Xét nghiệm tiền mê là gì

  • 15:08 20/01/2022
  • Xếp hạng 4.8/5 với 20517 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phẫu thuật luôn là một hoạt động điều trị không thể thiếu nhưng tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra biến chứng. Để giảm thiểu những tai biến không đáng có thì khám tiền mê trước khi phẫu thuật là việc làm đầu tiên cho tất cả các hoạt động gây mê hồi sức nhằm hạn chế tối đa và xử trí các tai biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật

Khám tiền mê là việc làm thiết yếu và pháp lý trước tất cả các cuộc phẫu thuật. Do đó vai trò của bác sĩ khám tiền mê rất quan trọng vì tâm lý bệnh nhân trong giai đoạn này cực kỳ căng thẳng cần vừa tìm hiểu bệnh, vừa lên kế hoạch nhưng cũng phải làm công tác tư tưởng cho bệnh nhân hiểu, tin tưởng và giảm lo lắng. Mục đích của khám tiền mê trước phẫu thuật nhằm:

  • Đánh giá tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật
  • Phát hiện các tình trạng bệnh lý kèm theo cũng như lên phương án khảo sát và điều trị trước- trong và sau mổ
  • Biết được tiền sử gia đình
  • Hiểu rõ về bệnh cảnh ngoại khoa và các hoạt động phẫu thuật sẽ xảy ra
  • Đề xuất các xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết
  • Thống nhất với phẫu thuật viên thời điểm và phương pháp điều trị tối ưu, cùng xác định các nguy cơ phẫu thuật
  • Chọn phương pháp vô cảm phù hợp: có thể là gây tê hoặc gây mê

Xét nghiệm tiền mê là gì

Khám tiền mê trước khi phẫu thuật giúp đánh giá tình trạng bệnh nhân và cần thực hiện xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết

  • Tiên lượng những khó khăn trong quá trình vô cảm và khả năng chịu đựng của bệnh nhân cũng như khả năng hồi phục
  • Chuẩn bị các phương án phòng ngừa, xử trí với những khó khăn và tai biến có thể xảy ra
  • Giải thích với bệnh nhân hoặc người nhà, chuẩn bị tâm lý
  • Ghi nhận kết quả khám tiền mê một cách rõ ràng và dễ hiểu dựa vào mẫu khám tiền mê
  • Khám tiền mê được ví như là liều thuốc an thần tốt nhất đối với người bệnh chuẩn bị bước vào phẫu thuật.

Hoạt động khám tiền mê trước phẫu thuật cần được thực hiện kỹ càng và nghiêm túc để giảm thiểu tối đa các nguy cơ không mong muốn trong suốt cuộc phẫu thuật. Thăm khám tiền mê có thể quy thành 3 bước như sau:


Bước 1: Tiền sử- bệnh sử

Cần nắm rõ quá trình tổng thể bệnh lý hiện tại của bệnh nhân, các xét nghiệm đã tiến hành và chẩn đoán ngoại khoa. Cần ghi nhận các triệu chứng trước mổ của bệnh chính để đánh giá sau mổ

Cơ địa bệnh nhân cần khai thác các yếu tố nghề nghiệp, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, tổng trạng và BMI. Đặc biệt cần ghi nhận tiền sử dị ứng nhất là dị ứng thuốc và các dị ứng liên quan đến thuốc sử dụng trong phẫu thuật như:

  • Các nhóm penicillin, cephalosporin, sulfonamid thường gây dị ứng
  • Bệnh nhân dị ứng đậu nành hoặc trứng không dùng propofol
  • Phản ứng da với iod tránh sử dụng thuốc có iod
  • Tiền sử phản ứng với khí mê ở bệnh nhân hoặc người thân thì phải chú ý khả năng sốt cao ác tính trong mổ, viêm gan do khí mê, liệt cơ do thiếu men chuyển hóa

Xét nghiệm tiền mê là gì

Các nhóm thuốc penicillin thường gây dị ứng cho người sử dụng trong phẫu thuật

Ghi nhận các bệnh kèm của bệnh nhân theo từng hệ cơ quan để không bỏ sót, đặc biệt chú ý đến các bệnh liên quan đến phẫu thuật và gây mê như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, suy tim, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), lao phổi, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đái tháo đường, sử dụng thuốc chống đông máu, viêm loét dạ dày, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống...

