Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường
Các ngân hàng liên tục tuyển dụng nhân sự, tạo cơ hội cho sinh viên mới ra trường

Hàng nghìn cơ hội cho sinh viên

Theo chia sẻ của đại diện một trường đại học đào tạo ngành tài chính - ngân hàng, sau Tết là thời điểm một lượng lớn nhân sự ngân hàng quyết định "nhảy việc" nên không ít nhà băng rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trong giai đoạn này. Cũng trong thời điểm này, các sinh viên năm 3 và năm cuối các ngành tài chính chính - ngân hàng bước vào các kỳ kiến tập, thực tập. Chính vì vậy nhiều ngân hàng đã lựa chọn nhóm nhân lực đầy tiềm năng này để giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực để phục vụ cho việc mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh.

Mới đây, trong chương trình Ngày hội việc làm 2022, nhiều ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)... đã tham gia tuyển dụng, phỏng vấn trực tiếp cho 1.500 vị trí thực tập, việc làm đối với sinh viên khối kinh tế, tài chính, thương mại và ngân hàng. Đối tượng được nhóm ngành tài chính - ngân hàng hướng đến khi tham gia chủ yếu là sinh viên năm 3 và năm cuối.

Không dừng lại ở đó, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) cũng tuyển dụng hơn 1.000 vị trí sales mảng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và kinh doanh bảo hiểm làm việc tại các điểm kinh doanh trên toàn quốc và tổ chức chương trình Learner to Banker dành cho sinh viên năm cuối các ngành có nguyện vọng phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng để các ứng cử viên có thể tiếp cận môi trường làm việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp phù hợp.

Nói về động lực khiến các ngân hàng ngày càng hướng đến các nhân lực trẻ là sinh viên sắp hoặc mới gia trường, ông Nguyễn Trọng Trí, Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn phát triển nguồn nhân lực Trí Việt cho rằng, nguồn nhân lực trẻ giống như những tờ giấy trắng rất thuận lợi để doanh nghiệp hướng dẫn, đào tạo bài bản, chi tiết ngay từ đầu để thích nghi nhanh nhất với chiến lược phát triển.

Hơn nữa các em sinh viên tại các trường đại học khối ngành tài chính - ngân hàng đa số đều được đào tạo có năng lực chuyên môn tốt, năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng sống và làm việc trong môi trường đầy cạnh tranh và có khả năng thích ứng rất nhanh với môi trường làm việc mới.

Bên cạnh đó, sinh viên sắp hoặc mới ra trường là thế hệ trẻ có khả năng giao tiếp tốt và các kỹ năng trên không gian mạng. Trong một khảo sát về khách hàng liên quan đến các dịch vụ tài chính - ngân hàng, việc trao đổi thông tin, tư vấn giữa khách hàng với nhân sự trẻ sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn bởi sự trẻ trung, nhanh nhẹn nhưng vẫn có chuẩn mực do được đào tạo các kỹ năng mềm từ trước. Đây là giá trị cốt lõi để giúp ngân hàng gần hơn với khách hàng trước khi bàn về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, vị chuyên gia này chia sẻ.

Trau dồi kỹ năng để tận dụng thời cơ

Ưu thế và cơ hội dành cho nguồn nhân lực trẻ là sinh viên trong ngành tài chính - ngân hàng luôn "rộng mở" nhưng làm thế nào để các ứng viên mới ra trường có cơ hội ghi điểm với các nhà tuyển dụng vẫn là câu hỏi chung của rất nhiều bạn sinh viên khi ngành này đòi hỏi khắt khe về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và có tỷ lệ chọi nhất.

Theo các chuyên gia, trong quá trình tuyển dụng, các ngân hàng ngày càng coi trọng những kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ… nhất là các vị trí giao dịch viên, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên sales. Chính vì vậy, việc sinh viên chủ động tìm tòi, học hỏi để đáp ứng các yêu cầu này trước khi nộp đơn xin việc tại các ngân hàng là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, các sinh viên có thể tham gia học nhóm để thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp xây dựng mối quan hệ và khả năng giao tiếp giữa các cá nhân; chủ động tìm kiếm và đăng ký các khóa nâng cao kiến thức, thử sức ở cuộc thi tranh biện để có khả năng thuyết trình, tư duy phân tích vấn đề...

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển đổi số diễn ra rầm rộ trong vài năm gần đây khiến nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này tăng cao, trong khi nguồn lực chưa đáp ứng kịp. Vì vậy, sinh viên nên tăng cường học hỏi và bổ sung những kiến thức về công nghệ để có thêm "điểm cộng" khi tham gia ứng tuyển tại các ngân hàng.

Ngoài ra, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng, các cơ sở đào tạo cần sớm có các chương trình đào tạo về kỹ năng phân tích dữ liệu, phân tích trải nghiệm khách hàng, quản trị rủi ro trong môi trường số... Đồng thời, các ngân hàng cũng cần phát huy vai trò đóng góp để đưa kiến thức thực tiễn vào chương trình đào tạo, có như vậy sinh viên mới dễ dàng tiếp cận.

Đặc biệt, kinh nghiệm thực tế là một trong những yếu tố mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở ứng viên vừa tốt nghiệp đại học. Nếu đã từng tham gia thực tập hay thử việc tại một ngân hàng, sinh viên đã được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, biết được tác phong và đặc điểm công việc chuyên môn công việc của từng vị trí nên ngân hàng có thể rút ngắn thời gian đào tạo các ứng viên mới.

Đồng thời, xin việc làm ngành tài chính - ngân hàng luôn là một chiến trường khốc liệt với tỷ lệ chọi cao, nhất là với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đừng vội nản lòng nếu bị một đơn vị từ chối đơn ứng tuyển. Hãy giữ vững tinh thần lạc quan, rút kinh nghiệm trong lần thất bại này để có thêm kiến thức, tự tin tham gia một cuộc tuyển dụng tại nhà băng khác, một vị chuyên gia đưa ra lời khuyên. 

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Mình cũng như rất nhiều bạn khác hiện đang bảo vệ luận văn và chuẩn bị tốt nghiệp đại học năm 2012. Mình hiểu được vấn đề phải chuẩn bị hành trang cho kì thi tuyển đã, đang và sẽ tiếp tục được tổ chức ở các ngân hàng. Việc nắm bắt được nghiệp vụ, tập làm các bài IQ và ôn lại tiếng anh chuyên ngành, giao tiếp là cần thiết >-. Nhưng vấn đề mình lo nhất là định hướng để làm việc trong ngân hàng. Ví dụ như: Mình rất muốn làm về thẩm định hoặc nhân viên tín dụng, nhưng lại không biết làm cách nào và đi từ đâu để trở thành một nhân viên thẩm định. Và nếu chưa làm thẩm định thì có thể làm những vị trí nào để hợp với mình [..]. Vậy nên mình muốn các bạn góp ý và liệt kê ra tất cả những vị trí mà sinh viên mới ra trường nên xin vào (trong ngân hàng có rất nhiều vị trí khác nhau, nhưng mình chủ yếu muốn bàn về vị trí dành cho các sinh viên mới ra trường, từ các bạn chắc kiến thức cho đến các bạn còn gà mờ) :bz. Nhân tiện nếu các bạn share luôn link dẫn để tham khảo bài tập và kinh nghiệm thi vào vị trí đó thì tốt quá.\

Cảm ơn các bạn rất nhiều, mình mong đây sẽ là 1 ngôi nhà mà mình sẽ gắn bó lâu dài .

Nếu có ngoại hình tốt thì mình nghĩ vị trí giao dịch viên. Có mối quan hệ rộng, khả năng giao tiếp thì QHKH CN. CÓ thêm khả năng phân tích báo cáo tài chính ( kinh nghiệm kế toán tổng hợp ) thì QHKH DN. Tuy nhiên đối với 1 số bạn kiến thức tốt, tính cách quyết đoán và.... có thể apply Thẩm định ( 1 sô bạn mới ra trường vẫn đỗ thaẩm định mà). Đây là những thông tin mình dc biết.

thẩm định họ đòi 3 năm kinh nghiệm đấy bạn ạ.
còn sv mới ra truường chỉ có 2 vị trí quen thuộc nhất: kế toán hoặc QHKH

còn vị trí Thanh toán quốc tế thì sao các bạn? Thấy bảo vị trí này tuyển ít và thường ưu tiên dân Ngoại thương

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Thanh toán quốc tế nge thì có vẻ tách biệt nhưng thật ra liên kết chặt chẽ với các nghiệp vụ ngoại thương. Vì thế nên đó là lợi thế cho sv FTU đấy bạn

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

^ công nhận thanh toán quốc tế ngoại thương mạnh

cơ mà nếu tự tin vào tiếng anh thì cứ apply, pass hay ko còn phụ thuộc may mắn nữa mà

Vào được phòng Thanh toán quốc tế là một điều hết sức khó khăn vì đòi hỏi nhiều thứ lắm, cứ như thi vào ngân hàng nước ngoài, với lại chỉ có một số ngân hàng mới phát triển thanh tóan quốc tế nên nhu cầu tuyển dụng khá ít hơn so với các vị trí khác.
Mình nghĩ sinh viên ra trường thì thường apply QHKH hay GDV... tại yêu cầu không cao, tuy nhiên cứ mạnh dạn nộp các vị trí khác để thử sức biết đâu có cơ hội

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Cảm ơn các bạn nhiều nhé, vậy mình sẽ nhắm tới vị trí GDV và QHKH cá nhân (tín dụng) trước. Còn vị trí mình muốn thực sự nhắm đến là làm tại phòng Dự án hoặc Thẩm định giá. Khi vào được rồi, đi đào tạo nghiệp vụ thì sẽ chú ý đến các phần đó ^^.

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

hj....mình sẽ nhắm đến vị trí GDV....


Page 2

tớ thấy vào thanh toán quốc tế thì phải có tiếng anh tốt nên ưu tiên dân ngoại thương là phải. còn QHKH thường ưu tiên nam hơn đó, MB tuyển QHKH vừa rùi cũng toàn lấy nam thui, nứ rất ít, nhưng làm bên bộ phận này thường bị áp lực về doanh thu nói chung cũng vất vả lém

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Mình cũng thích GDV nhưng không đủ chiều cao. hic. mình cũng thích làm kế toán ngân hàng nữa nhưng không thấy các ngân hàng tuyển nhiều ở vị trí này. nên QHKH là thích hợp nhất, hi

Thế còn vị trí lãnh đạo trẻ của MSB thì như thế nào nhỉ ???? )

chuyên viên QHKH thấy nhiu người thi nhất

quan hệ khách hàng thì có khách hàng cá nhân với kh doanh nghiệp đúng ko mọi người, mọi người ai có kinh nghiệm j ko?

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

mình thì thẩm định cho vay và quan hệ khác hàng cũng là sinh viên mới nên nôp CV mấy lần mà chả dc gọi

bun ơi là bùn

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

GDV thì chắc chỉ con gái mới thi thôi nhỉ, chứu con trai chắc có ai thi...

:-bdSống là phải phấn đấu:-bd

mình học về tài chính và business nhìu, trước đây mình học bên quản trị sau lại chọn chuyên ngành tài chính, không học bên NH nhưng lại thích làm việc ở NH. Các bạn có thể giải thích cho mình QHKH trong NH là sẽ làm j ko? sắp ra truờng, có người quen nói là sẽ giới thiệu vào bên QHKH, nhưng mà mình nghĩ nó giống như bên PR trong các công ty nên mình ko thik lắm

nghe các bạn nói thì mình có hơi phân vân về vị trí này!!!

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

hic. mình chắc chỉ giao dịch viên thôi. chứ ít mối quan hệ không làm nổi QHKH.

