Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của quốc hội

Thứ 6, ngày 15 tháng 4 năm 2022

Hà Nội 23-37

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội là cơ quan chuyên trách của Quốc hội Việt Nam, cơ quan giám sát các lĩnh vực liên quan tới khoa học, công nghệ và môi trường sinh thái.

Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau[1]:

  • Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao;
  • Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
  • Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách;
  • Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Việt Nam khóa 14 có 41 thành viên:[4]

Khóa XIII

Mục lục bài viết

  • 1. Tìm hiểu về Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội
  • 2. Tổ chức bộ máy Quản lý khoa học và công nghệ
  • 3. Cơ quan Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
  • 3.1 Chính phủ
  • 3.2 Bộ khoa học và công nghệ
  • 3.3 Các bộ, cơ quan ngang bộ
  • 3.4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tìm hiểu về Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội

Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội, được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội tại kì họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội.

Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các uỷ viên ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao;

2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách;

4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Tổ chức bộ máy Quản lý khoa học và công nghệ

Công tác tổ chức bộ máy bao gồm những hoạt động như: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan và bộ phận ttong Quản lý; công tác cán bộ, công chức Quản lý khoa học và công nghệ.

Bộ máy Quản lý khoa học và công nghệ được thành lập từ trung ương đến địa phương để thực thi Quản lý nhà hước về khoa học và công nghệ ttong phạm vi cả nước, đúng đầu là Độ khoa học và công nghệ. Ở các tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương lập và được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.

TỔ chức khoa học và công nghệ phải đăng kí hoạt động tại cơ quan Quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động khoa học và công nghệ. Việc đăng kí thực hiện tại Bộ khoa học và công nghệ hoặc tại sở khoa học và công nghệ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức.

Để huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ, các quỹ phát triển khoa học và công nghệ được thành lập. Nhà nước cấp vốn từ ngân sách nhà nước thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với mục đích tài trợ, cấp kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; tài trợ và cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng; cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, đời sống; bảo lãnh vay vốn những nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt; hỗ trợ nhà khoa học ttẻ tham gia hội thảo, hội nghị khoa học và công nghệ quốc tế; hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ như là một tổ chức phi lợi nhuận với nguồn vốn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân (không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) để tài trợ cho các hoạt động khoa học và công nghệ.

Hoạt động của các quỹ phát triển khoa học và công nghệ vừa tuân theo các quy định về tài chính, tiền tệ song phải bảo đảm nghệ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đó.

Chủ sở hữu, tác giả kểt quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đượcn Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống.

3. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

QLNN về KH&CN là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý là nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt động KH&CN. Quản lý KH&CN ra đời nhờ sự thích ứng với nhu cầu của thực tiễn phát triển hoạt động KH&CN.

Sự ra đời và phát triển của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cho tới nay có thể phân thành 4 thời kỳ:

- Giai đoạn quản lý ban đầu: nhà nghiên cứu KH&CN cũng là nhà quản lý KH&CN.

Giai đoạn này được tính từ cuối thế kỷ 19 trở về trước. Đây là thời kỳ mà nghiên cứu khoa học mang đậm tính cá nhân, phân tán. Trong giai đoạn này, nghiên cứu khoa học hoàn toàn là do sự yêu thích và cảm hứng của cá nhân các nhà khoa học. Nhà nước không có tổ chức và hỗ trợ đối với những hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, bản thân nhà nghiên cứu khoa học cũng chính là người quản lý khoa học.

- Giai đoạn nghiên cứu tập thể Giai đoạn này được tính từ cuối thế kỷ 19 đến trước những năm 30 của thế kỷ XX. Sản xuất xã hội hóa có những bước phát triển to lớn, và nghiên cứu KH&CN cũng từng bước đi theo hướng xã hội hóa. Nghiên cứu khoa học, từ chỗ lao động cá thể tự do trước đây chuyển sang lao động tập thể. Và để đáp ứng yêu cầu về phân công và hợp tac trong hoạt động KH và CN, cần thiết phải có những người tổ chức quản lý chuyên môn, để tăng cường nội dung, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy và điều phối đối với hoạt động KH và CN. Những chuyên gia này vừa là người quản lý lại vừa là người dẫn đầu về học thuật. Người ta gọi giai đoạn quản lý này là giai đoạn nghiên cứu tập thể, và thể chế của nó là thể chế quản lý quyền uy của các chuyên gia KH&CN.

- Giai đoạn thể chế quản lý của chuyên gia quản lý

Từ những năm 40 của thế kỷ XX, KH&CN phát triển mạnh mẽ, quy mô nghiên cứu ngày một lớn, các bộ môn phân chia ngày một tỉ mỉ nhưng lại cũng ngày một tổng hợp. Trước tình hình đó, phương thức tập thể và biện pháp quản lý nghiên cứu KH&CN trước đó đã không còn phù hợp nữa. Do vậy, Nhà nước đứng ra tổ chức quản lý KH&CN và việc này được giao cho một số chuyên gia "quản lý" nắm chắc KH&CN, hiểu biết kinh tế và thành thạo quản lý kinh tế hiện đại gánh vác. Trong giai đoạn này, tổ chức quản lý KH&CN đã là nhân tố có tác dụng quyết định, là nhân tố nội tại, nhân tố phát triển KH&CN hiện đại. Do sự xuất hiện của thể chế quản lý, của các chuyên gia quản lý mà quản lý KH&CN đã bắt đầu thoát ra khỏi phương thức quản lý truyền thống và bước vào giai đoạn quản lý KH&CN hiện đại.

- - Giai đoạn thể chế quản lý tập trung đoàn chuyên gia

Từ sau những năm 70 của thế kỷ XX, KH&CN ngày càng thâm nhập vào các lĩnh vực KT-XH. Nghiên cứu KH&CN không chỉ là vấn đề bản thân của KH&CN mà còn là sản phẩm của sự tác động đa nhân tố phức tạp. Điều này cần thiết phải có đội ngũ lãnh đạo tập thể, chuyên môn hóa, được trang bị bằng lý luận quản lý KH&CN hiện đại để thống nhất giải quyết những vấn đề quản lý KH&CN trọng đại. Trong giai đoạn này, ở các cấp quản lý tại nhiều nước đều có một hội đồng chuyên gia quản lý chuyên nghiệp, có nơi gọi là tổ cố vấn KH&CN, có nơi gọi là Hội đồng tư vấn KH&CN. Hằng năm, việc hoạch định phương hướng nghiên cứu đề tài KH&CN, việc đánh giá sau khi đề tài được thực thi, việc giám định các thành quả, cùng những kiến nghị áp dụng rộng rãi các thành quả vv... đều thông qua những ý kiến thảo luận của họ.

3. Cơ quan Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

3.1 Chính phủ

Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước. Chính phủ cố trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách cụ thể để bào đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; chỉ đạo ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch mạng lưới tổ chức khọa học và công nghệ công lập; phân công, phân cấp thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; chỉ đạo: hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoa học và công nghệ; kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khoa học và công nghệ; công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ.

Hàng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách, biện pháp để phát triển khoa học và công nghệ; việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ.

3.2 Bộ khoa học và công nghệ

Bộ khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ

- Thanh ưa, kiểm ưa hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử ư vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ.

3.3 Các bộ, cơ quan ngang bộ

Các bộ, cơ quan ngang bộ có ttách nhiệm Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và chịu ttách nhiệm về hoạt động khoa học và công nghệ ưong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Các bộ, cơ quan ngang bộ có ttách nhiệm xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Quản lý và sử dụng nguồn lực khoa học và công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch về khoa học và công nghệ; xây dựng và Quản lý hệ cơ sở dữ liệu thông tin, thống kê về khoa học và công nghệ; Quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ đúng mục đích và hiệu quả.

Bộ kế hoạch và đầu tư trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đảm bảo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật và đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Bộ Tài chính có trách nhiệm bào đảm và Quản lý kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ. Bộ nội vụ có trách nhiệm xây dụng chính sách sử dụng, trọng dụng nhân lực khoa học và công nghệ và bảo đảm nhân lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

3.4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương, chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học và công nghệ tại địa phương; có trách nhiệm xác định, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)