Tứ vị mường tiên là ai

Tục thờ cúng chúa Then là một loại hình nghệ thuật văn hóa tâm linh dân gian luôn có sức sống khá mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Tục thờ chúa Then là loại hình văn hóa phi vật thể vừa mang tính động, hàm chứa tính nhân văn cao, vừa mang âm hưởng của loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian gắn liền với từng bản sắc của dân tộc Tày, Nùng và Thái. Với người thuộc ba dân tộc tục thờ chúa Then không chỉ là cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm. Then có nghĩa là “thiên”, người Tày quan niệm chúa Then là đại diện cho thần tiên, cầu nối tâm linh, thỉnh cầu, mong ước của con người thấu tới tai đất trời. 

Vì thế, mỗi dịp người Nùng, Tày và Thái cúng cầu an, giải hạn, cúng tổ tiên, hay mừng nhà mới, mừng thọ ông bà, cha mẹ… đều không thể vắng bóng những thầy  Then. Tục thờ Then là loại hình tâm linh tín ngưỡng trong văn hóa dân gian, tính lôi cuốn của tục thờ Then còn lôi cuốn bằng nghệ thuật biểu diễn của nghệ nhân, không gian, thời gian. Diễn xướng then là loại hình nghệ thuật biểu diễn tổng hợp của nhiều hình thức diễn xướng. Là tổng thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như tín ngưỡng xã hội và văn hóa nghệ thuật, nhập đồng, nhảy múa, hóa vàng, dâng lễ.

Xuất phát từ quan niệm ốm đau, bệnh tật là do hồn lìa khỏi xác trong một thời gian hay do “phi” nhập vào xác đánh đuổi xúc phạm đến hồn. Từ đó tất yếubnảy sinh quan niệm là muốn khỏi bệnh thì phải làm cách nào để hồn về với xác hoặc đánh đuổi hồn ma ra khỏi cơ thể. Nhưng con người không thể tự “gặp” trời để xin được mà phải có một loại người “đặc biệt” có khả năng kết nối cõi người với thế giới siêu nhiên, đó là “then”, “giàng” hay “pựt”; những người có tài năng, kinh nghiệm thực sự, giầu có về vốn sống người uy tín. Vì có kinh nghiệm nên họ biết cách xử thế, biết phân định những bất lợi và thuận lợi do thiên nhiên, thời tiết gây ra đối với hoạt động lao động sản xuất của con người.

Với nghĩa như trên thì “then”, “giàng”, “pựt” của người Tày, Nùng và Thái giống như thày mo của người Mường, hay thày cúng, cô đồng bà cốt của người Kinh. Họ là những người được nhân dân tin tưởng giao cho trọng trách linh thiêng là nốt kết giữa trời và đất. Để cho uy tín và “khả năng” siêu phàm của mình được tăng cao, các “then” còn cấp sắc được gọi là lẩu then. Số tua ở sau mũ là “chứng chỉ” khẳng định khả năng giao tiếp với thần linh của mỗi then. Nếu dải tua mũ càng nhiều càng chứng tỏ khả năng xuất chúng của then càng lớn và vì thế mà ông/bà then có nhiều dải càng được con hương tôn kính và trọng vọng hơn rất nhiều.

Thông qua các thầy Then có khả năng “đi lại dễ dàng từ cõi này sang cõi khác” mà cõi trời được cụ thể hóa như một hình ảnh lý tưởng của cõi nhân gian, hay nói cách khác Then đã nhân hóa cõi trời để làm cho cõi trời gần gũi với cõi người hơn. Ngoài ra những thầy Then còn cụ thể hóa quan niệm linh hồn trong tín ngưỡng dân gian bản địa của người Tày, Nùng và Thái. Từ niềm tin dân gian quả trứng và chim én đã trở thành công cụ và biểu tượng nghề nghiệp của Then. Tất cả các vị thần trong quan niệm dân gian khi vào trong Then đều được hình tượng hóa như những nhân vật có thật. Ngoài tổ tiên tổ sư là những nhân vật có thực đã khuất, các vị thần linh khác trong Then đều có dáng vẻ riêng. Nhiều vị được hiện lên qua phương thức nhập đồng trong các đám lấu cấp sắc của “pựt” nhử Thổ công, Táo công. Khi nhập đồng, những thầy then sẽ trở thành nhân vật “nhà trời” đang hạ giới để giáo huấn, dạy bảo con nhang nghe và làm theo.