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

mình học về tài chính và business nhìu, trước đây mình học bên quản trị sau lại chọn chuyên ngành tài chính, không học bên NH nhưng lại thích làm việc ở NH. Các bạn có thể giải thích cho mình QHKH trong NH là sẽ làm j ko? sắp ra truờng, có người quen nói là sẽ giới thiệu vào bên QHKH, nhưng mà mình nghĩ nó giống như bên PR trong các công ty nên mình ko thik lắm

nghe các bạn nói thì mình có hơi phân vân về vị trí này!!!

thông tin về QHKH trên UB nhìu, cậu tự tìm hiểu sẽ nhớ lâu hơn đấy

Giữ anh đi và nói em yêu anh...


Page 3

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Mình cũng giống như kinlove, thích và hướng thẩm định. Nhưng mà vừa rồi apply MB bị loại luôn :d Mình đc biết thì muốn làm đc thẩm định ban đầu phải làm QHKH, mà khổ hiện tại QHKH đa số tuyển nam. Định hướng theo kế toán thì, giám đốc chỗ tớ thực tập khuyên nên bắt đầu từ GDV. Hỏi nhiều, nhưng rồi t đúc rút lại mới tốt nghiệp con gái có vị trí đơn giản nhất là GDV và tư vấn. Nếu có tố chất có thể làm QHKH rồi lên thẩm định. Không thì cứ làm rồi mình thiên chuyển. Vì hiện tại với những sv mới ra trường khó xđ đc vị trí nào phù hợp vì mình chưa va chạm nhiều. ( GĐ chỗ t thực tập bảo kiểu như thế) :d

Dear các bạn trẻ , mặc dù mình cũng chưa hề già tí nào ) Vì đọc được comment của 1 bạn thấy chán nản và bi quan về việc SV mới ra trường apply vào được các vị trí tốt ở NH nên mình quyết định có phản hồi để lấy lại tinh thần các bạn trẻ.

Trước hết là để mình điểm qua một lượt các vị trí mà bạn bè mình đã "tậu" được ngay sau khi mới ra trường (với exp ~ 0 hoặc exp ~ không liên quan tới NH) để cổ vũ tinh thần new comers rằng vị trí nào cũng vẫn có cơ hội đang chờ bạn nhào dzô được . Như là QHKH Cá nhân - Doanh nghiệp - SME (kể cả big4 of banks nhé ), Treasury (chỗ mình có bạn SN 90 đi học sớm 1 năm ), QLRR (hoạt động, tín dụng, thị trường), NHĐT (Vận hành thuộc Khối hỗ trợ hoặc phát triển thuộc FO), Điều phối viên, Thanh toán, Kế toán, Thẩm định, Và có nhiều vị trí BO khác (cái này hình như mỗi NH có các phòng BO khác nhau nên các bạn tìm hiểu thêm) v.v.v..

Có nhiều bạn comment là các vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm thì SV mới ra trường đâu có. Nhưng thực ra vẫn có rất nhiều ngân hàng không đặt ra các điều kiện này, bạn vẫn có cơ hội để thử sức và làm việc tại đúng vị trí bạn mong muốn, cho tới khi đủ kinh nghiệm và apply sang NH đòi hỏi kinh nghiệm mà bạn mơ ước.

Việc làm tạm thời 1 vị trí không có liên quan gì tới vị trí bạn mong muốn, sẽ thường ít hỗ trợ bạn khi bạn apply lần tiếp theo vào vị trí bạn mong muốn. Thế nên hãy cân nhắc kĩ khi chọn việc lần đầu. Đây cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân của mình thui , xin được chia sẻ nếu hữu ích với các bạn

Mình chưa có kinh nghiệm có thể làm chuyên viên tín dụng không???

làm bên thẩm định tín dụng và hỗ trợ qhe kh cũng đc.

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

mình thấy vị trí GDV or kế toán quỹ bjo ít tuyển lắm, có chăng là vị trí CV QHKH thui, còn lại toàn thấy tuyển trưởng fòng, giám đốc or những vị trí đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm mà cái này thì một sinh viên mới ra trường như mình không thể đáp ứng được rùi

