Đau bụng đau ngực bao lâu thì có kinh

240,793 | Thứ sáu, 06/05/2022, 07:00 (GMT+7)

Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa đau ngực khi mang thai và đua ngực khi hành kinh với Poliva nhé! Thông qua đó, phụ nữ sẽ sớm phán đoán được rằng mình đã có thai hay chưa để kịp có những kiêng cữ tốt cho thai kỳ.

Rất nhiều mẹ ngay cả đã mang thai đôi lần đều thú nhận rằng dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chẳng khác gì dấu hiệu ngày đèn đỏ sắp đến cả. Đặc biệt là chứng đau ngực với đau lưng. Tuy nhiên, Poliva lại cho rằng có một vài nét khác biệt lắm lắm. Cùng phân biệt ngay sau đây nhé.

Đau bụng đau ngực bao lâu thì có kinh

Đau ngực khi mang thai và đau ngực khi hành kinh khác nhau thế nào?

Đau ngực khi hành kinh và một vài dấu hiệu “đèn đỏ” đặc trưng

Trước từ 7 đến 10 ngày có kinh, bạn gái sẽ cảm thấy đau và tức ngực. Có người cảm nhận rõ ràng bị đau ngực ngay sau ngày rụng trứng. Nguyên do của hiện tượng này được lý giải như sau: Giai đoạn nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, Estrogen và cả Progesterone sẽ đều tăng cao khiến các ống dẫn sữa giãn nở mạnh hơn. Độ sưng trướng của tuyến sữa khiến ngực căng cứng hơn và đau nhưng đầu núm ti không đau quá nhiều.

Theo một số nghiên cứu thì nếu bạn gái chịu khó bổ sung vitamin E thì sẽ giúp triệu trứng đau ngực khi hành kinh được giảm bớt.

Ngoài triệu chứng đau ngực, trước khi kinh nguyệt đến bạn gái còn có các biểu hiện như là mệt mỏi, uể oải. Gần ngày kinh bụng đau lâm râm hơn, dịch nhầy càng gần ngày kinh càng tiết ra ít hơn so với thời điểm giữa chu kỳ.

Đau bụng đau ngực bao lâu thì có kinh

Đau ngực trước hành kinh khoảng 1 tuần và khi kinh nguyệt ra thì bạn nữ thường thấy đau bụng.

Đau ngực khi mang thai và các dấu hiệu có thai khác

Khi trứng và tinh trùng được thụ tinh, lượng hormone trong cơ thể sẽ có sự biến đổi lạ kỳ. Chính vì sự thay đổi nội tiết này cơ thể phát ra các dấu hiệu mang thai đặc trưng:

Đau ngực khi mang thai là hiện tượng đặc trưng. Bạn có thể thấy hiện tượng đau ngực này xuất hiện sớm (trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần tương tự như khi đến kỳ kinh nguyệt). Nhưng nếu đau ngực trước kì kinh là vùng ngực cương cứng thì đau ngực khi mang thai ngực khá mềm, bạn chủ yếu đau ở núm ti là chính. Chỉ cần đụng chạm nhẹ vào núm ti cũng thấy nhói. Ngoài ra vùng da xung quanh đầu ti trở nên thâm đen và đôi khi còn nổi gân xanh nữa nhé.

Nếu hiện tượng đau ngực kéo dài qua cả ngày dự kiến đèn đỏ 3-5 ngày (tức chậm kinh) thì đây là dấu hiệu có thai chính xác nhất bạn nhé. Nhanh chóng sử dụng que thử thai để xác minh tin vui ngay bạn nhé!

Đau bụng đau ngực bao lâu thì có kinh

Đau ngực kéo dài và bị chậm kinh thì có thể bạn đã mang thai

Thường xuyên buồn tiểu, đặc biệt là ban đêm: Sức ép từ việc hình thành bào thai trong tử cung khiến tử cung phải mở rộng diện tích và phình to hơn. Do vậy sẽ tạo ra sức ép tới vùng xương chậu và bàng quang. Bạn sẽ cảm thấy mình thường xuyên buồn đi tiểu hơn, đặc biệt là ban đêm.

Xuất hiện máu báo thai: Sau một tuần hợp tử được hình thành, một chút máu sẽ thoát ra ngoài và chúng ta quen gọi là máu báo thai. Hãy nhớ máu báo thai ra rất ít không nhiều như máu kinh nguyệt và thời gian ra máu báo rất ngắn, không phải từ 3-5 ngày như khi bị “đèn đỏ”.

Đau lưng và lâm râm đau bụng: Hiện tượng này khá giống với hiện tượng trước ngày đèn đỏ. Tuy nhiên nếu quá ngày ước chừng bị kinh nguyệt mà vẫn có hiện tượng trên thì hãy nghĩ ngay tới việc có thai.

Hy vọng với thông tin chia sẻ ở trên bạn đã biết cách phân biệt đau bụng khi mang thai với đau bụng khi hành kinh. Tham khảo thêm => 6 dấu hiệu nhận biết sức khỏe sinh sản nữ giới tốt, dễ thụ thai

Poliva.vn – Trang cung cấp tin tức về sức khỏe và phân phối thiết bị khách sạn uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Những sản phẩm thiết bị khách sạn do Poliva cung cấp như: xích đu ngoài trời, ghế bể bơi bằng nhựa, giá ô dù lệch tâm, cung cấp đồ amenities cho khách sạn,…Tất cả sản phẩm do Poliva cung cấp đều là sản phẩm nhập khẩu mang thương hiệu Poliva nên có độ bền cao, giá thành thấp. Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị khách sạn vui lòng liên hệ 096.849.8888 để có thể tìm mua được những sản phẩm ứng ý với giá tốt nhất.

Đau bụng đau ngực bao lâu thì có kinh
Đau bụng đau ngực bao lâu thì có kinh

Tình trạng đau ngực trước kỳ kinh có thể khiến bạn thấy khó chịu và mệt mỏi. Bạn có thể thử các cách tự nhiên giúp giảm cơn đau để đón ngày đèn đỏ một cách nhẹ tênh nhé!

Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP), sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị đau ngực trước kỳ kinh. Những sự thay đổi hormone này cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết và khiến bạn bị đau ngực. Nếu uống các loại thuốc có chứa estrogen, bạn cũng có thể cảm thấy những thay đổi ở ngực như đau nhói và sưng.

Thông thường, bạn có thể cảm thấy bị đau ngực trước kỳ kinh 2 tuần (tính theo chu kỳ 28 ngày) tức là vào khoảng thời gian trứng rụng, buồng trứng giải phóng trứng để thụ tinh.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải cẩn trọng và lưu ý khi thấy ngực bị sưng và đau bởi có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau ngực chứ không phải chỉ duy nhất tới kỳ hành kinh. Những nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị sưng ngực là ung thư vú, uống thuốc điều trị bệnh, phẫu thuật ngực, viêm vú…

Hãy đọc thêm: 5 dấu hiệu tới tháng thường gặp

Nếu ngực bạn sưng đau khi sắp có kinh, bạn có thể sẽ thấy một số dấu hiệu của ngực dưới đây.

• Ngực sưng đau: Ngực sưng hoặc vón cục và đau âm ỉ ở cả hai bầu ngực hoặc bạn chỉ thấy từng cơn đau nhói lên. Ngực đau vào khoảng 1 – 2 tuần trước khi hành kinh.

• Ngực thay đổi: Khi sờ vào ngực, bạn sẽ cảm nhận mô vú dày đặc hoặc thô còn núm vú thì nhạy cảm hơn so với mức bình thường.

• Ngực hết đau khi bắt đầu hành kinh: Các triệu chứng đau ngực sẽ gần như biến mất ngay lập tức khi bạn bắt đầu chảy máu kinh nguyệt. Đau ngực và vú cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mặc áo ngực thường xuyên hoặc mặc quần áo chật.

Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu có kinh phổ biến ở phụ nữ. Nếu ngực có những biểu hiện đau trước khi hành kinh thì bạn có thể tham khảo những cách tự nhiên dưới đây để giảm nhẹ cảm giác khó chịu nhé.

1. Mặc áo ngực thoải mái

Áo ngực độn có thể gây kích ứng da và không tốt khi bạn mặc lâu dài. Để ngăn ngừa cảm giác khó chịu do đau ngực trước khi hành kinh, bạn nên mặc chiếc áo ngực hỗ trợ. Bạn cũng có thể mặc áo không gọng và có kích thước thoải mái một chút so với vòng ngực của bạn vào những ngày mệt mỏi.

Nhiều chuyên gia cũng đề xuất bạn nên chọn kích thước áo ngực lớn hơn kích thước thông thường. Điều này có thể giúp ích trong trường hợp bạn bị sưng ngực tại thời điểm trước ngày hành kinh. Bạn nên chọn những chiếc áo ngực với chất liệu mềm, có thể co giãn và dễ chịu để cơ thể được thoải mái nhất.

2. Đau ngực trước kỳ kinh? Massage nhẹ nhàng

Bạn có thể massage ngực nhẹ nhàng để giúp ngực giảm đau bằng những tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, dầu mù tạt…

Massage ngực sẽ làm tăng lượng bạch huyết và lưu lượng máu di chuyển tới ngực, giúp vùng ngực mềm mịn và đàn hồi hơn. Hơn nữa, thói quen massage ngực thường xuyên cũng sẽ giúp vòng ngực của bạn quyến rũ hơn.

Bạn có thể massage ngực của mình bằng những bước sau:

– Xoa hai bàn tay vào nhau để tay có độ ấm và mềm hơn vì bàn tay khô và lạnh có thể gây kích ứng da của bạn.

– Nhẹ nhàng xòe các ngón tay của hai bàn tay và đặt lên hai ngực.

– Massage ngực vào trong theo chuyển động tròn. Tay phải của bạn nên di chuyển theo chiều kim đồng hồ và tay trái nên di chuyển ngược chiều kim đồng hồ.

– Bạn đưa tay chuyển động nhẹ nhàng massage ngực, mỗi lần xoa ngực sẽ kéo dài trong vài giây. Tránh chạm vào núm vú. Nếu bạn cảm thấy đau ở vú, thì hãy giảm áp lực lại.

– Bạn massage ngực ít nhất năm phút và không quá 15 phút. Hãy thực hiện 2 lần massage ngực/1 ngày trong ít nhất một tháng nếu bạn muốn kết quả nhanh hơn.

3. Chườm nóng hoặc lạnh: Giảm đau ngực khi đến tháng

Chườm nóng là một liệu pháp có thể giúp bạn cải thiện lưu lượng máu đến một khu vực cụ thể khi nhiệt độ tăng. Chườm nóng vùng ngực có thể giúp làm dịu sự khó chịu và chữa lành những cơn đau.

Bạn lấy khăn bông loại mềm thấm vào nước nóng và sau đó chườm lên bầu vú. Bạn cũng có thể cho nước ấm vào bình sữa rồi dùng khăn mỏng quấn quanh chai rồi chườm từ dưới bầu vú lên đầu ti.

Tương tự như vậy, bạn có thể sử dụng miếng đệm nóng, túi sưởi khô, túi sưởi ấm để chườm vào vùng ngực bị đau trong vòng 15 – 20 phút.

Bạn cũng có thể chườm lạnh để ngăn ngừa giảm đau ngực trước kỳ kinh bằng cách sử dụng túi nước đá hoặc gói gel đông lạnh bọc trong khăn và chườm lên ngực. Bạn chỉ nên sử dụng chườm lạnh trong tối đa 15 phút và không chườm trực tiếp lên da mà hãy quấn các sản phẩm này trong một tấm khăn để không làm tổn thương da, mô hay thần kinh.

4. Ngực đau trước kỳ kinh: Điều chỉnh chế độ ăn uống

• Hạn chế caffeine: Một số phụ nữ cảm thấy giảm tình trạng sưng ngực khi họ loại bỏ caffeine khỏi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bạn có thể phải cần mất 6 tháng trở lên để cảm thấy sự khác biệt với bộ ngực của bạn.

Bạn nên cần hạn chế caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà, nước ngọt, chocolate cũng như một số loại thuốc không kê đơn.

• Giảm lượng chất béo không lành mạnh: Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hóa thường được tìm thấy trong các loại thịt đỏ, các sản phẩm từ bơ sữa hay các thực phẩm chứa nhiều dầu và mỡ từ động vật.

• Ăn thực phẩm bổ dưỡng: Trong giai đoạn hành kinh, bạn nên bổ sung cho cơ thể những sản phẩm từ cá. Đồng thời, bạn cũng nên ăn các loại đậu, các loại hạt, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, dầu ô liu, dầu hoa anh thảo, dầu hạt đen và dầu lưu ly.

• Bổ sung vitamin: Bạn có thể sử dụng một số loại vitamin đã được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng ở mức vừa phải để giảm đau ngực là vitamin E, vitamin B6. Những thực phẩm có chứa hai loại vitamin này là cải cầu vồng, cây cải cay, cải bó xôi, củ cải xanh, cải xoăn, các loại trái cây, các loại hạt và đậu…

5. Tập thể dục nhẹ nhàng

Để giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh, bạn cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga hay hít thở. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn… Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.

Bạn lưu ý không nên tập thể dục quá sức vào những ngày đau ngực như tập cardio cường độ cao, chạy bộ nhanh… Những hoạt động này sẽ làm gia tăng tình trạng mệt mỏi của cơ thể.

6. Dành thời gian thư giãn toàn thân

Khi mệt mỏi do sắp có kinh, bạn nên để cơ thể được thư giãn để tái tạo lại năng lượng. Những liệu pháp giúp thư giãn toàn thân là tắm nước ấm, xông hơi hoặc đi spa.

Bạn cũng nên sắp xếp công việc để bản thân không bị stress và ngủ đủ giấc để cơ thể không bị quá kiệt sức vào những ngày sắp có kinh.

Hy vọng qua 6 gợi ý tự nhiên này, các chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi “bị tức ngực làm sao cho hết?”. Tình trạng đau ngực trước kỳ kinh sẽ giảm thiểu phần nào nếu bạn biết chăm sóc bản thân đúng cách. Bạn nên ghi chép lại cẩn thận chu kỳ kinh nguyệt của mình để xác định bạn có đang bị đau ngực do hành kinh hay không. Nếu thấy ngực hoặc cơ thể có những biểu hiện khác bất thường khi không nằm trong chu kỳ kinh thì bạn nên tìm đến các bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.