Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì

Tia phóng xạ ion hóa làm tổn thương các mô khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều bức xạ, tỷ lệ phơi nhiễm, loại tia xạ và phần của cơ thể bị phơi nhiễm. Triệu chứng có thể tại chỗ (như bỏng) hoặc toàn thân (ví dụ, bệnh cấp tính do xạ trị). Chẩn đoán dựa vào tiền sử phơi nhiễm, dấu hiệu và triệu chứng, đôi khi phải sử dụng thiết bị phát hiện bức xạ để định vị và xác định nhiễm phóng xạ. Quản lý phóng xạ tập trung vào các tổn thương do bức xạ, khử xạ, các biện pháp hỗ trợ và giảm thiểu phơi nhiễm của nhân viên chăm sóc y tế. Bệnh nhân nhiễm xạ nặng cấp tính được cách ly và điều trị hồi phục tủy xương. Các bệnh nhân bị nhiễm xạ trong với một số hạt nhân phóng xạ đặc biệt có thể được điều trị bằng chất ức chế hấp thu hoặc chất tạo phức kết tủa. Tiên lượng được đánh giá ban đầu dựa vào thời gian từ khi phơi nhiễm với phóng xạ đến khi triệu chứng khởi phát, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và số lượng tế bào lympho trong suốt 24 đến 72 giờ đầu.

Bức xạ ion hoá được phát ra bởi các nguyên tố phóng xạ và các thiết bị như máy chụp X quang và máy xạ trị.

Bức xạ bao gồm

  • Các sóng điện từ năng lượng cao (tia x, tia gamma)

  • Các hạt (các hạt alpha, các hạt beta, neutron)

Hạt alpha là các hạt nhân nguyên tử heli phát ra bởi một số hạt nhân phóng xạ có số nguyên tử cao (ví dụ, plutonium, radium, uranium); chúng không thể đâm xuyên vào da ở độ sâu vượt quá lớn (< 0,1 mm).

Các hạt beta là các electron năng lượng cao phát ra từ hạt nhân của các nguyên tử không ổn định (ví dụ, cesium-137, iodine-131). Những hạt này có thể xâm nhập sâu hơn vào da (1 đến 2 cm) và gây tổn thương cho cả lớp biểu bì và lớp dưới biểu bì.

Neutron là các hạt trung hòa về điện phát ra bởi một vài hạt nhân phóng xạ (ví dụ, californium-252) và được tạo ra trong phản ứng phân rã hạt nhân (ví dụ trong lò phản ứng hạt nhân); độ xuyên sâu vào mô của chúng thay đổi từ vài milimet đến vài chục centimet, tùy thuộc vào năng lượng của chúng. Chúng va chạm với hạt nhân của các nguyên tử ổn định, dẫn đến sự phát xạ các proton mang năng lượng, các hạt alpha, beta và bức xạ gamma.

Tia gamma và tia X là các bức xạ điện từ (ví dụ các photon) có bước sóng rất ngắn, có thể xuyên sâu vào mô (nhiều cm). Trong khi một số photon tích tụ toàn bộ năng lượng trong cơ thể, các photon khác có cùng mức năng lượng có thể chỉ tích tụ một phần năng lượng của chúng và một số khác có thể đi xuyên qua cơ thể hoàn toàn.

Các đơn vị đo lường thông thường bao gồm rơn-ghen, rad và rem. Rơn-ghen (R) là một đơn vị đo liều chiếu, đo khả năng ion hóa của tia X hoặc tia gamma trong không khí. Liều hấp thụ bức xạ (rad) là số năng lượng bức xạ hấp thụ trên một đơn vị khối lượng. Vì tổn thương sinh học trên mỗi rad thay đổi theo loại bức xạ (ví dụ, nó cao hơn đối với các hạt neutron so với tia X hay tia gamma), liều rad được hiệu chỉnh bằng một yếu tố chất lượng; dẫn đến đơn vị đo liều tương đương là "roentgen equivalent in man" (rem). Ở các nước khác Hoa Kỳ và trong các tài liệu khoa học, các đơn vị SI (Hệ thống Quốc tế) được sử dụng, trong đó rad được thay thế bằng đơn vị gray (Gy) và rem được thay thế bởi sievert (Sv); 1 Gy = 100 rad và 1 Sv = 100 rem. Rad và rem (Gy và Sv) là tương ứng như nhau (tức là yếu tố chất lượng bằng 1) khi mô tả đối với tia X hoặc tia gamma hoặc beta.

Lượng (số lượng) hoạt độ phóng xạ được thể hiện dưới dạng số lượng các phân rã hạt nhân (biến đổi hạt nhân) mỗi giây. Becquerel (Bq) là đơn vị hoạt độ phóng xạ trong hệ SI; một Bq là 1 lần phân hủy trong một giây (dps). Trong hệ thống đơn vị đo lường của Hoa Kỳ, một curie là 37 tỷ Bq.

Phơi nhiễm phóng xạ có thể liên quan

  • Ô nhiễm phóng xạ

  • Chiếu xạ

Ô nhiễm phóng xạ là sự tiếp xúc ngoài ý muốn với các chất phóng xạ, thường là trong bụi hoặc chất lỏng. Nhiễm xạ có thể ở

  • Bên ngoài

  • Bên trong

Nhiễm xạ bên ngoài là các chất phóng xạ dây dính trên da hoặc quần áo, từ đó có thể bị rơi hoặc thông qua cọ xát, gây nhiễm xạ cho người và đồ vật khác. Nhiễm xạ bên trong là nguồn phóng xạ không may ở bên trong cơ thể qua các con đường nuốt phải, hít phải hoặc xuyên qua da. Trong cơ thể, chất phóng xạ có thể được vận chuyển đến các vị trí khác nhau (ví dụ, tủy xương), nơi nó tiếp tục phát ra bức xạ cho đến khi nó được lấy ra hoặc bị phân hủy. Nhiễm xạ bên trong khó khăn hơn để loại bỏ. Mặc dù có thể có sự nhiễm xạ bên trong với bất kỳ chất phóng xạ nào, trong lịch sử, hầu hết các trường hợp nhiễm xạ gây ra một nguy cơ đáng kể cho bệnh nhân có liên quan đến một số lượng nhỏ các hạt nhân phóng xạ như phosphorus-32, coban-60, stronti-90, cesium-137, iodine -131, iôt-125, radium-226, urani-235, urani-238, plutoni-238, plutoni-239, polonium-210 và americium-241.

Con người thường xuyên phơi nhiễm với mức thấp của nguồn phóng xạ tự nhiên gọi là bức xạ nền. Bức xạ nền xuất phát từ nguồn phóng xạ trong vũ trụ và từ các nguyên tố phóng xạ trong không khí, nước và mặt đất. Bức xạ vũ trụ tập trung ở các cực bởi từ trường của trái đất và bị suy giảm bởi khí quyển. Do đó, những người sống ở vĩ độ cao hoặc ở trên những vùng có độ cao lớn, hay phải di chuyển bằng máy bay thường bị phơi nhiễm nhiều hơn. Các nguồn phóng xạ bên ngoài nguồn gốc từ đất chủ yếu là do sự có mặt của các nguyên tố phóng xạ với chu kỳ bán rã tương đương với tuổi của trái đất (~ 4,5 tỷ năm). Cụ thể, urani (238) và thori (232) cùng với nhiều loại hạt nhân phóng xạ khác và một đồng vị phóng xạ của kali (K-40) có mặt trong nhiều loại đá và khoáng chất. Một lượng nhỏ các hạt nhân phóng xạ nằm trong thực phẩm, nước và không khí và do đó đóng góp vào nhiễm xạ bên trong vì các hạt nhân phóng xạ này có thể bị đưa vào cơ thể. Phần lớn liều do hạt nhân phóng xạ đưa vào bên trong cơ thể là đến từ các đồng vị phóng xạ của cacbon (C14), kali (K40) do các chất này và các nguyên tố khác (dạng ổn định và phóng xạ) được đưa vào trong cơ thể do ăn phải và hít phải, có khoảng 7000 nguyên tử bị phân rã phóng xạ mỗi giây.

Nhiễm xạ bên trong do hít phải các đồng vị phóng xạ của khí radon (Rn-222 và Rn-220), cũng được hình thành từ Uranium (238), chiếm phần lớn nhất (73%) so với liều bức xạ tự nhiên bình quân đầu người của dân số Mỹ. Bức xạ từ vũ trụ chiếm 11%, các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể chiếm 9% và bức xạ bên ngoài ở trong đất chiếm 7%. Ở Mỹ, mỗi người nhận liều trung bình khoảng 3 mili silvơt (mSv)/năm từ các nguồn phóng xạ tự nhiên (khoảng ~ 0,5 đến 20 mSv/năm). Tuy nhiên, ở một số nơi trên thế giới, người dân nhận được > 50 mSv/năm. Lượng phóng xạ từ nguồn phóng xạ tự nhiên là quá thấp để gây ra các tổn thương bức xạ; tuy nhiên chúng có thể làm tăng một chút nguy cơ ung thư.

Ở Mỹ, mỗi người nhận được trung bình khoảng 3 mSv/năm từ các nguồn phóng xạ nhân tạo, phần lớn trong số đó là từ các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Tính theo bình quân đầu người, sự đóng góp của việc tiếp xúc với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao nhất đối với chụp CT và các thủ thuật can thiệp tim mạch hạt nhân. Tuy nhiên, các kỹ thuật chẩn đoán trong y tế hiếm khi gây ra liều đủ để tổn thương do bức xạ, mặc dù về lý thuyết có sự gia tăng nguy cơ gây ung thư. Các ngoại lệ có thể kể ra đó là các thủ tục can thiệp bằng màn huỳnh quang có thời gian kéo dài (ví dụ, tái tạo nội mạch, thuyên tắc mạch máu khối u, cắt bỏ khối u bằng tần số phóng xạ); các thủ thuật này đã gây tổn thương cho da và các mô bên dưới. Xạ trị cũng có thể gây tổn thương cho các mô bình thường gần mô đích.

Một phần rất nhỏ các kết quả phơi nhiễm trung bình công cộng đến từ tai nạn phóng xạ và sự cố phóng xạ do việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Tai nạn có thể từ các máy phóng xạ công nghiệp, các nguồn bức xạ công nghiệp và lò phản ứng hạt nhân. Những tai nạn này thường là kết quả của việc không tuân thủ đúng các quy trình an toàn (ví dụ, các khoá liên động bị bỏ qua). Các tổn thương do phóng xạ cũng được gây ra bởi các nguồn từ y tế hoặc công nghiệp do làm thất thoát hoặc bị đánh cắp các chất có tính phóng xạ. Những người có nhu cầu cần chăm sóc y tế vì những tổn thương do phóng xạ có thể không nhận thức được rằng họ đã bị phơi nhiễm với bức xạ.

Các sự cố giải phóng chất phóng xạ ngoài dự kiến bao gồm từ nhà máy Three Mile Island ở Pennsylvania vào năm 1979, lò phản ứng Chernobyl ở Ucraina năm 1986 và nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản vào năm 2011. Phơi nhiễm từ sự cố ở Three Mile Island là tối thiểu nhất bởi vì không có lỗ thủng nào của bình chứa hạt nhân phóng xạ xảy ra như ở Chernobyl và không có vụ nổ hydro xảy ra như ở Fukushima. Những người sống trong phạm vi 1,6 km của Three Mile Island chỉ nhận được khoảng 0,08 mSv (một phần của liều chiếu từ nguồn tự nhiên trong một tháng). Tuy nhiên, 115.000 người cuối cùng đã được sơ tán khỏi khu vực xung quanh nhà máy Chernobyl đã nhận được liều hiệu dụng trung bình khoảng 30 mSv và liều chiếu trung bình khoảng 490 mGy. Những người làm việc tại nhà máy Chernobyl tại thời điểm tai nạn đã nhận được liều cao hơn rất nhiều. Hơn 30 công nhân và nhân viên cứu hộ khẩn cấp đã chết trong vòng vài tháng sau tai nạn và nhiều người bị bệnh bức xạ cấp tính. Sự nhiễm xạ mức thấp từ các vụ tai nạn đã được phát hiện ở các quốc gia Châu Âu, Châu Á và thậm chí là ở Bắc Mỹ (phạm vi ít hơn). Mức độ nhiễm xạ trung bình đối với dân số nói chung ở các khu vực bị ảnh hưởng khác nhau ở Belarus, Nga và Ucraina trong giai đoạn 20 năm sau tai nạn ước tính khoảng 9 mSv.

Trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản trong năm 2011 đã dẫn tới việc giải các chất phóng xạ vào môi trường từ một số lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Không có thương tích nghiêm trọng do bức xạ gây ra cho nhân viên tại chỗ. Trong số gần 400.000 cư dân ở quận Fukushima, liều lượng ước tính < 2 mSv cho 95% số người và < 5 mSv cho 99,8%. Ước tính của WHO cao hơn một chút vì các giả định có chủ ý thận trọng hơn về phơi nhiễm phóng xạ. Liều hiệu dụng ở các quận không ngay cạnh Fukushima ước tính khoảng 0,1 đến 1 mSv và liều đối với những người ở bên ngoài Nhật Bản không đáng kể (<0,01>

Một sự cố bức xạ quan trọng khác là sự bùng nổ của 2 quả bom nguyên tử ở Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945, gây ra khoảng 110.000 người chết do chấn thương ngay tức khắc của vụ nổ và do nhiệt độ. Một số nhỏ hơn nhiều (< 1000) ca tử vong do ung thư gây ra đã xảy ra trong suốt 70 năm tiếp theo. Việc giám sát y tế đang diễn ra đối với những người sống sót sau vụ nổ vẫn là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng nhất để đánh giá nguy cơ ung thư do phóng xạ.

Trong khi một số vụ án hình sự về sự cố ý gây ô nhiễm phóng xạ của cá nhân đã được báo cáo, phơi nhiễm phóng xạ do hoạt động khủng bố đã không xảy ra nhưng vẫn còn một mối quan tâm. Một kịch bản có thể bao gồm việc sử dụng một thiết bị để gây ô nhiễm một khu vực bằng cách phân tán chất phóng xạ (ví dụ, từ một thiết bị xạ trị bị loại bỏ hoặc nguồn công nghiệp cesium-137 hoặc cobalt-60). Thiết bị phân tán bức xạ (RDD) sử dụng chất nổ thông thường được gọi là bom bẩn. Các kịch bản khủng bố khác bao gồm việc sử dụng một nguồn bức xạ ẩn để phơi bày những người không nghi ngờ tới với liều bức xạ lớn, tấn công một lò phản ứng hạt nhân hoặc cơ sở lưu trữ chất phóng xạ và việc phát nổ một vũ khí hạt nhân (ví dụ, một thiết bị hạt nhân [IND], một vũ khí bị đánh cắp).

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì

Bức xạ ion có thể làm tổn thương trực tiếp các phân tử ADN, ARN nhưng thường tổn thương cho các phân tử này là gián tiếp, gây ra bởi các gốc tự do phản ứng mạnh được tạo ra bởi sự tương tác của bức xạ với các phân tử nước trong tế bào. Liều phóng xạ lớn có thể gây chết tế bào và liều thấp hơn có thể ảnh hưởng đến phân chia tế bào. Tổn thương các thành phần của tế bào khác có thể dẫn đến giảm sản mô, teo và xơ hóa.

đáp ứng sinh học đối với bức xạ thay đổi theo

  • tính nhạy cảm với phóng xạ của mô

  • Liều

  • Suất liều

  • Thời gian phơi nhiễm

  • Tuổi của bệnh nhân

  • Bệnh kèm theo

Các tế bào và các mô khác nhau về sự nhạy cảm của chúng với tia xạ. Nói chung, các tế bào chưa biệt hóa và những tế bào có khả năng phân bào cao (ví dụ, tế bào gốc, tế bào ung thư) dễ bị tổn thương đối với tia xạ. Vì bức xạ làm giảm nhanh sự phân chia tế bào gốc hơn là các tế bào trưởng thành, thường có khoảng thời gian tiềm ẩn giữa sự phơi nhiễm phóng xạ và tổn thương quá mức do bức xạ. Tổn thương không biểu hiện cho đến khi một phần đáng kể các tế bào trưởng thành chết do lão hoá tự nhiên và do mất tế bào gốc, không được thay thế.

Mức độ nhạy cảm của tế bào giảm dần theo thứ tự

  • Tế bào bạch huyết

  • Tế bào gốc

  • tế bào tăng sinh tủy xương

  • Tế bào biểu mô ruột

  • Tế bào gốc biểu bì

  • Tế bào gan

  • tế bào biểu mô phế nang và biểu mô đường mật

  • Tế bào biểu mô thận

  • Các tế bào nội mô (màng phổi và phúc mạc)

  • Tế bào mô liên kết

  • Tế bào xương

  • Tế bào cơ, não và tủy sống

Mức độ nghiêm trọng của tổn thương bức xạ phụ thuộc vào liều lượng và thời gian mà nó tác động. Liều cao, đơn và nhanh gây hại nhiều hơn so với liều tương tự trong vài tuần hoặc vài tháng. Phản ứng với liều cũng phụ thuộc vào phần của cơ thể bị phơi nhiễm. Khả năng gây bệnh đáng kể là chắc chắn và có thể tử vong, sau khi chiếu xạ toàn thân một liều > 4,5 Gy trong thời gian ngắn (vài phút đến vài giờ); Tuy nhiên, liều 10 Gy có thể được dung nạp tốt khi chiếu trong một thời gian dài vào một vùng nhỏ của mô (ví dụ để điều trị ung thư).

Các yếu tố khác có thể làm tăng độ nhạy cảm đối với tổn thương bức xạ. Trẻ em dễ bị tổn thương do bức xạ hơn vì chúng có khả năng phân chia tế bào cao hơn. Những người đồng hợp với gen gây hội chứng thất điểu- giãn mạch "ataxia-telangiectasia" có sự gia tăng nhạy cảm với tổn thương do bức xạ. Một số rối loạn, chẳng hạn như bệnh mô liên kết và đái tháo đường, có thể làm tăng độ nhạy cảm đối với tổn thương do bức xạ. Các hóa chất cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với tổn thương do bức xạ.

Tổn thương tế bào soma di truyền do tia xạ gây ra có thể dẫn đến sự chuyển đổi ác tính, trong khi nếu phơi nhiễm trong tử cung có thể gây ra các tác động gây quái thai và làm hư hại các tế bào mầm làm tăng khả năng di truyền của các khiếm khuyết di truyền.

Sự tiếp xúc kéo dài toàn thân với liều 0,5 Gy được ước tính làm gia tăng nguy cơ tử vong do ung thư ở người lớn trung bình từ khoảng 22% đến 24,5%, tăng nguy cơ tương đối 11% nhưng chỉ làm tăng nguy cơ tuyệt đối 2,5%. Khả năng phát triển thành ung thư do tiếp xúc ngẫu nhiên (tức là từ phơi nhiễm bức xạ nền và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh [ xem Nguy cơ của Tia xạ trong Y khoa Nguy cơ của Tia xạ trong Y khoa Bức xạ ion hoá (xem thêm Phơi nhiễm và Ô nhiễm Phóng xạ) bao gồm Các sóng điện từ năng lượng cao (tia x, tia gamma) Các loại hạt (các hạt alpha, các hạt beta, neutron) Bức xạ ion hoá được phát... đọc thêm ]) là ít hơn nhiều và có thể là không. Ước tính có sự tăng nguy cơ ung thư vì tia xạ là kết quả của những liều lượng thấp nhưng trong thời gian dài của những người trong vùng lân cận của các sự cố của lò phản ứng hạt nhân như Fukushima đã được thực hiện bằng cách ngoại suy xuống từ những tác dụng đã biết của liều cao hơn. Hậu quả rất nhỏ về lý thuyết được nhân lên bởi một quần thể lớn khi nói đến số tử vong do ung thư có liên quan. Tuy nhiên, giá trị của các ngoại suy như vậy không thể khẳng định được chắc chắn bởi vì giả thuyết tăng nguy cơ quá nhỏ nên không thể phát hiện được trong các nghiên cứu dịch tễ học và khả năng không có sự tăng nguy cơ ung thư do phơi nhiễm này không thể bị loại trừ.

Trẻ em dễ bị tổn thương vì chúng có số lượng tế bào đang phân chia cao hơn và tuổi thọ dài hơn nên ung thư có thể biểu hiện trong thời gian này. Chụp CT vùng bụng ở trẻ 1 tuổi ước tính làm tăng nguy cơ tuyệt đối phát triển thành ung thư khoảng 0,1%. Hạt nhân phóng xạ được tích tụ vào các mô đặc biệt có khả năng gây ung thư tại các tổ chức này (ví dụ, tai nạn lò phản ứng Chernobyl đã dẫn tới việc sử dụng iốt nồng độ phóng xạ đáng kể do tiêu dùng sữa bị phơi nhiễm phóng xạ và các trường hợp ung thư tuyến giáp xuất hiện ở trẻ em bị phơi nhiễm).

Thai nhi đặc biệt dễ bị thương tổn phóng xạ liều cao. Tuy nhiên, với liều lượng < 100 mGy, hậu quả gây quái thai là không có. Nguy cơ ở những thai nhi nhận liều bức xạ thông thường gián tiếp qua xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh của mẹ là rất nhỏ so với nguy cơ dị tật bẩm sinh chung (từ 2 đến 6% khi sinh) và lợi ích của xét nghiệm chẩn đoán. Nguy cơ phát triển thành ung thư tăng do phơi nhiễm tia xạ vào tử cung tương đương với mức độ phơi nhiễm phóng xạ của trẻ em và gấp khoảng từ 2 đến 3 lần so với nguy cơ của người lớn là 5%/Sv.

Những nguy cơ tiềm ẩn từ việc phơi nhiễm phóng xạ phải cân nhắc cẩn thận, sự cần thiết (hoặc thay thế bằng xét nghiệm khác) của các xét nghiêm chẩn đoán hình ảnh liên quan đến bức xạ, tối ưu hoá phơi nhiễm phóng xạ đối với thể trạng cơ thể, các câu hỏi lâm sàng, sự chú ý đến việc sử dụng các quy trình bảo vệ bức xạ thích hợp, đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Tổn thương cho các tế bào sinh sản đã được chứng minh là gây ra dị tật bẩm sinh ở con của những động vật thực nghiệm bị chiếu xạ nghiêm trọng. Tuy nhiên, các tác động di truyền đã không được tìm thấy ở trẻ em của những người tiếp xúc với phóng xạ, bao gồm cả những đứa trẻ Nhật Bản sống sót sau những vụ đánh bom nguyên tử hoặc những đứa trẻ ung thư sống sót sau khi điều trị bằng xạ trị. Liều trung bình với buồng trứng là ~ 0,5 Gy và đến tinh hoàn 1,2 Gy.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Hội chứng chiếu xạ cấp tính (ARS)

Sau khi toàn bộ cơ thể hoặc phần lớn cơ thể nhận được một liều phóng xạ xuyên qua da, có thể có một số triệu chứng khác nhau:

  • Hội chứng mạch máu não

  • Hội chứng dạ dày-ruột (GI)

  • Hội chứng cơ quan tạo máu

Các hội chứng này có 3 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn báo trước (ít nhất 2 ngày sau khi tiếp xúc): Có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi và triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy).

  • Giai đoạn tiềm ẩn không triệu chứng (vài giờ đến 21 ngày sau khi phơi nhiễm)

  • Giai đoạn biểu hiện toàn thân (từ vài giờ đến > 60 ngày sau khi phơi nhiễm): Bệnh được phân loại theo biểu hiện ở các cơ quan chính

Hội chứng mạch não, xuất hiện ở liều phóng xạ toàn thân rất cao (> 30 Gy), luôn luôn gây tử vong. Giai đoạn báo trước tiến triển trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi phơi nhiễm. Giai đoạn không triệu chứng thường hiếm hoặc không có. Bệnh nhân biểu hiện run, co giật, mất điều hò, phù não và chết trong vòng vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày.

Hội chứng đường tiêu hóa là biểu hiện chính sau khi dùng liều toàn thân khoảng 6 đến 30 Gy. Triệu chứng ban đầu thường được ghi nhận, tiến triển trong khoảng 1 giờ và được giải quyết trong 2 ngày. Trong giai đoạn tiềm ẩn thường kéo dài 4-5 ngày, tế bào niêm mạc ống tiêu hóa chết dần. Tế bào chết sẽ gây tình trạng khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến mất nước nghiêm trọng, mất cân bằng điện giải, giảm thể tích huyết tương và trụy mạch. Cũng có thể xuất hiện hoại tử ruột, đẫn đến thủng ruột, nhiễm khuẩn huyết và shock nhiễm khuẩn. Thường là tử vong. Bệnh nhân nhận liều >10 Gy có thể xuất hiện các triệu chứng mạch máu não (gợi ý liều chết). Những người sống sót sẽ mắc hội chứng cơ quan tạo máu.

Hội chứng cơ quan tạo máu là biểu hiện chính sau khi xạ trị toàn bộ cơ thể với liều khoảng 1 đến 6 Gy và bao gồm tình trạng giảm 3 dòng tế bào máu. Một giai đoạn báo hiệu nhẹ nhàng có thể bắt đầu từ 1 đến 6 giờ, kéo dài 24 đến 48 giờ. Tế bào gốc tủy xương bị suy giảm đáng kể, nhưng các tế bào máu trưởng thành đang lưu hành trong mạch máu hầu như không bị ảnh hưởng. Tế bào lympho đang lưu hành trong tuần hoàn là ngoại lệ và giảm bạch cầu lympho có thể biểu hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi phơi nhiễm. Khi các tế bào trong mạch máu chết do lão hóa, chúng không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến tình trạng giảm 3 dòng. Vì vậy, bệnh nhân không có triệu chứng trong giai đoạn tiềm ẩn khoảng 4,5 tuần sau khi dùng liều 1-Gy đến khi quá trình tạo máu bị ảnh hưởng. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên do hậu quả của giảm bạch cầu đa nhân trung tính Giảm bạch cầu trung tính Giảm bạch cầu trung tính là sự giảm số lượng bạch cầu trung tính. Nếu giảm nghiêm trọng, nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và nấm tăng lên. Các triệu chứng nhiễm trùng khu trú có... đọc thêm (biểu hiện rõ nhất sau 2-4 tuần) và giảm sản xuất kháng thể. Xuất huyết dưới da và chảy máu niêm mạc là hậu quả của giảm tiểu cầu Giảm tiểu cầu Tiểu cầu là những mảnh tế bào có chức năng trong hệ đông cầm máu. Thrombopoietin giúp kiểm soát số lượng tiểu cầu lưu hành bằng cách kích thích tủy xương để sản sinh mẫu tiểu cầu, tạo ra các... đọc thêm

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì
, tiến triển trong vòng 3 đến 4 tuần và có thể tồn tại trong nhiều tháng. Thiếu máu tiến triển chậm vì hồng cầu có tuổi thọ dài hơn bạch cầu và tiểu cầu. Những người sống sót thì tăng nguy cơ mắc các loại ung thư do phóng xạ, trong đó có bệnh bạch cầu Tổng quan về Bệnh bạch cầu Bệnh bạch cầu là một tình trạng ác tính liên quan đến việc sản xuất quá nhiều bạch cầu chưa trưởng thành hoặc bất thường, cuối cùng sẽ ngăn chặn việc sản sinh ra các tế bào máu bình thường và... đọc thêm cấp.

