Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu nằm trong top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu khi mỗi năm trên thế giới có hơn 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ em mắc phải – theo thống kê của WHO. Dấu hiệu mắc nhiễm trùng đường máu ban đầu không rõ ràng dẫn đến người bệnh chủ quan. Cùng Khaibaoyte.vn tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh qua thông tin tổng hợp sau.

1. Nhiễm trùng máu là gì?

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn huyết không phải là bệnh mà là một hội chứng lâm sàng. Nguyên nhân gây ra hội chứng này do các vi sinh vật như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào máu.

Nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng của con người khi toàn cơ thể gặp phải tình trạng bị nhiễm vi trùng, vi khuẩn trong máu. Các trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và gây ra tình trạng tử vong ở người bệnh.

Dù y học ngày nay hiện đại hơn rất nhiều, nhưng hội chứng nhiễm trùng máu vẫn khiến các bác sĩ đau đầu vì nguy cơ dẫn đến tử vong rất lớn.

2. Nguyên nhân nhiễm trùng máu

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng máu theo các chuyên gia là do bất cứ loại nhiễm trùng nào nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số bệnh và tình trạng viêm nhiễm sau được cho là dễ gây ra nhiễm trùng huyết nhất:

  • Bệnh viêm phổi
  • Bệnh viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng ổ bụng
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương

Ngoài ra, một số yếu tố sau dẫn đến nguy cơ mắc nhiễm trùng đường máu nhiều nhất gồm:

  • Trẻ em dưới 12 tháng tuổi nếu sinh non, nhẹ cân, bị dị tật bẩm sinh.
  • Lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng kháng sinh gây mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch như: người nhiễm HIV, người đang điều trị hóa trị ung thư, người cấy ghép nội tạng,…
  • Người đang mắc nhiều bệnh lý nền: bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận, gan, ung thư,..
  • Những ai đang bị vết thương nghiêm trọng như: bỏng, chấn thương sọ não.
  • Những người bệnh đang phải nhờ đến các thiết bị xâm lấn như: ống thông tĩnh mạch hoặc ống thở.

3. Biểu hiện của nhiễm trùng máu

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu

Dấu hiệu của nhiễm trùng máu ban đầu rất mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn với dấu hiệu của những bệnh khác. Do đó, người bệnh cần đi khám nếu thấy những dấu hiệu bất thường. Nếu gặp các triệu chứng sau, người bệnh cần cẩn trọng và đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.

Sốt cao, đôi khi thân nhiệt thấp, có cảm giác ớn lạnh, màu da nhợt nhạt hơn bình thường. Huyết áp thấp, tim đập nhanh, thở nhanh. Bị tiêu chảy, có thể nôn và buồn nôn. Lượng tiểu rất ít hoặc không đi tiểu cả ngày. Gặp hiện tượng chóng mặt, đuối sức, mệt mỏi. Tình trạng lú lẫn, hay quên, sợ hãi, thậm chí mất ý thức.

4. Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?

Tình trạng nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng máu phụ thuộc vào tình trạng bệnh và những bệnh nền có sẵn ở người bệnh. Người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn nếu có thể trạng tốt và phác đồ điều trị đúng cách.

Ngược lại 50% còn lại sẽ mắc nhiều dấu hiệu sau nhiễm trùng huyết như: suy đa tạng, mất ngủ, đau cơ khớp, mệt mỏi, kém tập trung, giảm khả năng nhận thức, cảm giác tự ti. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

5. Nhiễm trùng máu có lây không?

Bệnh hoàn toàn không lây lan qua những tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, mọi người cần chủ động phòng ngừa nhiễm trùng máu do chúng có xu hướng kháng các loại kháng sinh, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

6. Nhiễm trùng máu có chữa được không?

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu có thể chữa được nếu có những phác đồ điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ.

Người bệnh được kê thuốc kháng sinh để chống lại các loại vi khuẩn. Sau đó được truyền dịch ngay lập tức trong vòng 3 giờ. Sử dụng thuốc vận mạch giúp co mạch máu, tăng huyết áp. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc khác bao gồm cả corticosteroid liều thấp, insulin, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần tùy tình trạng lúc đó.

