Tử cung hình trứng là gì năm 2024

Tử cung hay Dạ con là một cơ quan sinh dục của giống cái của hầu hết các loài động vật có vú bao gồm cả con người. Tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng có hình quả lê dốc ngược phần trên lồi to gọi là đáy tử cung, phần dưới nhỏ dài gọi là cổ tử cung. Cổ tử cung thò vào âm đạo còn đáy tử cung được kết nối với một hoặc cả hai ống dẫn trứng, tùy thuộc vào loài. Thai nhi trong quá trình mang thai nằm trong tử cung, thường là phát triển hoàn toàn ở động vật có vú nhau thai, chẳng hạn như con người và một phần trong các loài thú có túi như con chuột túi và thú có túi ôpôt. Hai tử cung thường hình thành ban đầu trong một bào thai nữ, và động vật có vú nhau thai một phần hoặc hoàn toàn có thể hợp thành một tử cung tùy thuộc vào loài. Ở nhiều loài với hai tử cung, chỉ có một chức năng. Con người và các động vật linh trưởng khác như tinh tinh, cùng với ngựa, thường có một tử cung hoàn toàn hợp nhất, mặc dù trong một số cá nhân tử cung không có thể hoàn toàn hợp nhất.

Hầu hết các loài động vật đẻ trứng, chẳng hạn như loài chim và loài bò sát, có một ống dẫn trứng thay vì tử cung. Trong các động vật đơn huyệt, động vật có vú đẻ trứng và bao gồm các loài thú mỏ vịt, một trong hai tử cung hạn hoặc ống dẫn trứng được sử dụng để mô tả các cơ quan tương tự, nhưng quả trứng không phát triển một nhau thai trong người mẹ và do đó không nhận được dinh dưỡng hơn nữa sau khi hình thành và thụ tinh. Thú có túi có hai tử cung, mỗi trong số đó kết nối với âm đạo bên và cả hai sử dụng một thứ ba, giữa "âm đạo" có chức năng như các ống sinh. Phôi túi hình thành một choriovitelline nhau thai (mà có thể được suy nghĩ của một cái gì đó giữa một trứng monotreme và một nhau thai "thật sự"), trong đó các của trứng lòng đỏ túi cung cấp một phần lớn dinh dưỡng của phôi nhưng cũng gắn với các bức tường tử cung và mất chất dinh dưỡng từ máu của mẹ.

Cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài là lớp màng có lớp tế bào biểu mô hình khối và lớp màng trắng dai chắc. Bên trong là mô buồng trứng gồm 2 miền: miền vỏ và miền tủy

Tử cung (cách gọi khác là dạ con) có hình dáng giống quả lê, là một cơ quan nằm ở khu vực xương chậu. Tử cung có chiều dài khoảng 7,5 cm, sâu 2,5 cm và rộng 5 cm. Cấu tạo của bộ phận này bao gồm phần cổ tử cung, thân tử cung và đáy tử cung.

Buồng tử cung là nơi để tinh trùng và trứng thụ tinh, làm tổ và hình thành nên thai nhi. Đây cũng chính là căn nhà nhỏ của thai nhi trước khi đến với thế giới này. Em bé sẽ phát triển ở đây cho tới tận lúc chào đời. Do đó, tử cung cần phải được đảm bảo ổn định và không có bất thường nào thì thai nhi mới có thể được phát triển bình thường và khỏe mạnh. Có một số trường hợp phụ nữ có tử cung khác biệt về cấu trúc và hình dạng như trên là do sự bất thường hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh.

Không có một con số cụ thể để thống kê hết được các trường hợp bị dị dạng tử cung bẩm sinh trừ khi người bệnh chủ động đi khám vì bệnh này thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Các chuyên gia ước tính trên toàn thế giới có khoảng 5,5% phụ nữ bị dị dạng tử cung bẩm sinh, ở những phụ nữ mắc chứng vô sinh thì tỷ lệ này là 8% và khoảng 12,3% là các trường hợp có tiền sử thường xuyên bị sảy thai.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ bị dị dạng tử cung bẩm sinh ở những phụ nữ sảy thai trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ là từ 5 - 10%. Con số này ở những ca sinh non là khoảng 25%.

Tử cung hình trứng là gì năm 2024

Hình ảnh mô tả các dị dạng tử cung bẩm sinh


Nguyên nhân Dị dạng tử cung bẩm sinh

Phần lớn các dị tật hoặc khiếm khuyết bẩm sinh đều có liên quan tới nguyên nhân đa gen hoặc đa yếu tố. Có 3 cơ chế hình thành nên dị dạng tử cung bẩm sinh đó là:

- Ống Muller kém phát triển hoặc thiểu sản: (ở nữ giới, ống Muller là bộ phận sẽ phát triển thành vòi trứng và 1/3 trên âm đạo). Nếu ống này phát triển kém hoặc bị thiểu sản sẽ khiến tử cung thay đổi, bệnh nhân có thể không có âm đạo, đây được gọi là hội chứng MRKH (Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser);

- Khiếm khuyết hợp nhất ở bên: là tình trạng cơ quan sinh dục mất đi khả năng hợp nhất, (ví dụ như xảy ra ở trường hợp dị dạng tử cung đôi, tử cung hai sừng) có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Việc tái hấp thu thất bại dẫn đến hình thành vách ngăn dọc trong tử cung hoặc vách ngăn âm đạo tử cung;
  • Thất bại trong việc cấu thành 1 trong 2 ống Muller;
  • Thất bại trong việc hợp nhất ống Muller;
  • Thất bại trong việc di chuyển ống Muller.

- Khiếm khuyết hợp nhất theo chiều dọc: điều này dẫn tới sự hình thành và phát triển vách ngăn âm đạo ngang, co thắt tử cung và âm đạo gây rối loạn phát triển dẫn tới dị dạng.


Triệu chứng Dị dạng tử cung bẩm sinh

Các biểu hiện dưới đây có thể là các dấu hiệu của chứng dị dạng tử cung bẩm sinh ở nữ giới:

  • Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau theo chu kỳ;
  • Vô kinh hoặc thiểu kinh (số ngày có kinh thường dưới 2 ngày);
  • Rong kinh: là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày;
  • Bị sảy thai liên tiếp hoặc sinh non;
  • Bị viêm vùng chậu theo chu kỳ do nhiễm trùng đường sinh dục trên hoặc nhiễm trùng huyết;
  • Những người có vách ngăn âm đạo theo chiều dọc thường bị đau mỗi khi quan hệ.

Tử cung hình trứng là gì năm 2024

Hình ảnh mô tả một vài dạng dị dạng tử cung bẩm sinh

Các dị dạng tử cung bẩm sinh thường gặp

Theo ghi nhận của Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ thì có 5 loại dị dạng tử cung bẩm sinh, bao gồm:

  • Loại 1 - Không có tử cung: các trường hợp không có tử cung còn được biết đến là hội chứng MRKH (Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser). Dị dạng này khá hiếm gặp ở nữ giới và thường những phụ nữ mắc hội chứng này sẽ có tử cung rất nhỏ hoặc thậm chí là không có tử cung, âm đạo có chiều dài rất ngắn hoặc là không có âm đạo, đến tuổi dậy thì không xuất hiện kinh nguyệt nhưng lại có buồng trứng;
  • Loại 2 - Tử cung 1 sừng: hay còn gọi là tử cung đơn cũng là một dị dạng bẩm sinh. Khác với hình dáng quả lê thông thường, tử cung đơn nhìn giống hình quả chuối và kích thước khá nhỏ chỉ bằng ½ so với tử cung bình thường. Những phụ nữ có tử cung 1 sừng chỉ có duy nhất 1 ống dẫn trứng;
  • Loại 3 - Tử cung 2 sừng: đây là một dị dạng có sự bất thường về cấu trúc và hình dáng. Phần đuôi của tử cung thì vẫn có hình dạng bình thường nhưng ở phía đáy lại chia làm 2. Ở tử cung bình thường ta sẽ thấy nó có hình một quả lê nằm ngược, tuy nhiên ở tử cung 2 sừng thì nó lại mang hình dáng giống trái tim;
  • Loại 4 - Tử cung đôi: xảy ra khi một người phụ nữ có 2 buồng tử cung riêng lẻ. Đặc biệt hơn nữa mỗi một bên buồng tử cung lại sở hữu riêng một âm đạo và cổ tử cung riêng biệt;
  • Loại 5 - Tử cung có vách ngăn: loại dị dạng này khá phổ biến và cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị sảy thai. Đặc điểm của bất thường này đó là có sự hiện diện của một vách ngăn chia đôi lòng tử cung, gây ảnh hưởng tới phần đáy của tử cung.

Các biến chứng Dị dạng tử cung bẩm sinh

Đối với những phụ nữ không mang thai, dị dạng bẩm sinh tử cung gây tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn tới các vấn đề như:

  • Tràn máu khoang tử cung (Hematometra) hoặc tràn máu âm đạo (Hematocolpos);
  • Đau vùng chậu theo từng đợt chu kỳ hoặc không theo chu kỳ;
  • Hình thành và phát triển tình trạng lạc nội mạc tử cung;
  • Tử cung bị ra máu một cách bất thường;
  • Nhiễm trùng đường sinh dục.

Ở những phụ nữ đang mang thai, dị tật tử cung có thể dẫn tới những biến chứng sau:

  • Sinh non;
  • Sảy thai tự nhiên;
  • Sảy thai tái phát, liên tục;
  • Trước và sau sinh có hiện tượng chảy máu;
  • Tử cung hạn chế phát triển;
  • Vị trí rau thai bất thường;
  • Tăng huyết áp trong thai kỳ;
  • Dị tật thai nhi;
  • Suy cổ tử cung;
  • Vỡ sừng.

Các dị dạng bẩm sinh ở tử cung sẽ khiến cho quá trình thụ thai tự nhiên và làm tổ của phôi thai bị cản trở. Ngay cả khi tiến hành biện pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) cũng trở nên khó khăn và tỷ lệ thành công thấp hơn.

Ngoài ra, việc phụ nữ bị dị dạng tử cung bẩm sinh cũng làm cho quá trình sinh nở tự nhiên gặp nhiều trở ngại, sản phụ khá chật vật trong cơn chuyển dạ. Nguyên nhân là do sự bất thường của tử cung sẽ kéo theo bất lợi cho vị trí bám của thai nhi, em bé có thể ở trong tư thế ngôi thai mông, ngôi thai ngang,... thay vì ngôi thai đầu như bình thường nên sản phụ khó có thể sinh theo ngả âm đạo. Trong những trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định mổ lấy thai nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tử cung hình trứng là gì năm 2024

Hình ảnh mô tả tử cung


Phòng ngừa Dị dạng tử cung bẩm sinh

Một khi đã xác định được rằng bản thân đang bị dị dạng tử cung bẩm sinh, nhiều mẹ bầu sẽ không tránh khỏi lo lắng khi mang thai, nhất là nếu trước đó thai phụ đã từng có tiền sử sảy thai. Cách tốt nhất là các mẹ nên đi thăm khám để được trợ giúp bởi bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tuân theo những chỉ định cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và nắm vững các dấu hiệu sớm của chuyển dạ hoặc là biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ để có phương án xử trí kịp thời. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần tới ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế để được can thiệp càng sớm càng tốt.

Danh sách các triệu chứng:

  • Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau theo chu kỳ;
  • Vô kinh hoặc thiểu kinh (số ngày có kinh dưới 2 ngày);
  • Rong kinh: là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày;
  • Bị sảy thai liên tiếp hoặc sinh non;
  • Bị viêm vùng chậu theo chu kỳ do nhiễm trùng đường sinh dục trên hoặc nhiễm trùng huyết;
  • Những người có vách ngăn âm đạo theo chiều dọc thường bị đau mỗi khi quan hệ.