Chúa Then khác với văn hóa hầu chầu Đạo Mẫu. Tiên chúa bói Then có ngày sinh ngày hóa, đền Nam Thiên Tứ Thánh thủ nhang- đồng đền ông Bùi Quang Lưu thuộc xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được coi là trốn tổ của Chúa Then trong Đạo Mẫu Việt Nam, ông là người trẻ nhất Việt Nam đã tôn thờ chúa Then quy mô và nghiêm trang thuộc bậc nhất thờ bà Chúa Then mà hậu duệ còn tận đến ngày nay như ông Vương Văn Bình và Trịnh Thị Núi.

 Ông Bùi Quang Lưu thủ nhang đồng đền cho biết: Bà chúa Then tín ngưỡng bản địa thờ thần trên rừng núi, đặc biệt đối dân tộc Nùng thờ chúa Then cũng giống tín ngưỡng thờ các vị chúa sơn trang. Chúa Then hành nghề tạo phúc, nhiều dòng họ thờ gọi Then Then tổ (kế tử truyền tôn), Then có nghĩa khác (thiên binh thiên tướng), vị thần tiên ở cõi trời, đức trốn tổ Linh Quang ảnh hưởng niềm tin đối với con người, chúa Then ở đền giữ gìn qua nhiều dòng họ (đã được bắt pháp) nguồn tín ngưỡng có nhiều nơi thờ chúa Then, nhưng ông Lưu đủ cơ duyên thờ dòng pháp môn đạo Mường theo học từ năm lên từ năm lên 8 tuổi, chúa Then là vị nhân thần nằm trong tực thờ Tam Tứ Phủ. Nghài có năm sinh năm hóa, con cháu của họ đang hành nghề”.

Ông Lưu là người đầu tiên phối thờ chúa Then với chúa Sơn Trang , đến nơi đây thường được gọi chính đền, đất nơi đây có đức thiên sư hiển linh, âm phù cho bách gia trăm họ, hộ quốc trì dân, đức chúa Then suy tôn chúa chủ nhà, ngôi đền Thụy Ứng rước Nam Thiên Tứ Bất Tử các vị đứng đầu, người mẹ tiêu biểu của người mẹ Việt Nam. Dân tộc Nùng khi sống tổ chức mừng thọ, khi mất không làm giỗ tổ. Trên mảnh đất đất có miếu từ lâu đời ông Vương Văn Bình và Trịnh Thị Núi có công đầu tôn ngài nữ chúa sơn thần, hay còn gọi chúa Then (chúa Mường)”.

Thủa xưa Chúa Then giá ngự trên một tòa sơn trang, cảnh núi rừng xanh ngan ngát, nơi thượng ngàn tụ khí linh thiêng, chúa bà được coi là Tổ Then, trang phục chúa bà thường mặc áo đen chàm vạt ngắn, trang sức thường vận kiềng bạc đen khảm nạm ngọc lam, nơi chúa Then thường ngự trên thạch bàn, ngày ngày chúa tu luyện đến cả quỷ cũng sợ uy linh, một đời làm phúc cứu dân, bao nhiêu nghiệt chướng xoay vần hóa không, hành nghề tạo phúc muôn đời nhớ ơn.

Ngày nay mỗi khi dịp mùng 9 tháng 3 âm lịch người con muôn phương tụ họp về đền Nam Thiên Tứ Thánh, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, tổ chức lễ hội và tri ân chúa Then. Hay còn gọi, đền cậu Lưu là trung tâm thờ chúa Then ngự trong ba ngày hội: 9-10-11/3 âm lịch.

Với những người có khả năng tiên tri, bói toán (được ăn lộc bói) thì họ cần phải mở Phủ bói để được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người. Vậy tam vị Chúa Bói là những ai? Mở phủ tam toà Chúa Bói như thế nào? Quảng Nguyên xin gửi đến các bạn trong bài viết sau (tất cả chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi thầy mỗi phép).