Cần ghi nhận các thuốc đang điều trị cho bệnh chính lẫn bệnh kèm để xác định ngưng hay sử dụng tiếp thuốc trong thời gian trước mổ. Tiền sử phẫu thuât, tiền sử gây mê và tiền sử gia đình cũng cần được khai thác kỹ càng

Bước 2: Khám thực thể

Khám toàn diện bệnh nhân, đặc biệt lưu ý tình trạng đường thở, tim mạch, hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, tình trạng cột sống và ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn. Khám trước mê còn có một phần khám đặc biệt khác với khám bệnh thông thường là khám các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thông khí và đặt nội khí quản:


  • Tình trạng răng, cằm, râu, độ gập ngửa cổ, khoảng cách cằm – giáp, sẹo co rút vùng cổ, vận động khớp thái dương hàm
  • Tiêu chuẩn Malampatti gồm: độ há miệng, tình trạng lưỡi, khẩu cái.
  • Vùng gây tê có sẹo, dị dạng, nhiễm trùng, gù vẹo cột sống.
  • Tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến chức năng các vùng như mắt nhắm không kín, miệng méo, nuốt khó, nuốt sặc, giảm phản xạ ho, yếu chi,...

Khám tiền mê giúp bác sĩ gây mê có cái nhìn toàn diện về người bệnh, đồng thời đánh giá về tình trạng đường thở, tiên lượng đường thở khó, khả năng gây tê tủy sống để lập kế hoạch gây mê - gây tê hoàn hảo nhất cho người bệnh.

Bước 3: cận lâm sàng

Bệnh nhân có thể đã được làm các xét nghiệm trước đó nên cần đọc các kết quả xét nghiệm đã có để tìm ra các bất thường và có biện pháp xử lý phù hợp và có thể đề nghị bổ sung thêm các xét nghiệm cần thiết khác cho quá trình phẫu thuật.

Xét nghiệm tiền mê là gì

Suy tim xung huyết là bệnh nặng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân

Dựa vào những gì ghi nhận được, bác sĩ khám tiền mê sẽ xếp loại sức khỏe bệnh nhân theo tiêu chuẩn ASA (Hiệp hội gây mê Hoa Kì) gồm có 5 mức độ:

  • ASA1: bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt
  • ASA2: bệnh nhân có bệnh nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, có thể kể đến như tăng huyết áp nguyên phát, thiếu máu, béo phì tuổi già, viêm phế quản mạn
  • ASA3: bệnh nhân có bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt như tăng huyết áp nguyên phát ít đáp ứng điều trị, đái tháo đường kèm biến chứng mạch máu
  • ASA4: bệnh nhân có bệnh nặng đe dọa đến tính mạng như phình động mạch chủ, suy tim xung huyết, hen phế quản nặng, bệnh van tim
  • ASA5: bệnh nhân tình trạng quá nặng, hấp hối khó có khả năng sống được trong 24 giờ dù có mổ hay không

Ngoài ra bác sĩ gây mê còn sử dụng thang điểm Goldman để đánh giá yếu tố nguy cơ tim mạch:

-Loại I: 0 đến 5 điểm: 1% biến chứng tim mạch

-Loại II: 6 đến 12 điểm: 7% biến chứng tim mạch.

-Loại III: 13 đến 25 điểm: 14% biến chứng tim mạch

-Loại IV: 26 đến 53 điểm: 78% biến chứng tim mạch .

Khám tiền mê là quy trình khám thường quy tại Vinmec trước các ca phẫu thuật, thăm khám diễn ra. Theo đó, quy trình khám tiền mê, gây mê tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh, từ đó có hướng điều trị, hạn chế tối đa biến chứng trong quá trình gây mê, đảm bảo thành công cho cuộc phẫu thuật.


Bác sĩ Đức Thông đã có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Đặc biệt, với quá trình 12 năm làm việc tại Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện C Đà Nẵng, bác sĩ Thông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức cho người bệnh cao tuổi, có nhiều bệnh kèm, bệnh nặng khi mổ; giúp cho nhiều ca mổ nặng, phức tạp được thành công. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Phương pháp nội soi tiền mê là phương pháp nội soi kỹ thuật cao, tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm mà nội soi thông thường không thực hiện được.

Nội soi tiền mê là một phương pháp khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thực quản – dạ dày – tá tràng  bằng cách đưa ống soi dạ dày qua đường miệng vào thực quản rồi xuống dạ dày và tá tràng.

Phương pháp này giúp tìm ra những bất thường và tổn thương nếu có của thực quản, dạ dày và tá tràng.

Nội soi tiền mê còn được gọi là nội soi không đau. Việc nội soi chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân đã trong trạng thái tiền mê.

Phương pháp nội soi tiền mê là phương pháp nội soi kỹ thuật cao, tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm mà nội soi thông thường không thực hiện được.

  • Không đau, khó chịu, người bệnh không còn cảm giác lo lắng.
  • Trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ nằm yên tĩnh, không bị kích thích giúp quá trình thực hiện được thuận lợi, áp dụng được nhiều kỹ thuật cần độ chính xác cao như cắt polyp, thắt tĩnh mạch thực quản trong bệnh lý xuất huyết tiêu hóa, sinh thiết giải phẫu bệnh…
  • Nội soi tiền mê là phương pháp an toàn, ít rủi ro biến chứng xảy ra.
  • Do người bệnh nằm yên trong quá trình nội soi nên sẽ cho hình ảnh rõ nét và chính xác hơn.
  • Nội soi tiền mê sẽ cho kết quả nhanh chóng chỉ 15 – 20’, giúp tiết kiệm thời gian thăm khám cho bệnh nhân.
  • Bác sĩ có thể thực hiện thăm dò hầu hết các bộ phận của đường tiêu hóa.
  • Thời gian thủ thuật này thường ngắn, lượng thuốc an thần ít nên không hại đến sức khỏe, bệnh nhân sẽ tỉnh ngay sau khi kết thúc cuộc nội soi.

Rất nhiều người sẽ nghĩ nội soi tiền mê và nội soi gây mê là hai phương pháp giống nhau, nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác nhau.

Trong nội soi gây mê, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân ngửi thuốc mê qua đường mũi hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch giúp bệnh nhân mất ý thưc tạm thời và mất cảm giác toàn thân. Trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ hoàn toàn không biết gì và không cảm thấy đau.

Còn với phương pháp nội soi tiền mê, bác sĩ sẽ dùng loại thuốc an thần, người bệnh có thể uống hoặc tiêm. Việc này giúp bệnh nhân không còn cảm giác khó chịu, đau đớn khi nội soi.

Xét nghiệm tiền mê là gì

Việc bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân nội soi tiền mê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân trong quá khứ và hiện tại. Trường hợp bản thân bệnh nhân hay có người thân có tiền sự dị ứng với thuốc gây mê thì nên sử dụng phương pháp nội soi tiền mê.
  • Trạng thái, tâm lý và sức chịu đựng của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh như: suy hô hấp, suy thận nặng, suy tim…thì nên dùng phương pháp nội soi tiền mê thay cho gây mê.
  • Những người già cao tuổi thì nên sử dụng phương pháp nội soi tiền mê.

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu để kiểm tra và xác định các bệnh lý liên quan ở đường tiêu hóa.  Nội soi dạ dày thường được thực hiện qua đường miệng để chẩn đoán và điều trị.

Nội soi dạ dày giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân của các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chảy máu dạ dày…

Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh và lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm và chẩn đoán như ung thư dạ dày…

Bác sĩ có thể luồn dụng cụ chuyên biệt qua ống nội soi để điều trị các bệnh lý dạ dày như xuất huyết dạ dày, lấy dị vật, cắt polyp…

Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là kỹ thuật được sử dụng để phát hiện những tổn thương trong đại tràng và trực tràng. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác được những bất thường trong đại tràng và tìm ra được các nguy cơ gây ung thư.

Nội soi trực tràng là phương pháp an toàn và hiệu quả để đánh giá các vấn liên quan đến đại trực tràng như đau âm ỉ bụng dưới, đi ngoài ra máu,  mất máu, tiêu chảy mãn tính, những bất thường có thể phát hiện trước đó bằng xét nghiệm…

Đây cũng là một cách quan trong để kiểm tra ung thư đại tràng và điều trị polyp đại tràng.

Nội soi tá tràng

Nội soi tá tràng là phương pháp kỹ thuật cho phép bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên.

Bác sĩ sử dụng ống nội soi thực quản dạ dày tá tràng đưa qua đường miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non). Bác sĩ sẽ kiểm tra mặt trong của các cơ quan này và phát hiện  những bất thường. Từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Nội soi thực quản

Nội soi thực quản nhằm mục đích kiểm ra những bất thường bên trong lớp lót thực quản. Khi các bạn thấy những dấu hiệu sau đây thì nên đi nội soi ngay để phát hiện kịp thời và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt:

  • Có một số biểu hiện bất thường như: nuốt vướng, nghẹn, khó thở, nóng rát ở thực quản, cảm giác có dị vật ở thực quản…
  • Nghi ngờ có tổn thương hoặc bệnh ý ở thực quản và dạ dày.

Phương pháp này sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những tổn thương dù chỉ rất nhỏ của thực quản và có khả năng can thiệp ngay khi cần.

Trước khi tiền mê

Để chuẩn bị cho 1 cuộc nội soi tiền mê, bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ kiểm ra kỹ tình trạng bệnh nhân trước khi thực hiện nhằm mục đích kiểm tra tiền sử, các bệnh lý liên quan có thể ảnh hưởng đến nguy cơ khi tiến hành kỹ thuật. Bác sĩ sẽ giải thích rõ về quy trình tiến hành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân .

  • Nếu bệnh nhân nội soi dạ dày thì cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi nội soi.
  • Nếu nội soi đại tràng thì bệnh nhân sẽ được làm sạch đại tràng theo quy trình.

Bệnh nhân đồng ý làm thủ thuật sẽ phải ký vào giấy chấp nhận làm thủ thuật. Sau đó bệnh nhân được theo dõi sát sao về mạch, huyết áp, nồng độ oxy trong máu trước, trong và sau khi nội soi. Bệnh nhân sẽ có người nhà đi kèm.

Trong khi tiền mê

Bác sĩ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, lựa chọn thuốc, định liều và tiến hành tiền mê.

Sau đó, các bác sĩ sẽ theo dõi quá trình tiền mê qua trạng thái ý thức của bệnh nhân, theo dõi các chỉ số về mạch, huyết áp, oxy trong máu và bắt đầu tiến hành nội soi.

Sau khi tiền mê

Kết thúc quá trình nội soi, bệnh nhân được chăm sóc theo dõi tại phòng hồi tỉnh đến khi tỉnh hẳn. bác sĩ sẽ đánh giá các chức năng ý thức, hô hấp, tim mạch, vận động, cảm giác đau hay khó chịu của người bệnh trước khi xuất viện.

Xét nghiệm tiền mê là gì

Để phòng tránh các tai biến có thể xảy ra trong quá trình nội soi tiền mê, bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ khám đánh giá bệnh nhân trước khi làm và có thể làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

Người bệnh có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo dường, bệnh phổi, tim mạch… cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiền hành tiền mê.

Bệnh nhân cần được theo dõi tiếp khoảng 1 giờ sau khi tiền mê, người bệnh không được điều khiển xe và vận hành máy trong trong vòng 2 giờ sau khi tiền mê.

Trong trường hợp, bệnh nhân nội soi dạ dày cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước soi. Bệnh nhân nội soi đại tràng cần được thụt tháo, làm sạch đại tràng trước khi soi.

Các biến chứng hiếm gặp khi nội soi tiền mê chủ yếu là do tác dụng phụ của thuốc gây mê gây ra như buồn ngủ, buồn nôn, tiền mê kéo dài, tụt huyết áp, ức chế hô hấp…

Khi gặp các biến chứng này, bác sĩ có thể sẽ áp dụng những các xử trí sau:

  • Trong trường hợp bệnh nhân tiền mê kéo dài, các bác sĩ có thể dùng thuốc hồi tỉnh theo từng loại thuốc mê đã sử dụng.
  • Khi người bệnh bị ức chế hô hấp, giảm oxy máu, nguyên nhân có thể do ức chế trung tâm hô hấp, co thắt khí phế quản, tắc nghẽn đường thở trên do tụt lưỡi vào… bác sĩ sẽ hướng dẫn hoặc kích thích bệnh nhân thở sâu để cung cấp đầy đủ oxy. Hút đờm rãi, sử dụng thuốc hồi tỉnh, hỗ trợ hô hấp nếu nhịp thở người bệnh không đáp ứng được.
  • Do thuốc mê có thể làm giãn tĩnh mạch, gây tụt huyết áp ở những bệnh nhân giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến suy tuần hoàn. Lúc này, bác sĩ sẽ nâng cao chân của bệnh nhân, truyền dịch theo đường tĩnh mạch, dùng thuốc hồi tỉnh hoặc dùng thuốc co mạch nếu cần thiết.

Chi phí nội soi tiền mê sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: địa điểm thăm khám, phương pháp thực hiện, kỹ thuật phát sinh trong quá trình nội soi (như cắt polyp, cầm máu trong xuất huyết…) mà chi phí sẽ khác nhau và có sự chênh lệch.

Việc sử dụng thuốc tiền mê để thực hiện nội soi cần có bác sĩ tay nghề cao tiến hành nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, cũng như đảm bảo kết quả chính xác, hạn chế sự khó chịu đau đớn khi nội soi. Chính vì lẽ đó, việc lựa chọn cơ sở uy tín để nội soi tiền mê là điều vô cùng cần thiết.

Bằng những kinh nghiệm và sự đánh giá của bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã và đang là địa chỉ hàng đầu cho nhu cầu thăm khám và thực hiện kỹ thuật nội soi tiền mê.

Bệnh viện Hồng Ngọc được biết đến là bệnh viện có cơ sở vật chất đạt chất lượng quốc tế với những trang thiết bị hiện đại tân tiến nhất hiện nay. Phòng nội soi đạt tiêu chuẩn quốc tế; đội ngũ bác sĩ tại bệnh viên Hồng Ngọc đều có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên khoa ngành tiêu hóa, có kinh nghiệm nhiều năm về nội soi, nhiệt tình và đầy trách nhiệm sẽ đảm bảo kết quả thăm khám cũng như nội soi tiền mê của bạn được chính xác nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc