Toà an tối cao có bao nhiêu Thẩm phán

1.Hội đồng thẩm phán là gì?

Hội đồng thẩm phán là một tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chức năng là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời là cơ quan hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Thành phần của Hội đồng thẩm phán gồm: Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hội đồng Thẩm phán có nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; đồng thời, hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử và thông qua báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; chuẩn bị dự án luật trình Quốc hội, dự án pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Hội đồng Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa số thành viên trong Hội đồng biểu quyết tán thành. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán khi thảo luận việc hướng dẫn áp dụng pháp luật.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Tại Khoản 2Điều 22 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

- Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;

- Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;

- Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

- Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.

Trên đây là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đông thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

5. Tổ chức làm việc và các thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

5.1. Tổ chức làm việc

Tổ chức làm việc củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.

5.2. Nhân sự hiện nay

Hội đồng Thẩm phán đương nhiệm gồm 15 thành viên sau:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:Nguyễn Hòa Bình.
  • Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
    1. Nguyễn Văn Du
    2. Nguyễn Trí Tuệ
    3. Nguyễn Văn Tiến
    4. Dương Văn Thăng, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương
  • Các thẩm phán Tòa án nhân dân tối caoː
    1. Ngô Hồng Phúc
    2. Lê Văn Minh
    3. Tống Anh Hào
    4. Đào Thị Xuân Lan
    5. Phạm Quốc Hưng
    6. Lương Ngọc Trâm
    7. Trần Văn Cò
    8. Nguyễn Văn Thuân
    9. Trần Hồng Hà

4. Giám đốc thẩm là gì?

Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự.

Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử. Tính chất đặc biệt thể hiện ở đặc điểm sau:

– Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.

– Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

– Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

– Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.

*Kháng nghị giám đốc thẩm:

Là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật giới hạn trong phạm vi nhất định.

- Thẩm quyền giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

Không phải ai cũng có thể kháng nghị được theo thủ tục giám đốc thẩm mà chỉ có những trường hợp sau đây mới có thẩm quyền bao gồm:

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao

+ Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:

+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

+ Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

5. Quy định chung về thủ tục tái thẩm

Điều 351 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”.

Tái thẩm chỉ là chỉ là một thủ tục của tố tụng dân sự chứ không phải một cấp xét xử, vì:

Thứ nhất,đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan phải chấp hành bản án, quyết định đó. Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm để xem xét lại những bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thứ hai,chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng cáo. Pháp luật quy định chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Thứ ba,phiên tòa tái thẩm không bắt buộc có đương sự. Nếu cần thiết Hội đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự.

Thủ tục tái thẩm, thủ tục giám đốc thẩm đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên nhiều trường hợp bị nhầm giữa hai thủ tục. Có thể phân biệt cơ bản hai thủ tục như sau:

Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do việc phát hiện có sai lầm của Tòa án khi nhận định về các tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi phạm phap[s luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

Tái thẩm là xét lại abnr án quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo do phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi giải quyết vụ việc dân sự.

- Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Tương tự như thủ tục giám đốc thẩm, Bộ luật tố tụng dân sự chỉ giao thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cho Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cụ thể như sau:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Vậy nên ngoài những chủ thể trên thì không một chủ thể nào khác có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Nếu các chủ thể khác phát hiện tình tiết mới của vụ án thì có quyền thông báo bằng văn bản cho các chủ thể có thẩm quyền trên để kháng nghị.