Người bệnh có thể phải dùng tới máy thở, nặng hơn sẽ phải lọc máu nếu thận có biểu hiện xấu. Ngoài ra, phẫu thuật là cần thiết trong điều trị nhiễm trùng máu để loại bỏ các khu vực nhiễm trùng.

7. Nhiễm trùng huyết có tái phát không?

Cơ hội để phục hồi hoàn toàn với người bị nhiễm trùng máu có thể xảy ra. Nhưng bệnh có nguy cơ tái phát cao. Cách để tránh tái phát là tiêm phòng đầy đủ. Đối với bất kỳ loại vết thương nào cần điều trị sớm. Việc giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh không gian sống hay sơ cứu những vết thương nhẹ trên da do côn trùng, bỏng,.. sẽ giúp da tránh tái phát nhiễm trùng máu.

8. Cách phòng ngừa nhiễm trùng máu thế nào?

Để phòng tránh nhiễm trùng máu, một số lưu ý sau sẽ cần thiết với bạn:

8.1. Tiêm vắc xin

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu

Tiêm vắc xin đã được chứng minh hiệu quả trong việc phòng ngừa các loại bệnh trong đó có nhiễm trùng máu. Những tác nhân gây ra bệnh này đó là các loại vi khuẩn như: Vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn não mô cầu, vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b)…Để bảo vệ cơ thể khỏi những loại vi khuẩn này, cách tốt nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa chúng. Trong đó, trẻ nhỏ cần được đặc biệt lưu ý đến lịch tiêm phòng từ khi mới sinh.

8.2. Ăn thực phẩm giàu kẽm và selen

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu

Để khắc phục tình trạng nhiễm trùng máu, hai chất kẽm và selen rất quan trọng. Đây là nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gây mê của Anh.

Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh nhiễm trùng máu chứa kẽm như: các loại hạt, sữa, trứng và thực phẩm chứa selen như: cá, hạt hướng dương và đậu.

8.3. Bổ sung sữa chua hàng ngày

Sữa chua cung cấp hàng tỉ men vi sinh có lợi cho cơ thể, giúp tránh được nhiễm trùng máu. Vì vậy, hãy bổ sung sữa chua hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.

8.4. Tăng cường miễn dịch

Tăng cường hệ miễn dịch là một cách đối phó với các bệnh nhiễm trùng nhỏ và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng máu.

8.5. Thường xuyên rửa tay với xà phòng

Giữ vệ sinh tay sạch sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Hãy rửa tay bất cứ lúc nào bạn sử dụng phòng vệ sinh hay chạm vào bề mặt bụi bẩn. Nếu không có chỗ rửa tay ngay, bạn có thể sử dụng đến nước rửa tay khô luôn mang theo bên mình.

Nhiễm trùng máu không lây lan nhưng lại có những biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Nếu gặp những dấu hiệu mắc bệnh kể trên, bạn hãy nhanh chóng đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên môn cao. Đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Vãng khuẩn huyết ẩn là sự hiện diện của vi khuẩn trong máu trẻ nhỏ không có biểu hiện ổ nhiễm trùng rõ ràng và trông thể trạng tốt Chẩn đoán là do nuôi cấy máu và loại trừ nhiễm trùng cục bộ. Điều trị bằng kháng sinh, ở trong bệnh viện hoặc ở ngoại trú; trẻ nhất định được điều trị cho đến khi kết quả nuôi cấy máu.

Nguyên nhân, đánh giá, và quản lý vãng khuẩn huyết ẩn có thể thay đổi theo tuổi của trẻ và tình trạng tiêm chủng. Xem thêm Sốt ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ Sốt ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ Nhiệt độ bình thường của cơ thể khác biệt từ người này sang người khác và dao động trong ngày. Nhiệt độ cơ thể bình thường ở trẻ em cao nhất ở lứa tuổi mẫu giáo ( trước khi đi học). Một số nghiên... đọc thêm .

Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi

Trong thời kỳ trước khi tiêm vaccin liên hợp, khoảng 3 đến 5% trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi có sốt cao (nhiệt độ 39° C) và không có bất thường cục bộ (chẳng hạn sốt mà không có nguồn) đã có vãng khuẩn khuẩn huyết ẩn. Ngược lại, trẻ em> 36 tháng với vãng khuẩn huyết (bacteremia) gần như luôn luôn có vẻ ốm và có một ở nhiễm trùng xác định (tức là không ẩn kín) Phần lớn (80%) của vãng khuẩn huyết ẩn trước khi chủng ngừa liên hợp thường quy là do Phế cầu khuẩn Nhiễm liên cầu Liên cầu là các vi khuẩn Gram dương hiếu khí gây ra nhiều chứng rối loạn, bao gồm viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng vết thương và da, nhiễm trùng huyết, và viêm nội tâm mạc. Các triệu chứng... đọc thêm

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu
. Một tỷ lệ nhỏ hơn (10%) là do Haemophilus influenzae nhóm b Nhiễm khuẩn Haemophilus Haemophilus sp gây nhiều nhiễm trùng nhẹ và nghiêm trọng, bao gồm bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tế bào và viêm thanh quản. Chẩn đoán bằng nuôi... đọc thêm , và thậm chí còn nhỏ hơn (5%) bởi Neisseria meningitidis Bệnh Meningococcal Meningococci (Neisseria meningitidis) gây viêm màng não và viêm màng não cầu khuẩn Các triệu chứng, thường là nặng, bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, hôn mê, phát ban, suy đa tạng... đọc thêm
Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu
.

Vãng khuẩn huyết gây lo ngại là do khoảng 5 đến 10% trẻ em mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng (SBIs) - thường được định nghĩa là nhiễm khuẩn huyết (sepsis) Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh (Xem thêm Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.) Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng bị các tác nhân vi sinh vật xâm lần, thường là do vi khuẩn xảy ra trong giai đoạn sơ sinh. Dấu hiệu nhiễm trùng... đọc thêm , viêm màng não Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi Viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ nhũ nhi là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của màng não và khoang dưới nhện. Trẻ nhũ nhi có thể có các triệu chứng và dấu hiệu không đặc hiệu (ví dụ như li... đọc thêm , và nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) ở trẻ em Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) được xác định bởi ≥ 5 × 104 các khuẩn lạc / mL trong mẫu nước tiểu đã được thông báo hoặc, ở trẻ lớn hơn, bằng mẫu lặp lại với ≥ 105 khuẩn lạc / mL. Ở trẻ nhỏ, NKTN... đọc thêm , mà còn bao gồm viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính Viêm khớp nhiễm trùng cấp tính là bệnh nhiễm trùng khớp tiến triển trong vài giờ hoặc vài ngày. Nhiễm trùng ở bao hoạt dịch hoặc các mô xung quanh ổ khớp thường do vi khuẩn - Ở người trưởng... đọc thêm

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu
và viêm cốt tuỷ xương Viêm xương tủy xương Viêm xương tủy xương là tình trạng viêm và phá hủy cấu trúc xương do vi khuẩn, lao hoặc nấm gây ra. Triệu chứng thường gặp là đau xương khu trú và các triệu chứng toàn thân (trong viêm xương... đọc thêm
Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu
. Nhiễm trùng như vậy có thể được giảm thiểu bằng cách xác định sớm và điều trị bệnh nhiễm trùng máu. Khả năng tiến triển đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng phụ thuộc vào nguyên nhân: 7 đến 25% đối với bệnh nhiễm khuẩn do H. influenzae nhóm b nhưng 4-6% đối với bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi S. pneumoniae.

Hiện tại ở Mỹ và Châu Âu, tiêm chủng định kỳ cho trẻ nhũ nhi với vắc xin liên hợp polysaccharide chống lại S. pneumoniae và H. influenzae nhóm b đã loại bỏ (> 99%) các nhiễm trùng H. influenzae nhóm b và giảm đáng kể (≥ 70% tổng thể và ≥ 90% chủng ngừa loại) nhiễm trùng xâm lấn S. pneumoniae. Do đó, trong nhóm tuổi này, bệnh nhiễm trùng máu trầm trọng đã trở nên hiếm hoi ngoại trừ trẻ em bị dị ứng hoặc không được miễn dịch, và ở trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Trẻ em <3 tháng tuổi

Ngược lại, trẻ sốt cao <3 tháng tuổi vẫn tiếp tục có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn so với trẻ lớn hơn, khoảng 8 đến 10%. Trong quá khứ, nhiễm trùng nặng ở trẻ nhỏ <3 mo tuổi thường gây ra bởi Liên cầu tan máu nhóm B Streptococcus,S. pneumoniae, và H. influenzae nhóm b. Tuy nhiên, điều trị dự phòng trong thời gian chuyển dạ Chỉ định điều trị dự phòng GBS cho bà mẹ (Xem thêm Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.) Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng bị các tác nhân vi sinh vật xâm lần, thường là do vi khuẩn xảy ra trong giai đoạn sơ sinh. Dấu hiệu nhiễm trùng... đọc thêm ở phụ nữ mang thai có mang liên cầu tan máu nhóm B Streptococcus đã giảm bớt sự khởi phát sớm (nhiễm trùng xảy ra ở <7 ngày tuổi) bệnh streptococcus nhóm B>80%. Ngoài ra, tiêm chủng liên hợp thường xuyên đã làm giảm sự hình thành giữa các anh chị em lớn tuổi được chủng ngừa S. pneumoniae và H. influenzae nhóm b sao cho tỷ lệ nhiễm trùng nặng gây ra bởi các sinh vật này cũng giảm (khả năng miễn dịch của nhóm).

Đáng chú ý là, khởi phát muộn (nhiễm trùng > 7 ngày tuổi) nhiễm khuẩn streptococcus nhóm B không bị ảnh hưởng bởi dự phòng trong thời gian chuyển dạ, và các bệnh do vi khuẩn nghiêm trọng khác như nhiễm khuẩn tiết niệu (thường do Escherichia coli) và các trường hợp thỉnh thoảng do Salmonella trong máu tiếp tục là nguyên nhân quan trọng của sốt mà không có nguồn rõ ràng về khám thực thể ở trẻ <3 tháng.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Triệu chứng chính của vãng khuẩn huyết ẩn là sốt-nhiệt độ 39 ° C ( 38 ° C cho trẻ <3 tháng). Theo định nghĩa, trẻ em có bệnh có ổ rõ ràng (ví dụ như ho, khó thở, và rale phổi cho thấy bệnh viêm phổi, da ban đỏ gợi ý viêm mo tế bào hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn) được loại trừ (nghĩa là vì bệnh của đấy không phải ẩn). Biểu hiện nhiễm độc (ví dụ như yếu ớt và thờ ơ, lơ mơ, dấu hiệu tưới máu kém, tím táu, giảm thông khí hoặc tăng thông khí phổi) gợi ý nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn;vãng khuẩn ở trẻ em đó cũng không được phân loại là ẩn hoặc sốt hoặc không rõ căn nguyên. Tuy nhiên, nhiễm trùng giai đoạn sớm có thể khó phân biệt được với nhiễm khuẩn huyết bí.

Chẩn đoán

  • Cấy máu

  • Cấy nước tiểu và xét nghiệm nước tiểu

  • Công thức máu và chẩn đoán phân biệt

  • Đôi khi các xét nghiệm khác tùy thuộc vào tuổi tác và hoàn cảnh lâm sàng

Chẩn đoán vãng khuẩn huyết đòi hỏi sự nuôi cấy máu; lý tưởng là hai mẫu được lấy từ các vị trí riêng biệt, giúp giảm thiểu các vấn đề dương tính giả do các chất gây nhiễm bẩn da và kết quả nên được thực hiện trong vòng 24 giờ.

Các khuyến cáo để thử nghiệm và lựa chọn các xét nghiệm khác nhau theo tuổi, nhiệt độ, và biểu hiện lâm sàng; mục tiêu là để giảm thiểu xét nghiệm mà không làm sót nhiễm trùng nặng Trẻ em có ổ nhiễm trùng cũ hoặc hoặc khám thực thể được đánh giá dựa trên những kết quả đó.