Tứ vị mường tiên là ai

Tam vị chúa mường

Tam vị chúa bói

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Bà Đệ Nhất Tây Thiên là Bà Chúa Thượng dưới thời của vua Hùng Vương. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình có dòng dõi Hùng Vương. Tương truyền rằng, đức thân mẫu của bà chiêm bao thấy vị tiên nữ từ đám mây ngũ sắc hạ trần, rồi sau đó mang thai và sinh ra Chúa Bà. Càng lớn lên, Bà càng trở nên vô cùng xinh đẹp giỏi giang, sau lại tập hợp quân dân giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc Ân. Sau này, đến ngày thác hóa, Chúa Bà được quần tiên đến đón rước về chầu Đế Đình.

Chúa Đệ Nhất rất ít khi về ngự đồng, Bà là người ban lộc bói toán và cúng lễ. Thông thường, trong các dịp lễ khai đàn mở phủ mà có dâng đàn Chúa Bói thì người ta thường hay thỉnh bà về chứng tòa Chúa Đệ Nhất màu đỏ. Khi về ngự đồng, Chúa Bà thường vận áo đỏ (áo lụa thêu phượng hoặc áo gấm), cầm quạt khai quang.

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên không có đền thờ chính mà chỉ được thờ trên Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Chúa Bà cũng được thờ cận bên cạnh Mẫu Tây Thiên ở Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Theo một số tài liệu ghi chếp thì ngày tiệc của Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là ngày 10 tháng 5 âm lịch (tương truyền đó là ngày Chúa giáng hạ trần phàm). Khi thỉnh Chúa Bà, văn thường hát:

VĂN CHÚA TÂY THIÊN

Dâng văn tam vị Chúa MườngThỉnh Chúa đệ nhất Hùng vương ngự vềCổ triều Đinh,Lý,Trần,LêSắc phong thượng đẳng biển đề tối linhTây Thiên,Tam Đảo địa linhThạch Bàn ,Chúa ngự cảnh thanh nhiệm mầuNhang thơm thành kính quỳ tâuTiếng dâng một bản văn chầu Chúa TiênChúa Bà đệ nhất Tây ThiênHùng Vương thánh tổ cầm quyền vào raĐại Đình,Tam Đảo quê nhàThông reo trúc hóa rườm rà tốt tươiDạo chơi non nước đôi nơiKhi sang Cao Mại khi chơi Nguyệt HồCó phen Chúa tới kinh đôPhép hay biến hiện thần cơ nhiệm mầuSửa sang gương lược trầu cauThỉnh Chúa ngự đồng giáng thế lai lâmThử lòng trần thế chữ tâmThay quyền thiên địa cầm cân thăng bằngCứu cho thoát khỏi gian truânCứu cho thoát khỏi trầm luân đọa đầyTrần gian lắm nỗi chua cayPhúc mỏng nghiệp dày tâm tợ bóng đêmThành tâm van vái chúc nguyềnTu nhân tích đức thánh tiên độ trìTrước thời xét sở di âm phướcSau thời xem tâm đức tu thânTrên phù quốc dưới cứu dân

Khuông phù đệ tử thiên xuân thọ trường​

Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

Tương truyền rằng, xưa kia Bà cũng là một người sống ở vùng đất Bắc Giang, cuộc đời bà từ khi sinh ra đã phải sống trong cảnh khổ cực, cơ hàn: hai mắt bị mù lòa, vừa mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tuy sóng gió như vậy, Bà vẫn luôn sống thiện lương, hiền lành, nhân hậu. Khi gặp được Lão Tổ Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh, Ông đã nhận Bà làm đệ tử, truyền dạy cho Bà những đạo pháp của mình, đó chính là thuật chiêm tinh bói toán. Đồng thời, Lão Tổ cũng đặt niên hiệu cho bà là Nguyệt Hồ. Sau khi học hết được các phép tiên của Tiên Sinh, Bà nguyện dành hết cuộc đời mình để làm phúc giúp dân lành. Một thời gian sau, tiếng lành vang xa, bà được nhà vua mời về kinh đô làm quân sư cho mình. Mỗi lần đánh trận, vua đều sai người đến thỉnh cầu, xin lời phán của Bà.

