Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Giai đoạn của bệnh ung thư máu được đặc trưng bởi số lượng và mức độ tích tụ của tế bào ung thư ở các cơ quan khác như gan hoặc lá lách. Giai đoạn bệnh bạch cầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đưa ra các lựa chọn điều trị.

Ung thư máu là căn bệnh ảnh hưởng đến chức năng, khả năng phát triển và phân chia các tế bào máu trong cơ thể. Đa số các loại ung thư máu đều khởi phát ở tủy xương, nơi sản xuất các tế bào máu. Tế bào ung thư máu không còn thực hiện chức năng chống nhiễm trùng và hạn chế chảy máu cho cơ thể.

Tế bào gốc trong tủy xương phát triển thành 3 loại chính, đó là hồng cầu, bạch cầutiểu cầu. Trong bệnh ung thư máu, quá trình phát triển của các tế bào máu khỏe mạnh bị gián đoạn bởi mức độ tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ung thư.

2.1. Bệnh bạch cầu

Là một loại ung thư được tìm thấy trong máu và tủy xương, gây ra bởi tăng sinh bạch cầu quá mức. Những bạch cầu này không có khả năng chống lại nhiễm trùng, gây cản trở khả năng sản xuất tế bào hồng cầu và tiểu cầu tại tủy xương.

2.2. Ung thư hạch bạch huyết

Là một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (giúp loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và tạo tế bào miễn dịch). Lympho là một loại bạch cầu có tác dụng chống nhiễm trùng. Các tế bào bất thường phát triển và trở thành tế bào ung thư trong hệ bạch huyết. Theo thời gian, các tế bào này sẽ phá hủy dần hệ bạch huyết.

2.3. Đa u tủy xương

Là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào plasma. Tế bào plasma có tác dụng chống lại bệnh tật, nhiễm trùng và tạo kháng thể. Đa u tủy xương làm sản sinh các tế bào myeloma. Các tế bào này không tạo ra kháng thể làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng.

Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Đa u tủy xương là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào plasma

Các giai đoạn của ung thư máu được phân chia dựa trên triệu chứng và mức độ di căn của bệnh. Ung thư máu được chia làm 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Ung thư máu giai đoạn 1 đánh dấu sự gia tăng kích thước của hạch bạch huyết. Hiện tượng này xảy ra bởi vì sự tăng lên đột ngột của các tế bào lympho. Mức độ bệnh ở giai đoạn này còn nhẹ khi khối u chưa lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2, kích thước của gan, lách và hạch bạch huyết tăng lên. Khối u lan ra không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan nhưng ít nhất đã ảnh hưởng một cơ quan trong cơ thể. Lượng bạch cầu lympho trong máu ở giai đoạn này là rất cao.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3, bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu và các cơ quan hạch bạch huyết, gan, lách tiếp tục tăng kích thước. Có ít nhất 2 bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối, mức độ biểu hiện của bệnh là cao nhất. Lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm rất nhanh. Bên cạnh các cơ quan bị ảnh hưởng khác, đến giai đoạn này phổi cũng bắt đầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu cũng trở nên trầm trọng hơn.

4.1. Giai đoạn bệnh trong bệnh bạch cầu lympho mãn tính (CLL)

Theo hệ thống Rai, các giai đoạn của bệnh bạch cầu lympho mãn tính được xác định bởi 3 yếu tố chính là số lượng tế bào lympho trong máu; tăng kích thước các hạch bạch huyết, lá lách hoặc gan; các rối loạn máu thiếu máu (quá ít tế bào hồng cầu) hoặc giảm tiểu cầu (quá ít tiểu cầu).

Nhìn chung, CLL bắt đầu với chứng tăng lympho bào (lymphocytosis), do có quá nhiều tế bào lympho tồn tại trong cơ thể. Số lượng hơn 10.000 tế bào lympho trên mỗi mẫu xét nghiệm máu được coi là quá cao và trở thành tiêu chuẩn cho giai đoạn 0. 5 giai đoạn được dán nhãn bằng chữ số La Mã 0-IV:

  • Giai đoạn 0: Mức độ của các tế bào lympho quá cao, thường hơn 10.000 trong một mẫu xét nghiệm. Không có triệu chứng khác vào thời điểm này, số lượng các loại tế bào máu khác là bình thường.
  • Giai đoạn I: Ngoài mức độ cao của tế bào lympho (lymphocytosis), các hạch bạch huyết bị sưng. Mức độ hồng cầu và tiểu cầu vẫn bình thường.
  • Giai đoạn II: Số lượng tế bào lympho vẫn còn cao. Vào giai đoạn này, gan hoặc lá lách có kích thước lớn hơn bình thường.
  • Giai đoạn III: Lượng tế bào lympho dư thừa bắt đầu lấn át các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Các hạch bạch huyết bị sưng, gan hoặc lách có kích thước lớn hơn bình thường.
  • Giai đoạn IV: Mức độ hồng cầu và tiểu cầu giảm xuống dưới mức bình thường, gây thiếu máu và giảm tiểu cầu. Các hạch bạch huyết bị sưng, gan hoặc lách có kích thước lớn hơn bình thường.

Hệ thống Rai phân chia các giai đoạn bệnh bạch cầu lympho mãn tính có thể được đơn giản hóa thành các loại nguy cơ thấp (giai đoạn 0), trung bình (giai đoạn I và II) và cao (giai đoạn III và IV). Các bác sĩ có thể sử dụng phân loại này để giúp xác định khi nào bắt đầu điều trị.

4.2. Giai đoạn ung thư bạch cầu myeloid mãn tính (CML)

Để xác định chính xác giai đoạn CML, bác sĩ sử dụng các xét nghiệm máu và tủy xương để nắm số lượng tế bào bị bệnh. Có 3 giai đoạn của CML là:

  • Mạn tính: Đây là giai đoạn sớm nhất của CML. Phần lớn bệnh nhân CML được chẩn đoán trong giai đoạn này mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ, đặc biệt là mệt mỏi.
  • Tăng tốc: Nếu CML không đáp ứng tốt với điều trị trong giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn dẫn đến giai đoạn tăng tốc. Tại thời điểm này, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
  • Bứt phá (blastic): Đây là giai đoạn biểu hiện mạnh mẽ nhất của bệnh bạch cầu myeloid mãn tính. Blastic xảy ra khi có hơn 20 % myeloid hoặc lympho tồn tại trong cơ thể. Các triệu chứng tương tự như các bệnh bạch cầu myeloid cấp tính.

Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Xạ trị là phương pháp có thể được lựa chọn trong điều trị ung thư máu

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, mức độ lây lan và sức đề kháng của cơ thể. Các lựa chọn chính là:

5.1. Hóa trị liệu

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư trong máu và tủy xương. Thuốc được cung cấp qua các con đường:

  • Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp;
  • Thuốc uống;
  • Tiêm thuốc vào dịch não tủy.

5.2. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu hoặc ngăn chúng phát triển. Bác sĩ có thể thực hiện chiếu tia một phần hoặc toàn bộ cơ thể tùy vào mức độ bệnh.

5.3. Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, giúp hệ thống miễn dịch tìm và tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc như Interleukin và Interferon làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể chống lại bệnh bạch cầu.

5.4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Là phương pháp sử dụng thuốc tác động trực tiếp vào các gen hoặc protein đặc trưng của các tế bào ung thư. Việc làm này giúp ngăn chặn các tín hiệu phát triển và phân chia, cắt đứt nguồn cung cấp máu hoặc tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư.

5.5. Ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp sử dụng tế bào gốc thay thế các tế bào bạch cầu trong tủy xương. Trước khi ghép tế bào gốc, bạn sẽ được điều trị bằng hóa trị liệu liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư trong tủy xương. Sau đó, bạn sẽ nhận được các tế bào gốc mới qua đường tĩnh mạch. Chúng sẽ phát triển thành các tế bào máu mới, khỏe mạnh.

5.6. Phẫu thuật

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ lá lách nếu nó chứa đầy các tế bào ung thư và di căn vào các cơ quan lân cận. Thủ tục này được gọi là cắt lách.

Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Gói Sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe giúp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm gen và các chất chỉ điểm sinh học phát hiện khối u sớm.

Lựa chọn Gói sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe, khách hàng sẽ được:

  • Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ;
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm;
  • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác;
  • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa bệnh.

Với hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu, kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị của người bệnh tại Vinmec trở nên nhanh chóng với hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Hematology.org; webmd.com; indushealthplus.com; cancercenter.com

XEM THÊM:

Bệnh ung thư máu sống được bao lâu là thắc mắc chung của đa số người bệnh. Về vấn đề này, theo các bác sĩ, thời gian sống của bệnh nhân nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là loại bệnh mà họ mắc phải và bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nào.

Ung thư máu là một bệnh lý ác tính, chỉ xảy ra khi số lượng tế bào bạch cầu tăng có sự trưởng quá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn. Lúc này, những tế bào bào bạch cầu được sinh ra sẽ sẽ nuốt chửng các tế bào hồng cầu. Hệ quả của tình trạng này là khiến cơ thể người bệnh bị thiếu máu trầm trọng, không còn đủ sức chống lại nhiễm trùng.

Ung thư máu bao gồm 3 loại cơ bản sau:

  • Bệnh bạch cầu (xuất hiện phổ biến ở trẻ em).
  • Ung thư hạch bạch huyết (u lympho).
  • Đa u tủy xương (bệnh Kahler).

Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Ung thư máu là gì là bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp điều trị kịp thời

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể phát hiện ra chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, một số yếu tố được có là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là:

  • Di truyền: Ung thư máu là bệnh có đặc tính di truyền cao. Nếu người thân trong gia đình của có tiền sử bị bệnh này thì bạn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Việc tầm soát ung thư định kỳ 1 năm 1 lần trong trường hợp này có thể giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
  • Các yếu tố khác: Môi trường ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại hay cơ thể bị nhiễm chất phóng xạ cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh ung thư máu sống được bao lâu?

Như đã đề cập ở trên, bệnh ung thư máu sống được bao lâu phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này, bác sĩ thường căn cứ vào hai yếu tố chính là loại ung thư máu và giai đoạn phát triển của bệnh.

Bệnh ung thư máu sống được bao lâu phụ thuộc vào loại ung thư máu mắc phải

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính:

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính giai đoạn đầu: Người bệnh có thể sống được 98 tháng tương đương với 8 năm.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính giai đoạn giữa: Thời gian sống trung bình của người bệnh là 65 tháng tương đương với 5,5 năm.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính giai đoạn cuối: Thời gian sống của người bệnh chỉ còn 42 tháng tương đương với gần 4 năm.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính:

  • Đây là dạng ung thư máu thường gặp nhiều hơn ở những người trưởng thành.
  • Các thống kê sơ bộ đều có thấy, có khoảng 20% đến 40% người bệnh sống được ít nhất 60 tháng tương đương với 5 năm. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là bệnh phải được phát hiện ở giai đoạn sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Bệnh ung thư máu sống được bao lâu tùy thuộc vào từng dạng bệnh

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính:

  • Trường hợp loại bệnh ung thư máu này chỉ khởi phát ở tế bào lympho B: Người bệnh có thể duy trì sự sống từ 10-20 năm.
  • Trường hợp mắc ung thư máu ở tế bào lympho T: Thời gian sống của người bệnh rất ngắn, không quá 5 năm.

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính:

  • Là dạng ung thư máu tiến triển vô cùng nhanh.
  • Trường hợp không được điều trị kịp thời, người bệnh chỉ có thể sống thêm được khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, điều đáng mừng là khoảng 80% trẻ bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính được chữa khỏi hoàn toàn.

Bệnh đa u tủy xương:

  • Bệnh đa u tủy xương: Thời gian sống của người bệnh chưa thể xác định chính xác.
  • Bệnh đa u tủy xương giai đoạn 2: Người bệnh có thể duy trì sự sống khoảng 7 năm.
  • Bệnh đa u tủy xương giai đoạn cuối: Thời gian sống của người bệnh rút ngắn còn khoảng 3,5 năm.

Bệnh ung thư máu sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh

Mức độ nghiêm trọng của mỗi giai đoạn ung thư máu cũng là yếu tố quyết định tới thời gian sống của người bệnh. Cụ thể:

Bệnh ung thư máu giai đoạn 1:

  • Là giai đoạn mà các hạch bạch huyết mở rộng ra do sự gia tăng đột ngột của các tế bào lympho.
  • Nếu phát hiện và can thiệp điều trị sớm ung thư máu ở giai đoạn này, tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao.

Bệnh ung thư máu giai đoạn 2:

  • Các tế bào ung thư máu đã xâm lấn đến lá lách, gan và các hạch bạch huyết.
  • Sự phát triển của các tế bào lympho rất nhanh và mạch.
  • Cơ hội điều trị khỏi ung thư máu giai đoạn 2 tương đối thấp.

Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Bệnh ung thư máu sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh

Bệnh ung thư máu giai đoạn 3:

  • Ở giai đoạn 3 của bệnh ung thư máu, số lượng bạch cầu đã tăng nhanh không kiểm soát. Hệ quả là quá trình tủy xương sản sinh hồng cầu bị ức chế, người bệnh đã thiếu máu nặng.
  • Các tế bào ung thư máu tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác. Trong đó, có ít nhất hai cơ quan trên cơ thể người bệnh đã bị tổn thương.

Bệnh ung thư máu giai đoạn 4:

  • Tế bào ung thư đã di căn ra khá nhiều cơ quan khác trên cơ thể người bệnh, trong đó có phổi. Các tiểu cầu bị phá hủy nhanh chóng.
  • Việc điều trị ung thư máu giai đoạn này là vô cùng khó khăn, thời gian sống của người bệnh cũng không còn nhiều.