Nếu có, các xét nghiệm chẩn đoán nhanh cho enterovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), và virus cúm rất hữu ích trong việc đánh giá trẻ nhỏ bị sốt mà không có nguồn rõ ràng vì trẻ nhỏ có kết quả xét nghiệm dương tính với những virut này có khả năng cao bị sốt do virut đó và cần ít hoặc không cần thêm các xét nghiệm nhiễm trùng nặng khác. Cũng có các xét nghiệm nhanh cho các virut khác nhưng chúng chưa được nghiên cứu đầy đủ để bkhảng định cho việc sử dụng các kết quả của chúng để thay thế các xét nghiệm của nhiễm trùng nặng

Ở trẻ sơ sinh có nhiễm khuẩn nặng, công thức máu thường biểu hiện lượng bạch cầu cao; tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% trẻ em có bạch cầu > 15,000/μL là vi khuẩn, vì vậy độ đặc hiệu thấp. Các chất phản ứng giai đoạn cấp (ví dụ, ESR, protein phản ứng C có hoặc không có procalcitonin) được sử dụng bởi một số bác sĩ lâm sàng nhưng bổ sung thêm thông tin; một số bác sĩ lâm sàng cho rằng nồng độ procalcitonin tăng có thể đặc hiệu hơn đối với bệnh nặng. Trẻ < 3 tháng, số lượng bạch cầu > 1500/μL hoặc thấp (< 5000/μL) hoặc cao (>15,000/μL) số lượng bạch cầu có thể chỉ ra nhiễm khuẩn huyết

Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi

Điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ trẻ sốt nào, bất kể tiền sử chủng ngừa, có biểu hiện nặng hoặc nhiễm độc cần phải đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm đầy đủ (Công thức máu, nuôi cấy máu, nước tiểu, chọc DNT, và trong hầu hết các trường hợp, nhập viện với điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm). Trẻ sốt chưa được miễn dịch, miễn dịch kém và bị suy giảm miễn dịch ở những lứa tuổi này nhạy cảm với bệnh nhiễm trùng năng so với các trẻ đồng trang lứa và cũng thường yêu cầu đánh giá lâm sàng và xét nghiệm đầy đủ cho nhiễm trùng nặng và thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm. Trẻ em bị khó thở hoặc oxy bão hòa thấp cũng nên có xquang ngực

Ở trẻ 3 đến 36 tháng tuổi sốt đã được chủng ngừa trước đó từ biểu hện lâm sàng tốt (không biểu hiện nhiễm đọc), nguy cơ vãng khuẩn máu hiện nay ở mức thấp hoặc thậm chí thấp hơn tỷ lệ nuôi cấy máu dương tính giả do nhiễm bẩn từ da, dẫn đến nhiều chuyên gia bỏ qua cấy máu ở những trẻ enafy Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu với kiểm tra vi thể và nuôi cấy nước tiểu thường được khuyến cáo nhưng không phải là xét nghiệm bổ sung (thí dụ, công thức máu, xquang ngực). Mặc dù đa số trẻ em bị nhiễm virut, nhưng một số ít trẻ em xuất hiện sẽ có một bệnh nhiễm trùng nặng sớm vì thế, nên người chăm sóc nên được khuyên để theo dõi các triệu chứng của trẻ, cho thuốc hạ sốt và theo dõi với bác sĩ lâm sàng (bằng cách viếng thăm hoặc gọi điện thoại tùy thuộc vào hoàn cảnh và độ tin cậy của người chăm sóc) trong 24 đến 48 giờ. Trẻ em có tình trạng xấu đi hoặc vẫn sốt sẽ phải làm xét nghiệm (ví dụ, công thức máu, cấy máu, có thể là chụp X-quang ngực hoặc chọc DNT).

Trẻ em <3 tháng tuổi

Trẻ nhỏ có biểu hiện nhiễm độc hoặc bệnh nặng cần được thăm khám lâm sàng ngay lâp tức và lấy mấu mẫu máu, nước tiểu, và dịch tủy sống làm nuôi cấy và nhập viện để điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm. Không giống ở những trẻ lớn, ở những trẻ <3 tháng tuổi, biểu hiện lâm sàng không độc hại thường không phải lý do để trì hoãn các xét nghiệm thường quy.

Các lưu đồ đã được phát triển để giúp định hướng đánh giá trẻ sơ sinh trong nhóm tuổi này (ví dụ, xem Hình: Đánh giá và quản lý trẻ sốt cao <3 tháng tuổi Đánh giá và quản lý trẻ sốt cao <3 tháng tuổi Vãng khuẩn huyết ẩn là sự hiện diện của vi khuẩn trong máu trẻ nhỏ không có biểu hiện ổ nhiễm trùng rõ ràng và trông thể trạng tốt Chẩn đoán là do nuôi cấy máu và loại trừ nhiễm trùng cục bộ... đọc thêm ). Khi sử dụng lưu đồ, nhiều chuyên gia cho rằng <30 ngày tuổi bản thân đã là một tiêu chí có nguy cơ cao (và do đó thường xuyên nhận biết chúng và làm xét nghiệm bổ sung), trong khi những người khác thì không và xử lý tất cả trẻ <90 ngày cùng một tiêu chuẩn. Lưu đồ này là nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng nặng nhưng tương đối không đặc hiệu. Do đó, dù tỷ lệ nhiễm trùng nặng tương đối thấp trong quần thể trẻ nhõ sốt, lưu đồ vẫn có giá trị tiên lượng âm tính cao nhưng giá trị dự đoán dương tính thấpxem Đặc điểm của xét nghiệm Đặc điểm của xét nghiệm Kết quả xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán ở bệnh nhân có triệu chứng (xét nghiệm chẩn đoán) hoặc xác định bệnh ẩn ở bệnh nhân không có triệu chứng (sàng lọc). Tuy nhiên kết quả xét nghiệm có... đọc thêm ), làm cho nó có hiệu quả hơn nhiều trong việc xác định trẻ em có nguy cơ nhiễm trùng thấp có thể điều trị được hiệu quả (tức là bệnh nhiễm trùng nặng hoặc vãng khuẩn huyết được loại trừ) thay vì xác định trẻ thực sự có nhiễm trùng nặng hay vãng khuẩn huyết

Đánh giá và quản lý trẻ sốt cao <3 tháng tuổi

hpf = trường năng lượng cao.

Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu

Điều trị

  • Kháng sinh (theo kinh nghiệm, đối với một số bệnh nhân đang chờ kết quả nuôi cấy, cũng như đối với những bệnh nhân có cấy dương tính)

  • Thuốc hạ sốt vì khó chịu

  • Bù đủ dịch (vì tăng mất dịch với sốt và có thể bị biếng ăn); bù dịch đường uống nếu có thể, không nên bù đường truyền tĩnh mạch.

Trẻ em nhận được kháng sinh trước khi vãng khuẩn huyết được được khẳng định bằng cách nuôi cấy máu dường như ít tiến triển nhiễm trùng tại chỗ, nhưng dữ liệu không nhất quán. Tuy nhiên, do tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết nói chung thấp, nhiều trẻ sẽ được điều trị không cần thiết nếu tất cả những trẻ được xét nghiệm được điều trị theo kinh nghiệm. Như trên, quản lý khác nhau theo tuổi tác và các yếu tố lâm sàng khác.

Bất kể tuổi tác, tất cả trẻ em được kiểm tra lại trong vòng 24 đến 48 giờ. Những người bị sốt dai dẳng hoặc có máu hoặc nước tiểu dương tính chưa điều trị đã có nhiều lần cấu máu hơn và được nhập viện để đánh giá tình trạng nhiễm trùng huyết và điều trị kháng sinh đường tiêm. Nếu dấu hiệu ổ nhiễm trùng mới được tìm thấy khi tái khám, đánh giá và điều trị được dựa vào những xét nghiệm

Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi

Thuốc hạ sốt trong liều lượng dựa trên trọng lượng được đưa ra. Thuốc kháng sinh không được cho trừ khi cấy máu dương tính Đối với nhiễm trùng đường tiểu, trẻ em có biểu hiện lâm sàng tốt có thể được uống kháng sinh kháng sinh cho nhiễm khuẩn đường tiểu trẻ em Điều trị Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) được xác định bởi ≥ 5 × 104 các khuẩn lạc / mL trong mẫu nước tiểu đã được thông báo hoặc, ở trẻ lớn hơn, bằng mẫu lặp lại với ≥ 105 khuẩn lạc / mL. Ở trẻ nhỏ, NKTN... đọc thêm như bệnh nhân ngoại trú; trường hợp khác (ví dụ như những người bị bệnh nặng hơn) có thể cần nhập viện để dùng kháng sinh đường tiêm.