Trong Tam Vị Chúa Mường thì Chúa Nguyệt Hồ là vị Chúa Bà có khả năng bói danh tiếng bậc nhất và rất hay về ngự đồng. Thông thường, khi có mở đàn Chúa Bói mà không thỉnh được cả Tam Vị Chúa Mường về ngự thì người ta thường hay thỉnh Bà về chứng cả Tam Tòa Chúa (màu đỏ, màu xanh và màu trắng). Khi bình thường thì Chúa Bà về chứng tòa Chúa Đệ Nhị màu xanh. Khi về ngự đồng, Chúa Bà thường vận áo xanh, múa mồi, đôi khi Chúa còn dùng lá trầu quả cau để xem bói, phán bảo trần gian.

Chúa Nguyệt Hồ được thờ chính tại Đền Nguyệt Hồ ở gần ga Kép, chợ Bố Hạ, tỉnh Bắc Giang (tương truyền rằng nơi đây chính là nguyên quán của Bà khi xưa). Tiệc của Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ diễn ra vào hai ngày 15 và 16 tháng 2 âm lịch. Khi Chúa về ngự đồng, văn thường hát các đoạn nói về điển tích của Chúa Bà như:

Bản 1

Ai lên đến Cao Sơn Bạch MãHỏi thăm Đền Chúa Nguyệt nơi naoHỏi thăm ga Kép mà vàoNgôi đền Chúa ngự khác nào động tiênBốn mùa hoa trái dâng lênBạn tiên tấp nập đôi bên ra vàoTrước ngôi cao rầu rầu nét mặtChiếc gậy son chúa đặt phía sauLá trầu với lại quả cauTiền đài chiếc tráp sơn màu xanh lamChúa ngồi đó lòng đau như cắtDưới trần phàm bao kẻ u mêNhớ người con gái thôn quêKhông may nhỡn đãng phải bề khổ tâmSống âm thầm mồ côi cha mẹGặp được Thầy Quỷ Cốc tiên sinhMột đời làm phúc quên mìnhTruyền ban ấn quyết đặt tên Nguyệt HồTiếng đồn cho tới kinh đôCó bà Chúa Bói Nguyệt Hồ rất hayCửa nhà gia sự hôm nayMồ mả đất cát Chúa rầy chỉ choÂm dương chồng vợ căn doHợp tan tan hợp chỉ cho rõ ràngTiền hậu vận mọi đàng hay dởViệc trong ngoài lầm lỡ chỉ choVề đồng phán bảo nguyên doCó căn có số phải lo trình đồngTam đầu cửu vĩ thuyền rồngThoi xanh rừng núi sớ hồng kim ngânHình hài nón chúa kính dângLập đàn thỉnh chúa lai lâm ngự vềPhép tiên chúa đáng tài cứu thếTiếng oai linh quyền chế nơi nơiPhép tiên xoay đất chuyển trờiGia công hộ phép cứu người trần gianThỉnh mời tiên chúa lai loan

Khuông phù đệ tử nhân khang thịnh cường

Bản 2Rừng tùng bách bốn mùa rợp bóngCánh sen hồng còn đọng hơi sươngHay đâu là sự phi thưòngNguyệt hồ chuá bói anh linh ai tàyƠn lão tổ theo thày học đạomười năm tròn tu kiếp thiên gianói rồi binh lửa can quaMẫu cho giáng thế trừ tà cứu dânNhớ tích xưa đời Lê Thái TổMột thôn nghèo mái đổ màn sưongLam chiều rặng cúc đưa hươngChim ca vượn hót bên đường hoa chenKhắp chuyện lạ trên trơì dưới bểCó những điều ko thể tìm raTử sinh vận hạn trong nhàKhí hư vận kém toàn gia tới kỳĐường tài lộc sinh ly địa lýHay huyết ly mộng mị thuỷ phongÝ đồ đen trắng đục trongNgười sinh số mệnh đo lòng thanh taoĐường vận mệnh ai nào biết truớcKêu chúa bà thời đựoc biết ngayOn trên thánh tổ cao dàyTruyền cho ấn quyết ra tay phù đờiThủo nam việt nhớ xưa nguồn cộiChúa có tài bấm độn lục nhâmPhép tiên xem bói nhập thầnXem trong thế sự thăng trầm ra saoDù ai bị ma cao phù quyếtbệnh thời làm chẳng biết căn doLinh phù bùa yểm bà chotrừ tà diệt quỷ khiến cho lại lànhTiết xuân xanh thành tâm khấn nguyệnTiến văn chầu chúa Nguyệt cung ngaHương thơm tấu thỉnh ba toà

Độ cho đồng tử vinh hoa thọ trường​

Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Chúa Lâm Thao hay Chúa Đệ Tam Lâm Thao, Chúa Bà còn có tên gọi khác là Bà Chúa Ót. Sở dĩ hình thành tên gọi như vậy là vì trong Tam Vị Chúa Mường, Chúa Lâm Thao là người được thỉnh cuối cùng nên được coi là “út”, đọc lệch đi theo dân gian thì là “ót”.

Bà là Chúa Bà có tài bói toán, bốc thuốc cứu người dưới thời vua Hùng Vương. Tương truyền rằng, Bà chính là con gái ruột của vua Hùng Vương, tuy nhiên từ bé Bà đã bị hỏng 1 bên mắt. Dù vậy, do bản tính thông minh hơn người nên Bà được vua cha tin tưởng và giao cho việc lo quân nhu, lương thực trong các cuộc chiến. Bên cạnh đó, Bà còn có tài bốc chữa bệnh cứu người rất giỏi. Bà đi chu du khắp các vùng, đem tài năng của mình để cứu giúp muôn dân. Bà Chúa Đệ Tam Lâm Thao cũng là một người có lòng mộ đạo vô cùng lớn, Bà thường xuyên ăn chay niệm phật, một lòng cầu chúc cho quốc thái dân an.

Chúa Đệ Tam Lâm Thao cũng là vị Chúa Bà rất hay ngự về, sau Chúa Nguyệt Hồ. Như hai vị Chúa Bà trên, khi dâng đàn Chúa Bói thì người ta thường thỉnh Chúa về chứng tòa Chúa Đệ Tam màu trắng. Khi về ngự đồng, Chúa Bà thường vận áo trắng, có nơi khi hầu Bà thì múa mồi như Chúa Bà Đệ Nhị Nguyệt Hồ, nhưng cũng có nơi hầu Chúa lại chỉ dùng quạt khai quang.

Chúa Lâm Thao được thờ chính tại đền Lâm Thao thuộc Cao Mại, Việt Trì, Phú Thọ (tương truyền rằng đây chính là nơi khi xưa Chúa lập kho quân nhu, quân lương và bốc thuốc cứu dân). Ngày tiệc của Bà Chúa Ót diễn ra vào ngày 25 tháng 12 âm lịch. Trong văn Chúa, thường hát rằng:

VĂN CHÚA LÂM THAOLâm Thao Cao Mại quê nhàAnh linh trắc giáng Chúa Bà Đệ TamQuyền hành cai quản sơn trangSơn lâm các động xa gần làm tôiAnh linh lừng lẫy núi đồiNữ trung oanh kiệt toàn tài kiếm cungTuân lệnh sai thiên đình sắc chỉChúa giáng trần diệt lũ tà kinhChúa sai vạn vạn binh hùngGần xa đâu đó dốc lòng không saiChúa đi khắp bốn phương trờiTrung linh thần nữ đền thờ chí côngHùng Vương thánh tổ lạc hồngSớm khuya chầu chực ngai rồng vào raNgắm xem khắp hết gần xaVào chùa Hương Tích Phật Bà Quan ÂmMột lòng mộ đạo nhất tâmQuy y Phật Tổ thần thông nhiệm màuDù ai hiếu đạo kêu cầuNhang đăng khấn nguyện hương hoa cúng dàngPhép tiên Chúa giáng một khiCứu dân độ thế tức thì tan khôngDạo chơi nam bắc tây đôngLầu son phủ tía đền rồng vào raChúa vào cửa Mẫu tâu qua

Lạng Sơn Bắc Lệ lại ra phủ Hòn​

Mở phủ Tam Tòa Chúa Bói

Người nào có nguyện vọng muốn mở Tam Tòa Chúa Bói đều phải cung thỉnh Quan Thầy chứng giám và hướng dẫn. Người muốn mở Phủ bói phải là Thanh Đồng, tức là đã làm lễ Trình Đồng rồi hoặc có thể kết hợp với Trình Đồng khai phủ với mở phủ Tam Tòa Chúa Bói trong lễ mở phủ, nhưng thông thường họ sẽ làm riêng.

Mở phủ Tam Tòa Chúa Bói là một việc làm cúng trình, báo cáo lên các bậc Tiên Chúa có khả năng tiên tri trong hệ thống Tứ Phủ, tuy gọi là Tam Tòa nhưng thực chất thì có rất nhiều Chúa Bói phải kể đến là Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Chúa Lâm Thao, Chúa Cà Phê, Chúa Mọi Tộc, Chúa Ba Nàng, Chúa Năm phương, nhưng đứng đầu là ba vị Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ và Chúa đệ Tam Lâm Thao, nên người ta gọi là Tam tòa Chúa Bói.

Lễ vật dâng cúng Tam Tòa Chúa Bói

Lễ vật dâng cúng Tam tòa Chúa bói cần chuẩn bị khá cầu kì với những màu sắc đẹp mắt gồm:

Ba bộ nón hài quạt của Chúa.

Một chĩnh nước có nắp màu xanh.

Ba đĩa bánh với mỗi đĩa gồm: bánh trưng, bánh dầy, bánh gai, bánh cốm, bánh phu thê.

Ba Quạt, 3 khăn, 3 gương, 3 lược, 3 thoi chỉ, 3 kim khâu, 3 con dao, 3 cái kéo, 3 miếng trầu, 3 hũ ngũ cốc, 3 quả trứng chín, 3 quả trứng sống, 3 đồng tiền dương. (nếu có điều kiện thì 12, hoặc 36).

Nếu mở Tam Tòa Chúa Bói cùng mở phủ trình đồng thì sẽ phải cúng các khoa Tứ Phủ Trình Đồng, khoa Tam Tòa Chúa Bói. Nếu mở phủ bói riêng thì có thể cúng khoa Thánh Mẫu và Tam Tòa Chúa Bói, ngoài ra có thể cúng thêm Trần triều, Sơn Trang, Ngũ Hổ, tùy khoa nghi.

Nghi thức và ý nghĩ mở phủ Tam Tòa Chúa Bói

Trong vấn hầu đồng mở Phủ Bói, ba giá Chúa sẽ về chứng nón hài và chỉ có Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ mới mở khai chĩnh cho Thanh đồng.

Thông thường đàn mở phủ Bói sẽ có 3 giá Chúa về ngự đồng, có khi nhiều hơn, giá Chúa sẽ chứng mâm nón hài tương ứng với màu áo của mình, sau đó dải cầu từ trên ban có để Tam Tòa Chúa Bói tới đầu của Thanh Đồng, sau đó cấp thực ban ngân cho Thanh Đồng giống như khi mở phủ trình đồng. Nếu là chúa Nguyệt Hồ thì sẽ khai chĩnh và ban nước cho Thanh Đồng, lấy một chút nước tưới tẩm lên đầu của Thanh Đồng và cây phủ Bói. Sau khi an tọa, Pháp sự tấu đối, Chúa Bà sẽ phê vào sổ chữ “Chuẩn thuận” và đóng triện vào.

Người mở phủ Bói là người đã trực tiếp hiệp thông với Tam Tòa Chúa Bói và các vị Chúa Bói khác, nên họ có thể nguyện cầu và xin nhờ uy lực của các Chúa gia ân bảo hộ, khai mở trí tuệ mình, cho mình được hoàn thành tốt bản nguyện thông tri âm dương, am tường mọi việc, để có thể nhắn nhủ, khuyên dưỡng trần gian, chăm tu tích đức, chuyển hóa những điều ác thành việc lành.

Người làm lễ Tam tòa Chúa bói cũng là để tạ ơn Tiên Chúa đã linh tính mách bảo Thanh Đồng trong cuộc sống cũng như trong công việc, giúp Thanh đồng thông suốt, thấu hiểu, thoát ách khỏi nạn, hưởng nhiều sự lợi ích.