Câu 3 theo anh/chị vì sao tác giả hỏi Tại sao cây táo lại nở hoa sao rãnh nước trong veo đến thế

Những buổi sáng cà phê một mình. Người bạn thường hay ngồi cà phê để cùng “nhớ nhà châm điếu thuốc” đã tạ từ thành phố, trở lại quê nhà. Đến và đi. Cuộc hội ngộ đầm ấm và chia tay bùi ngùi. Nhưng biết làm sao được khi trong căn thể mỗi người, ai cũng ao ước khát thèm được quay trở về những ngày tháng thanh bình giản dị. Trở về, để bảo toàn đời sống nội tâm, để được là mình ở mức độ thuần khiết có thể, không cần gì, không để trở thành gì. Sống lành mạnh và vui vẻ.

Nhưng, một cuộc sống như thế, đâu phải ai cũng có suất và cũng đâu thể thực hiện bằng cách duy ý chí. Mưu sinh chẳng bao giờ là nhẹ gánh. Mà cuộc sống, với tính chất bất an thường trực và ngày càng đẩy mạnh lên cao khiến cho ta không khỏi hoang mang lo sợ. Thử làm công việc điểm báo một tuần sẽ thấy: “hiệp sĩ” bị xã hội đen chém, cô gái trẻ chết oan do bác sĩ vô cảm, xe “điên” tông chết người, cán đinh tử nạn, giảng viên gạ tình sinh viên, con chém bố...

Đấy là đời sống dân sinh xã hội. Còn ở đời sống văn hóa văn nghệ thì đạo văn, mua danh, chạy giải thưởng... hầu như ở đâu cũng có. Hám danh và hám lợi. Giả dối và lừa đảo lòng vòng. Dường như khó tìm thấy sự kính nhường, lễ độ, chân thành và sự tự học, hiếu học, cống hiến. Hết nhìn thấy cảnh cầu chức tước ở đền Hùng, lại thấy cảnh cầu thi đỗ ở Văn Miếu mà không khỏi buồn. Không chỉ là thấy có một cái gì đang mất đi, mà còn thấy có cái gì đang vụn rã, không thể vãn hồi.

Lại thêm một người bạn nữa rời bỏ thành phố này, rời hẳn đất nước này. Không một lời chào từ biệt. Có lẽ đã quá mệt mỏi, đã quá chán nhìn mặt nhau, hay là coi như chẳng có gì nghiêm trọng? Có khi coi như là không quen biết nhau còn hay hơn?

Nhưng bạn đi rồi bỗng dưng mình lại nhớ cái câu bạn hay giăng trên status (trạng thái): Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/ Tại sao cây táo lại nở hoa... Lần đầu thấy câu trên status mình rất vui, khen bạn nghĩ ra câu hay thế. Nhưng bạn bảo đấy là nhạc của Trần Tiến mà. À, thì ra đấy là bài Chim sẻ tóc xù của Trần Tiến, nhưng lời thơ là của Lưu Quang Vũ (bài Phố ta, 1970).

Bây giờ thì mình ngồi lật tập thơ Lưu Quang Vũ để đọc lại bài Phố ta:

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

Lũ trẻ lên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố ta

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Phố mà mình đang sống cũng có thể coi là “chuẩn” phố nghèo. Chỉ tiếc là không có cây táo nào, cũng như không có rãnh nước trong veo, mà chỉ có mấy cây cột điện xiêu vẹo dây nhợ lòng thòng và mấy con đường sập cống úng nước đục ngầu. Nhưng thơ của Lưu Quang Vũ thật tuyệt: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/ Tại sao cây táo lại ra hoa...

Dẫu biết cây táo nở hoa thì có liên quan gì tới cuộc đời này có xấu xa hay không nhưng vẫn thấy thích và chợt thấy nhẹ lòng mình. Thôi thì hãy nhìn cây táo nở hoa, ngắm rãnh nước trong veo (trong thơ, hay là trong tâm hồn mình) để thấy đời không chỉ là xấu xa.

TRẦN NHÃ THỤY

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi. (Trích Phố ta - Lưu Quang Vũ) Câu 1/ Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên. Câu 2/ Xác định các biện pháp tu từ trong văn bản trên. Câu 3/ Theo anh/chị, vì sao tác giả hỏi: Tại sao cây táo lại nở hoa / Sao rãnh nước trong veo đến thế? Câu 4/ Anh/chị rút ra thông điệp gì từ câu thơ: Bác thợ mộc nói sai rồi.

Câu 1. Thể thơ: Tự do

 Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã miêu tả “phố ta" bằng những từ ngữ, hình ảnh:

Nghèo, giọt nước, cành cây, lũ trẻ, gác thượng, bong bóng xà phòng, cổng, con chim sẻ.

 Câu 3.

-Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ “Sao rãnh nước trong veo đến thế?”

