Bị tê tay chân nên khám ở đâu singapore

ĐAU LƯNG VÀ TIỀM ẨN CỦA BỆNH UNG THƯ XƯƠNG

Ai cũng từng bị đau lưng trong đời, và đau lưng thường là lý do phổ biến cho sự nghỉ việc hoặc cho các cuộc thăm khám tại bác sĩ gia đình. Mặc dù đau ở lưng có thể gây nhức mỏi và rất khó chịu, triệu chứng này thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau lưng có thể tiềm ẩn các nguyên nhân đáng ngại.

Khi nào thì cơn đau lưng là dấu hiệu của mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe của bạn? Người bị đau lưng nên sớm tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cơn đau trở nên liên tục hoặc dần dần nặng hơn mà không có bất kỳ dấu hiệu giảm nhẹ đáng kể nào, hoặc đau đến mức giấc ngủ của bạn cũng bị gián đoạn. Dấu hiệu càng thuyết phục hơn nếu những cơn đau lưng đi kèm với triệu chứng thâm hụt thần kinh như yếu và tê ở chân hoặc các triệu chứng bất thường khác, chẳng hạn như giảm cân không rõ lý do, và mất kiểm soát bàng quang và ruột.

Bảng 1. Nguyên nhân gây đau lưng

Nguyên nhân gây đau lưng

Tổn thương cơ bắp và dây chằng

Bệnh thoái hóa khớp – thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, hẹp cột sống

Thoát vị đĩa đệm

Chấn thương

Viêm cột sống – viêm cột sống dính khớp

Nhiễm trùng – bệnh lao

Loãng xương – gãy xương

Ung thư – mestastasis cột sống, đa u tủy

Bệnh nhân của tôi – Anh G.

Nhắc đến trường hợp đau lưng, tôi nhớ lại cách đây vào năm, có một bệnh nhân bị đau lưng nặng mà tôi được yêu cầu thăm khám vào giữa đêm. Người đàn ông trẻ nằm dài trên giường bệnh khi tôi bước vào phòng. Một bên mặt anh co giật, khiến khuôn mặt của anh bị biến dạng lệch về một bên trong khi nhăn mặt đau đớn. Đó là anh G., một bệnh nhân 35 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh cho đến khi anh nhận thấy một cơn đau nhói lên ở phần lưng thấp, xảy ra lần đầu tiên cách đó vài tháng. Trước đó anh G. đã từng bị đau lưng thường xuyên sau khi chơi tennis, vì vậy anh ấy không chú ý nhiều đến cơn đau này. Nhưng nhiều tuần trôi qua, anh G bắt đầu nhận thấy cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn. Anh G. đã hỏi ý kiến ​​bác sĩ gia đình, và vị bác sĩ này đã trả lời anh rằng triệu chứng đau lưng có thể liên quan đến chấn thương “cơ bắp” từ các buổi tennis của anh và kê đơn thuốc giảm đau cho anh ấy. Mặc dù thuốc giảm đau đã tạm thời làm cơn đau lưng thuyên giảm, anh vẫn tiếp tục bị những triệu chứng đau dai dẳng trong vài tuần tiếp theo. Trong khoảng thời gian đó, anh G đã được ba bác sĩ khác kê đơn với thuốc giảm đau mạnh hơn và thậm chí anh ta còn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chỉnh hình, nhưng tất cả đều vô dụng.

Anh G cuối cùng đã được giới thiệu đến một chuyên gia chỉnh hình, vì cơn đau trở nên rất nghiêm trọng và anh cũng bị tê ở cả hai chân. Anh G đã ngay lập tức được sắp xếp thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) ở phần cột sống thắt lưng. Ngay sau đó, anh nhận được một cuộc gọi từ bác sĩ của mình, bác sĩ yêu cầu được gặp anh ngay lập tức. Hình ảnh quét MRI đã tiết lộ nhiều tổn thương xương và phần xương bị gãy ở một trong những phần cột sống đã đè nén lên tủy sống của anh G. Bác sĩ giải thích với anh rằng anh phải nhập viện và cần phải phẫu thuật để giảm bớt sức ép trên tủy sống. Cùng đêm đó, tôi đã được mời đến gặp anh ấy trước khi ca phẫu thuật được tiến hành. Rất may mắn là phẫu thuật của anh G đã diễn ra suôn sẻ mà không có biến chứng nào. Kết quả mô học từ phẫu thuật của anh G đã xác nhận rằng anh không bị đa u tủy xương (Multiple Myeloma).