Các biện pháp chẩn đoán Dị dạng tử cung bẩm sinh

Nhằm giúp chẩn đoán xác định các bất thường trong buồng tử cung của phụ nữ, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện những kỹ thuật sau:

  • Siêu âm 3D: biện pháp này giúp hiển thị những hình ảnh của nội mạc tử cung, khoang tử cung và đường viền bên ngoài của tử cung, hỗ trợ xác định vách ngăn ở giữa tử cung hoặc dị dạng tử cung đôi. Siêu âm 3D thường được dùng thăm dò thông qua đường âm đạo nên các đối tượng như trẻ em, thanh thiếu niên và người chuyển giới thường không áp dụng được kỹ thuật này;
  • Nội soi ổ bụng và chụp cản quang tử cung, vòi trứng: cung cấp hình ảnh về đường viền bên trong tử cung, kiểm tra độ bất thường của tử cung và ống dẫn trứng, đồng thời đánh giá cấu trúc chiều rộng, chiều dài của vách ngăn trong lòng tử cung trước khi lên kế hoạch mổ cắt bỏ vách ngăn này.
  • Chụp MRI: khá hiệu quả trong việc chẩn đoán tử cung có gặp bất thường gì hay không và chỉ được khuyến cáo áp dụng trong trường hợp phụ nữ không mang thai.

Các biện pháp điều trị Dị dạng tử cung bẩm sinh

Dựa trên từng đặc điểm giải phẫu của từng loại dị dạng tử cung bẩm sinh, mức độ nghiêm trọng cũng như nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương án điều trị sao cho phù hợp để đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Không phải 100% các dị tật ở tử cung đều cần tiến hành điều trị do việc này có thể làm tăng nguy cơ khó mang thai cho người bệnh. Cũng có trường hợp bị dị dạng tử cung bẩm sinh nhưng bệnh nhân đó vẫn có khả năng mang thai và em bé vẫn có thể phát triển một cách bình thường. Chính vì thế, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bệnh nhân cũng cần tham vấn lời khuyên và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất.

Lấy ví dụ: một người có tử cung xuất hiện vách ngăn, việc thực hiện phương pháp phẫu thuật mở với mục đích loại bỏ vách ngăn sẽ có nguy cơ để lại sẹo trên màng tử cung, điều này sẽ làm giảm chức năng sinh sản. Với trường hợp này bệnh nhân có thể lựa chọn biện pháp loại bỏ vách ngăn bằng thủ thuật mổ nội soi qua đường âm đạo. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, không xâm lấn nên ít gây biến chứng cho tử cung. Tuy nhiên nó cũng không có tác dụng làm tăng khả năng mang thai cho người bệnh.

Tử cung đôi và tử cung 2 súng khác nhau như thế nào?

Vậy tử cung đôi – hai sừng là một dị tật bẩm sinh của phụ nữ xuất hiện từ khi còn là thai nhi ở trong bụng mẹ. Tử cung đôi thường đi kèm với hai cổ tử cung riêng biệt và hai âm đạo. Còn tử cung hai sừng là tử cung có khuyến ở giữa, hình dạng như “trái tim”, chỉ có một chung một cổ tử cung và một âm đạo.

Tử cung đôi có ảnh hưởng gì không?

Tử cung đôi là một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng có thể gây cản trở quá trình thụ thai và tăng nguy cơ biến chứng sản khoa nghiêm trọng.

Kích thước tử cung bình thường là bao nhiêu?

Tử cung có kích thước trung bình tối thiểu là dài 3,8cm, rộng 3,7cm và dày 2,7cm. Tử cung nhỏ là tử cung kém phát triển về thể tích. Nếu kích thước tử cung của bạn không tương ứng với độ tuổi và nhỏ hơn so với kích thước tối thiểu nêu trên thì được xem là tử cung nhỏ.

Tử cung có hình gì?

Tử cung (dạ con) là một bộ phận thuộc cơ quan sinh sản của phụ nữ giống hình quả lê lộn ngược nằm giữa bàng quang và trực tràng, phần trên lồi to gọi là đáy tử cung, 2 bên là 2 ống dẫn trứng nối ra 2 buồng trứng, phần dưới nhỏ dài dẫn ra âm đạo gọi là cổ tử cung.