Vì sao khởi nghĩa Trương Định thất bại

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862.

Lời giải:

* Những hành động của Trương Định:

- Phối hợp với quân triều đình và Nguyễn Tri Phương chiến đấu chống Pháp.

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình hạ lệnh cho ông phải lập tức bãi binh và điều ông đi nhậm chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến.

- Cuộc khởi nghĩa thất bại, Trương Định trúng đạn và bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.

* Nhận xét:

- Những hành động của Trương Định thể hiện tinh thần dũng cảm cùng với lòng yêu nước mãnh liệt, không chịu khuất phục trước kẻ thù.

- Củng cố được niềm tin của dân chúng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Trương Định nhé!

1. Tiểu sử Trương Định

- Trương Định(1820–1864) hayTrương Công ĐịnhhoặcTrương Trường Định, là võ quantriều Nguyễn, và là thủ lĩnh chốngPhápgiai đoạn1859–1864, tronglịch sử Việt Nam.

- Trương Địnhsinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn,Quảng Ngãi(nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnhQuảng Ngãi). Cha ông làLãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ởGia Địnhdưới thời vuaThiệu Trị.

- Năm1844, Trương Định theo cha vàoNam. Sau khi cha mất, ông trú ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đôngngày nay).

- Năm1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướngNguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông đượcnhà Nguyễnbổ làmQuản cơ

2. Trương Định trở thành thủ lĩnh chống Pháp

- Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Ngay lúc đó Trương Định đã đem nghĩa binh của mình lên đóng quân ở Gia định. Ông đã lập được nhiều chiến công trên phòng tuyến từ Gò Cây Mai đến Thị nghè và các trận đánh ở trung tâm Sài Gòn.

- Đầu năm 1861, Trương Định rút quân về Gò Công thuộc huyện Tân Hòa (Gia Định), quyết tâm chiến đấu lâu dài. Thời gian này Trương Định đã chiêu mộ thêm binh sĩ, tích lũy lương thực, chế tạo, mua sắm vũ khí và đã xây dựng Gò Công thành một căn cứ kháng chiến. Số nghĩa quân có tới ngàn người, thường tổ chức những trận phục kích giặc và đã đánh thắng nhiều trận. Trương Định đã thường xuyên liên hệ , hợp tác với hầu hết các sĩ phu yêu nước, các đầu mục, các văn thân mộ nghĩa trong vùng, nhanh chóng phát triển thế lực. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân ngày càng rộng khắp ở Gò Công, Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn thuộc Định Tường, Gia Định, lan rộng ra hai bên nhánh sông Vàm Cỏ từ biển Đông kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

- Năm 1862, triều đình Huế phong cho Trương Định chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định. Phối hợp với phong trào chung các nơi, cuộc khởi nghĩa của Trương Định ngày càng lớn mạnh. Trong năm 1862, phong trào dâng lên khắp nơi, lôi cuốn tuyệt đại bộ phận nhân dân tham gia. Tháng 3 năm 1862, quân Pháp đã phải rút khỏi nhiều đồn vì sợ bị nghĩa quân tập kích tiêu diệt. Phần lớn các thị trấn, các quận huyện quan trọng của hai tỉnh Gia Định và Định Tường đều được giải phóng. Pháp chỉ còn giữ ấy tinnhr thành và một số ít đồn bị cô lập nên rất hoang mang, lo sợ.

- Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế đã phản bội lại quyền lợi của nhân dân, ký kếtHiệp ước Nhâm Tuấtvới Pháp. Triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa quân và bắt ông nhận chức lãnh binh tỉnh An Giang thuộc miền Tây Lục tỉnh. Nhưng Trương Định chống lại lệnh của triều đình ở lại Gò Công cùng nhân dân kháng chiến. Trong tình thế ấy chính nhân dân và nghĩa quân đã tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên soái.

- Dưới ngọn cờ“Bình Tây đại nguyên soái”nêu cao khẩu hiệu“Phan, Lâm mại quốc triều đình khí dân”ông động viên nhân dân đào hào đắp lũy, bố trí trận địa, xây dựng chiến tuyến phòng giữ những nơi hiểm yếu, mặt Đông ra tận biển, mặt Tây lên đến Gò Công Tây. Hiện nay, những nơi này vẫn còn các di tích như: chiến lũy pháo Đài xã Phú Tân huyện Tân Phú Đông; Lũy Trại Cá xã Tăng Hòa, ao Dinh xã Tân Phước và Đám lá tối tối trời ở xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông; Lũy Đồng Sơn xã Đồng Sơn huyện Gò Công Tây; Lũy Dung Gian xã Bình Đông thị xã Gò Công và Vịnh đá hàn, nơi nghĩa quân Trương Định lấy đá ngăn sông cửa Tiểu… Mặt khác Trương Định chọn những sĩ phu có tâm huyết làm tri phủ, tri huyện ở nhiều nơi thuộc ba tỉnh miền Đông, ngay cả trong vùng địch đang chiếm đóng. Để vận động sức người, sức của phục vụ cho cuộc kháng chiến Trương Định ra lời hịch rất thống thiết hô hào các tầng lớp nhân dân chiến đấu giết giặc.

- Ngoài ra Trương Định còn liên kết chặt chẽ với các phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ với các sĩ phu yêu nước như: Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương ở Mỹ Tho; Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tòng ở Bến Tre; Nguyễn Trung Trực, Phan Đạt ở Tân An; Bùi Quang Diệu, Đỗ Quang ở Cần Giuộc… do đó thân thế và lực lượng của ông ngày càng mạnh hơn khiến cho kẻ thù phải lo sợ.