Bệnh đa u tủy xương là gì? 

Đa u tủy là ung thư phát sinh từ các tế bào plasma, một loại tế bào bạch cầu được sản xuất trong tủy xương. Chức năng chính của các tế bào plasma bình thường là tạo ra các kháng thể, còn được gọi là globulin miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong u tủy, những tế bào plasma bất thường này tạo ra các kháng thể không hoạt động, được gọi là paraprotein, được tích lũy theo thời gian trong máu và nước tiểu. Dựa vào phép đo các paraprotein này để chẩn đoán và theo dõi tình trạng u tủy. Nguyên nhân gây ra u tủy vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ được cho rằng có liên quan đến việc xuất hiện đa u tủy như những đối tượng thuộc độ tuổi già, giới tính nam, da màu và có tiền sử bệnh lý gamma đơn dòng có ý nghĩa không xác định (MGUS).

Vì tế bào gốc của u tủy là từ các tế bào plasma dị thường trong tủy xương, do đó nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần xương nào trong cơ thể. Các triệu chứng của bệnh đa u tủy có thể được chia thành những bệnh ảnh hưởng đến xương và tủy xương, ví dụ như đau xương, gãy xương sống, thiếu máu, nồng độ canxi cao và trong trường hợp nặng, sức nén trên tủy sống, như đã thấy trong bệnh nhân G của tôi. Các nhóm triệu chứng khác có liên quan đến sự tích tụ các paraprotein trong máu và nước tiểu, dẫn đến tổn thương thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh đa u tủy xương? 

Tiêu chuẩn FA dành cho u tủy xương sẽ bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như đo paraprotein trong máu và nước tiểu, sử dụng điện di protein và kỹ thuật kết hợp miễn dịch. Sinh thiết tủy xương là một phần quan trọng của quá trình xét nghiệm, có tác dụng cả cho mục đích chẩn đoán và cũng để định rõ đặc điểm các phân nhóm di truyền khác nhau. Nhờ những hiểu biết mới về sinh vật học trong lĩnh vực u tủy, u tủy bây giờ không còn được biết đến như một thực thể mà là một bệnh không đồng nhất. Có các phân nhóm di truyền khác nhau của u tủy, với mỗi phân nhóm có kết quả lâm sàng và thời gian sống khác nhau. Trước khi điều trị đa u tủy, quy trình chụp PET / CT toàn thân hoặc khảo sát xương xương bằng chụp Xray thông thường sẽ được thực hiện. Điều này rất hữu ích trong việc xác định mức độ tác động của u tủy vào xương.

Bảng 2. Xét nghiệm chẩn đoán ban đầu cho bệnh đa u tủy xương

Các chẩn đoán thường quy 

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Công thức máu toàn bộ
  • Creatinine, chất điện giải, canxi, albumin
  • Beta-2 microglobulin
  • Điện di protein và nước tiểu (SPEP & UPEP)
  • Điện di miễn dịch huyết thanh và nước tiểu
  • Xét nghiệm không có chuỗi ánh sáng (free light chain assay) huyết thanh và nước tiểu

Sinh thiết tủy xương

  • Chọc hút (Aspirate)
  • Khoan trefin (Trephine)
  • Kỹ thuật tế bào dòng chảy (Flow Cytometry)
  • Cytogenetics / Lai huỳnh quang tại chỗ (FISH)

Chụp quét hình ảnh

  • Chụp PET / CT hoặc khảo sát xương
  • MRI cho trường hợp nghi ngờ sức ép lên xương sống

Quay trở lại với trường hợp của anh G, anh G đã trải qua tất cả các cuộc điều tra xét nghiệm thích hợp và bắt đầu hóa trị từ sớm, trong vòng một tuần sau khi phẫu thuật. Lĩnh vực điều trị u tủy đã có những bước tiến rất đáng kể. Hóa trị được sử dụng để điều trị u tủy ngày nay là loại cải tiến hơn, có tên gọi là hóa trị mục tiêu. Chúng hiệu quả hơn trong điều trị u tủy so với các loại thuốc cũ được sử dụng và thường gây nên ít tác dụng phụ hơn. Sức khỏe của anh G đã có phản ứng rất tốt với liệu pháp điều trị của mình và hiện tình trạng u tủy của anh đang thuyên giảm hoàn toàn, đồng nghĩa với không còn bằng chứng nào về u tủy trong cơ thể của anh G.

Điều trị đa u tủy là một trong nhiều thành công đạt được ở lĩnh vực điều trị ung thư trong thời đại mới, nhiều bệnh nhân u tủy nhờ các phương pháp này đã được kéo dài tuổi thọ. Đây hực sự là động thực để các nhà khoa học và bác sĩ ung thư tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những phát triển mới trong điều trị u tủy, một căn bệnh được cho là rất đáng sợ và khiến bệnh nhân tử vong rất nhanh. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ hình dung được, từ khi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một bác sĩ ở giai đoạn những năm chín mươi, rằng đa u tủy xương một ngày nào đó sẽ được xem xét như một căn bệnh mãn tính chứ không phải căn bệnh chết người. Chắc chắn rằng chúng tôi vẫn sẽ tìm những cách khác để chữa bệnh u tủy, nhưng tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Nhìn thấy bệnh nhân của tôi còn sống và có cuộc sống trọn vẹn là phần thưởng lớn nhất dành cho tôi với tư cách là bác sĩ của họ!

Tác giả:

Bác sĩ Kevin Tay
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM Nội khoa

Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM Ung thư Y khoa
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

Nhiều người bệnh băn khoăn không biết khi bị tê tay chân khám ở đâu là tốt nhất, an toàn và hiệu quả. Dưới đây là danh sách các bệnh viện uy tín trong cả nước có thể giúp người bệnh tê tay chân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Bị tê tay chân nên khám ở đâu singapore
Địa chỉ khám tê bì chân tay ở đâu uy tín và hiệu quả?

Tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ có thai và người có các bệnh lý về xương khớp hoặc tiểu đường. Nhiều người bệnh băn khoăn không biết nên đi khám ở đâu và nên chọn cơ sở khám chữa bệnh tê bì chân tay thế nào để an toàn, hiệu quả. Người bệnh bị tê tay chân có thể chọn nơi khám theo các tiêu chí này:

  • Nên khám ở bệnh viện có khoa Xương khớp
  • Nơi khám có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và uy tín trong điều trị cơ xương khớp cũng như thần kinh ngoại biên.
  • Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để có thể kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh tại thời điểm khám.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là địa chỉ được nhiều người lựa chọn khi muốn khám tê tay chân tại Hà Nội. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ phụ trách công tác khám chữa được đào tạo bài bản, có bề dày kinh nghiệm chuyên môn.

Địa chỉ: Số 40, phố Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Quân Đội Trung Ương 108 được thành lập năm 1951 là nơi khám chữa bệnh của các các bộ cấp cao của Nhà nước và Quân đội nhưng người bệnh tê tay chân có thể khám và điều trị tại đây.

Địa chỉ: Số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa xương khớp của bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cơ sở khám chữa bệnh xương khớp uy tín hàng đầu với đội ngũ chuyên gia xương khớp nổi tiếng và các trang thiết bị chụp chiếu, xét nghiệm nhanh chóng, chính xác.

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong số những cơ sở y tế có quy mô lớn hàng đầu trên cả nước nên có không ít chuyên gia cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm đang làm việc tại bệnh viện.

Địa chỉ: Số 78, đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện E là địa chỉ đáng tin cậy với người bệnh tê tay chân. Nơi đây được đầu tư đầy đủ hệ thống máy móc và trang thiết bị y tế cần thiết giúp chẩn đoán bệnh tê tay, tê chân nhanh chóng, chính xác.

Địa chỉ: Số 89, phố Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bị tê tay chân nên khám ở đâu singapore
Những bệnh viện hàng đầu trong điều trị tê bì chân tay tại Hà Nội

Bệnh viện Đà Nẵng là bệnh viện lớn nhất ở Đà Nẵng có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Đây cũng là cơ sở y tế điều trị các bệnh về xương khớp, các triệu chứng tê chân tay rất hiệu quả, tạo được niềm tin cho người bệnh.

Địa chỉ: Số 124 Hải Phòng, phường Thạch Thang, Đà Nẵng.

Bệnh viện Đại học Y Dược Huế là nơi vừa khám chữa bệnh vừa đào tạo bác sĩ, nhân viên y tế . Bệnh viện là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín ở miền Trung với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, thiết bị y tế cũng như cơ sở vật chất hiện đại.

Địa chỉ: Số 41 – 51 Nguyễn Huệ, TP Huế.

Đây là địa chỉ khám tê tay chân tốt nhất tại miền Nam với trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn. Khi tới đây người bệnh hoàn toàn yên tâm được khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Địa chỉ: 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.

Bệnh viện Nhân Dân 115 có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi có thể giúp chữa tê tay chân hiệu quả. Các phương pháp cận lâm sàng như chụp MRI, CT Scan, X-quang, đo điện cơ cho cơ bắp có thể được chỉ định nhằm mục đích chẩn đoán nguyên nhân cũng như mức độ bệnh để từ đó có cách điều trị thích hợp.

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu của TP Hồ Chí Minh và của cả nước. Nơi đây tập trung các bác sĩ đầu ngành điều trị các bệnh về xương khớp bằng nội khoa và bằng phẫu thuật. Vì vậy đây là cơ sở y tế uy tín mà bệnh nhân bị tê tay chân có thể đến thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh là bệnh viện tuyến Trung ương của TP Hồ Chí Minh vừa thăm khám và điều trị bệnh, vừa đào tạo bác sĩ. Khoa xương khớp của bệnh viện nổi tiếng với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về bệnh xương khớp và được đầu tư trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại.

Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM

Bệnh viện Thống Nhất là một trong những cơ sở y tế tuyến cuối ở miền Nam, được trang bị đầy đủ máy móc phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh tê chân tay.

Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định có nhiều khoa khám chữa bệnh chuyên sâu và các trang thiết bị y tế không ngừng được đổi mới liên tục nhằm nâng cao chất lượng khám chữa cho người dân. Người bênh tê tay chân có thể thăm khám tại bệnh viện các ngày trong tuần.

Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, P.7, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Bị tê tay chân nên khám ở đâu singapore
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là một trong những địa chỉ chữa tê chân tay uy tín hàng đầu

Ngoài việc tìm hiểu bị tê tay chân khám ở đâu, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau để việc điều trị hiệu quả, an toàn hơn, đó là:

  • Người bệnh nên đi khám ngay để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Khi khám nên chia sẻ chính xác, chân thực những vấn đề liên quan đến sức khỏe để bác sĩ có thể nắm rõ tiền sử bệnh.
  • Khi điều trị nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra và chỉ dùng thuốc được bác sĩ chỉ định.
  • Tê chân tay do nhiều bệnh lý gây ra nên cần điều trị nguyên nhân gây bệnh rồi mới điều trị các triệu chứng.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học như bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin…., tập luyện vận động và nghỉ ngơi hợp lý giúp điều trị đạt hiệu quả hơn.

Cùng với điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng có thể chọn dùng sản phẩm giúp điều trị an toàn, hiệu quả, giảm nhanh tê nhức. Sản phẩm người bệnh chọn có Fursultiamine, B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba, cao Blueberry sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.

Và để hỗ trợ điều trị tê ngón chân cái do các bệnh xương khớp thì người bệnh nên dùng sản phẩm có chứa các thành phần như Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan, DHA, Quercetin… sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp.

Ngoài ra, để đẩy lùi bệnh tê bì chân tay an toàn, hiệu quả hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan: