Trái phiếu phát hành ra công chúng là gì

Show

Trái phiếu phát hành ra công chúng là gì

Bạn đang tìm hiểu về trái phiếu là gì? Trong thị trường chứng khoán, chúng ta vẫn thường hay nghe đến trái phiếu và cổ phiếu của công ty. Vậy bản chất của trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu ra sao? Trái phiếu gồm những loại nào? Và cách phân biệt được trái phiếu và cổ phiểu. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết “Trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu mà bạn cần biết

Trái phiếu là gì? Các đặc điểm của trái phiếu mà bạn cần biết

Trái phiếu là gì? Theo Wikipedia: Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành buộc phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể. Trong một khoảng thời gian xác định, với một lợi tức theo quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp hay một tổ chức chính quyền như chính quyền và Kho bạc nhà nước.

Đặc điểm của trái phiếu Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái chủ hoặc trái phiếu. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh hoặc có thể không ghi tên thì được gọi là trái phiếu vô danh. Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay từ người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán số nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay. Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (còn được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền công như: chính quyền (gọi là công trái hay trái phiếu chính phủ); kho bạc nhà nước (còn gọi là trái phiếu kho bạc). Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ. Do đó khi công ty bị phá sản, giải thể thì cổ phần của công ty trước hết phải thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước đó. Được xem như là một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu thì cổ phần mới được chia cho những cổ đông.

Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành hàng loạt Nghị định mới, quy định chi tiết về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), bao gồm Nghị định 153 và Nghị định 155. Theo Bộ Tài chính, 2 Nghị định này, về cơ bản đã thay đổi khung pháp lý về phát hành TPDN. 

Cụ thể, đối với TPDN phát hành ra công chúng, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp phép chào bán, yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải có lãi, đối tượng mua là mọi nhà đầu tư.

Trái phiếu phát hành ra công chúng là gì
Theo Nghị định 153 và Nghị định 155, các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng, bắt buộc phải làm ăn có lãi. Đặc biệt, kể từ năm 2023, các trái phiếu giá trị lớn phải xếp hạng tín nhiệm.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2023, khi chào bán trái phiếu phải bắt buộc xếp hạng tín nhiệm đối với những đợt phát hành có có giá trị lớn; trái phiếu sau khi phát hành được được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Đối với TPDN phát hành riêng lẻ, cơ quan quản lý Nhà nước không cấp phép phát hành trái phiếu như đối với TPDN phát hành ra công chúng, ngoại trừ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng tại thị trường trong nước; không yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải có lãi. 

Đồng thời, quy định TPDN phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các đợt chào bán phải được tư vấn bởi công ty chứng khoán.

Hai Nghị định mới, cũng quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, tổ chức lưu ký và các tổ chức cung cấp dịch vụ về TPDN làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm khi các tổ chức này không tuân thủ quy định của pháp luật;....

Ngoài 2 Nghị định nêu trên, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 156, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm các hành vi vi phạm về phát hành, giao dịch cung cấp dịch vụ về TPDN riêng lẻ và phát hành TPDN ra công chúng.

Với khung pháp lý mới về trái phiếu doanh nghiệp nêu trên, sau 6 tháng triển khai, thị trường TPDN duy trì đà tăng trưởng và có một số kết quả tích cực.

Thứ nhất, trong 6 tháng đầu năm 2021, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ là 168.702 tỷ đồng; tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020; khối lượng phát hành ra công chúng là 15.375 tỷ đồng, tương đương 50,3% khối lượng phát hành của năm 2020. Đây là tín hiệu tốt trên thị trường TPDN.

Thứ hai, tổ chức tín dụng (TCTD) là nhà phát hành lớn nhất chiếm 40,2% tổng khối lượng phát hành; khối lượng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản giảm 55,5% so với cùng kỳ năm 2020 (chiếm 13,2% tổng khối lượng phát hành). 

Lãi suất phát hành bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 7,9%/năm, giảm 1,6%/năm so với cùng kỳ năm 2020 (9,5%/năm).

Cuối cùng, về nhà đầu tư: công ty chứng khoán là nhà đầu tư chính trên thị trường sơ cấp, chiếm 44,4% tổng khối lượng phát hành, TCTD chiếm 25% tổng khối lượng phát hành. 

Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua TPDN riêng lẻ trên thị trường sơ cấp chiếm 5,7% khối lượng phát hành, giảm mạnh so với tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân năm 2020 (là 12,68%).

Điều này cho thấy các quy định mới tại Nghị định số 153 có tác động hạn chế các đối tượng nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, không có khả năng đánh giá rủi ro đầu tư TPDN phát hành riêng lẻ, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư này.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, cùng với xu hướng dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu, trên thị trường TPDN vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn cho bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư và thị trường nói chung.

Ví dụ, đối với doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. 

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn trái phiếu, lãi suất cao, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn, dẫn đến việc doanh nghiệp không hoàn trả được gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư sẽ gây bất ổn cho thị trường.

Để thị trường TPDN phát triển theo hướng công khai, minh bạch và giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia huy động vốn trên thị trường, Bộ Tài chính khuyến nghị về những rủi ro nêu trên, đề nghị các chủ thể tham gia thị trường tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật.

Trái phiếu phát hành ra công chúng là gì

Trái phiếu là gì? Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng (Ảnh minh họa)

1. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

(Khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)

2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

- Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:

+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc

+ Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

- Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

(Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019, Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN