Vì sao tim của lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn giữa máu giàu co2 và o2

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

A.Vì chúng là động vật biến nhiệt

B.Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất

C.Vì tim chỉ có 2 ngăn

D.Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn

Đáp án chính xác

Xem lời giải

Vì sao ở bò sát (trừ cá sấu) có máu pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu CO2?

Vì sao ở bò sát (trừ cá sấu) có máu pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu CO2?

A. Vì tim bò sát có 2 ngăn.

B. Vì tim bò sát có 3 ngăn.

C. Vì tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất chưa hoàn thiện.

D. Vì tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm nhĩ chưa hoàn thiện.

I. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.

- Hệ tuần hoàn của các loài động vật đa bào

+ Ở động vật lưỡng cư có máu pha vì tim lưỡng cư có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) khi máu giàu CO2 từ tĩnh mạch về tâm nhĩ phải rồi xuống tâm thất (sau đó được bơm lên bề mặt trao đổi khí) và máu giàu O2 từ bề mặt TĐK về tâm nhĩ trái và cũng xuống tâm thất, do đó máu bị pha tại tâm thất trước khi đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên vị trí bơm máu giàu CO2 đi và đưa máu giàu O2 về ở 2 bên tâm thất nên máu không bị pha nhiều.

+ Ở loài bò sát (trừ cá sấu) tim có 4 ngăn nhưng vách ngăn giữa 2 tâm thất bị hụt nên cũng có sự pha trộn máu (nhưng ít hơn ở lưỡng cư).

+ Ở cá tim có 2 ngăn đều chứa máu giàu CO2 nên không pha: tâm nhĩ nhận máu giàu CO2 từ tĩnh mạch rồi chuyển qua tâm thất, sau đó bơm lên mang thải CO2 nhận O2 và đi nuôi cơ thể luôn. Ở cá sấu, chim, thú tim có 4 ngăn hoàn chỉnh, riêng biệt nên máu cũng không bị pha)

- Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:

1. Hệ tuần hoàn hở

- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai…) và chân khớp (côn trùng, tôm…).

- Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợpmáu –dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ thống tuần hoàn kép

- Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được oxy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn làvòng tuần hoàn phổivàvòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

- Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử oxy được đưa vàotâm nhĩ phảiở trong tim, từ đây máu được chuyển sangtâm thất phảivà được bơm lênphổiquađộng mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2và hấp thụ oxy rồi quay trở lại tim quatĩnh mạch phổi.

- Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từtâm thất tráiquađộng mạch chủđể phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lạitâm nhĩ phảiquatĩnh mạch chủ trênvàtĩnh mạch chủ dướikết thúc vòng tuần hoàn.

Bài 3 trang 80 SGK Sinh học 11

Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

Đề bài

Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2và máu giàu CO2ở tim.

□ A. Cá xương, chim, thú

□ B. Lưỡng cư, thú

□ C. Bò sát (trừ cá sấu), chim ,thú

□ D. Lưỡng cư, bò sát, chim

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tim 2 hoặc 4 ngăn không có sự pha máu ở tim.

Lời giải chi tiết

Cá xương, chim, thúlà nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

Đápánđúng làA

HocTot.Nam.Name.Vn

Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

  • Bài 2 trang 80 SGK Sinh học 11

    Giải bài 2 trang 80 SGK Sinh học 11. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?

  • Bài 1 trang 80 SGK Sinh học 11

    Giải bài 1 trang 80 SGK Sinh học 11. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?

  • Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn (hình 18.3A).

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 79 SGK Sinh học 11.

  • Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2). Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn mở. Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu. 

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 78 SGK Sinh học 11.

  • Lý thuyết Tuần hoàn máu

    Các kiểu hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép.