Văn học chữ nôm của việt nam xuất thân từ thế kỷ

I. CÁC THÀNH PHẦN VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ x ĐẾN THẾ KỈ XIX

1. Văn học chữ Hán

Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt. Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn xuôi. Thể loại gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…

2. Văn học chữ Nôm

Cuối thế kỉ thứ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm xuất hiện. Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. Chủ yếu là thơ, rất ít những tác phẩm văn xuôi. Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: Phú, văn tế chủ yếu là sáng tác theo thể khá tự do. Ngoài ra một số thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá như thơ Nôm Đường luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

– Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc .

+ Hai lần chiến thắng quân Tống.

+ Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh.

– Thành phần chủ yếu văn học viết bằng chữ Hán, từ thế kỉ thứ XIII có chữ Nôm, Những thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán.

– Nội dung yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc.

– Nghệ thuật đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi đều về đề tài lịch sử, văn hoá. Thơ phú đều phát triển.

– Các tác phẩm và tác giả: SGK

2. Thế kỉ thứ XV đến hết thế kỉ thứ XVII

– Sau chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVI và đến hết thế kỉ XVII xã hội phong kiến Việt Nam trượt dần trên một cái dốc không gì cứu vãn nổi. Xung đột giữa các tập đoàn phong kiến dẫn đến nội chiến Lê – Mạc và Trịnh – Nguyễn kéo dài gần hết một thế kỉ.

– Nội dung: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống quân Minh (Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê phán những suy thoái về đạo đức và hiên thực xã hội.

– Nghệ thuật: SGK

3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

– Hoàn cảnh đáng lưu ý nhất của lịch sử dân tộc là những cuộc nội chiến và bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân. cuộc khởi nghĩa của đội quân áo vải cờ đào đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng trong (chúa Nguyễn), Đàng ngoài (vua Lê, Chúa Trịnh), đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc, phong trào Tây Sơn suy yếu, Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.

– Văn học phát triển vượt bậc về nội dung đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Đó là tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do cho con người (Trong đó có con người cá nhân).

– Tác phẩm: SGK.

– Nghệ thuật: SGK.

4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

– Pháp xâm lược Việt Nam – kẻ thù mới đã xuất hiện. Cả dân tộc đứng lên chống ngoại xâm. Xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến (quyền hành trong tay bọn thực dân phong kiến chỉ là tay sai).

– Văn học phát triển phong phú mang âm điệu bi tráng.

– Nội dung:SGK.

– Nghệ thuật: SGK.

Văn học chữ nôm của việt nam xuất thân từ thế kỷ

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

– Do 3 yếu tố tác động:

+ Tinh thần dân tộc (truyền thống)

+ Tinh thần thời đại

+ Ảnh hưởng từ nước ngoài.

Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn về nội dung (yêu nước, nhân đạo, cảm hứng thế sự).

1. Chủ nghĩa yêu nước

– Biểu hiện:

+ Gắn liền với tư tưởng ”trung quân ái quốc” (trung với vua là yêu nước và ngược lại yêu nước là trung với vua)

+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống giặc ngoại xâm: ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào dân tộc.

+ Xót xa, bi tráng trước tình cảnh nhà tan nước mất.

+ Thái độ trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình.

+ Biết ơn, ca ngợi những con người hi sinh vì đất nước.

+ Tình yêu quê hương đất nước (chứng minh bằng một số tác phẩm cụ thể).

– Chủ nghĩa yêu nước:

+ Yêu thiên nhiên

+ Biết ơn ca ngợi những con người hi sinh vì Tổ quốc

+ Trách nhiệm xây dựng đất nước

+ Xót xa trước cảnh nước mất nhà tan

+ Tự cường dân tộc

+ Tự hào về truyền thống

+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng

2. Chủ nghĩa nhân đạo

– Bắt nguồn từ truyền thống anh hùng dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo. Nó biểu hiện cụ thể:

+ Thương người như thể thương thân

+ Nguyên tắc đạo lí và thái độ ứng xử

+ Phật giáo là từ bi bác ái, Nho giáo là nhân nghĩa tư tưởng thân dân, Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên

+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm giá của con người.

+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người đạo lí, nhân cách tài năng, khát vọng (chứng minh bằng một số tác phẩm cụ thể).

– Chủ nghĩa nhân đạo:

+ Lên án hành vi vô nhân đạo

+ Khẳng định phẩm chất tốt đẹp ở nhân phẩm, tài năng, khát vọng con người

+ Cảm thông chia sẻ với số phận con người bất hạnh.

3. Cảm hứng thế sự

– Thế sự là cuộc sống con người là việc đời. Cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ,, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.

– Tác phẩm hướng tới cuộc sống để ghi lại những điều trông thấy. (ví dụ SGK)

IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

1. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm

– Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Đó là quan điểm của văn học. Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn:

+ ”Thi dĩ ngôn chí” (Thơ để nói chí)

+ ”Văn dĩ tải đạo” (Văn để chở đạo)

– Ở tư duy nghệ thuật:

+ Công thức tượng trưng ước lệ.

+ Thể loại văn học

+ Sử dụng nhiều điển tích điển cố.

+ Nhiều thi liệu, văn liệu theo mô típ.

– Tuy nhiên ở các tác giả có tài năng một mặt vừa tuân thủ tính qui phạm, một mặt phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức. Đó là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị?

– Trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả trang trọng hơn là cái đời thường bình dị.

– Hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc.

– Ở ngôn ngữ nghệ thuật, cách diễn đạt chau chuốt hơn, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.

– Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

– Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc.

+ Ngôn ngữ dùng chữ Hán để sáng tác

+ Thể loại: Văn vần (Thể cổ phong và Đường luật)

Văn xuôi: Chiếu, biểu, hịch, dụ, cáo….

+ Thi liệu: Chủ yếu điển cố, điển tích Trung Hoa.

– Quá trình dân tộc hoá được thể hiện:

* Sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm biểu đạt bằng tiếng Việt

* Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật

* Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc (…) Lục bát, song thất lục bát, hát nói, các thể ngâm khúc. Tất cả đều lấy đề tài thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam.

Suốt mười thế kỉ văn học phát triển gắn bó với vận mệnh dân tộc. Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau phát triển.

ét tiến trình văn học viết Việt Nam từ trung đại đến cận – hiện đại, có thể thấy những dấu mốc quan trọng. Văn học viết của nước ta xuất hiện từ thế kỷ thứ X, ban đầu dùng chữ Hán. Tuy nhiên, chỉ vài thế kỷ sau, đã xuất hiện văn học chữ Nôm cùng song hành với văn học chữ Hán. Như vậy, có thể nói, sự xuất hiện văn học chữ Nôm đã đánh dấu mốc chặng đường đầu tiên của lịch trình phát triển văn học viết dùng tiếng mẹ đẻ, mặc dù chữ Nôm dựa theo chữ Hán mà sáng tạo ra. Sang đầu thế kỷ XX, văn học Quốc ngữ lại ghi một dấu mốc mới, tạo nên một bước ngoặt lịch sử quan trọng, đưa văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo của văn học thế giới. Tuy văn học Nôm vẫn thuộc khu vực văn học Á Đông, nhưng, chính vì nó mà đầu thế kỷ này văn học Việt Nam mới có cơ sở để phát triển lên một mức cao hơn. Văn học chữ Hán tồn tại như một song ngữ, nó có thành tựu, nhưng cũng có nhiều hạn chế và xét cho cùng, nó có tính lịch sử, nó không thể đến với nhân dân, lực lượng làm nên lịch sử, bạn đọc rộng rãi và là người thẩm định khách quan đối với văn học.

Chỉ từ khi nước nhà giành được độc lập vào thế kỷ thứ X, chữ Nôm mới hình thành rõ rệt. (Trước đó đã có văn học chữ Hán, tuy nhiên số lượng tác giả, tác phẩm chưa nhiều, chất lượng  văn học cũng chưa cao). Tác giả văn học Nôm là trí thức Hán học, họ làm thơ Nôm, viết văn Nôm trên cơ sở kinh nghiệm Hán học và văn học chữ Hán. Vì viết bằng tiếng Việt, các tác giả tiếp thu được truyền thống ngôn ngữ, truyền thống văn học cổ, trong đó có truyền thống văn học dân gian.

Từ thế kỷ XIII, đã có những tác giả văn học Nôm như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố. Sau đó là Hồ Quý Ly, Chu An vào cuối thế kỷ XIV. Sang thế kỷ XV, văn học Nôm phát triển mạnh hơn bỡi Nguyễn Trãi với 254 bài thơ Nôm được coi là cổ nhất, hay nhất, là tác giả sáng tác thơ Nôm nhiều nhất. Cùng thế kỷ XV, có tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập công bố nhiều bài thơ Nôm của một tập thể tác giả. Vua Lê Thánh Tông làm thơ Nôm, ông còn đưa ra cả luật thơ Nôm nữa (năm 1463).

Sau thế kỷ XVI, tiếp đến thế kỷ XVII văn học Nôm càng phát triển mạnh. Dễ nhớ ra được những tác giả sau đây: Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Hàng, Đào Duy Từ, v.v…

Thật là không gnowf, nhưng chính lại là qui luật tất yếu, sang đến thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, văn học Nôm phát triển vượt bậc, như một sự nhảy vọt lạ lùng. Văn học chữ Hán cũng phồn thịnh, nhưng thấy rõ hơn là văn học chữ Nôm đột biến về số lượng và chất lượng. Văn học Nôm gần như là dòng văn học chủ đạo lúc này. Văn học Nôm đạt độ sắc sảo, nhuần nhụy, khoáng đạt, bứt phá. Chúng ta tìm thấy ở những năm tháng này nhiều tác phẩm văn học Nôm có giá trị, đó là bản dịch Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, tiếp đến là thơ Hồ Xuân Hương, là Truyện Kiều bất hủ. Sự ra đời của bản dịch tài hoa Chinh phụ ngâm (sau năm 1740) đánh dấu sự trưởng thành của văn học tiếng Việt, báo hiệu hơn 50 năm sau ra đời Truyện Kiều, như vừa nêu. Văn học Nôm phát triển đến mức làm tổn hại đến kỷ cương của Nhà nước phong kiến đang ở giai đoạn suy vi, khiến chúa Trịnh phải ra lệnh cấm. Văn học Nôm làm trỗi dậy ý thức phản phòng, ý thức yêu chuộng quốc âm, ý thức dân chủ, ý thức đòi hỏi quyền được bộc lộ tình cảm chân thật. Văn học Nôm đi sau vào nhân dân, nói chuyện đời thường (Hồ Xuân Hương), đồng thời trở thành mẫu mực, cổ điển (Nguyễn Du).

Văn học chỉ có sức sống và tồn tại lâu dài khi nó trở về đúng nơi nó đã được xinh ra: Cuộc sống của con người với bao nỗi niềm buồn vui, thăng trầm của số phận, của thời cuộc. Văn học chữ Hán không làm được việc này. Văn học Nôm nói được những vấn đề sau đây mà văn học chữ Hán không nói được, hoặc có đề cập chút ít thì cũng không thể đến với những người không biết âm Hán – Việt:

- Tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng, những khát khao về hạnh phúc.

- Nhu cầu giải trí, thụ cảm nghệ thuật, văn hóa.

- Khung cảnh đời sống thường ngày bình dị.

- Những khát khao ở mức nào đó và lẽ sống, đời người, nhục thể hoặc thân phận.

- Hiện thực xã hội muôn vẻ khác

- Khai thác nội dung từ dân gian.

Nội dung mới của văn học Nôm kéo theo sự phát triển, hoàn thiện của các thể loại văn học đạm sắc màu bản địa. Truyện Nôm phát triển, không ít những truyện ghi dấu ấn sâu đạm vào giai đoạn văn học trọng đại đáng nhớ:Phan Trần, Nhị Độ Mai, Bích Câu Kỳ Ngộ, Quan Âm Thị Kính, Sơ Kính Tân Trang, Hoa Tiên (của Nguyễn Thiện), Hoa Tiên (của Nguyễn Huy Tự). Hầu hết các tác giả đều có ý thức xây dựng truyện kể. Có thể nói, những tác phẩm truyện Nôm ấy là manh nha của tiểu thuyết văn xuôi sau này. Đỉnh  cao là Truyện Kiều, một thành tựu chói lọi của ăn xuôi nghệ thuật và thơ lục bát. Như vậy, truyện thơ được cả về truyện, cả về thơ. Thơ lục bát, song thất lục bát đến thế kỷ XVIII đã nhuần nhị, mượt mà. Truyện thơ Nôm khuyết danh và hữu danh đóng góp đáng kể vào kho tàng văn học viết Việt Nam thời trung đại. Trước đó, thơ chữ Hán chỉ là những bài ngắn, bị gò bó vào niềm luật có sẵn từ Trung Quốc đưa sang. Truyện thơ Nôm đã phát triển theo các giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là thể Đường luật; giai đoạn thứ hai: diễn ca lịch sử (Thiên Nam ngũ lục); giai đoạn thứ ba: thơ Nôm bình dân; giai đoạn thứ tư là cao trào, đình cao: thơ Nôm bác học.

Khúc ngâm và hát nói phát triển để chuyển tải nội dung mới. Thể ngâm khúc đáp ứng nhu cầu đồng cảm với những thân phận rủi ro, mất mát, những khao khát tự do ở một mức độ nhất đinh, nói chung là đáp ứng nhu cầu được san sẻ nỗi niềm, được yêu thương, muốn đồng cảm của con người, điều mà văn học chữ Hán không làm được. hát nói đáp ứng nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa, tinh thần muôn vẻ, điều mà văn học chữ Hán không quan tâm.

Như vậy, trên thực tế, tuy văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng văn học chữ Nôm cùng ngày càng phát triển mạnh và có đỉnh cao, làm suy giảm ảnh hưởng của văn học chữ Hán. Đây là một hiện tượng văn học mang tính lịch sử. Hiện tượng này có những nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân nội tại của văn học.

1. Quy luật khách quan của lịch sử đã quy định hiện tượng này. Văn học chữ Hán chủ yếu là văn học của giai cấp phong kiến, chỉ quẩn quanh ở văn, thơ, phú lục nhằm phục vụ chính quyền đương thời. Văn học chữ Hán có những ưu điểm mà các dòng văn học khác cần phải kế thừa. Tuy nhiên, nó đã không thể tồn tại tiếp tục khi mà xã hội phong kiến đến lúc phải chấm dứt, khi mà xã hội mới, xã hội của đông đảo nhân dân tiến tới làm chủ số phận mình, đã mở ra. Văn học Nôm gắn với nhân dân, gắn với dân tộc nhiều hơn.

Từ nguyên nhân đó, dẫn đến các nguyên nhân tiếp theo, khiến văn học Nôm phát triển rực rỡ và khẳng định mình.

2. Cảm hứng sáng tạo mới mẻ, phù hợp với sự phát triển khách quan của thời đại, của lịch sử. Chúng ta đã thấy, nội dung văn học chữ Nôm mới do cảm hứng sáng rác của tác giả là mới, bỏ lại phía sau những xúc cảm và suy nghĩ cung đình, những khát khao trung quân ái quốc, thái bình thịnh trị.

3. Thể loại mới, được bổ sung và hoàn thiện nhanh chóng. Những thể loại hát nói, truyện thơ, khúc ngâm đưa lại cho nền văn học nước nhà một sinh khí mới. Dễ thấy nhất là truyện thơ (xét về góc độ tiểu thuyết sơ khai) và thơ ca (xét về góc độ thể thơ trong truyện thơ, khúc ngâm, hát nói). Thể loại mới này của văn học chữ Nôm có mặt mạnh là phản ánh được nhiều mặt của hiện thực xã hội và hiện thực con người.

4. Văn học chữ Nôm góp phần lớn làm cho ngôn ngữ văn học phát triển. Văn học chữ Nôm có tiếp thu cách sử dụng ngôn ngữ của văn học chữ Hán. Tuy nhiên, văn học chữ Nôm có văn tự riêng của dân tộc Đại Việt, ghi âm tiếng mẹ đẻ, cho nên đạt tới độ chính xác cao khi diễn đạt, có giá trị biểu cảm cao khi nói đến hiện thực đời sống của nhân dân ở xã hội mới, một xã hội mà chế độ phong kiến đang dần dần tàn lụi. Thơ Nguyễn Trã tiêu biểu cho trạng thái của tiếng Việt nghệ thuật thế kỷ XV. Thành công của Nguyễn Trãi tạo ra yếu tố tinh thần quan trọng là lòng tin đối với tiếng Việt. Đến Nguyễn Du, tiếng Việt nghệ thuật đã phát triển đến một mức độ cao, mà ngày nay, đọc lại Truyện Kiều, chúng ta vẫn chưa hết ngỡ ngàng.

5. VĂn học chữ Nôm tiếp tục thu hoạch vốn văn hóa, văn học dân gian. Văn hóa, văn học dân gian là nguồn suối trong mát chảy suốt lịch trình dân tộc, nó tiếp sức sống cho văn học chữ Nôm. Văn học chữ Nôm đến được với nhân dân, óng ánh sắc màu, giàu sức biêu cảm mới lạ chính vì đã giao thoa với văn hóa, văn học dân gian.

Văn học dân tộc, muốn phát triển, trước tiên và cuối cùng phải gắn với những cái gì thuộc dân tộc. Văn học Chữ Nôm át văn học chữ Hán, góp phần gợi mở cho nền văn học sau này trưởng thành ở những bước cao hơn, là vì vậy.

P.Đ.Â

Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 193 tháng 10/2010