Chùa bồ đề hà nội ở đâu

Chùa bồ đề hà nội ở đâu
Sư thầy Đàm Lan cùng các cháu là trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, đang được nuôi dưỡng và chăm sóc tại chùa Bồ Đề. (Ảnh chụp chiều 6/1/2016)

PV Báo Giao thông tìm đến chùa Bồ Đề vào một ngày đầy nắng, cái nắng hiếm hoi, ấm ấp giữa mùa đông, nhưng không xua được không khí lạnh lẽo nơi đây. Sân chùa vắng hoe khiến không gian thêm rộng và trống trải. Thế nhưng, chính khoảng không tĩnh lặng ấy lại làm nền cho âm thanh bình dị mà thân thuộc được vang xa, tiếng trẻ thơ bi bô đồng thanh đọc bài thơ cô dạy trên lớp.

Bão dư luận ám ảnh

Tiếp chúng tôi là vị ni sư trẻ, gương mặt không giấu nổi nỗi ưu tư khi biết có nhà báo đến: “Anh ngồi uống nước, sư thầy hôm nay đi họp, chắc phải trưa mới về, anh thử điện cho thầy xem thế nào”. Chúng tôi ngồi đợi đến 11h thì sư thầy Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề về tới nơi. Sư thầy thân thiện tiếp chúng tôi trong gian phòng khách của chùa, nhưng chúng tôi cảm nhận được vị trụ trì vẫn chưa sẵn sàng cho một buổi trò chuyện. Có lẽ những thông tin trên báo chí truyền thông quanh câu chuyện của nhà chùa vẫn còn ám ảnh sư Đàm Lan hơn một năm nay.

Một tuần trà qua đi, những nghi ngại ban đầu rồi cũng dần tan, sư thầy Đàm Lan trò chuyện với giọng đượm buồn: “Người ta bỏ rơi rất nhiều cháu bé ở cổng chùa Bồ Đề. Thương các cháu đau khổ bơ vơ, nhà chùa cưu mang, nuôi nấng. Bao nhiêu công lao, vất vả lo lắng cho các cháu. Chỉ cần một chút sơ sẩy, tai họa đổ lên đầu. Tôi từ một nhà tu hành được biết tới với tấm lòng từ bi, chùa Bồ Đề thành chốn nương thân của nhiều mảnh đời bất hạnh, trong đó có nhiều người già và trẻ em bị bỏ rơi, bỗng nhiên, “cơn bão” ấy đã cuốn đi tất cả”. Nói đến đây, giọng sư thầy nghẹn lại, hai hàng lệ cứ thế tuôn rơi.

Lau những giọt nước mắt, sư thầy Đàm Lan nghẹn ngào: “Đây có lẽ là giai đoạn bi đát nhất kể từ ngày tôi khoác áo nâu sòng. Tuy nhiên, tôi nghĩ cuộc đời có nhân - quả, tôi làm vì cái tâm nên không vì thế mà mình buồn chán. Tôi biết cái tốt mà chưa hiểu pháp luật, chưa cẩn trọng thì vẫn có đất cho cái ác. Nhà chùa tiếp nhận và nuôi dưỡng những đứa trẻ cơ nhỡ, mồ côi là việc làm xuất phát từ cái tâm, cái thiện. Mấy chục năm qua, nhà chùa vượt qua biết bao gian truân, vất vả nuôi dưỡng những mảnh đời bất hạnh thành người. Tuy nhiên, chỉ vì tin người, không lường được lòng dạ người mình đã cưu mang nên mới ra nông nỗi này”.

Chữ “Tâm” và vòng quay cơm áo

Sau vụ việc buôn bán trẻ em, nhiều người nghĩ chùa Bồ Đề bây giờ không nuôi trẻ em nữa, nhưng hiện nay nhà chùa vẫn đang nuôi dưỡng nhiều em nhỏ mồ côi. Sư Đàm Lan dẫn tôi đi thăm một vòng khu nhà trẻ nuôi dạy các cháu. Thấy khách lạ nhưng các cháu mới 3 tuổi đã lễ phép khoanh tay đồng thanh: “Con chào sư thầy ạ, con chào chú ạ”. Đi đến phòng nào, bọn trẻ cũng chạy ra ôm chặt chân sư thầy ríu rít như đàn chim thấy mẹ về tổ.

Chùa bồ đề hà nội ở đâu
Toàn cảnh chùa Bồ Đề.

Bên trong căn phòng của trẻ, sư thầy tiếp tục tâm sự: “Từ năm ngoái đến giờ tôi vẫn nuôi 30 cháu mồ côi đủ các lứa tuổi. Cháu bé nhất mới 2,5 tuổi, các cháu lớn hơn đã đi học cấp 1, cấp 2. Các cháu nhỏ tuổi thì thuê cô giáo nuôi dạy, còn các cháu lớn đến tuổi đi học, tôi cho các cháu đến trường học chính quy đàng hoàng. Bao nhiêu chi phí nuôi dạy hàng tháng nhiều khi không tính nổi nữa. Thế nhưng, từ khi xảy ra chuyện cho đến bây giờ, rất ít người đến thăm các cháu, chỉ lác đác thôi. Tết cũng chẳng có người nào đến gọi là có tí quà cho các cháu mồ côi”.   

Ở tuổi 60, sư thầy Đàm Lan lẽ ra đã được an nhàn, nhưng nay bỗng nhiên phải đối diện với những nỗi lo cơm - áo - gạo - tiền. Giọng chậm rãi, sư Đàm Lan liệt kê những nỗi lo toan thường nhật: “Khu nhà ở dành cho các cháu khang trang hơn mà tôi ấp ủ bấy lâu nay vẫn đang trong quá trình xây dựng, dự kiến tháng 6 năm nay sẽ đi vào hoạt động. Tiền bạc bây giờ chả biết trông vào đâu. Chỉ tính riêng tiền học cho các cháu lớn đã gần 20 triệu/tháng.

Chưa kể sữa, bỉm cho các cháu nhỏ, tiền trả lương cho các cô giáo nuôi dạy trẻ tại chùa và bảo vệ. Chú bảo, nhà có hai đứa con nuôi cũng đã mệt, đây những 30 cháu. Cứ đến tháng phải đóng tiền học cho các cháu là tôi lo lắm. Chùa chẳng làm gì ra tiền, người ta cho thì đóng quỹ cho các cháu. Bây giờ quỹ chẳng còn, có đồng nào thầy tập trung cho các cháu hết. Có lúc túng quá, tôi phải xin các anh chị của mình đang đi tu ở Hải Phòng”.

Sư thầy Đàm Lan cho hay, bà không thể tin nổi thông tin chùa Bồ Đề buôn bán trẻ con lại lan truyền nhanh như vậy. Người ta cho rằng, chính sư thầy buôn bán trẻ em và nuôi nấng các em để trục lợi. “Các thầy cũng thương động viên, rồi khuyên hay là buông? Nhưng tôi nghĩ cả cuộc đời làm việc thiện, gắn bó chăm các cháu quen rồi, không có các cháu thì tôi nghĩ cuộc đời này vô nghĩa. Tâm tôi trong sạch, tôi chẳng sợ, bởi nếu có tội thì pháp luật cũng chẳng tha cho tôi.

Vì vậy, tôi không thể đóng cửa ngồi yên mà tụng kinh như nhiều người khuyên. Người ta càng nghi ngờ tôi càng phải làm tốt hơn. “Cơn bão” đi qua coi như tôi bị ngã một lần. Tôi sẽ đứng dậy để đi chứ không ngồi im giống như người yếm thế. Tôi vẫn ước mơ mình có thể cưu mang, giúp đỡ được nhiều trẻ mồ côi, trẻ hoàn cảnh đáng thương.Tôi đã 60 tuổi, cuộc đời tôi dù tan nát, đi ăn mày, ăn xin trên đường phố, tôi vẫn làm điều thiện, chứ không chán nản mà bỏ”, sư Đàm Lan giãi bày.

Ngày 9/9/2015, hai bị cáo Phạm Thị Nguyệt (SN 1970, ở Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, ở Hà Nội) bị đưa ra xét xử tại TAND quận Long Biên vì liên quan đến hành vi mua bán bé trai Cù Nguyên Công, được chùa Bồ Đề nhận nuôi trước đó.

Theo cáo trạng, trong thời gian làm bảo mẫu ở chùa Bồ Đề, Trang có quen với Nguyệt và được thiếu phụ này nhờ tìm một bé trai khoẻ mạnh để xin làm con nuôi. Trang đã giới thiệu bé trai mới được đưa vào chùa trước đó là Cù Nguyên Công, con của một phụ nữ trẻ. Nhận được cháu bé, Nguyệt đưa cho Trang 35 triệu đồng tiền “lại quả”.

Vụ việc sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện, Nguyệt và Trang được xác định có hành vi mua bán trẻ em. Cháu Cù Nguyên Công bị bệnh sởi quá nặng và đã tử vong ngày 24/6/2014. Xem xét lời khai, luận tội, Tòa đã tuyên phạt Nguyệt 4 năm tù, Trang 3 năm 6 tháng tù về tội “Mua bán trẻ em”.

Chùa Bồ Đề từ lâu đã được nhiều người biết đến là nơi cưu mang nhiều cháu nhỏ cơ nhỡ, bị bỏ rơi ngay khi vừa chào đời. Sau khi sự việc xảy ra, Trang bị bắt, sáng 22/8/2014, Sở LĐ,TB&XH Hà Nội đã tiến hành chuyển 17 cháu bé và 13 cụ già - là những đối tượng đang được chăm sóc tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội lên Trung tâm Bảo trợ xã hội Thụy An (huyện Ba Vì) để nuôi dưỡng, chăm sóc. Đến nay, trong chùa đang nuôi dưỡng, chăm sóc khoảng 30 cháu.

  • Tên gọi : Chùa Bồ Đề,Chùa Ni , Thiên Sơn tự, Thiên sơn cổ tích tự
  • Tọa lạc:
    phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội (trước kia thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam.
  • Năm xây dựng : 1874
  • Người xây dựng : đại sư Thích Nguyên Biểu

Chùa Bồ Đề tên chữ gọi là Thiên Sơn tự, hay Thiên Sơn cổ tích tự. Chùa nằm bên phía bờ Bắc sông Hồng, cách chân cầu Chương Dương chừng 300m. Chùa Bồ Đề thuộc thôn Phú Yên, Xã Bồ Đề, Huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà nội (nay là quận Long Biên, Hà Nội ). Bồ Đề là một vùng đất lịch sử, trước đây đã từng là đại bản doanh của Lê Lợi (còn gọi là dinh Bồ Đề) trong công cuộc chống giặc Minh. Chữa rõ dinh Bồ Đề cụ thể ở đâu, nhưng có thể khẳng định Dinh chùa Bồ Đề ở gần Chùa Bồ Đề.

Chùa bồ đề hà nội ở đâu

Chùa Bồ Đề được vào Thăng Long bát cảnh (8 cảnh đẹp kinh thành) được đưa vào thơ Vinh cảnh như sau:

  • Ngự lâu quan đào (Lầu ngự xem sóng)
  • Khánh sơn tịnh chiếu ( Nắng chiều trên núi Khán Sơn)
  • Thanh Trì vấn tân ( thăm bến Thanh Trì)
  • Bồ Đề viễn diễu (Bồ Đề xa trông)
  • Báo Thiên hữu chung (Chuông chùa Báo Thiên)
  • Bạch Mã sấn thị ( họp chợ Bạch Mã)
  • Nhị hà hải phàm (buồm biểu ở sông Nhị)
  • Lãng Bạc ngư ca (tiếng hát nhà chài trên hồ Lãng Bạc)

Sở dĩ ở đây có tên Bồ Đề là vì ngày xưa trên đât này có 2 cây Bồ Đề rất lớn, không biết hay cây Bồ Đề đó bị mất từ bao giờ, chỉ biết trong bài thơ “Qua bến Bồ Đề hoài cổ” của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) có câu:

“Bồ Đề nhị thụ kim an tại

Cổ độ do tồn cổ thụ thanh…”

Nghĩa là :

Hai cây Bồ Đề nay ở đâu

Mà bến cũ còn lại tên của cây xưa

Chùa Bồ Đề có từ bao giờ, hiện nay chưa có tài liệu nào xác định được niên đại của chùa, kể cả trong kí sử và các sách nhà Phật. Ngôi chùa hiện nay, theo sự đánh giá của các nhà chuyên môn , thì kiến trúc của chùa hoàn toàn là kiểu đời nhà Nguyễn, hòa thượng Thích Tâm Tịch , trước đây đã từng tu hành tại chùa Bồ Đề cho biết, chùa được xây dựng lại hoàn toàn vào năm Giáp Tuất (Tự Đức) trên nên chùa cũ. Như vậy chùa Bồ Đề hiện nay được xây vào năm 1874. Trong tấm bia “Trùng caias THiên SƠn tự bi kí” còn giữ ở chùa, ghi lại việc tu sửa chùa Thiên Sơn (Bồ Đề) nói rõ : Bia được dựng vào năm Hoàng ĐỊnh thứ 15 (1614) . Như Vậy chùa phải được xây dựng trước năm tấm bia được dựng một thời gian dài.

Chùa bồ đề hà nội ở đâu

Có lẽ chùa Bồ Đề đầu tiên được xây dựng vào đời nhà Lý hoặc Trần, đó là thời kì Phật Giáo rất thịnh và sau đó đời nhà Lê đề cao Nho Giáo. Lê Lợi khi lên ngôi đã bắt các tăng đạo phải thi khảo hạch, ai trúng tuyển được tu hành tiếp, ai không thi được phải hoàn tục và Năm Quang Thuận thứ 2 có sắc lệnh cấm làm thêm chùa mới.

Cũng có lẽ chùa Bồ Đề được xây dựng cùng với Ni gian trồng hai cây Bồ Đề, vì cây Bồ Đề có gắn – cử đạo Phật, Bồ Đề có gốc từ tiếng Phạn là a) có nghĩa là: Đạo, Giác (giác ngộ, đạo lý,

suốt). Còn cây bồ đề là giáo thụ, theo gốc chữ n là Pippala, là loại cây cao và to. Đức Thích , đã ngồi dưới cây đó để tham thiên cho đến khi đốc quả bồ đề tại khu rừng Phật Là La trong núi Tượng Đầu. .

| Tên Bồ Đề rất phổ biến ở vùng này, ở đây có bến Bồ Đề, khúc sông này gọi là sông Bồ Đề, chùa Bồ Đề, xã Bồ Đề. Tất cả đều bắt nguồn từ hai cây bồ đề cổ thụ, mà dấu tích chỉ được còn ghi trong sử sách. Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến hai cây bồ đề mọc ở đây, nên dinh vua được gọi là dinh Bồ Đề3).

| Chùa Bồ Đề ngày nay có nhà thượng điện, ở chính giữa thờ Phật, gian bên phải là nhà thờ Tổ, gian bên trái là nhà thờ Mẫu. Trải qua thời gian và những giai đoạn thăng trầm theo lịch sử từng thời, giữa thế kỷ XIX, chùa Bồ Đề bắt đầu xuống cấp và ít người coi sóc, thì sư Thích Nguyễn Biểu, tự hiệu là Nhất Thiết đại sự tìm đến chùa (1835 – 1906).

| Bia lịch sử chùa Bồ Đề ghi lại rằng: “Tổ chính quán thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, dòng phái họ Phạm, nhà Nho giáo đã ra đời khoa bảng, yêu nước không làm quan nhà NGuyên. Tổ từ khi niên thiếu sớm nhận thấy : ” Mộng thế phù hoa, thân người giả hợp” bèn quyết trí từ giã song thân xuất gia cầu đạo giác ngộ. Năm 17 tuổi, được đắc độ thụ pháp đệ tứ ở chùa Vĩnh Nghiêm..

Năm 1874 , Tổ mở lòng từ Bi thuận theo tấm lòng, thỉnh cầu và quý mến 2 chữ Bồ Đề nên Tổ về chùa đây, kiến lập đạo tràng, hoằng, sinh, làm chùa, tô tượng, dựng nhà pháp bảo. ván kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa. In phân lược ký ni, nghi phạm và soạn thành K tung Bồ Đề, gồm hai tập thượng, ha”. Trong năm ở chùa Bồ Đề, Hoà thượng Thích Nguy Biểu đã hết lòng hóa độ tứ chúng, công đức của Tổ thứ nhất của chùa Bồ Đề. Hòa thượng thật là sâu rộng và ông được coi là vị tôt thứ nhất của chùa Bồ Đề.

Chùa bồ đề hà nội ở đâu

| Tổ viên tịch ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (1906) thọ thế 71 tuổi và tuổi hạ (tuổi tu) là 50.

Hệ thống đăng truyền như sau:

1. Đệ nhất đại: Tổ sư Thích Nguyên Biểu

2. Đệ nhị: A- Hoà thượng Thích Thanh Trấn

b- Hoà thượng Thích Quảng Ích

c- Hoà thượng Thích Quảng Gia

3. Đệ tam đại: Hoà thượng Thích Thượng Bảng

4. Đệ tứ đại: Tỳ khưu Thích Tâm Tịch

Từ năm 1951, ông chuyển về chùa Quán Sứ, SỰ thấy Đàm Thanh thay ông và hiện nay chùa B0 do sư thầy Thích Đàm Lan trông nom.

Sang thế kỷ XX, nhất là khi Hội Phật giáo V Nam được thành lập, thì chùa Bồ Đề trở thành nơi đào tạo ni (sư nữ), cùng với chùa Quán Sứ đào tạo tăng (sư nam). Đây là hai trung tâm lớn nhất của – Kỳ. Trường đào tạo ni ở chùa Bồ Đề đã tồn tại A mấy chục năm rất đông đúc, đào tạo được khá là ni sư Phật tử do Hòa thượng Trí Hải trông – Đến năm 1946 là năm toàn quốc kháng chiến, nhà trường phải chuyển đi nơi khác.