về mặt xã hội, đặc trưng cơ bản của văn minh văn lang – âu lạc là gì ?

Câu hỏi:

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang Âu Lạc là gì?

A. Bộ máy Nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua

B. Bộ máy Nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua

C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức Nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

Đáp án đúng C.

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang Âu Lạc là còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức Nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc, thị tộc.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

– Quốc giaVăn Lang (VII – III TCN)

Kinh đô Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

Về tổ chức nhà nước, đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

Có thể thấy, tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.

Quốc giaÂu Lạc (III – II TCN)

Tổ chức nhà nước Âu Lạc: không có nhiều thay đổi so với nhà nước Văn Lang. Tuy nhiên, quyền lực nhà vua được mở rộng hơn, có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.

Kinh đô Âu Lạc là Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). Lãnh thổ Âu Lạc mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn, Âu Lạc có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Có thể thấy:

– Nhà nước Văn Lang đơn giản, sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.

– Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 179 TCN.

Như vậy, tổ chức nhà nước đầu tiên của Văn Lang – Âu Lạc còn đơn giản sơ khai, nhưng đây là bộ máy nhà nước cai trị cả nước chứ không còn hình thức thị tộc, bộ lạc.

Đáp án chi tiết, dễ hiểu của Top lời giải cho câu hỏi: “Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang Âu Lạc là” cùng với những kiến thức mở rộng hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn

Trắc nghiệm: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang Âu Lạc là

A. Bộ máy Nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua

B. Bộ máy Nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua

C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức Nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

Giải thích:

Tổ chức nhà nước đầu tiên của Văn Lang - Âu Lạc còn đơn giản sơ khai, nhưng đây là bộ máy nhà nước cai trị cả nước chứ không còn hình thức thị tộc, bộ lạc.

Xem thêm:

>>> Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc

Kiến thức tham khảo Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

1. Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn

- Cơ sở hình thành Nhà nước.

- Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.

+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.

+ Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Xã hội:

+ Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.

- Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

+ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm

-> Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó.

2. Tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

* Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN)

+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Hùng

=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.

* Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN)

- Tổ chức nhà nước Âu Lạc: không có nhiều thay đổi so với nhà nước Văn Lang.

Tuy nhiên, quyền lực nhà vua được mở rộng hơn, có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.

+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

* Nhận xét

- Nhà nước Văn Lang đơn giản,sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.

- Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 179 TCN.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

a) Đời sống vật chất:

- Nguồn lương thực: gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá...

- Nơi ở: Chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ...

- Phương tiện đi lại: đi bộ, thuyền, bè, trâu, bò, ngựa, voi...

- Trang phục: thường cắt tóc ngang vai, búi tó hoặt tết tóc kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, yếm. Vào dịp lễ hội họ có thể đội mũ lông chim, đeo trang sức

- Đồ trang sức: vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai...

b) Đời sống tinh thần:

- Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời...

- Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

- Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biển, nhất là hội mùa.

- Các lễ hội gần với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1: Chất liệu để chế tác công cụ lãnh đạo phổ biến của cư dân Đông Sơn là

A. Đồng thau, bắt đầu có sắt

B. Đồng đỏ và đồng thau

C. Đồng đỏ và sắt

D. Đồng và sắt

Câu 2: Công cụ lãnh đạo bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A. Khai thác vùng đồng bằng châu thổ ven sông thành những cánh đồng màu mỡ để phát triển nghề nông trồng lúa nước

B. Khai phá, biến vùng đất đai khô rắn ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao

C. Lựa chọn cây lúa nước là cây trồng chính

D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản

Câu 3: Trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc có ba tầng lớp là gì?

A. Vua, quý tộc và nô tì

B. Vua quan quý tộc, nô tì và dân tự do

C. Vua quan, quý tộc và nông dân

D. Vua quan, quý tộc và dân tự do

Câu 4: Cư dân nào có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và một ít đồ sắt?

A. Đông Sơn.

B. Phùng Nguyên

C. Văn Lang - Âu Lạc.

D. Chăm-pa và Phù Nam.

Câu 5: Thời gian xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn là

A. Đầu thiên niên kỉ II TCN

B. Giữa thiên niên kỉ I TCN

C. Đầu thiên niên kỉ I TCN

D. Đầu thiên niên kỉ I SCN