Trẻ em <3 tháng tuổi

Một hệ thống quản lý chung trước khi kết quả cấy máu cóxem Hình: Đánh giá và quản lý trẻ sốt cao <3 tháng tuổi Đánh giá và quản lý trẻ sốt cao <3 tháng tuổi Vãng khuẩn huyết ẩn là sự hiện diện của vi khuẩn trong máu trẻ nhỏ không có biểu hiện ổ nhiễm trùng rõ ràng và trông thể trạng tốt Chẩn đoán là do nuôi cấy máu và loại trừ nhiễm trùng cục bộ... đọc thêm ) giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh ở hầu hết trẻ sơ sinh không có khả năng bị nhiễm khuẩn nặng và cung cấp kháng sinh ngay cho những bệnh nhân cần đến. Nếu xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu gợi ý nhiễm trùng đường tiểu, trẻ em biểu hiện tốt có thể được uống kháng sinh cho nhiễm khuẩn đường tiểu trẻ em Điều trị Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) được xác định bởi ≥ 5 × 104 các khuẩn lạc / mL trong mẫu nước tiểu đã được thông báo hoặc, ở trẻ lớn hơn, bằng mẫu lặp lại với ≥ 105 khuẩn lạc / mL. Ở trẻ nhỏ, NKTN... đọc thêm như bệnh nhân ngoại trú; trường hợp khác (ví dụ như những người bị bệnh nặng hơn) có thể cần nhập viện để dùng kháng sinh đường tiêm.

Lưu ý, một số cơ quan có thẩm quyền muốn nhập việnvới tất cả các trẻ sơ sinh sốt < 1 tháng tuổi, đánh giá đầy đủ các mẫu máu, nước tiểu, và DNT và cho kháng sinh đường tiêm (ví dụ ceftriaxone) chờ kết quả nuôi cấy vì trẻ sốt <1 tháng tuổi là nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng nặng cao nhất.

Những điểm chính

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sốt nhẹ <36 tháng tuổi, đã được chủng ngừa phù hợp với vắc xin Hib và vắc xin liên hợp phế cầu, và những người trông khỏe mạnh và không có các ổ nhiễm trùng rõ, sẽ không có nguy cơ vãng khuẩn huyết ẩn hoặc nhiễm khuẩn nặng ( nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não).

  • Sử dụng phương pháp nuôi cấy máu (2 mẫu từ 2 vị trí riêng biệt) để chẩn đoán nhiễm trùng huyết trầm trọng ở trẻ sốt.

  • Tất cả trẻ sốt hạ sốt <36 tháng tuổi cần được đánh giá nhiễm trùng đường tiểu bằng tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu vì nhiễm khuẩn tiết niệu hiện là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh nhiễm khuẩn nặng có sốt.

  • Trẻ có biểu hiện nhiễm độc (và có lẽ tất cả trẻ sốt ở độ tuổi <1 tháng tuổi) cũng cần có nuôi cấy máu và dịch tủy sống và nhập viện để điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.

  • Ở trẻ em từ 3 đến 36 tháng có nhiệt độ ≥ 39 ° C và đã được chủng ngừa thích hợp, việc kiểm tra ngoài nước tiểu không được chỉ định cho những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng tốt; những bệnh nhân khác cần được chỉ định dựa trên kết quả đánh giá lâm sàng và các tình huống khác (ví dụ, xét nghiệm virut cúm, virus hợp vào hô hấp và enterovirus trong những mùa thích hợp).

  • Ở trẻ nhũ nhi <3 tháng với nhiệt độ ≥ 38 ° C, biểu hiệnn lâm sàng tốt không loại trừ hoàn toàn một nhiễm khuẩn nặng, do đó xét nghiệm, gồm xét nghiệm nước tiểu, côn thức máu , cấy máu và nước tiểu, và nếu có (tùy theo dịch tễ và mùa dịch ), có thể là xét nghiệm test nhanh virut cúm, virut hợp bào hô hấp (RSV), và enterovirus, được chỉ định cho tất cả ở độ tuổi này.

  • Trẻ không có biểu hiện nhiễm độc, nguy cơ thấp cần được ntheo dõi chặt chẽ nếu không được điều trị bằng kháng sinh.