Vậy bệnh ung thư máu sống được bao lâu? Theo khảo sát từ Viện ung thư quốc gia, từ năm 1988 đến năm 2001, trong số 8.000 bệnh nhân ung thư máu, tỷ lệ sống sót trên 5 năm của họ qua từng giai đoạn là:

  • Giai đoạn I và II: Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của người bệnh là 90%.
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân ung thư máu giảm còn 80%.
  • Ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu?: Số người bệnh sống sót trên 5 năm chỉ chiếm tỉ lệ 65%.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư máu

Bên dạng bệnh và giai đoạn bệnh, việc người bệnh ung thư máu sống được bao lâu còn phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng sau:

  • Tuổi tác: Người bệnh càng trẻ tuổi thì càng có khả năng đáp ứng hiệu quả với điều trị. Nhờ đó mà sức khỏe phục hồi tốt hơn, tuổi thọ cũng có thể kéo dài lâu hơn.
  • Loại tế bào bạch cầu bị ảnh hương: Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, loại bạch cầu bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư cũng quyết định đến thời gian sống của người bệnh. Chắc hạn như nếu tế bào lympho B bị ảnh hưởng thì người bệnh sẽ có tiên lượng tốt hơn so với tế bào lympho T.
  • Thời gian phát hiện bệnh: Ung thư máu càng phát hiện sớm thì càng dễ điều trị và người bệnh cũng có thời gian sống lâu hơn.
  • Phương pháp điều trị ung thư máu: Nếu áp dụng biện pháp điều trị phù hợp, theo lộ trình cụ thể thì bệnh ung thư máu có thể dễ dàng được kiểm soát và khắc phục.

Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Biện pháp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư máu?

Để kéo dài thời gian sống khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung, người bệnh nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây:

Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cơ thể

Khi bị ung thư máu, các tế bào bạch cầu bị đột biến đã gây ra hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm. Bởi vậy mà khả năng bảo vệ của cơ thể là rất yếu.

Để hạn chế tối đa các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể thì tốt nhất bạn phải tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Biện pháp nên áp dụng lúc này là tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ về vệ sinh cơ thể, vết thương. Đồng thời cũng cần vệ sinh không gian sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các vật dụng bẩn, chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

Ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe

Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố hết sức quan trọng để người bệnh ung thư máu có thể kéo dài thời gian sống. Các bác sĩ khuyên rằng, nếu đang mắc căn bệnh nguy hiểm này, bạn hãy bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, nhất là nhóm thực phẩm giàu protein, vitamin A, D. Tất cả chúng đều sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đồng thời ngăn sự phát triển của tế bào ung thư máu. Nhờ vậy mà quá trình điều trị cũng diễn ra thuận lợi hơn, thời gian sống của người bệnh được kéo dài lâu hơn.

Xạ trị ung thư máu sống được bao lâu

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân ung thư máu kéo dài thời gian sống

Tuy nhiên, vì tính chất của bệnh ung thư máu nên trong chế độ ăn uống mỗi ngày, bạn cũng nên có số lưu ý như sau:

  • Chỉ nên ăn các loại thức ăn đã tiệt trùng sạch sẽ, được nấu chín.
  • Chỉ uống nước đun sôi để nguội.
  • Tuyệt đối không ăn các đồ nướng hay thức ăn nấu bị cháy khét.
  • Chú ý tập trung bổ sung các dưỡng chất vào bữa sáng và bữa trưa thay vì bữa tối. Vì đây là lúc cơ thể bạn có thể hấp thụ các dinh dưỡng nhất.
  • Nên ưu tiên chế biến thức ăn thành dạng cháo hoặc các món hầm,… Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ ăn, ngon miệng và cũng dễ tiêu hóa hơn.
  • Tránh xa các đồ uống có hại cho sức khỏe như rượu, bia, cà phê và những chất kích thích khác.

Giữ tinh thần lạc quan

Mặc dù ung thư máu là bệnh lý nguy hiểm, rất khó để chữa khỏi tuy nhiên bạn cũng nên giữ tinh thần lạc quan. Đây cũng là một trong những yếu tố kéo dài sự sống cho người bệnh.

Chắc chắn trong quá trình hóa trị hay xạ trị sẽ làm cho người bệnh ung thư máu mệt mỏi, căng thẳng. Lúc này việc nghĩ đến người thân trong gia đình để cố gắng, nhất là khát khao sống mãnh liệt sẽ là động lực giúp bạn vượt qua tất cả.

Vừa rồi là lời giải đáp cho thắc mắc: Bệnh ung thư máu sống được bao lâu. Tuy nhiên những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tương đối. Do đó mà tùy từng trường hợp bệnh, thời gian sống của mỗi người sẽ khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn hãy luôn lạc quan và tuân thủ tất cả các chỉ định điều trị của bác sĩ.