- Hòng quật ngã ngọn cờ hiệu triệu của Trương Định, giặc Pháp lại dùng mưu gian. Một mặt chúng thúc giục quan tỉnh Vĩnh Long và Phan Thanh Giản gửi thư xuống lệnh buộc Trương Định bãi binh, nộp khí giới thì chúng mới trả thành Vĩnh Long. Một mặt chúng bắn tin thư chiêu dụ Trương Định đầu hàng. Mặc cho bọn quan triều hèn nhát và bọn giặc Tây xảo quyệt thuyết phục và đe dọa nhưng lập trường của ông vẫn không thay đổi. Quan điểm của ông trong các thư trả lời là“chỉ có đánh không ngừng”, “triều đình không nhìn nhận chúng ta nhưng chúng ta cứ bảo vệ đất nước chúng ta”, “đại nghĩa nhất định thắng”.

- Thất bại trong âm mưu chiêu hàng, năm 1862 giặc Pháp hạ lệnh tấn công Sơn Quy là nơi đóng hành dinh bằng một lực lượng tập trung khá lớn. Trương Định lập kế hoạch dụ địch vào chỗ đầm lầy, bưng sình giết được nhiều tên. Tuy nhiên để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài với giặc, ông vừa bố trí những trận phục kích trên đường tiến quân của giặc vừa cho quân rút an toàn về Đám lá tối trời vùng Phước Thuận. Từ Đám lá tối trời Trương Định đã ra tuyên ngôn với danh nghĩa là nhân dân Gò Công khẳng định với giặc là quyết tâm đánh đuổi chúng đến cùng dù không có vũ khí tối tân thì dùng gậy gộc để đánh giặc.

- Từ căn cứ kháng chiến, nghiã quân của Trương Định liên tục tấn công các đồn, bốt của Pháp. Lúc này, quân Pháp một mặt huy động lực lượng hùng hậu bao vây căn cứ Gò Công, một mặt dụ hàng Trương Định. Nhưng, ông vẫn một lòng chống Pháp đến cùng. Ngày 26/02/1863, Pháp mở đợt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Trương Định buộc phải rút quân về Biên Hoà lập căn cứ ở Lý Nhơn và đưa một bộ phận nghĩa quân về Thủ Dầu Một – Tây Ninh để tiếp tục chiến đấu.

3. Trương Định mất khi nào?

- Cuối năm 1864, trong một trận chiến tại căn cứ Tân Hoà, ông rơi vào vòng vây của quân Pháp. Do sự phản bội của Huỳnh Tấn, tên này trước kia từng theo ông chống Pháp đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến về làm tay sai cho Pháp.

- Trương Định và lực lượng nghĩa quân quyết tử chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, không may ông bị đạn bắn gãy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định rút gươm tự sát vào rạng sáng ngày20 tháng 8năm1864. Khi ấy, ông 44 tuổi.

- Cái chết của Trương Định là tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và nhân dân ta lúc bấy giờ. Thương tiếc người anh hùng dân tộc, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế khóc người anh hùng:

“Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt,

thương đấng anh hùng gặp lúc gian truân

Đất Gò Công cây cỏ ủ ê

Cảm niềm thần tử, hết lòng trung ái

Xưa còn làm tướng, giốc rạng ngời hai chữ Bình Tây

Nay thác theo thần, xin dựng hộ một câu phúc thán….”

Cuộc khởi nghĩa chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược của Trương Định chỉ trong thời gian ngắn từ năm 1859 đến 1864 đã trở thành điểm son ngời sáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta. Và, Trương Định đã trở thành người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống giặc Pháp xâm lược.

Hay nhất

1. Không có sự hỗ trợ và đồng tình của triều đình nhà Nguyễn.
2. Vũ khí còn thô sơ
3. Trình độ quân ta lúc bấy giờ chưa thể sánh ngang với Pháp.

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế đã phản bội lại quyền lợi của nhân dân, ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa quân và bắt ông nhận chức lãnh binh tỉnh An Giang thuộc miền Tây Lục tỉnh. Nhưng Trương Định chống lại lệnh của triều đình ở lại Gò Công cùng nhân dân kháng chiến. Trong tình thế ấy chính nhân dân và nghĩa quân đã tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên soái.

Muốn Trương Định ngừng bắn để Pháp trả lại Vĩnh Long, vua Tự Đức cử Phan Thanh Giản nhiều lần dụ Trương Định tuân lệnh triều đình, nhưng ông dứt khoát trả lời: “Nhân dân ba tỉnh muốn như xưa nên họ suy tôn chúng tôi đứng đầu. Chúng tôi không thể làm khác hơn điều mà chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến ở cả miền Đông và miền Tây. Chúng tôi chống địch, đánh địch và cuối cùng sẽ thắng địch. Nếu ngài còn nói tới hòa nghị với giặc thì chúng tôi phản đối mệnh lệnh của triều đình”.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, nghĩa quân của Trương Định nổi lên khắp mọi nơi không những ở Gò Công mà còn ở Bà Rịa, Cần Giờ, Chợ Lớn…quân số địch bị giảm sút, bị bao vây bốn phía, bối rối nhiều mặt. Trong trận đánh đồn Rạch Tra, trên đường Sài Gòn – Tây Ninh, đồn trưởng Pháp bị giết chết, nghĩa quân thu được vũ khí, đạn dược, pháo hạm của địch trên sông Vàm Cỏ Đông. Ở Biên Hòa, hàng vạn đồng bào đều nhất loạt nổi dậy, nghĩa quân làm chủ đường Sài Gòn – Biên Hòa, Pháp bị đẩy vào tình thế lúng túng, bị động. Trước tình hình đó, chính phủ Pháp điều động tăng cường quân đội, chúng tổ chức cuộc tiến công lớn vào căn cứ kháng chiến ở Gò Công.