Công cụ dụng cụ phân bổ tối đa bao nhiêu năm

Hướng dẫn phân bổ công cụ dụng cụ theo quy định mới nhất

Bài viết trước ad chia sẻ với bạn cách khấu hao tài sản cố định thì hôm nay ad xin chia sẻ chi tiết và hướng dẫn cụ thể cách phân bổ công cụ, dụng cụ theo quy định mới nhất hiện nay.

- Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: Những tài sản công ty mua về dùng cho việc sản xuất kinh doanh có giá trị > 30.000.000 đ là TSCĐ.

- Như vậy những tài sản có giá trị < 30.000.000 đ là Công cụ dụng cụ.

 2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ:

- Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp qui định:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đakhông quá 3 năm.”

Công cụ dụng cụ phân bổ tối đa bao nhiêu năm

3. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:

Không giống như TSCD, để phân bổ CCDC chúng ta dựa vào giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN (nhưng không quá 24 tháng)

- Đối với những CCDC có giá trị nhỏ, các bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó mà không cần phải nhập xuất kho.

- Phân bổ 2 kỳ với tỷ lệ 50 – 50: Lần đầu là khi đưa vào sử dụng và 50% còn lại là khi báo hỏng.

- Phân bổ nhiều kỳ: Các bạn sẽ phải lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN. Hàng tháng sẽ trích đều vào chi phí. (Phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất)

Lưu ý: Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC: Như vậy ở kỳ đầu tiền (tháng phát sinh việc mua và sử dụng CCDC) chúng ta sẽ phân bổ CCDC.

4. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ và hạch toán:

a. Hạch toán công cụ dụng cụ khi mua về:

+ CCDC mua về chưa sử dụng ngay:

            Nợ TK 153

            Nợ TK 1331

                        Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331

Khi nào xuất sử dụng các bạn làm theo bước 2 phần dưới:

+ CCDC mua về đưa vào sử dụng ngay:

Bước 1: Nhập kho:

- Mục đích để theo dõi về số lượng cũng như Giá trị của CCDC được nhập mua và sử dụng.

        Nợ TK 153

        Nợ TK 1331

                        Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331

Bước 2: Xuất kho CCDC phục vụ cho hoạt động SXKD của DN:

- Căn cứ vào thời gian phân bổ cho CCDC mà ta lựa chọn đối tượng kế toán thực hiện Chi phí trả trước cho phù hợp.

           Nợ TK 142 – Phân bổ CCDC ≤ 12 tháng (ngắn hạn)

           Nợ TK 242 – Phân bổ CCDC > 12 tháng (dài bạn)

                       Có TK 153

b. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ:

- Nếu các bạn mua và sử dụng CCDC là ngày 01 của tháng thì các bạn tính Phân bổ CCDC cho cả tháng phát sinh:

Phân bổ CCDC Ở tháng đầu sử dụng

 = 

Tổng giá trị của CCDC

Tổng số tháng phân bổ CCDC

- Nếu các bạn mua và sử dụng CCDC từ ngày 02 trở đi thì các bạn cần:

Tính số ngày sử dụng CCDC trong tháng phát sinh:

Số ngày sử dụng ở tháng đầu

 = 

Tổng số ngày trong tháng

 - 

Ngày bắt đầu sử dụng

+ 1

Tính chi phí phân bổ CCDC trong tháng phát sinh:

Phân bổ ở tháng đầu sử dụng

 =

Mức Phân bổ CCDC theo tháng

 x

Số ngày sử dụng ở tháng đầu

Tổng số ngày trong Tháng bắt đầu Phân bổ

Đến cuối kỳ (cuối tháng) chúng ta tiến hành hạch toán kế toán về Chi phí Phân bổ trong tháng đó, theo Bộ phận sử dụng:

       Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất

      Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng

      Nợ TK  6422 – Bộ phận Quản lý

            Có TK 142 – CP trả trước Ngắn hạn

           Có TK 242 – CP trả trước Dài hạn

Ngoài ra để có được những kinh nghiệm thực tế, học hỏi trau dối nhiều kiến thức theo những luật định mới nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo thêm khóa kế toán thực hành sau đây:

Khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Công cụ dụng cụ phân bổ tối đa bao nhiêu năm

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập 3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ) 4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm. 5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp, + Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, + Làm sổ sách kế toán + Tính được giá thành sản xuất, xây dựng + Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, … + Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN 6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học

7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Công cụ dụng cụ phân bổ tối đa bao nhiêu năm

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định: Những tài sản có giá trị < 30.000.000 là Công cụ dụng cụ. Công ty xin hướng dẫn cách tính và phân bổ công cụ dụng chi tiết và cụ thể như sau:


1. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:


Dựa vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC các bạn có thể phân bổ theo các cách sau:

a,Nếu CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ: Các bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.

Công cụ dụng cụ phân bổ tối đa bao nhiêu năm


VD: Mua đồ dùng văn phòng phẩm
- Khi mua về
Nợ TK 153.
Có TK 111,112,331

- Khi xuất ra sử dụng:
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642

Có TK 153

b,Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ: Các bạn phải phân bổ làm nhiều kỳ (Bạn phải lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN. Chi phí phân bổ đó sẽ được trích đều vào hàng tháng)
- Căn cứ vào thời gian sử dụng CCDC đưa vào chi phí trả trước 242 sau đó hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.

Chú ý: Thời gian phân bổ các loại công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm
(Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính)

- Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC:

2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ:


Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC
Thời gian phân bổ

Mức phân bổhàng tháng = Mức phân bổ hàng năm
12 tháng

Nếu CCDC mua về mà sử dụng ngay các phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể như sau:

Mức phân bổ trong tháng phát sinh = Giá trị CCDC X Số ngày sử dụng trong tháng
Thời gian phân bổ ( X )Tổng số ngày của tháng p/s

Ta có:


Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s - Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ: Ngày 6/3/2017 Công ty mua 1 máy tính (CCDC) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 2.000.000 chưa VAT, thuế GTGT là 10%. Và máy tính này mua về cho Giám đốc sử dụng ngay.

Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC:
- Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng (1 năm).

Bước 2:Xác định mức phân bổ trong tháng 3/2017: (vì mua về sử dụng ngay)

Mức phân bổ trong tháng 3/2017 = [Giá trị CCDC / (Thời gian phân bổ (X) Tổng số ngày của tháng 3/2017)] x Số ngày sử dụng trong tháng 3.

Trong đó:

-Giá trị CCDC: 22.000.000
-Thời gian phân bổ: 12 tháng
-Tổng số ngày của tháng 3/2017: là 31 ngày.
- Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1 = (31 - 6 + 1) = 26 ngày
=> Mức phân bổ trong tháng 3 = [
22.000.000 / (12 x 31) ] x 26 = 1.537.635

Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:


Mức phân bổ hàng năm =Giá trị CCDC / Thời gian phân bổ

Trong đó:
-
Giá trị CCDC =22.000.000 - 1.537.635 =20.462.366(Vì đã phân bổ ở tháng 3)

-Thời gian phân bổ = 1 năm
=> Mức phân bổ hàng năm = 20.462.366 / 1 =20.462.366

Bước 4
: Xác định mức phân bổ hàng tháng:

Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm /12 tháng (Nhưng vì mình đã phân bổ tháng 3 rồi, nên mình sẽ chia cho 11 tháng)

=> Mức phân bổ hàng tháng =20.462.366 / 11 =1.860.215


Như vậy trong tháng 3/2017các bạn được phân bổ1.537.635vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Hàng tháng được phân bổ
1.860.215và được phân bổ trong 1 năm.

3. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:

Hạch toán tiếp ví dụ bên trên:

- Khi mua về:
Nợ TK 153: 22.000.000
Nợ TK 1331: 2.200.000
Có TK 112: 24.200.000

- Khi xuất CCDC ra sử dụng (bắt đầu phân bổ)
Nợ TK 242: 22.000.000
Có TK 153: 22.000.000

- Hàng tháng phân bổ
(Vì tháng 3 sử dụng ngay, nên hạch toán theo số liệu đã tính ở trên)
Nợ TK 642 (Bộ phận quản lý, vì mua cho GĐ sử dụng)
Có TK 242: 1.537.635


Từ tháng 4 trở đi hạch toán:
Nợ TK 642 : 1.860.215
Có TK 242:1.860.215
- Hạch toán khi nào hết số bên 242 thì thôi nhé (20.000.000), theo như bên trên là 1 năm, tức là đến tháng 2.

Mẫu bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ

Chi tiết xem thêm tại đây:

Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ




Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia:Lớphọc kế toán thực hànhthực tế tại

__________________________________________________