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì

Tổn thương Bức xạ Khu trú

Tia phóng xạ có thể gây cả tổn thương cấp tính và mãn tính tới gần như mọi cơ quan (xem bảng Tổn thương Bức xạ Khu trú Tổn thương bức xạ khu trú *

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì
). Ở đa số bệnh nhân, những tác dụng phụ này xảy ra khi tiến hành xạ trị Tổn thương Bức xạ Khu trú
Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì
. Các nguồn tiếp xúc thông thường khác bao gồm tiếp xúc vô ý với thực phẩm có bức xạ, thiết bị xạ trị, thiết bị nhiễu xạ tia X và các nguồn bức xạ công nghiệp hoặc y tế khác có khả năng tạo ra suất liều cao. Ngoài ra, phơi nhiễm lâu dài với tia X trong một số can thiệp với chiếu tia X liên tục trên màn huỳnh quang tăng sáng có thể dẫn đến CRI. Các vết đau hoặc loét do phóng xạ có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để tiến triển hoàn toàn. Bệnh nhân bị CRI nặng đau nhiều và thường cần can thiệp phẫu thuật.

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì

  • Các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và triệu chứng tiềm ẩn

  • Số lượng tuyệt đối tế bào lympho và nồng độ amylase huyết thanh

Chẩn đoán là dựa vào tiền sử phơi nhiễm, triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng kèm theo kết quả xét nghiệm. Thời điểm xuất hiện, thời gian diễn biến và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể giúp xác định liều bức xạ và do đó cũng giúp phân loại bệnh nhân liên quan đến hậu quả của bức xạ. Tuy nhiên, một số triệu chứng ban đầu (như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, run) không đặc hiệu và được gây ra do các nguyên nhân khác ngoài xạ trị nên được cân nhắc. Một số bệnh nhân không phơi nhiễm đủ để xuất hiện hội chứng nhiễm xạ cấp tính có thể có triệu chứng tương tự, không đặc hiệu, đặc biệt là sau một cuộc tấn công khủng bố hoặc tai nạn lò phản ứng.

Sau khi phơi nhiễm phóng xạ cấp tính, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu so sánh sự khác biệt về số lượng tuyệt đối của tế bào lympho, thực hiện và lặp lại sau 24, 48 và 72 giờ sau khi phơi nhiễm để ước lượng liều bức xạ ban đầu và tiên lượng [XRef]) (xem bảng Mối quan hệ giữa số lượng tế bào bạch huyết tuyệt đối, liều lượng bức xạ, và tiên lượng Mối quan hệ giữa số lượng tuyệt đối tế bào lympho ở người lớn lúc 48 giờ, liều lượng phóng xạ, * và tiên lượng

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì
). Mối quan hệ giữa liều lượng và số tế bào lympho có thể bị thay đổi bởi chấn thương cơ thể, điều này có thể thay đổi lympho bào từ khoảng kẽ vào tuần hoàn, làm tăng số lượng tế bào lympho. Mức tác động của các yếu tố này là thoáng qua và thường giải quyết trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi chấn thương cơ thể. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi được lặp lại hàng tuần để theo dõi hoạt động của tủy xương cũng như dựa trên diễn biến lâm sàng. Nồng độ amylase huyết thanh tăng theo thời gian phụ thuộc vào liều bắt đầu từ 24 giờ sau khi phơi nhiễm phóng xạ đáng kể, mức độ được thể hiện ở sự khác biệt giữa nồng độ cơ bản và nồng độ những ngày sau đó. Các xét nghiệm khác cần được thực hiện nếu có thể:

  • Protein phản ứng C (CRP): CRP tăng theo liều bức xạ; mức độ tăng giúp phân biệt giữa các bệnh nhân phơi nhiễm nhẹ và nặng.

  • Nồng độ citrulline trong máu: Giảm nồng độ citrulline cho thấy tổn thương ống tiêu hoá.

  • Nồng độ phối tử Fms Tyrosine kinase-3 (FLT-3) máu: FLT-3 là dấu hiệu cho tổn thương cơ quan tạo máu.

  • Interleukin-6 (IL-6): Dấu ấn viêm này tăng ở liều phóng xạ cao hơn.

  • Xét nghiệm yếu tố kích thích tạo bạch cầu hạt (G-CSF): Nồng độ tăng ở liều phóng xạ cao hơn.

  • Các xét nghiệm về di truyền học tế bào với chỉ số phân tán quá mức: Các xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá phơi nhiễm một phần cơ thể.

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì

Khi nghi ngờ bị nhiễm xạ, toàn bộ cơ thể cần được kiểm tra bằng một cửa sổ Geiger-Muller mỏng gắn với một đồng hồ khảo sát (Geiger counter) để xác định vị trí và mức độ nhiễm xạ bên ngoài. Ngoài ra, để phát hiện có thể nhiễm xạ bên trong, mũi, tai, miệng và vết thương sẽ được lau bằng khăn lau đã được làm sạch và sau đó kiểm tra bằng bộ đếm. Nước tiểu, phân và dịch nôn cũng nên được kiểm tra phóng xạ nếu nghi ngờ ô nhiễm từ bên trong.

Không có chăm sóc y tế, các LD50/60 (liều dự kiến sẽ gây tử vong cho 50% bệnh nhân trong vòng 60 ngày) đối với chiếu xạ toàn thân là khoảng 3 Gy; phơi nhiễm 6 Gy hầu như tử vong. Khi phơi nhiễm liều < 6 Gy, khả năng sống sót là có thể và tỉ lệ nghịch với tổng liều. Thời gian tử vong ngắn khi tăng liều Tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ tới vài ngày ở những bệnh nhân có hội chứng mạch não và thường trong vòng 2 ngày đến vài tuần ở những bệnh nhân có hội chứng dạ dày ruột. Ở bệnh nhân có hội chứng rối loạn cơ quan tạo máu, tử vong có thể xảy ra trong vòng 4 đến 8 tuần do nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết nặng. Bệnh nhân tiếp xúc với liều toàn thân < 2 Gy sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 giờ, mặc dù các di chứng lâu dài (ví dụ ung thư) có thể xuất hiện.

Nếu được chăm sóc y tế, liều LD50/60 là 6 Gy. Đôi khi đã có những bệnh nhân sống sót với độ phơi nhiễm lên đến 10 Gy. Bệnh kèm theo, các vết thương và bỏng nặng làm tiên lượng xấu đi.

  • Trước tiên điều trị vết thương, chấn thương nghiêm trọng hoặc các tình trạng bệnh đe dọa đến mạng sống

  • Giảm thiểu tối đa sự phơi nhiễm và nhiễm xạ của nhân viên chăm sóc sức khoẻ

  • Xử lý ô nhiễm phóng xạ bên ngoài và bên trong

  • Đôi khi cần các đo lường mức độ phóng xạ đặc biệt cho từng nguồn hạt nhân phóng xạ

  • Dự phòng và điều trị tổn thương hệ miễn dịch

  • Giảm thiểu phản ứng viêm

  • Chăm sóc hỗ trợ

Thông tin đáng tin cậy và rộng rãi về các nguyên tắc về thương tích do phóng xạ, kể cả quản lý, có sẵn tại trang web: US Department of Health and Human Services Radiation Event Medical Management. Thông tin này có thể được tải xuống máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh trong trường hợp kết nối Internet bị mất trong một sự cố bức xạ.

Ủy ban Liên hợp yêu cầu tất cả các bệnh viện đều có các quy trình và nhân viên được đào tạo để chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm chất độc hại, kể cả chất phóng xạ. Việc xác định nhiễm xạ trên bệnh nhân nên tiến hành trong phòng cách ly (nếu đủ điều kiện), khử nhiễm phóng xạ và thông báo cho nhân viên an toàn bức xạ của bệnh viện, cán bộ y tế công cộng, các nhóm đối phó vật liệu nguy hiểm và các cơ quan thực thi pháp luật để điều tra nguồn phóng xạ.

Nếu có thể, bề mặt khu vực điều trị nên được phủ bằng nhựa để giúp khử nhiễm xạ cơ sở. Biện pháp phòng chống này không bao giờ được ưu tiên hơn cung cấp các biện pháp quản lý y tế. Khay đựng chất thải (có nhãn "Cảnh báo, chất phóng xạ"), thùng chứa mẫu và Ống đếm Geiger phải sẵn sàng. Tất cả các thiết bị đã tiếp xúc với phòng hoặc với bệnh nhân (kể cả thiết bị cứu thương) nên được cách ly cho đến khi xác định được là không còn nhiễm xạ. Trừ một số trường hợp ngoại lệ là tình huống có thương vong lớn Vũ khí phóng xạ Bức xạ ion hóa được thảo luận chi tiết ở nơi khácxem phơi nhiễm và ô nhiễm bức xạ (xem Phơi nhiễm và ô nhiễm bức xạ) Thương vong hàng loạt do bức xạ ion hoá có thể phát sinh từ sự nổ của một... đọc thêm , các thiết bị quan trọng bị ô nhiễm nhẹ như máy bay trực thăng, xe cứu thương, phòng chấn thương và máy chụp tia X, CT và các thiết bị phẫu thuật cần nhanh chóng được khử nhiễm xạ trong khả năng có thể và trở lại để phục vụ.

Nhân viên điều trị hoặc vận chuyển bệnh nhân nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, đội mũ, mặt nạ, áo choàng, găng tay và bọc giày. Dụng cụ qua sử dụng phải được bỏ trong các túi hoặc bình chứa đặc biệt. Phải mang thiết bị đo liều lượng để giám sát mức độ ô nhiễm với phóng xạ. Nhân viên có thể được luân chuyển công tác để giảm thiểu phơi nhiễm và nhân viên mang thai nên được đưa ra khỏi khu vực điều trị.

Do tỷ lệ phơi nhiễm thấp được xác định từ hầu hết bệnh nhân bị nhiễm bệnh, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân không được nhận liều vượt quá giới hạn nghề nghiệp là 0,05 Sv/năm. Ngay cả trong trường hợp nghiêm trọng có thương vong do bức xạ từ tai nạn lò phản ứng hạt nhân Chernobyl, nhân viên y tế đã điều trị bệnh nhân trong bệnh viện nhận được < 0,01 Sv. Một số khuyến cáo cho rằng liều tối thiểu 0,5 Gy có thể xem là nguy cơ chấp nhận được đới với hoạt dộng chăm sóc sức khỏe.

Trình tự và thứ tự ưu tiên tiêu chuẩn là

  • Cởi bỏ quần áo và các mảnh vỡ bên ngoài

  • Làm sạch vết thương trước khi tẩy xạ vùng da lành.

  • Vệ sinh khu vực bị nhiễm xạ nhiều nhất đầu tiên

  • Sử dụng máy dò phóng xạ để theo dõi tiến triển của quá trình tẩy xạ

  • Tiếp tục khử nhiễm xạ cho đến khi các khu vực dưới 2 đến 3 lần bức xạ nền hoặc không có sự giảm đáng kể sau các nỗ lực khử nhiễm

Quần áo được loại bỏ cẩn thận để giảm thiểu sự lây lan của ô nhiễm phóng xạ và đặt trong các thùng chứa nhãn nguy hiểm độc hại phóng xạ. Xử lý quần áo loại bỏ được khoảng 90% ô nhiễm bên ngoài. Các vật lạ phải được coi là bị nhiễm xạ cho đến khi được kiểm tra bằng đồng hồ đo phóng xạ.

Các vết thương bị ô nhiễm được làm sạch trước khi làm sạch các vùng da còn nguyên vẹn; rửa nước muối và nhẹ nhàng lau bằng một miếng gạc phẫu thuật. Khoét bỏ tối thiểu mép vêt thương có thể được thực hiện nếu có dư lượng ô nhiễm sau nhiều lần vệ sinh vết thương. Không cần cắt bỏ những vùng ở xa mép vết thương, mảnh vụn phóng xạ gắn vào có thể có tỷ lệ phơi nhiễm xạ rất cao, do đó nên được loại bỏ bằng cách sử dụng kẹp dài hoặc thiết bị tương tự và đặt trong ngăn chứa chì.

Nếu cần, tham vấn đường dây nóng 24 giờ/ngày từ Trung tâm Hỗ trợ Khẩn cấp năng lượng bức xạ/Địa điểm tập huấn/REAC/Số điện thoại (865) 576-1005.

Da, tóc bị nhiễm xạ được rửa bằng nước ấm và chất tẩy nhẹ cho đến khi các phép đo phóng xạ cho thấy mức thấp "levels below" liều dưới 2 đến 3 lần bức xạ nền bình thường hoặc cho đến khi rửa tiếp không làm giảm đáng kể mức độ nhiễm xạ. Tất cả các vết thương đều được che chắn trong quá trình vệ sinh để ngăn ngừa gây nhiễm các vật liệu phóng xạ. Việc lau bề mặt da có thể được cân nhắc nhưng không nên làm xước da. Cần đặc biệt chú ý đến móng tay và nếp da. Tóc mà vẫn bị nhiễm xạ sẽ được cắt bằng kéo hoặc máy cắt điện; tránh cạo râu. Kích thích đổ mồ hôi (ví dụ, đeo găng tay cao su vào bàn tay bị ô nhiễm) có thể giúp loại bỏ ô nhiễm còn dư trên da.

vết bỏng được rửa nhẹ nhàng vì chà xát có thể làm tăng mức độ thương tích nghiêm trọng hơn. Thay quần áo sẽ giúp loại bỏ sự ô nhiễm còn sót lại.

Việc khử nhiễm xạ không cần thiết đối với những bệnh nhân đã tiếp xúc với nguồn phóng xạ bên ngoài nhưng không bị nhiễm xạ.

Chất phóng xạ bị nhiễm phải được loại bỏ ngay bằng cách nôn mửa hoặc rửa dạ dày kỹ nếu tiếp xúc gần đây. Thường xuyên súc miệng với nước muối hoặc hydrogen peroxid pha loãng được chỉ định khi nhiễm xạ vùng miệng. Mắt bị phơi nhiễm phải được khử nhiễm xạ bằng cách rửa nước sạch hoặc nước muối theo chiều ngang để tránh gây nhiễm xạ đường mũi lệ.

Mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng của việc sử dụng các biện pháp xử lý cụ thể phụ thuộc vào loại và lượng hạt nhân phóng xạ, dạng hóa học và các đặc tính chuyển hóa (ví dụ: độ hòa tan, ái lực với các cơ quan đích cụ thể), con đường nhiễm xạ (ví dụ: hít phải, nuốt phải, vết thương) và hiệu quả của phương pháp điều trị. Quyết định xử lý nhiễm xạ bên trong đòi hỏi kiến thức về những rủi ro tiềm ẩn; tham vấn với chuyên gia (ví dụ, CDC hoặc REAC/TS).

Các phương pháp hiện tại để loại bỏ chất gây nhiễm phóng xạ khỏi cơ thể (khử nhiễm xạ) bao gồm

  • Tạo phức tại chỗ hoặc trong dịch cơ thể kèm theo bài tiết nhanh (ví dụ canxi hoặc kẽm diethylenetriamine penta-acetate [DTPA] cho nhiễm americium, californium, plutonium, và ittt) (xem CDC: DTPA)

  • Tăng tốc độ quá trình chuyển hóa của hạt nhân phóng xạ bằng sự pha loãng đồng vị phóng xạ (ví dụ, nước cho nhiễm hydro-3)

  • Kết tủa hạt nhân phóng xạ trong lòng ruột, kèm theo bài tiết qua phân (ví dụ, dung dịch calcium dạng uống hoặc dung dịch aluminum phosphat cho nhiễm strontium-90)

  • Sử dụng ion trao đổi trong ống tiêu hoá (ví dụ, xanh Prussian cho nhiễm cesium-137, rubidium-82, thallium-201) (xem CDC: Prussian Blue)

Do một vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân nghiêm trọng giải phóng các sản phẩm phân hạch vào môi trường có thể làm cho một nhóm lớn nhiều người bị nhiễm iốt phóng xạ, việc khử xạ bằng cách sử dụng uống kali iodide đã được nghiên cứu chi tiết. KI có hiệu quả > 95% khi cho vào thời điểm tối ưu (1 giờ trước khi phơi nhiễm). Tuy nhiên, hiệu quả giảm đáng kể theo thời gian (~ 80% hiệu quả ở 2 giờ sau khi phơi nhiễm và dùng nhiều hơn 24 giờ sau khi phơi nhiễm sẽ không có tác dụng bảo vệ). KI có thể dùng dạng viên hoặc dung dịch siêu bão hòa (liều lượng: Trẻ em và người lớn > 68 kg: 130 mg, tuổi từ 3 đến 18 tuổi [<68 kg]:="" 65="" mg,="" từ="" 1="" đến="" 36="" tháng:="" 32="" mg,="" tuổi="">< 1 tháng: 16 mg). Hợp chất bên trong với iốt phóng xạ và không có lợi trongvnhiễm xạ bên trong với các chất phóng xạ khác. Hầu hết các loại thuốc khác dùng để khử xạ ít hiệu quả và giảm liều cho bệnh nhân chỉ từ 25 đến 75%. Chống chỉ định potassium iodide bao gồm các chứng dị ứng iốt và các rối loạn da nhất định liên quan đến tính nhạy cảm với iốt (ví dụ:, viêm da mụn rộp Dermatitis Herpetiformis Viêm da Herpetiformis là một bệnh phát ban dạng sẩn trên da rất ngứa, mãn tính, tự miễn dịch, có liên quan chặt chẽ đến bệnh celiac. Triệu chứng điển hình là tập hợp các tổn thương ban đỏ, ngứa... đọc thêm

Tinh quặng có chứa chất phóng xạ là gì
, chứng viêm da mày đay).

Điều trị triệu chứng được thực hiện khi cần thiết và bao gồm điều trị sốc và thiếu oxy, giảm đau, giảm lo âu, cho thuốc an thần (lorazepam 1 đến 2 mg IV nếu cần) để kiểm soát động kinh, thuốc chống nôn (metoclopramide 10 đến 20 mg IV 4 - 6 giờ, prochlorperazine 5 đến 10 mg IV từ 4 đến 6 giờ, hoặc ondansetron 4 đến 8 mg IV từ 8 đến 12 giờ) để kiểm soát nôn mửa và các thuốc chống tiêu chảy (kaolin/pectin 30 đến 60 mL po với lần tiêu chảy hoặc loperamide 4 mg ban đầu, sau đó 2 mg với mỗi lần tiêu chảy).

Chưa có điều trị đặc hiệu cho hội chứng mạch não. Đây là nguyên nhân tử vong phổ biến; cần chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân.

Cytokines có thể hữu ích. Các loại thuốc và liều dùng đề nghị là

  • Filgrastim (G-CSF) 2,5 đến 5 mcg/kg tiêm dưới da một lần/ngày hoặc tương đương (100 đến 200 mcg/m2 tiêm dưới da một lần một ngày)

  • Sargramostim (yếu tố kích thích tạo nguyên bạch cầu hạt [GM-CSF]) 5 đến 10 mcg/kg tiêm dưới da một lần một ngày hoặc 200-400 mcg/m2 tiêm dưới da một lần một ngày

  • Pegfilgrastim (pegylated G - CSF) 6 mg tiêm dưới da một lần

Các vết sưng đau hoặc loét do phóng xạ gây ra không thể lành có thể được điều trị bằng ghép da hoặc các thủ thuật phẫu thuật khác.

Ngoài việc theo dõi thường xuyên các dấu hiệu của một số rối loạn nhất định (ví dụ khám mắt để phát hiện bệnh đục thủy tinh thể, xét nghiệm chức năng tuyến giáp) thì không biện pháp đặc hiệu nào để theo dõi, sàng lọc hoặc điều trị cụ thể cho các tổn thương cơ quan trong cơ thể hoặc ung thư.

Bảo vệ khỏi bức xạ bằng cách tránh nhiễm các chất phóng xạ và giảm thiểu thời gian phơi nhiễm, tối đa hóa khoảng cách từ nguồn phóng xạ và che chắn nguồn cẩn thận. Trong quá trình chụp phim liên quan đến bức xạ ion hoá và đặc biệt là trong quá trình xạ trị ung thư, những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của cơ thể (như tuyến sinh dục, tuyến giáp, vú) không được điều trị hoặc không cần chụp thì được che chắn bởi tạp dề hoặc các khối bảo vệ bằng chì.

Mặc dù nhân viên được che chắn bằng tạp dề hoặc các tấm chắn trong suốt thời gian tác nghiệp giảm được hậu quả việc tiếp xúc với các tia X năng lượng thấp nhưng kéo dài từ các xét nghiệm chẩn đoán và chụp phim can thiệp nhưng những tạp dề và tấm chắn này hầu như không có ích trong việc giảm phơi nhiễm với các tia gamma năng lượng cao do hạt nhân phóng xạ sinh ra mà có thể sẽ được sử dụng trong một vụ khủng bố hoặc được giải phóng trong một vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân. Trong những trường hợp như vậy, các biện pháp có thể giảm thiểu sự phơi nhiễm bao gồm sử dụng các biện pháp đề phòng tiêu chuẩn, các biện pháp khử nhiễm xạ và duy trì khoảng cách từ các bệnh nhân bị nhiễm xạ khi không trực tiếp chăm sóc.

Tất cả nhân viên làm việc xung quanh nguồn bức xạ phải mang thẻ liều kế nếu họ có nguy cơ phơi nhiễm > 10% liều lượng nghề nghiệp cho phép tối đa (0,05 Sv). Liều kế điện tử tự đọc giúp ích cho việc theo dõi liều tích lũy nhận được trong một sự cố.

Sau khi môi trường bị nhiễm xạ ở mức cao lan rộng do tai nạn nhà máy điện hạt nhân hoặc cố ý giải phóng chất phóng xạ, có thể giảm thiểu phơi nhiễm với phóng xạ bằng các cách

  • Ẩn nấp tại chỗ

  • Di chuyển khỏi khu vực bị nhiễm xạ

Phương pháp tiếp cận tốt hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể của sự việc, bao gồm thời gian trôi qua kể từ lần phát xạ ban đầu, cho dù đã ngừng hoặc đang diễn ra, điều kiện thời tiết, sự sẵn có, loại nơi trú ẩn và điều kiện sơ tán (ví dụ như giao thông, sự sẵn có về phương tiện di chuyển). Mọi người nên làm theo lời khuyên của các nhân viên y tế cộng đồng địa phương như phát sóng trên đài truyền hình hoặc đài phát thanh để lựa chọn phương án tốt nhất. Nếu nghi ngờ, trú ẩn tại chỗ là lựa chọn tốt nhất đến khi có thêm thông tin bổ sung. Khi chọn nơi trú ẩn, nên chọn chỗ trung tâm của các kết cấu bê tông hoặc kim loại ở tầng trên hoặc dưới (ví dụ, trong tầng hầm) là tốt nhất.

Thông điệp nhất quán và ngắn gọn từ các quan chức y tế công cộng có thể giúp giảm bớt sự hoảng sợ không cần thiết và giảm số lần cấp cứu của những người có nguy cơ thấp, do đó giữ cho khoa cấp cứu không bị quá tải. Một kế hoạch truyền thông như vậy cần được tiến hành trong bất cứ sự cố nào. Một phương án nhằm giảm nhu cầu về nguồn lực của bộ phận cấp cứu bằng cách cung cấp một địa điểm khác để sơ cứu, khử nhiễm và tư vấn cho những người không có các vấn đề y tế khẩn cấp cũng được khuyến cáo.

Những người sống trong vòng 16 km (10 dặm) của nhà máy điện hạt nhân nên có quyền sẵn sàng sử dụng thuốc KI. Loại thuốc này có thể được lấy từ hiệu thuốc địa phương và một số cơ sở y tế công cộng.

Các thuốc chống phóng xạ như các hợp chất thiol có đặc tính thu hồi gốc tự do, đã được chứng minh giúp giảm tử vong khi được sử dụng trước hoặc trong thời gian chiếu xạ.

Amifostin là một chất chống phóng xạ tiêm hiệu quả trong nhóm này. Thuốc giúp ngăn ngừa khô miệng ở những bệnh nhân đang được xạ trị.

Glutamine, một axit amin không thiết yếu, đã được nghiên cứu rộng rãi vì những tác động tiềm ẩn có ích trong một số bệnh lý liên quan đến độc tính phóng xạ bao gồm viêm niêm mạc, viêm da và viêm thực quản.

Benzydamine, dùng tại chỗ, đã được chứng minh có lợi trong việc giảm tỷ lệ tác động và mức độ nghiêm trọng đến niêm miệng miệng liên quan đến xạ trị.

Pentoxifylline đã được chứng minh trong một số nghiên cứu có tác dụng bảo vệ để chống lại độc tính phóng xạ cả cấp tính và mãn tính khi dùng đường uống với liều 400 mg, 3 lần/ngày.

Sulfasalazine, dùng với liều 1 g uống ngày hai lần bắt đầu vào ngày xạ trị, đã được chứng minh vào cuối tuần thứ 5 sau khi phơi nhiễm phóng xạ giúp làm giảm đáng kể độc tính gây viêm dạ dày ruột cấp do phóng xạ.

Mặc dù các hợp chất thiol có hiệu quả tốt trong việc bảo vệ chống phóng xạ, các hợp chất này cũng gây ra những phản ứng phụ như hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, và dị ứng.

Một số thuốc và hóa chất thử nghiệm khác cũng đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ sống sót ở động vật nếu sử dụng trước hoặc trong khi chiếu xạ. Tuy nhiên nhiều loại trong số các thuốc đang được thử nghiệm này rất độc ở liều điều trị và cần có thuốc bảo vệ và đến nay chưa một thuốc nào được khuyến cáo sử dụng.