-Tác dụng: Nhấn mạnh cuộc đời có rất nhiều điều tốt đẹp, ý nghĩa mà chúng ta có thể chiêm nghiêm.

 Câu 4. Thông điệp: Ý nghĩa về cuộc đời.

Mỗi chúng ta đều có cuộc đời riêng và trong hành trình ấy chúng ta sẽ gặp cả những điều xấu và điều tốt. Nhưng chúng ta hãy luôn sống vui vẻ, lạc quan và hết mình vì tương lai thì cuộc đời sẽ có ý nghĩa hơn.

 Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt.

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 9BÀI THI MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Đọc đoạn trích:Phố của taPhố nghèo của taNhững giọt nước saTrên cành thánh thótLũ trẻ lên gác thượngThổi bay cao bao bong bóng xà phòng.Em chờ anh trước cổngCon chim sẻ của anhCon chim sẻ tóc xùCon chim sẻ của phố taĐừng buồn nữa nháBác thợ mộc nói sai rồiNếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xaTại sao cây táo lại nở hoaSao rãnh nước trong veo đến thế?Con chim sẻ tóc xù ơiBác thợ mộc nói sai rồi. (Trích Phố ta ­ Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)Thực hiện các yêu cầu:Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.Câu 2. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả con phố?Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau:Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xaTại sao cây táo lại nở hoaSao rãnh nước trong veo đến thế?Câu 4. Bài học có ý nghĩa đối với anh/chị sau khi đọc đoạn trích trên.II. LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1 (2.0 điểm)Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị  hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về điều bản thân cần làm để lạc quan trong cuộc sống.Câu 2 (5.0 điểm)Vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. ­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 9BÀI THI MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)PhầnCâu12I34II12Nội dungĐỌC – HIỂUPhong cách ngôn ngữ nghệ thuậtNhững từ ngữ, hình ảnh miêu tả con phố: nghèo, giọt nước, cành cây, lũ trẻ, gác thượng, bong bóng xà phòng, cổng, con chim sẻ.Hiệu quả của câu hỏi tu từ: ­ Khẳng định cuộc đời không phải toàn chuyện xấu xa mà còn có rất nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón ta ở phía trước. ­ Giọng điệu vui tươi, lạc quan.Câu hỏi mở, học sinh nêu bài học có ý nghĩa đối với mình, nhưng phải có lí giải hợp lí.LÀM VĂN   Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn điều bản thân cần làm để lạc quan trong cuộc sốnga) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn     Thí sinh có thể  trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,  tổng­phân­hợp, móc xích hoặc song hành.b) Xác định đúng vấn đề  cần nghị  luận:  điều bản thân cần làm để lạc quan trong cuộc sống.c) Triển khai vấn đề cần nghị luậnThí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý: ­ Sống điềm tĩnh, an nhiên, suy nghĩ tích cực trước những vấn đề trong cuộc sống; ­ Luôn tin tưởng vào năng lực bản thân, sống có mục tiêu, đừng so sánh mình với người khác…d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  nghĩa, ngữ pháp tiếng Việte) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.     Hình tượng nhân vật ông lái đò  trong tùy bút  Người lái đò  Sông Đà của Nguyễn Tuân.a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài giới thiệu được vấn đề  nghị  luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: ông lái đò trong tùy bút Người lái  đò Sông Đà.c) Triển khai vấn đề nghị luận:Điểm3,00,50,51,01,07,02,00,250,251,00,250,255,00,250,5Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ  và dẫn chứng.* Giới thiệu chung về  tác giả  Nguyễn Tuân, tùy bút   Người lái đò  Sông Đà và nhân vật ông lái đò. * Vẻ đẹp hình tượng ông lái đò. ­ Dũng cảm, tài trí, kiên cường bất khuất khi đối mặt với ba trùng vi  thạch trận của sông Đà.­ Phong thái ung dung, tài hoa, mang dáng dấp của một người nghệ sĩ.* Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật:­ Ông lái đò là một hình tựơng nhân vật đặc sắc, vì không chỉ  thể hịên nét đẹp của một ông lái đò mà còn khái quát đựơc vẻ  đẹp của  người lao động, tôn vinh người lao động. Ông chính là "thứ  vàng mười đã qua thử  lửa  ở  tâm hồn người lao động" mà tác giả  muốn tìm kiếm.­ Sự  liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ  và rất thú vị; nghệ thuật đối lập; miêu tả  độc đáo;  sự  am hiểu tường tận và phát huy một cách uyển chuyển nhịp nhàng tri thức các bộ môn khác như địên ảnh, võ thụât, quân sự, cả kiến thức địa lí và văn học…d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.e) Sáng tạo: Cách diễn đạt, phát hiện mới mẻ, độc đáo, viết câu, từ ngữ…; văn viết giàu cảm xúc …TỎNG ĐIỂM0,52,01,00,250,510,0