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

tùy vào chuyên ngành bạn học. Thí dụ bạn học sâu về tài chính thì thường ai cũng thích làm một CV thẩm định hơn bởi vị trí này không đòi hỏi phải tìm kiếm, thuyết phục khách hàng vất vả như CV QHKH. Nhưng nhìn chung thì các NH đều tuyển nhiều ở vị trí QHKH (có thể áp lực sale lớn nên CV QHKH nghỉ nhiều). Do đó, cơ hội cho SV mới ra trường tập trung ở mấy anh sale này thôi. Còn SV mới ra trường mà xin làm đc anh thẩm định liền thì còn gì bằng hjc hjc

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Mình cũng giống như kinlove, thích và hướng thẩm định. Nhưng mà vừa rồi apply MB bị loại luôn :d Mình đc biết thì muốn làm đc thẩm định ban đầu phải làm QHKH, mà khổ hiện tại QHKH đa số tuyển nam. Định hướng theo kế toán thì, giám đốc chỗ tớ thực tập khuyên nên bắt đầu từ GDV. Hỏi nhiều, nhưng rồi t đúc rút lại mới tốt nghiệp con gái có vị trí đơn giản nhất là GDV và tư vấn. Nếu có tố chất có thể làm QHKH rồi lên thẩm định. Không thì cứ làm rồi mình thiên chuyển. Vì hiện tại với những sv mới ra trường khó xđ đc vị trí nào phù hợp vì mình chưa va chạm nhiều. ( GĐ chỗ t thực tập bảo kiểu như thế) :d


Đúng như Nô nói thì con trai theo thẩm định là đúng thôi. Con gái theo giao dịch viên, rồi kế toán. Ổn định theo kiểu đến đi làm rồi đi về nhà với chồng con. Còn con trai theo quan hệ khách hàng thì có thể đi xa, đi thị trường được. Sau lên thẩm định còn bia rượu nhiều. Con trai quan hệ qua cái dạ dày mà. Nhưng cái mình lo nhất là theo hướng thẩm định thì khó xin vào luôn, suất thẩm định lại fai tiền nong. Mà QHKH lại sợ áp chỉ tiêu không theo được.8-x

---------- Post added 17-04-2012 at 02:33 PM ----------

Dear các bạn trẻ , mặc dù mình cũng chưa hề già tí nào ) Vì đọc được comment của 1 bạn thấy chán nản và bi quan về việc SV mới ra trường apply vào được các vị trí tốt ở NH nên mình quyết định có phản hồi để lấy lại tinh thần các bạn trẻ.

Trước hết là để mình điểm qua một lượt các vị trí mà bạn bè mình đã "tậu" được ngay sau khi mới ra trường (với exp ~ 0 hoặc exp ~ không liên quan tới NH) để cổ vũ tinh thần new comers rằng vị trí nào cũng vẫn có cơ hội đang chờ bạn nhào dzô được . Như là QHKH Cá nhân - Doanh nghiệp - SME (kể cả big4 of banks nhé ), Treasury (chỗ mình có bạn SN 90 đi học sớm 1 năm ), QLRR (hoạt động, tín dụng, thị trường), NHĐT (Vận hành thuộc Khối hỗ trợ hoặc phát triển thuộc FO), Điều phối viên, Thanh toán, Kế toán, Thẩm định, Và có nhiều vị trí BO khác (cái này hình như mỗi NH có các phòng BO khác nhau nên các bạn tìm hiểu thêm) v.v.v..

Có nhiều bạn comment là các vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm thì SV mới ra trường đâu có. Nhưng thực ra vẫn có rất nhiều ngân hàng không đặt ra các điều kiện này, bạn vẫn có cơ hội để thử sức và làm việc tại đúng vị trí bạn mong muốn, cho tới khi đủ kinh nghiệm và apply sang NH đòi hỏi kinh nghiệm mà bạn mơ ước.

Việc làm tạm thời 1 vị trí không có liên quan gì tới vị trí bạn mong muốn, sẽ thường ít hỗ trợ bạn khi bạn apply lần tiếp theo vào vị trí bạn mong muốn. Thế nên hãy cân nhắc kĩ khi chọn việc lần đầu. Đây cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân của mình thui , xin được chia sẻ nếu hữu ích với các bạn

Vị trí QLRR như bạn nói có phải là hỗ trợ tín dụng (mình nghe 1 bạn ở seabank nói vậy). Chủ yếu hoạt động về vấn đề sổ đỏ, đóng dấu, chứng từ, pháp luật, thẩm định những mối khách hàng không quen biết. Còn nếu QHKH mà có người nhà hay bạn bè vay vốn thì có thể đứng ra bảo đảm coi như thẩm định thay luôn, không cần hỗ trợ tín dụng nữa. Đúng không vậy. Nếu đúng thì vị trí đó mình đang muốn hướng tới. Vậy ban đầu mình nên bắt đầu từ đâu ?

Bạn mình làm cho vay cá nhân ở vietcombank, ban đầu vào toàn đọc hợp đồng, kí hợp đồng cho vay, nên không bị áp lực doanh số huy động vốn nặng, vậy vị trí đó được gọi là gì ??? QHKH Cho vay cá nhân đúng không ???

---------- Post added 17-04-2012 at 02:34 PM ----------

làm bên thẩm định tín dụng và hỗ trợ qhe kh cũng đc.

vị trí bạn nói mình cũng muốn làm, nhưng cả 2 cái gộp lại có phải là hỗ trợ tín dụng không ?

Mik định hướng vào QHKHCN, vì công việc có vẻ khá phù hợp với sv mới tốt nghiệp như mik
GDV cũng là lựa chọn nên xem xét nhằm tích lũy đủ kinh nghiệm, tạo cơ hội để cta apply thành công sang các vị trí khác \m/ Tuy nhiên chiều cao là trơ ngại k nhỏ cho nhiều bạn (có mik vì chỉ cao có 1m58 ( )

Vị trí thẩm định thì ok hơn QHKH ah mọi người ? Vị trí thẩm định thì làm những công việc gì vậy ?


Page 4

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Vị trí thẩm định thì ok hơn QHKH ah mọi người ? Vị trí thẩm định thì làm những công việc gì vậy ?

Thẩm định thường y/c cao hơn QHKH bạn à (kinh nghiệm, bằng cấp...), Ví dụ về công việc của chuyên viên thẩm định giá của Lienvietbank:

Chuyên viên Phòng Thẩm định giá
Mô tả công việc: - Định giá các tài sản đảm bảo của các khoản cấp tín dụng do Phòng Thẩm định tái thẩm định - Định giá các tài sản đảm bảo tiền vay và các tài sản khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, các Hội đồng Tín dụng, Tổng Giám đốc - Phối hợp với các Đơn vị kinh doanh để thẩm định các tài sản đảm bảo của khoản cấp tín dụng mà phải được tái thẩm theo quy định của Ngân hàng ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ. - Nghiên cứu và là đầu mối của Khối để tham gia góp ý kiến đối với danh mục tài sản Ngân hàng nhận làm tài sản đảm bảo và các vấn đề khác liên quan.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Lãnh đạo Phòng

:-bdSống là phải phấn đấu:-bd

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Cả chiều nay mình nghiên cứu về Tín dụng và GDV. Kết luận lại là GDV thiên hướng ngoại hình và nữ, cơ hội thăng tiến lên đến mức cao nhất là Giám đốc chi nhánh. Tín dụng thì mình thấy có 2 vị trí là QHKH (cá nhân or doanh nghiệp) và Quản lý, Hỗ trợ TD. Nhưng tình hình tín dụng năm nay tuyển dụng rất khó khăn, và luôn áp doanh số (huy động vốn) nên có sức ép rất cao, lại hay phải đi xa, thời gian làm thì hơi lung tung, tùy người mới có thể hợp được ( chủ yếu là con trai mới làm được ). Tóm lại, mình không phải là người thích chịu áp lực doanh số nên mình muốn ôn và thi vào vị trí Hỗ trợ tín dụng. Không biết vị trí này có hiếm và hot không nhỉ ?????????

---------- Post added 17-04-2012 at 11:12 PM ----------

Thẩm định thường y/c cao hơn QHKH bạn à (kinh nghiệm, bằng cấp...), Ví dụ về công việc của chuyên viên thẩm định giá của Lienvietbank:

Chuyên viên Phòng Thẩm định giá
Mô tả công việc: - Định giá các tài sản đảm bảo của các khoản cấp tín dụng do Phòng Thẩm định tái thẩm định - Định giá các tài sản đảm bảo tiền vay và các tài sản khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, các Hội đồng Tín dụng, Tổng Giám đốc - Phối hợp với các Đơn vị kinh doanh để thẩm định các tài sản đảm bảo của khoản cấp tín dụng mà phải được tái thẩm theo quy định của Ngân hàng ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ. - Nghiên cứu và là đầu mối của Khối để tham gia góp ý kiến đối với danh mục tài sản Ngân hàng nhận làm tài sản đảm bảo và các vấn đề khác liên quan.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Lãnh đạo Phòng


Thẩm định giá thì làm việc ở trên Hội sở. Còn ở chi nhánh thì công việc thẩm định dành cho CV HTTD. Không biết vậy có chuẩn không nhưng cứ phát biểu vậy ^^

Cả chiều nay mình nghiên cứu về Tín dụng và GDV. Kết luận lại là GDV thiên hướng ngoại hình và nữ, cơ hội thăng tiến lên đến mức cao nhất là Giám đốc chi nhánh. Tín dụng thì mình thấy có 2 vị trí là QHKH (cá nhân or doanh nghiệp) và Quản lý, Hỗ trợ TD. Nhưng tình hình tín dụng năm nay tuyển dụng rất khó khăn, và luôn áp doanh số (huy động vốn) nên có sức ép rất cao, lại hay phải đi xa, thời gian làm thì hơi lung tung, tùy người mới có thể hợp được ( chủ yếu là con trai mới làm được ). Tóm lại, mình không phải là người thích chịu áp lực doanh số nên mình muốn ôn và thi vào vị trí Hỗ trợ tín dụng. Không biết vị trí này có hiếm và hot không nhỉ ?????????

---------- Post added 17-04-2012 at 11:12 PM ----------

Thẩm định giá thì làm việc ở trên Hội sở. Còn ở chi nhánh thì công việc thẩm định dành cho CV HTTD. Không biết vậy có chuẩn không nhưng cứ phát biểu vậy ^^[/QUOTE

Minh chao cac ban.minh xin gioi thieu minh hien dang lam viec trong ngan hang,minha lam dc 6 nam roi.Ban dau minh lam TTQT dc 5 nam va moi day minh bi chuyen sang HTTD vi ngan hang minh tai co cau.Vi tri HTTd nhu minh lam nhung viec nhu dang ky giao dich dam bao,the chap,xoa chap va lam bao cao.chi co vay thoi cac ban ah

---------- Post added 19-04-2012 at 08:55 PM ----------

lam trong ngan hang cung cang thang vat va lam ko tuoi dep nhu cac ban nghi dau

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

năm sau mình cũng ra trường, nhưng nghe các thầy cô nói về tình trạng nguồn nhân sự của việt nam hiện nay về lĩnh vực ngân hàng : đầu vào rất khó và tuyển rất ít mình thấy rất lo..........nghe các bạn nói mình càng lo............hixhix........hy vọng may mắn sẽ đến với mình và đến với các bạn nữa, chúc các bạn đạt đươc thành công trên con đường mình đã chọn...........cố lên mọi người nhá.............mình cũng mới tham gia diễn đàn mình cứ nghĩ tại sao mình không thấy tìm thấy diễn đạt này sớm hơn để cùng chia se với các bạn........i love everyone!!!!!!!!!!!!!!!!1

cùng xây dựng UB ngày càng lớn mạnh nhé, cám ơn những chia sẽ của bạn

Giữ anh đi và nói em yêu anh...

đi thực tập thấy làm ngân hàng vất vả lắm, theo quy định là 5h30 chiều đc về, nhưng hình như rất ít người về giờ đó. 6h kém gặp sếp dưới sảnh, sếp hỏi "Sao về sớm thế?" :|

---------- Post added 29-04-2012 at 11:52 PM ----------

Mà hình như vị trí nào trong ngân hàng chả chịu áp lực doanh số chứ nhỉ

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

đi thực tập thấy làm ngân hàng vất vả lắm, theo quy định là 5h30 chiều đc về, nhưng hình như rất ít người về giờ đó. 6h kém gặp sếp dưới sảnh, sếp hỏi "Sao về sớm thế?" :|

---------- Post added 29-04-2012 at 11:52 PM ----------

Mà hình như vị trí nào trong ngân hàng chả chịu áp lực doanh số chứ nhỉ

hầu như vị trí nào trong bank h cũng áp doanh số bạn ạ. còn vất vả là thực tế vậy rồi.hihi... chấp nhận vây, đang còn khối ng ngoài kia đang mơ vất vả mà k đc ý, nhân lực ngày càng thừa đầy ra..hô hô

Giữ anh đi và nói em yêu anh...

haizz, cái thời mình vào trường, sinh viên ngân hàng ra bao nhiêu hết bấy nhiêu. Thời điểm ra trường, các ngân hàng "thi nhau đòi sát nhập". Ế ẩm quá :|

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

mình thì giờ đang apply vào Chuyên viên Kinh doanh thẻ Sacombank. cũng chưa biết sao nhưng chắc Sales mệt lắm đây

nên vào vị trí QHKH và GDV, ngoài ra Kế toán cũng tốt mà

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

nên vào vị trí QHKH và GDV, ngoài ra Kế toán cũng tốt mà

Mình mới năm 3 thôi, năm sau mới ra trường. Nhưng cũng đang tích cực tìm hiểu và học hỏi nhiều về Ngân hàng. Thôi xưng em cho dễ vậy.
Em cũng nhắm tới vài vị trí như Ké toán, QHKH. Tính cách của em thì năng động, thích đi lại nhiều nên cũng ngó tới QHKH, mỗi tội chiều cao nó khiêm tốn quá 1m63,5. Đâm ra vị trí sau nữa là Kế toán. anh chị nào tư vấn cho em được không. Kế toán thì ít được bay nhảy phải k ạ

Phạm Trọng Tiến CQ47/15.08 - Học viện Tài Chính Facebook: http://www.facebook.com/ime168

Mail: [email protected]


Skype: ime1681991


------------------------------------------------------
I will become a successful banker!


Page 5

chuẩn rồi, kế toán thì cứ phải trong quầy giao dịch thôi. Còn cán bộ tín dụng thì đang làm mà đói thì có thể tự do ra ngoài ăn xong rồi vào làm tiếp đc, miễn là vẫn đảm bảo công việc của mình là ok )

theo mình thì 1,2 năm đầu nếu làm ở NH to hay làm ở vị trí thật là ngon được thì ko nói làm gì, còn nếu ko được thì làm NH nhỏ và vị trí vừa vừa thôi đã, lấy kinh nghiệm sau đó sẽ tự tích lũy phục thù sau chưa muộn

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

nỗi lo chung của sinh viên mới ra trường, không đúng thời nên bơi ngược đuối quá !!

m cung mun lam ktoan,.kho xin k nhi,huchuc,dau tim qua.nam 3 ui

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

m cung mun lam ktoan,.kho xin k nhi,huchuc,dau tim qua.nam 3 ui

bạn xem thông tin tuyển dụng của các bank có hay tuyển kế toán k thì biết ngay
sự thật là ít lắm bạn ạ

Giữ anh đi và nói em yêu anh...

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

đa phần phải làm một saler

haizz toafn sales ak mifnh chua get ban hag`n

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

Có bác nào hiểu về bên ATM và các loại thẻ khác không nhỉ? Có những vị trí nào nhỉ?

thế còn nhân viên kinh doanh ngoại hối thì thế nào nhỉ? cũng k thấy ngta yêu cầu kinh nghiệm gì cả. hẻm být có khó k

Vị trí ngân hàng cho sinh viên mới ra trường

bạn nói đúng lắm, bợi ngược thì hại sức mà kết quả ko cao..nhìn thì thế thôi, chứ mình nghĩ nhân lực trong ngân hàng bão hòa rồi, bây giờ xin việc ngân hàng khác quá xa so với anh, chị mình mấy năm trước..(ko phải mình yếu kém gì cả )