Trần quốc thảo là ai

Vé máy bay đường Trần Quốc Thảo quận 3 – Phòng vé Việt Mỹ là một trong những địa điểm bán vé máy bay online thuộc hệ thống CÔNG TY TNHH DU LỊCH BAY VIỆT MỸ. Với việc không ngừng mở rộng khu vực bán vé máy bay khắp các quận huyện TPHCM, Đại lý Việt Mỹ cung cấp vé máy bay trong nước và quốc tế cho tất cả mọi khách hang tại khu vực quận 3, tiêu biểu là đường Trần Quốc Thảo.

Trần quốc thảo là ai

Mua vé máy bay giá rẻ tại Việt Mỹ đường Trần Quốc Thảo quận 3, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn vé miễn phí. Đồng thời được các booker đặt vé và giữ chỗ các hành trình bay đẹp, hỗ trợ đặt vé, hoàn vé nhanh chóng và giao vé miễn phí tận nơi theo yêu cầu

Cách thức mua vé máy bay tại đại lý Duy Đức

Quý khách có nhu cầu mua vé có thể liên hệ với Đại lý Duy Đức qua các kênh bán vé như sau:

1. Gọi điện trực tiếp đến số zalo/viber 0908 220 888 hoặc các số đi động: 0907 820 888 – 0915 699 901 – 0915 699 971.

2. Chát với booker qua các nick skype: vemaybayvietmy/ Vietmyair01/ Vietmyair05/ Vietmyair07/ Vietmyair08

3. Đặt vé trực tiếp tại website: vemaybayvietmy.com

4. Facebook: vietmyvietnam

Các thức thanh toán khi mua vé tại Đại lý Việt Mỹ.

+ Đối với quý khách ở đường Trần Quốc Thảo hoặc nội thành TPHCM, Việt Mỹ sẽ giao vé tận nơi miễn phí cho quý khách.

+ Đối với quý khách ở xa hơn văn phòng hơn bán kính 10km và ở tỉnh khác vui lòng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng, ATM, Internet Banking cho Việt Mỹ và nhận vé qua Email. SMS, Skype,…

Đại lý vé máy bay đường Trần Quốc Thảo quận 3 – Phòng vé Việt Mỹ với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp vé máy bay giá rẻ của các hãng hang không danh tiếng như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và hang tram hãng hang không quốc tế khác với mức giá tiết kiệm nhất.

Trần quốc thảo là ai

Quốc Thảo và Thanh Hiền trong vở Nắng chiều - Ảnh: LINH ĐOAN

Vở Nắng chiều là câu chuyện nhiều cảm xúc về ba người bạn già: ông Ba (Quốc Thảo), ông Chín (Đại Nghĩa) và bà Tám (Lê Giang).

Ba người già rời bỏ quê nhà lên thành phố để vun vén, phụ giúp con cái.

Mỗi gia đình mỗi cảnh, sự vô tâm của những đứa con đang ngụp lặn trong bộn bề của cuộc sống đã khiến những người làm cha, làm mẹ cảm thấy tổn thương, cô đơn...

Nắng chiều còn có sự tham gia của các diễn viên: Thanh Hiền, Tấn Phát, Bích Trâm, Khương Hưng..., được sắp lịch diễn vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần.

Sân khấu đang chuẩn bị để trình làng đến khán giả thêm ba vở diễn, trong đó có vở Lôi vũ, dự kiến ra mắt vào tháng 5.

Trần quốc thảo là ai

Ông Ba (Quốc Thảo) bỏ quê lên phố để vun vén, phụ giúp con cái nhưng con trai (Tấn Phát) và con dâu (Thanh Hiền) mải miết với cuộc sống mà vô tâm với cha già - Ảnh: LINH ĐOAN

Lý giải cho buổi ra mắt hơi chậm trễ này, nghệ sĩ Quốc Thảo cho hay: "Tháng 12-2017, chúng tôi lên sàn tập vở diễn, nhưng tôi nhận thấy thời gian đó cận tết. Mà thường tết đến khán giả chỉ muốn xem những vở hài kịch vui vẻ, đơn giản. Tôi không muốn khai trương sân khấu bằng vở diễn quá nhẹ ký, vì vậy chúng tôi chủ động dời lại".

* Nắng chiều từng ra mắt tại sân khấu Idecaf. Tại sao anh chọn kịch bản này để làm lại?

- Nắng chiều lần đầu xuất hiện trên sân khấu Idecaf cách đây khoảng 19, 20 năm. Đây là kịch bản tôi và tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc cùng chấp bút.

Dù ra đời đã lâu nhưng tôi thấy kịch bản vẫn còn nóng hổi, phù hợp thời điểm hiện tại. Nhiều người trong chúng ta vì vất vả mưu sinh mà vô tình quên rằng tuổi xế chiều của cha mẹ rất cần sự quan tâm, chăm sóc.

Chúng ta có thể ôm laptop mấy tiếng, đi chơi, đi ăn nhậu với bạn bè nhưng lại không dành đủ thời gian cho cha mẹ. Trong khi cha mẹ mỗi ngày càng già yếu, thời gian gần gũi với con cháu chẳng còn bao lâu.

Không nói đâu xa, đó là trải nghiệm của chính tôi. Tôi từng dự định qua Mỹ học khóa học ngắn hạn, nhưng cuộc sống cứ quay cuồng, cuốn mình đi.

Tự nhủ ráng vài tháng, một năm nữa, xoay qua xoay lại mới thấy đã 9 năm trôi qua, tôi thấy có tội vì để mẹ mình cô đơn nơi quê nhà ngần ấy thời gian.

Vậy là tôi trở về. Nhưng mình ở xa còn có lý do, có những gia đình ở cùng nhau mà cha mẹ vẫn cô đơn trong chính căn nhà của mình, tội họ lắm!

Trần quốc thảo là ai

Đại Nghĩa vào vai ông Chín, cũng suốt ngày đầu tắt mặt tối chăm sóc cho con gái cưng là nghệ sĩ - Ảnh: LINH ĐOAN

* Anh đã có những thay đổi gì để câu chuyện 20 năm trước vẫn hòa nhịp với cuộc sống hiện đại?

- Nắng chiều ở Idecaf trước đây do tôi đạo diễn, bản dựng hồi đó còn khá đơn giản. Vì vậy, khi dựng lại tôi chỉnh sửa khá nhiều.

Ngoài ra, tôi đã sử dụng những chiếc phao trong trang trí và lăn chuyển cảnh xuyên suốt vở diễn để chuyển tải thông điệp cha mẹ luôn là chiếc phao cứu sinh, sẵn sàng quăng cho con mình bất cứ giai đoạn khó khăn nào trong cuộc đời.

Đây là vở diễn khá nặng về tâm lý, nên anh em nghệ sĩ mất thời gian khá dài cho tập luyện.

* Trong khá nhiều sân khấu kịch hiện nay ở TP.HCM, sân khấu Quốc Thảo sẽ chọn hướng đi nào để tạo sự khác biệt?

- Khi thành lập sân khấu, quan điểm khi dựng vở của chúng tôi là phải đáp ứng ba tiêu chí.

- Thứ nhất: Ưu tiên tính giải trí, sân khấu sẽ là nơi để khán giả thưởng thức nghệ thuật và thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc.

- Thứ hai: Vở diễn phải có tính nhân văn và thông điệp rõ ràng, chúng tôi không chấp nhận dàn dựng những vở diễn vô thưởng vô phạt.

- Thứ ba: Luôn đem đến sự sáng tạo, những vở diễn mang tính thể nghiệm nhiều hơn. Ưu tiên những phong cách sáng tạo mới.

Trần quốc thảo là ai

Lê Giang cho biết đây là lần hiếm hoi chị nhận vai bi, vai bà Tám ở chung nhà với con rể và bị xét nét, tính toán chi li từng đồng tiền chợ - Ảnh: LINH ĐOAN

Quốc Thảo thuộc thế hệ nghệ sĩ kịch nói kỳ cựu cùng thời với các nghệ sĩ Thành Lộc, Hồng Đào, Hồng Vân, Minh Phượng, Thanh Thủy, Hữu Châu, Thành Hội, Ái Như, Minh Nhí...

Anh được biết đến với nhiều vở kịch nổi tiếng như Dạ cổ hoài lang, Lôi vũ, Số phận trớ trêu, Tiếng giày đêm, Bản chúc thư...

Sau thời gian ở Mỹ, Quốc Thảo trở về nước và khá mát tay trong vai trò đạo diễn một số game show như Gương mặt thân quen, Tiếu lâm tứ trụ nhí...

Trần quốc thảo là ai
5B trở lại, Mỹ Uyên gục mặt vào vai Quý Bình òa khóc

LINH ĐOAN

Đồng chí Trần Quốc Thảo, nguyên Bí thư Đặc khu uỷ Hòn Gai, vị Chủ tịch đầu tiên của Liên tỉnh Quảng Hồng, là người đứng đầu Đặc khu Hòn Gai tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Vùng mỏ những ngày đầu kháng chiến.

Đồng chí Trần Quốc Thảo tên thật là Hồ Xuân Lưu (thường gọi là Năm Hai), là em trai của chiến sĩ cách mạng tiền bối Hồ Chơn Nhơn. Đồng chí Trần Quốc Thảo quê ở làng Cổ Thành, tổng Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; sinh tại làng Đông Hưng, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, đồng chí Trần Quốc Thảo học ở Cam Lộ. Năm 1929, đồng chí tham gia các phong trào yêu nước, bị bắt chịu tù 3 tháng và bị đuổi học.

Năm 1930, đồng chí Trần Quốc Thảo gia nhập Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương tại địa phương. Đến cuối năm 1931, đồng chí bị chính quyền Pháp bắt giam 4 tháng và chịu án treo 2 năm rưỡi. Ngày 1/5/1933, đồng chí Trần Quốc Thảo gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến năm 1940, đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí là đại biểu đi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng.

Tháng 7/1946, Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên được tái lập dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ủy ban Hành chính Bắc Bộ. Đồng chí Trần Quốc Thảo với cương vị là Phó Tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được Trung ương Đảng phân công ra Vùng mỏ. Đồng chí được chỉ định làm Bí thư Đặc khu ủy Hòn Gai và đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng nơi đây.

Vào ngày 16/12/1946, Ban Chấp hành Đảng bộ Đặc khu Hòn Gai đã tổ chức hội nghị dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Đặc khu uỷ Trần Quốc Thảo. Theo sách “60 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân thị xã Hồng Gai” (NXB Quảng Ninh 1991), hội nghị này đã phân tích, đánh giá tình hình giữa ta và địch, đề ra kế hoạch tác chiến khi kháng chiến bùng nổ. Bí thư Đặc khu uỷ cùng hội nghị chủ trương: Khi nhận được lệnh chiến đấu, quân ta sẽ tiến đánh giặc Pháp ở khắp Vùng mỏ, phá hoại kinh tế của chúng, rồi rút ra ngoài xây dựng căn cứ kháng chiến.

Đáp lời kêu gọi kháng chiến cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, trong không khí cả nước sôi sục chuẩn bị kháng chiến, đồng chí Trần Quốc Thảo xúc tiến việc đổi tên tổ chức Công nhân cứu quốc ra Công đoàn cơ sở và thành lập Công đoàn Đặc khu Hòn Gai (còn gọi là Công đoàn mỏ Hòn Gai). Ngày 28/9/1946, tại Rạp Bạch Đằng, Công đoàn Đặc khu Hòn Gai chính thức thành lập và ra mắt công nhân mỏ.

Đặc khu chuẩn bị kháng chiến chưa được bao lâu thì Pháp đem quân vây ép các cơ quan của ta. Ngày 20/12/1946, Đặc khu uỷ nhận được điện của Trung ương, báo cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ. Trước tình hình ấy, Ban Thường vụ Đặc khu uỷ họp hội nghị bất thường và quyết định quyết tâm kháng chiến đến cùng, kiên quyết chiến đấu giam chân địch, bảo toàn lực lượng. Đồng chí Trần Quốc Thảo quyết định việc bác bỏ tối hậu thư của địch buộc quân đội và nhân dân ta phải đầu hàng vô điều kiện vào ngày 20/12/1946 ở Hòn Gai. Quân ta đã tổ chức đánh trả lại địch và đưa toàn bộ lực lượng Quân Dân Chính đảng của Đặc khu Hòn Gai rút lui an toàn ra khỏi thị xã Hòn Gai. Ngay trong đêm 20/12/1946, ta di chuyển toàn bộ cơ quan của Đặc khu uỷ về xã Sơn Dương (huyện Hoành Bồ), khẩn cấp triển khai kế hoạch tác chiến.

Đồng thời, đồng chí chỉ đạo quay lại Vùng mỏ tập kích địch ở đồn Hà Lầm vào tối 24/12/1946, tiêu diệt toàn bộ 30 tên địch trong đó có 24 sỹ quan Pháp trước khi rút vào Sơn Dương, Hoành Bồ, lập căn cứ kháng chiến. Đồng chí Trần Quốc Thảo là người thành lập Đại đội Hồ Chí Minh - đơn vị vũ trang đầu tiên của toàn khu mỏ vào ngày 30/12/1946. Cũng trong ngày hôm đó, đồng chí Trần Quốc Thảo công bố quyết định thành lập Chi bộ Đảng của Đại đội Hồ Chí Minh.

Trần quốc thảo là ai
Theo ông Vũ Cẩm, TP Hạ Long cũng nên có một con đường mang tên Trần Quốc Thảo như ở Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Đăng Quang - CTV

Ông Vũ Cẩm, Trưởng Ban Liên lạc Những người kháng chiến liên tỉnh Quảng - Hồng - Hải (tỉnh Quảng Yên, Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Hải Ninh), cho biết: Khi hợp nhất tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai thành liên tỉnh Quảng Hồng (ngày 31/3/1947), đồng chí Trần Quốc Thảo được cử làm Chủ tịch đầu tiên của Liên tỉnh Quảng Hồng. Đồng chí đã cùng với đồng chí Nguyễn Công Hoà xứ uỷ viên Bắc Kỳ, Bí thư Liên tỉnh ủy, tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ địa kháng chiến Quảng Hồng thành một chiến khu cách mạng vững mạnh, một vùng tự do trong lòng địch đứng vững suốt 9 năm kháng chiến đến ngày toàn thắng.

Cuối năm 1948, đồng chí Trần Quốc Thảo vào Nam Bộ và làm Bí thư Công Vận Xứ ủy, phụ trách Liên Hiệp Công Đoàn Nam Bộ, Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949, đồng chí Trần Quốc Thảo làm Bí thư Ban Công vận Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1950, làm thường vụ Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm phó Tổng Thư ký Công đoàn Việt Nam. Đến năm 1957, đồng chí bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại quận Phú Nhuận và bị tra tấn, đã anh dũng hi sinh trong lao tù vào ngày 16/10/1957 ở tuổi 43.

Ghi nhận đóng góp của đồng chí, Đảng bộ và nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đặt tên cho một con đường lớn ở Quận 3 là đường Trần Quốc Thảo. Theo ông Vũ Cẩm, ở TP Hạ Long cũng nên có một con đường lớn mang tên Trần Quốc Thảo để tôn vinh công lao to lớn của đồng chí và giáo dục cho các thế hệ công dân tỉnh ta về lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang.

Phạm Học[links()]