Vì sao lê hải bình ra đi

(PLO)- Trước khi sang ngành tuyên giáo, ông Lê Hải Bình trải qua nhiều vị trí công tác tại Bộ Ngoại giao. Ông Bình về công tác tại Ban Tuyên giáo Trung ương từ tháng 10-2019. 

Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành (BCH) Trung ương khóa XIII, được Bộ Chính trị bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, theo quyết định được công bố sáng nay, 23-8.

Ông Bình, sinh năm 1977, quê Hải Phòng, về công tác tại Ban Tuyên giáo Trung ương từ tháng 10-2019, với chức danh Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế. Ngoài ra, ông còn là Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại Trung ương – chức danh do Ban Bí thư bổ nhiệm. Đây cũng là chức danh khi ông được Trung ương khóa XII giới thiệu, rồi trúng cử Ủy viên dự khuyết, BCH Trung ương tại Đại hội XIII.

Vì sao lê hải bình ra đi

Ông Lê Hải Bình khi còn là Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao. 

Trước khi sang ngành tuyên giáo, ông Lê Hải Bình trải qua nhiều vị trí công tác tại Bộ Ngoại giao, với các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược; Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí; Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao; Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược. Ông là Tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.

Nhiệm vụ đầu tiên của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình, theo phân công của Trưởng ban, là vào TP.HCM để cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và các tỉnh, thành phía Nam đang bị đại dịch COVID-19 hoành hành triển khai công tác chỉ đạo và thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch.

Vậy lãnh đạo của Ban tuyên giáo Trung ương hiện nay gồm: Trưởng ban là ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó Trưởng ban: có hai người kiêm nhiệm là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Tổng Biên tập báo Nhân Dân Lê Quốc Minh, hai Phó Trưởng ban chuyên trách là ông Phùng Xuân Nhạ và Phan Xuân Thủy và ông Lê Hải Bình, vừa mới bổ nhiệm. 

Trước đó, ông Bùi Trường Giang, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật cảnh cáo do vi phạm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống và bị tố cáo.

Đầu tháng 8-2021, ông thôi nhiệm vụ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương để làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, theo điều động của Bộ Chính trị.

Giới thiệu về cuốn sách này

Ngày 8/2, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Lê Hải Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định bổ nhiệm ông Lương Thanh Nghị, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Australia, kiêm nhiệm Cộng hòa Vanuatu, Cộng hòa Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Quần đảo Solomon.

Vì sao lê hải bình ra đi
Ông Lê Hải Bình

Ông Lê Hải Bình sinh năm 1977, tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao) năm 1999. Ông Lê Hải Bình bắt đầu công tác tại Bộ Ngoại giao từ năm 2000 tại Vụ châu Á 2 (nay là Vụ Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương). Từ tháng 10/2000 đến 12/2003, ông Lê Hải Bình làm tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei. Sau đó, ông Lê Hải Bình lần lượt làm chuyên viên tại Vụ châu Á 2, Văn phòng Bộ, Thư ký Lãnh đạo Bộ, Thư ký Bộ trưởng. 

Từ tháng 12/2008, ông Lê Hải Bình được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại kiêm Thư ký Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao. Trước khi chuyển sang Vụ Thông tin Báo chí vào tháng 6/2013, ông Lê Hải Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược. Ông Lê Hải Bình là Tiến sỹ chuyên ngành quan hệ quốc tế.

Theo VOV

Vì sao lê hải bình ra đi
Phóng to
Thầy dạy vovinam Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN - Ảnh: Việt Dũng
Vì sao lê hải bình ra đi
Phóng to
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình (trái) trong một buổi dạy võ - Ảnh: Việt Dũng

* Được bổ nhiệm làm người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi 37 tuổi, anh là người trẻ nhất trong số những người từng giữ vị trí này?

- Khi được bổ nhiệm, báo chí viết rằng tôi là người trẻ nhất, có tờ báo đã dẫn lại danh sách những người từng giữ vị trí này và chia ra số tuổi trung bình thì tôi mới biết rằng mình cũng khá trẻ.

* Mười năm trước, ở tuổi 27 anh đã là thư ký của Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, rồi sau đó ở tuổi 31, khi đang làm thư ký cho Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, anh được bổ nhiệm phó vụ trưởng, lúc ấy nhiều người đồn rằng anh thuộc diện con ông cháu cha nên mới được cất nhắc sớm thế. Xin hỏi anh đã vào Bộ Ngoại giao bằng cách nào?

- Tôi lớn lên và học tập ở Nha Trang nhưng quyết tâm thi vào Học viện Quan hệ quốc tế ở Hà Nội. Rồi tôi thi đỗ vào Bộ Ngoại giao, vì sự quyết tâm và duyên may chứ không phải là quan hệ hay nhờ vả gì. Còn nói rằng tôi có phải con ông cháu cha không thì tôi nghĩ rằng ai trên đời này cũng phải là con của người nào đó và cháu của một ai đó. Ý tôi muốn nói đến cái mơ ước, đam mê, lý tưởng của mình thì thật sự do ông bà, bố mẹ xây dựng, bồi đắp cho. Ông ngoại tôi không làm việc trong Bộ Ngoại giao nhưng từng có công việc liên quan đến ngoại giao, đó là khi ông giữ nhiệm vụ phó trưởng đoàn đàm phán Paris về VN (giai đoạn 1968-1973). Những câu chuyện liên quan đến cuộc đời làm cách mạng, làm ngoại giao của ông đã hình thành cho tôi một lý tưởng, ước mơ và con đường đi.

* Trong thực tế có những tình huống cụ thể, vấn đề đối ngoại cụ thể có khoảng cách giữa cách xử lý chính thức với mong muốn người dân nên phần nào gây bức xúc trong dư luận, anh nghĩ gì về điều này?

- Tôi tin rằng mọi người VN, bất kể giữ vị trí nào trong cơ quan nhà nước hay người dân bình thường, đều có chung mong muốn đất nước phát triển mạnh mẽ, hùng cường, không bị thế lực nào bắt nạt. Nhưng thực tiễn cũng có lúc xảy ra tình huống như bạn nói, đó là một thực tế buộc chúng ta phải chấp nhận, dù không mong muốn.

Khi thực thi nhiệm vụ, phát ngôn chính thức lập trường đối ngoại thì người làm công vụ phải cân đo đong đếm, thật sự tỉnh táo, cân nhắc trước sau, bảo đảm giữ vững lợi ích quốc gia. Mà việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định cũng là lợi ích quốc gia.

Tôi nghĩ trong phạm trù yêu nước, không có khoảng cách giữa nhà nước và nhân dân. Có thể coi cả dân tộc là một thể thống nhất, là một con người.

Con người ấy có gia thế vinh quang, có ý chí, có phẩm chất và năng lực. Qua thăng trầm lịch sử, hiện giờ gia cảnh đang còn nghèo, đối mặt với hoàn cảnh xung quanh phức tạp, con người ấy chỉ có một con đường là kiên nhẫn, nhẫn nhịn để học tập, rèn luyện, làm lụng để vươn lên.

Trong quá trình ấy, có lúc bị người này, người kia chèn ép, trái tim thì sục sôi muốn phản ứng mạnh mẽ, nhưng khối óc thì nghĩ về tương lai để kiềm chế, nhẫn nhịn, để có cách ứng xử phù hợp. Tôi nghĩ một cách hình tượng như vậy thôi. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Với vị trí của một người phát ngôn, tôi mong có sự cảm thông, chia sẻ trong những tình huống nhất định. Còn về mặt ý thức, tình cảm thì mình vẫn là người dân Việt, cũng dòng máu ấy, trái tim ấy, sự sục sôi ấy.

* Anh còn là một võ sư, thầy dạy võ, tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Hà Nội, võ thuật có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống của anh?

- Võ là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của tôi. Tôi mê võ thuật và tập từ năm 12 tuổi, cũng đã tập qua nhiều môn võ trước khi gắn bó với vovinam.

Tôi gắn bó với vovinam vì trước hết đây là môn võ chú trọng dạy võ đi liền với dạy đạo, có giá trị quy tụ và giáo dục thanh niên rất tốt. Vovinam có thế mạnh riêng trong việc truyền bá văn hóa VN ra nước ngoài, có chân rết ở khắp thế giới nên khi lập liên đoàn Đông Nam Á, liên đoàn châu Á, châu Âu, châu Phi... đều không gặp nhiều khó khăn.

Tôi đã dạy võ được gần mười năm, cũng đã dạy khắp nơi ở Hà Nội, số lượng học trò đến giờ chắc cũng hơn nghìn. Câu lạc bộ chính ở Học viện Ngoại giao thường xuyên có khoảng 100 võ sinh luyện tập.

Tôi không thu học phí, và đội ngũ huấn luyện viên do tôi xây dựng cũng theo đúng tôn chỉ mình học võ để dạy lại cho người khác chứ không bán võ...

Bên cạnh những chuyến đi phục vụ lãnh đạo cấp cao trong bang giao quốc tế, áo trắng cổ cồn, thì những chuyến đi cùng các em võ sinh nằm lăn lóc trên ghế cứng tàu hỏa, đối với tôi đều mang lại những giây phút hạnh phúc. Đôi khi tôi vẫn nghĩ đơn giản rằng nếu sự nghiệp không thành công thì mình về dạy võ cũng rất thoải mái.

* Tiếp xúc nhiều với các võ sinh, anh nghĩ gì về các bạn trẻ ngày nay?

- Nếu không đi công tác nước ngoài thì đều đặn bốn buổi tối mỗi tuần tôi đi dạy võ. Mong muốn của tôi là qua tập võ, các em võ sinh hiểu được lịch sử, biết về đất nước mình, từ đó tôn thêm lòng yêu nước với những điều rất cụ thể.

Hằng năm câu lạc bộ tổ chức khoảng hai chuyến đi hành hương về các địa chỉ lịch sử như thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, đi thăm khu an dưỡng thương bệnh binh nặng ở Thuận Thành, ra đảo Lý Sơn, đảo Cồn Cỏ, đến các đồn biên phòng để giao lưu với bộ đội...

Như từng bộc bạch khi được bổ nhiệm, tôi tin thế hệ trẻ ngày nay vẫn luôn yêu nước, đủ lý tưởng, đủ trăn trở và đủ cầu thị. Vấn đề là có những đường hướng phù hợp để lôi cuốn họ, rèn luyện họ.

Xin tặng bạn đọc báo Tuổi Trẻ một đoạn trong bài thơ tôi viết khi cùng các em võ sinh ra thăm đảo Lý Sơn, lúc đó tôi cũng vừa đi Trường Sa về, chúng tôi đã bật khóc khi hát Quốc ca dưới chân tượng đài đội hùng binh Hoàng Sa:

... Ôi đêm nay Lý Sơn đẹp lạ thườngRu em ngủ yên bằng lời sóng nướcRồi sẽ có nhiều đêm thao thứcSống thế nào cho Tổ quốc hôm nayĐể “Bản quốc hải cương” vững chãi xứ nàyHồn dân Việt ngàn năm tươi sáng mãi.

LÊ KIÊN thực hiện