Bà N viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống ma túy cho người dân

Đáp án D

Sử dụng pháp luật

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đồng chí Tống Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm tỉnh chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh còn có thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm tỉnh; lãnh đạo Viện Nghiên cứu và ứng dụng phòng, chống ma túy PSD (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)… 

Dự Hội nghị tại điểm cầu các huyện, thành phố có Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy và thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm các huyện, thành phố. Dự Hội nghị tại điểm cầu các xã, phường, thị trấn có Thường trực Đảng ủy các xã, phường, thị trấn và thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm các xã, phường, thị trấn.

Lãnh đạo Công an tỉnh báo cáo kết quả công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh 10 tháng đầu năm 2021.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Công an tỉnh đã báo cáo kết quả công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh 10 tháng đầu năm 2021. Theo báo cáo, tỉnh Lai Châu đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong công tác phòng, chống ma túy. Các địa phương, cơ quan, đơn vị, lực lượng, các ngành chức năng đã phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp về phòng, chống ma túy; tổ chức tốt công tác cai nghiện; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy và xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học không có tệ nạn ma túy. Do đó, công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Trong khuổn khổ Hội nghị, các đại biểu được triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Quyết định số 1452/QĐ-TTg  ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 01/11/2019 của Tỉnh ủy Lai Châu về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; những kinh nghiệm trong công tác cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy.  

Đặc biệt, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong công tác phòng, chống ma túy, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch số 3237/KH-UBND ngày 11/10/2021 về thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu kiềm chế tỷ lệ gia tăng số người nghiện ma túy và số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy dưới 1% so với năm trước; lập hồ sơ quản lý từ 95% người nghiện ma túy trở lên… Để đạt được các chỉ tiêu đề ra, Kế hoạch đã đưa ra 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện gồm: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; nâng cao năng lực, hiệu quả phòng, chống tội phạm ma túy của các lực lượng chuyên trách và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã phát biểu ý kiến tập trung vào các nội dung như công tác phòng, chống ma túy tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; các giải pháp, kinh nghiệm về đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống ma túy...

Đồng chí Tống Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm tỉnh phát biểu kết luận tại Hội nghị.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Tống Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm tỉnh đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và thành tích đã đạt được của cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy thời gian qua. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong công tác phòng, chống ma túy, đồng chí đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên trong công tác phòng, chống ma túy. Đề cao hơn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cần tập trung chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma túy. Phát huy sức mạnh phong trào toàn dân phát hiện, tố giác tội phạm ma túy để từng bước giải quyết tình hình phức tạp về ma túy trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy và đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện, chương trình điều trị thay thế. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy với các tỉnh bạn để ngăn chặn từ xa và ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu từ ngoài vào địa bàn tỉnh…

Bà N viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống ma túy cho người dân
Hộc viên cai nghiện ma túy đưcọ khám sức khỏe định kỳ. Ảnh VGP/HG

Một trong những điểm mới của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 là có một chương mới về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Theo đó, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ. Thời hạn quản lý là 1 năm kể từ ngày có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được thực hiện ngay từ lần đầu phát hiện người đó có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp lập danh sách và chủ trì quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, dự báo khi Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 có hiệu lực, số lượng người nghiện ở các địa phương sẽ tăng lên vì các điều kiện xác định tình trạng nghiện đã rõ, số lượng người sử dụng ma túy bị phát hiện cũng tăng lên… Do đó, khối lượng công việc của lực lượng công an xã sẽ rất nặng nề trong công tác lập hồ sơ, quản lý người sử dụng ma túy, người nghiện chưa kể việc quản lý cả những đối tượng “ngáo đá” để ngăn chặn trọng án.

Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến ngày 15/10/2021, công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bố trí 45.485 cán bộ công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã tại 8.576/ 8.576 công an xã, thị trấn đạt 100% số xã, trung bình mỗi xã, thị trấn bố trí 5,3 cán bộ công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã.

Theo Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, để triển khai Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 hiệu quả, trong thời gian tới, cần phát huy vai trò đầu mối, nòng cốt của lực lượng công an xã chính quy tại cơ sở.

Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng công an các cấp thực hiện và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan phát hiện, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; hướng dẫn Công an cấp xã lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ công an xã chính quy trong nắm tình hình giải quyết các vụ việc an ninh trật tự ngay từ cơ sở cũng như triển khai Luật Phòng, chống ma túy năm 2021.

Từ góc độ địa phương, là địa bàn trọng điểm về tội phạm ma tuý, Đại tá Ngô Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho hay, ngay khi Bộ Công an có kế hoạch triển khai Luật Phòng chống ma túy năm 2021, ngày 12/12/2021, Công an tỉnh Điện Biên đã triển khai tập huấn chuyên sâu về thi hành Luật Phòng, chống ma tuý 2021 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo các sở, ban, ngành và tới 100% lực lượng công an cấp xã.

Qua tập huấn, các đại biểu đã nhận thức được tính ưu việt, tính đồng bộ và thực tiễn của Luật Phòng chống ma túy năm 2021. Luật đã cân bằng giữa phòng và chống; tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa nguy cơ xảy ra những tội phạm hình sự nghiêm trọng; quy định rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện trong thực hiện thủ tục đưa người đi cai nghiện bắt buộc; nguyên tắc phối hợp của các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy; tiêu chí xác định trạng thái nghiện ma túy đối với các loại ma túy...

Chuẩn bị các phương án tổ chức cai nghiện bắt buộc theo quy định mới

Về phía ngành LĐTB&XH, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH) cho hay, Luật Phòng, chống ma túy và Nghị định số 116 ngày 21/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy đã có những thay đổi rất quan trọng trong việc tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện thời gian tới.

Để chuẩn bị các điều kiện cho việc triển khai Luật khi có hiệu lực thi hành, UBND các cấp tỉnh, thành phố cần khảo sát, thống kê toàn bộ số người nghiện ma túy trên địa bàn, đặc biệt là nhóm người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi để chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực cho công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy. Đánh giá khả năng tiếp nhận của các cơ sở cai nghiện ma túy (bao gồm cả cơ sở cai nghiện công lập và cơ sở cai nghiện tư nhân), điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự để thực hiện quy trình cai nghiện ma túy; chuẩn bị các phương án tổ chức cai nghiện bắt buộc theo quy định mới.

Đồng thời bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự để tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng theo quy định pháp luật. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút người vào làm việc tại các cơ sở cai nghiện công lập; chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia công tác cai nghiện ma túy tự nguyện.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy; chỉ đạo các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc tiếp nhận đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động khi chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đối với cơ sở cai nghiện ma túy công lập, cần xây dựng phương án, dự án hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự báo cáo, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để bảo đảm đủ điều kiện thực hiện công tác cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy và Nghị định số 116.

Hoàng Giang