Uống nước hay bị sặc là bệnh gì năm 2024

Xin chào bác sĩ, Má em thời gian này uống nước hay bị sặc, cho hỏi Má em bị gì ạ, Má em 74 tuổi, huyết áp thường là 14/8. Xin Cám ơn nhiều

Trả lời:

Chào em Má em uống nước hay bị sặc, do má bạn bị rối loạn nuốt ở người già Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nuốt ở người già. Hàng đầu là các thương tổn thần kinh - cơ như nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh Parkinson, xơ cứng cột bên teo cơ, đa u tủy xương, nhược cơ, sa sút trí tuệ. Tiếp đến là nhóm nguyên nhân do tổn thương cấu trúc như tuyến giáp to, phì đại đốt sống cổ, túi thừa Zenker, ung thư…; các rối loạn tâm lý, bệnh mô liên kết (viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ…), các nguyên nhân do thầy thuốc (phẫu thuật vùng hầu họng, xạ trị, thuốc…) cũng có thể gây những rối loạn nuốt ở người già. Biểu hiện của các rối loạn về nuốt ở người già rất phong phú và đa dạng. Rối loạn nuốt do miệng và hầu họng thường gây ho, nghẹn, khó nuốt, cảm giác thức ăn vướng ở họng… Rối loạn nuốt do thực quản thường có cảm giác vướng thức ăn trong họng hoặc trong ngực dọc theo xương ức, nghẹn trong ngực. Bên cạnh đó, rối loạn nuốt nói chung thường gây tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi, ho sặc do thức ăn rơi vào khí quản… Rối loạn nuốt ở người già có thể gây nhiều hậu quả từ nhẹ đến nặng. Nhẹ nhất cũng là viêm mũi họng, nói khàn, thay đổi thói quen ăn uống. Nếu nặng hơn, bệnh nhân sợ ăn, uống, thậm chí sợ cả nuốt… nước bọt. Điều này sẽ dẫn đến mất nước, điện giải, sụt cân, suy kiệt nặng. Nhưng nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị sặc thức ăn, nước, nước bọt…vào phổi gây nên ho, viêm phổi kéo dài và tái đi tái lại. Nhiều trường hợp, lượng dị vật vào phổi quá nhiều gây ho dữ dội, co thắt thanh quản, suy hô hấp cấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Để xác định chắc chắn em cần đưa má đi khám BS chuyên khoa nội thần kinh nhé Thân mến

Nước bọt là chất dịch trong tiết ra bởi tuyến nước bọt. Nước bọt hỗ trợ cho tiêu hóa thức ăn và vệ sinh răng miệng bằng cách rửa trôi vi khuẩn và đồ ăn. Đôi khi nước bọt không trôi đi dễ dàng và khiến cho bạn bị sặc. Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu nhé!

Sặc nước bọt biểu hiện như thế nào?

Sặc nước bọt có thể xảy ra nếu các cơ điều khiển vận động nuốt bị yếu hay ngừng hoạt động do bệnh lý. Nôn ói và ho khi mà bạn không ăn hay uống gì là một biểu hiện của sặc nước bọt. Bạn cũng có thể có các dấu hiệu sau:

  • Thở hổn hển.
  • Không thở hay nói chuyện được.
  • Giật mình thức giấc vì ho hay nôn ói.
    Uống nước hay bị sặc là bệnh gì năm 2024
    Nôn ói hoặc ho khi không ăn gì cũng là biểu hiện sặc nước bọt

Các nguyên nhân thường gặp và cách điều trị

Đôi khi đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên thì cần tìm ra nguyên nhân để phòng ngừa tái phát trong tương lai. Các vấn đề có thể gây sặc nước bọt bao gồm:

1. Trào ngược axit

Trào ngược axit là khi axit dạ dày chảy ngược lên thực quản và miệng. Khi thành phần trong dạ dày đi ngược lên miệng, sự sản xuất nước bọt tăng lên để rửa trôi axit.

Trào ngược axit cũng có thể kích thích lớp niêm mạc lót trong thực quản. Điều này có thể gây nuốt khó và làm cho nước bọt bị ứ đọng ở sau họng, gây ra sặc.

Các triệu chứng của trào ngược bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát.
  • Đau ngực.
  • Ợ hơi, ợ chua.
  • Buồn nôn.

Bác sĩ có chẩn đoán trào ngược dạ dày bằng nội soi. Điều trị có thể bao gồm các thuốc chống axit để giúp trung hòa axit dạ dày.

Uống nước hay bị sặc là bệnh gì năm 2024
Cảm giác nóng rát là biểu hiện của bệnh trào ngược axit

2. Bất thường về nuốt liên quan đến giấc ngủ

Đây là một bệnh lý trong đó nước bọt ứ đọng ở miệng trong lúc ngủ và rơi vào đường thở, gây hít sặc. Bạn có thể giật mình tỉnh giấc, thở gấp và sặc nước bọt.

Có nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa bất thường về nuốt và ngưng thở khi ngủ. Bác sĩ có thể dùng một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán ngưng thở khi ngủ và bất thường về nuốt. Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Uống nước hay bị sặc là bệnh gì năm 2024
Trong lúc ngủ nước bọt ứ trong họng và rơi xuống đường thở có thể gây ra tình trạng hít sặc

3. Tổn thương hoặc u ở trong họng

Tổn thương lành tính hay ác tính trong họng có thể làm hẹp thực quản và gây khó nuốt nước bọt, dẫn đến sặc.

Bác sĩ có thể sử dụng các công cụ chụp chiếu để kiểm tra tổn thương trong họng. Nếu có u thì điều trị có thể là phẫu thuật, hay xạ trị hay hóa trị để làm thu nhỏ khối u. Các triệu chứng khác của khối u bao gồm:

  • Một khối nhìn thấy được trong họng.
  • Khàn tiếng.
  • Đau họng.
    Uống nước hay bị sặc là bệnh gì năm 2024
    Tổn thương hoặc u ở họng có thể gây sặc

4. Răng giả không phù hợp

Tuyến nước bọt sản xuất ra nhiều nước bọt hơn khi các thần kinh ở miệng nhận biết có vật lạ như thức ăn. Nếu bạn đeo răng giả, não bộ có thể lầm lẫn răng giả là thức ăn và gây tiết nước bọt. Quá nhiều nước bọt trong miệng thỉnh thoảng có thể gây sặc.

Sự tiết nước bọt có thể giảm bớt một khi cơ thể đã quen với bộ răng giả. Nếu điều này không xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ. Răng giả của bạn có thể quá cao so với miệng hay không khớp đúng khớp cắn.

5. Bệnh lý thần kinh

Bệnh lý thần kinh có thể làm tổn thương thần kinh ở phía sau họng. Tổn thương này dẫn đến khó nuốt và sặc nước bọt. Các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh bao gồm:

  • Yếu cơ.
  • Co thắt cơ ở các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Nói khó.
  • Thay đổi giọng nói.

Bác sĩ sẽ dùng nhiều test khác nhau để kiểm tra rối loạn thần kinh. Điều trị sẽ phụ thuộc vào rối loạn thần kinh đó là gì. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm tiết nước bọt và hướng dẫn các kĩ thuật giúp cải thiện hoạt động nuốt.

6. Sặc nước bọt do lạm dụng rượu bia

Sặc nước bọt cũng có thể xảy ra sau khi uống quá nhiều bia rượu. Tiêu thụ quá nhiều chất cồn có thể làm giảm phản xạ cơ. Không kiểm soát được mức độ bia rượu có thể gây nên ứ đọng nước bọt ở phía sau họng thay vì trôi xuống dưới. Ngủ đầu cao có thể giúp cải thiện dòng chảy của nước bọt và phòng ngừa hít sặc.

Uống nước hay bị sặc là bệnh gì năm 2024
Rượu bia cũng là tác nhân gây sặc nước bọt

7. Sặc nước bọt do nói nhiều

Sự sản xuất nước bọt vẫn tiếp tục kể cả khi bạn nói chuyện. Nếu bạn nói nhiều và không dừng lại để nuốt, nước bọt có thể chảy xuống đường thở và gây kích thích sặc. Để phòng ngừa hít sặc, cố gắng nói chậm rãi và nuốt nước bọt giữa các đoạn hay các câu.

8. Dị ứng hay các vấn đề hô hấp

Dịch nhày hay nước bọt tiết ra do dị ứng hay bệnh lý hô hấp có thể không dễ dàng mà trôi xuống họng được. Trong khi ngủ, dịch nhày và nước bọt có thể tích tụ trong miệng và dẫn đến hít sặc.

Các dấu hiệu khác của dị ứng hay bệnh lý hô hấp bao gồm:

  • Đau họng.
  • Hắt hơi.
  • Ho.
  • Chảy nước mũi.

Sử dụng các thuốc chống dị ứng hay thuốc cảm để giảm tiết nhày và làm loãng nước bọt. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có sốt hay nếu các triệu chứng trở nặng hơn. Nhiễm trùng hô hấp có thể phải cần uống kháng sinh.

9. Tăng tiết nước bọt trong thai kỳ

Thay đổi hoóc-môn trong thai kỳ gây ra buồn nôn và ốm nghén ở người phụ nữ. Tăng tiết nước bọt đôi lúc đi kèm với buồn nôn, và một số phụ nữ mang thai nuốt ít hơn khi buồn nôn. Hai yếu tố trên góp phần tạo ra nước bọt dư thừa trong miệng và gây sặc.

Vấn đề này có thể được cải thiện dần dần. Không có điều trị gì đặc biệt nhưng uống nước có thể giúp rửa trôi nước bọt dư thừa trong miệng.

Sặc nước bọt không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy vậy, không nên chủ quan nếu vấn đề này tiếp diễn nhiều lần. Hãy đến khám bác sĩ để có được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Tại sao uống nước hay bị sặc?

nước bọt có thể tích tụ trong đường hô hấp, gây nên tình trạng sặc. Trào ngược axit dạ dày: Khi axit dạ dày dư thừa chảy vào cổ họng sẽ kích thích tiết nhiều nước bọt hơn, gây nên tình trạng sặc. Mang răng giả: Ở những người mang răng giả không vừa vặn, quá trình sản xuất nước bọt sẽ được tái sản xuất thường xuyên.

Làm gì khi bị sặc nước vào phổi?

Kỹ năng sơ cứu cơ bản khi bị đuối nước - Đặt nạn nhân nằm xuống, kiểm tra mạch còn đập hay không rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhấn cho tim đập lại và khẩn trương gọi người cấp cứu, cứu hộ. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thao tác đúng cách, bởi việc ép tim không đúng sẽ dễ gây dập phổi, tổn thương phổi, gãy xương sườn…

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc khi ăn?

Nguyên nhân gây sặc thức ăn ở trẻ Do cha mẹ cho trẻ ăn những thức ăn chưa phù hợp với khả năng nhai, nuốt của trẻ. Cha mẹ cho trẻ ăn không đúng tư thế, trẻ không ngồi một chỗ khi ăn mà liên tục di chuyển, chạy nhảy, cười đùa. Cha mẹ cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, ép ăn nhanh, trẻ nuốt vội dễ dẫn đến sặc.

Người già ăn cơm hay bị sặc là bệnh gì?

Sặc là tình trạng hay gặp ở người già khi ăn uống. Tuy nhiên ở góc nhìn của y học, tình trạng sặc có tên gọi là viêm phổi hít hoặc viêm phổi sặc. Đây là hiện tượng phổi bị viêm nhiễm do một lượng khá lớn dị vật từ hầu họng xuống, hoặc từ dạ dày - thực quản trào ngược lên phổi.