Bài hát bèo dạt mây trôi của tác giả nào năm 2024

Giai điệu da diết, nhẹ nhàng quen thuộc nhưng được hát bằng chất giọng trong trẻo, giàu cảm xúc của Thùy Chi tạo ra được một phiên bản mới hợp tình, hợp cảnh, đầy khoắc khoải, vương vấn đan xen trong câu chuyện tình buồn của phim. Nhiều khán giả đã ngợi khen "Bèo dạt mây trôi" do Thùy Chi thể hiện: "Khi bài hát này cất lên trong rạp, tôi thấy thật sự xúc động. Giọng hát trong veo, tha thiết của Thùy Chi cộng thêm khung cảnh làng quê yên bình, thơ mộng làm tôi thấy yêu đất nước mình quá đỗi!"; "Thùy Chi hát đưa mình về vùng quê yên bình. Không thể diễn tả được cảm giác này...!"; "Mối tình của Nhân và Linh trở nên đẹp hơn qua những câu hát của Thùy Chi, mối tình mộc mạc chân thành, tình yêu xuất phát từ tận sâu trái tim, mê mẩn giọng Thùy Chi quá đi thôi"...

Là đạo diễn rất "mát tay" trong việc chọn lựa chất liệu âm nhạc cho phim mình, Victor Vũ một lần nữa thể hiện điều này khi chọn "Bèo dạt mây trôi" để ẩn dụ cho mối tình ngang trái giữa 2 nhân vật chính trong phim là Linh (Kaity Nguyễn) và Nhân (Thuận Nguyễn). Mỗi lần ca khúc này được vang lên là một lần khán giả phải thổn thức về những rào cản ngăn cách Linh và Nhân.

Bài hát bèo dạt mây trôi của tác giả nào năm 2024

“Bèo dạt mây trôi” qua giọng hát Thùy Chi tạo được ấn tượng trong phim “Người vợ cuối cùng”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Phim có thể có những ý kiến khác nhau về nội dung nhưng phần nhạc phim đã chinh phục trọn vẹn khán giả. Bỏ qua những tranh cãi về phim, bản phối mới của ca khúc "Bài ca đất phương Nam" - nhạc phim chính của "Đất rừng phương Nam" - cũng mang đến một sức hút lớn với khán giả. Đây là nhạc phẩm kinh điển của 2 tác giả Lư Nhất Vũ - Lê Giang, được nhạc sĩ Đức Trí thực hiện bản phối mới, phần thu âm được lấy tiếng trực tiếp tại hiện trường.

NSƯT Trọng Phúc ca chính với sự góp giọng của các diễn viên chủ chốt gồm Trấn Thành, Tiến Luật, Tuấn Trần, Mai Tài Phến, Hạo Khang, Băng Di, Hứa Vĩ Văn, Đỗ Kỳ Phong. Ngoài ra, hơn 300 ca viên từ các nhóm hợp xướng Saigon Choir, ca đoàn Mai Tâm, Thiên Thần & Lu Men cũng góp giọng. Sự hào hùng nhưng vẫn giữ được sự da diết, tình cảm là điều mà khiến cho tác phẩm trở nên vừa quen vừa lạ, tăng sức hấp dẫn.

Không chỉ nhạc phim làm lại từ các tác phẩm quen thuộc mới gây sốt, trước đó, một số nhạc phim của tác phẩm điện ảnh Việt cũng tạo được độ lan tỏa rộng, gây ấn tượng trong lòng khán giả. Đó là ca khúc "Bạn ơi" - nhạc phim "Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh"; "Sao cha không" - nhạc phim "Bố già"; "Có chàng trai viết lên cây", "Từ đó" - nhạc phim "Mắt biếc"; "Ngày chưa giông bão" - nhạc phim "Người bất tử"...

Ca khúc nhạc phim tạo được độ lan tỏa rộng sẽ càng hiệu quả cho việc quảng bá phim. Việc nhạc phim được xem trọng, đầu tư đúng mức với những tác phẩm được lòng khán giả cũng là tín hiệu vui cho sự phát triển của điện ảnh Việt trong tương lai.

Từ email của một anh bạn văn, mình tìm và nghe lại bài dân ca nổi tiếng của Việt Nam: “Bèo dạt mây trôi” và tìm thấy nhiều điều khá thú vị chung quanh bài hát này.

Theo Wiki:

” Bèo dạt mây trôi là một bài hát dân ca Việt Nam, với nội dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái/chàng trai đối với người yêu ở phương xa. Chưa có nghiên cứu xác định được chính xác nguồn gốc của bài nhưng các website âm nhạc Việt Nam phần lớn đều cho rằng bài xuất xứ từ quan họ Bắc Ninh, trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng lại nhận định bài là dân ca đồng bằng Bắc bộ, thậm chí là dân ca Nghệ Tĩnh.”

Bài hát được thể hiện cao trào khi người con gái ngồi một mình trong đêm khuya chờ chàng trai đang đi xa. Ngày đêm người con gái luôn thao thức đợi chờ, mong ngóng, tiếng trống canh thúc dồn dập báo thời gian trôi qua, tạo cho người nghe âm hưởng và xúc động qua những câu:

“…Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi, anh ơi, em vẫn đợi… …Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn… tin chờ, sao chẳng thấy anh…? …Người đi xa có nhớ, là nhớ ai… ngồi trông cánh … chim trời. Sao chẳng thấy anh?”

Ca từ trong bài Bèo dạt mây trôi rất giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, sử dụng những hình tượng nghệ thuật như cánh bèo, chim, cá, mây, trăng, gió v.v. tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Cảnh vật nông thôn thời xưa thể hiện rõ nét, không gian và thời gian như nhập vào một, chất trữ tình mạch lạc.Đặc biệt ở nhan đề “Bèo dạt mây trôi” sử dụng một câu tục ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nông dân Việt.Tạo ra cho ca khúc một đặc điểm quan trọng đó là dễ đi vào lòng người nghe.

Theo Đức Miêng, từ những năm năm 1970 trở lại đây không có làng quan họ nào hát bài này. Nhạc sĩ quá cố Hồng Thao đã ghi âm 174 làn điệu mà không hề có làn điệu Bèo dạt mây trôi. Người sưu tầm ca khúc và giới thiệu qua Đài tiếng nói Việt Nam là nhạc sĩ Nguyễn Chính, với bản thu thanh đầu tiên là của cố nghệ sĩ Thương Huyền năm 1968. Tuy nhiên chính nhạc sĩ Nguyễn Chính cũng không nhớ là sưu tầm ở đâu.

Năm 1992 đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam lại giới thiệu bài này là dân ca Nghệ Tĩnh. Những năm gần đây, trong một số đĩa CD, băng Karaoke, băng từ tính có bài bài này được giới thiệu là dân ca Nghệ Tĩnh. Việc lầm lẫn trong việc giới thiệu có thể khó tránh khỏi. Tuy chưa có những nghiên cứu thỏa đáng cho phép kết luận xuất xứ xác đáng nhất của bài Bèo dạt mây trôi, tài liệu đã dẫn cũng bước đầu nhận định: căn cứ vào tính chất và đặc điểm âm nhạc vùng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng thời căn cứ vào ngữ phương vùng Thanh Nghệ, chúng tôi cho rằng Bèo dạt mây trôi chưa phải là dân ca Nghệ Tĩnh.

Gần đây trên bìa đĩa của một số ca sĩ đề tác giả của bài hát là “dân ca đồng bằng Bắc bộ”.

Bèo dạt mây trôi, ngoài thể hiện bằng lời hát, nhạc sĩ Đặng Ngọc Long đã chuyển soạn cho độc tấu đàn Ghita rất thành công ở trong cũng như ngoài nước. Tác phẩm nay đã được đưa vào thư viện lưu trữ Quốc gia Đức.