứ 10 tính từ khi mắc bệnh.

Tuy nhiên, theo CDC Mỹ, F0 vẫn có thể dương tính với COVID-19 cho đến 3 tháng sau nhiễm virus. Trong trường hợp này, thì khuyến cáo cách ly thế nào? Trường hợp kết quả dương tính dai dẳng nghĩa là bạn vẫn chưa khỏi bệnh? Sau đây là những thông tin bạn cần biết.

F0 thường dương tính trong vòng bao nhiêu ngày?

TS. Matt Binnicker, chuyên gia virus học lâm sàng của Mỹ cho biết phần lớn F0 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên hay test nhanh dương tính có thể lên tới 10 ngày. Tuy nhiên, khi xét nghiệm PCR, một vài người có kết quả dương tính  tới 2 tháng.

Theo thông tin của CDC Mỹ, vào tháng 8/2020, CDC Mỹ cập nhật hướng dẫn cách ly rằng F0 có thể tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 lên tới 3 tháng kể từ lần chẩn đoán đầu tiên, tuy nhiên lại không gây lây nhiễm cho người xung quanh nếu đã hoàn toàn khỏe mạnh không triệu chứng.

Sự khác biệt giữa xét nghiệm và kết quả dương tính trong bao lâu tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm và độ nhạy của nó.

Theo chuyên gia David Dowdy- Trường Y tế công Johns Hopkins Bloomberg, xét nghiệm PCR tìm kiếm RNA virus, hay vật liệu gene di truyền của virus.

"Kể cả khi virus đã chết, RNA vẫn có thể quẩn quanh đâu đó, vì vậy bạn có thể nhận kết quả dương tính giả (đối với xét nghiệm PCR) cho tới tận 2 tháng sau khi nhiễm virus.", TS. Dowdy nói. "Dù không phải là trường hợp phổ biến, nhưng đây là khả năng có thể xảy ra."

Trong khi đó, xét nghiệm kháng nguyên, hay còn gọi là test nhanh tại nhà, thường tìm kiếm protein cụ thể của virus.

Theo CDC Mỹ, test nhanh thường kém nhạy hơn xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, cả 2 loại test đều hiệu quả đối với người có triệu chứng.

Theo CDC, phần lớn F0 sẽ tiếp tục dương tính với xét nghiệm COVID-19 ngay kể cả khi đã khỏi các triệu chứng, vì vậy không nhất thiết phải lo lắng về khả năng lây nhiễm virus cho người khác. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các triệu chứng COVID-19 nặng và tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính với virus thì nên thận trọng.

"Ở một vài người, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch vẫn có thể gây lây nhiễm COVID cho người khác một khoảng thời gian dài hơn, đặc biệt nếu tiếp tục có triệu chứng.", chuyên gia Binnicker lý giải. Theo TS.Dowdy, đó là do "hệ miễn dịch không loại bỏ được virus hiệu quả, cũng có thể khiến F0 lâu có kết quả âm tính trở lại so với thông thường.

Đối với trường hợp này, CDC Mỹ cũng khuyến cáo thời gian cách ly lên tới 20 ngày đối với người suy giảm miễn dịch hoặc mắc các triệu chứng COVID-19 nặng. Những người này cũng được khuyến cáo xét nghiệm COVID-19 khi quyết định bỏ cách ly, tái hòa nhập cộng đồng để tránh lây cho người khác.

F0 đã khỏi các triệu chứng mà vẫn dương tính, nên làm gì?

Theo khuyến cáo của CDC và các chuyên gia y tế Mỹ, khi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, F0 không cần làm lại xét nghiệm cho tới 5 ngày sau.

Hết 5 ngày mới nên làm lại xét nghiệm để quyết định kết thúc thời gian cách ly tại nhà hay không.

- Nếu tiếp tục dương tính, F0 nên cách ly thêm 5 ngày nữa.

- Người suy giảm miễn dịch hay người mắc triệu chứng COVID-19 nặng cũng có thể xét nghiệm vào cuối thời điểm cách ly.

Theo TS.Dowdy, nếu bạn mắc COVID-19 rồi khỏi bệnh, nhưng sau đó bắt đầu triệu chứng trở lại, thì nên test nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cũng có thể xảy ra khả năng kết quả dương tính giả.

CDC không khuyến cáo xét nghiệm lại (nhất là xét nghiệm PCR) trong vòng 3 tháng kể từ lần xét nghiệm trước đó. Theo chuyên gia Binnicker, F0 nếu phải xét nghiệm lại trong vòng 3 tháng kể từ lần xét nghiệm trước, thì chỉ cần làm test nhanh mà thôi. Theo ông, do xét nghiệm phân tử thường có khả năng để lại kết quả dương tính dài lâu (do một số mảnh RNA virus còn sót lại), nên F0 không nên sử dụng xét nghiệm PCR để quyết định xem đã khỏi bệnh hay chưa.

Đối với người cần kết quả xét nghiệm âm tính để có thể đi du lịch, CDC khuyên F0 khỏi bệnh cần có giấy tờ của cơ sở y tế xác nhận đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, theo TS.Dowdy, trong một vài trường hợp, chỉ đơn giản bằng cách tiêm phòng vaccine, bạn cũng có thể không cần phải trình kết quả xét nghiệm âm tính.

https://suckhoedoisong.vn/f0-duong-tinh-voi-covid-19-trong-bao-lau-169220318201825322.htm

Nguyễn Vân (theo Health.com)