Tại sao con đường gian bào lại nhanh hơn con đường tế bào chất

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì


Câu 84782 Thông hiểu

Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì


Đáp án đúng: c


Phương pháp giải

Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ --- Xem chi tiết

...

Quảng cáo

Đề bài

Quan sát hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ? Mô tả mỗi con đường. Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai Caspari.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào hình vẽ mô tả các con đường hấp thụ nước và vị trí [màu đỏ và màu xanh], vai trò của vòng Caspari

Lời giải chi tiết

a] Nước [và các chất khoáng hoà tan trong nước] đi từ đất qua lông hút vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất [qua các tế bào].

b] Mô tả mỗi con đường

- Con đường gian bào: nước từ đất vào lông hút → gian bào của các tế bào vỏ tới đai Caspari: nước qua tế bào nội bì vào trung trụ → mạch gỗ.

- Con đường tế bào chất: nước từ đất vào lông hút → tế bào vỏ → tế bào nội bì → vào trung trụ → mạch gỗ.

c] Vị trí và vai trò của vòng đai Caspari

- Vị trí: Nằm ở phần nội bì của rễ.

- Vai trò: Kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hoà vận tốc hút nước của rễ

Loigiaihay.com

  • Giải bài 4 trang 7 SBT Sinh học 11_BT

    Giải bài 4 trang 7 SBT Sinh học 11. Lập bảng so sánh các con đường thoát hơi nước ở lá. Vì sao diện tích bề mặt lá lớn hơn khí khổng nhưng lượng nước thoát ra lại ít hơn?

  • Giải bài 5 trang 8 SBT Sinh học 11

    Giải bài 5 trang 8 SBT Sinh học 11. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp như thế nào?

  • Giải bài 6 trang 9 SBT Sinh học 11

    Giải bài 6 trang 9 SBT Sinh học 11. Lập bảng so sánh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí, hoá sinh của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Em rút ra nhận xét gì?

  • Giải bài 7 trang 10 SBT Sinh học 11

    Giải bài 7 trang 10 SBT Sinh học 11. Dựa vào sơ đồ dưới đây để giải thích chu trình cố định CO2 ở thực vật C4

  • Giải bài 8 trang 11 SBT Sinh học 11

    Giải bài 8 trang 11 SBT Sinh học 11. Nêu lên sự khác nhau giữa hô hấp và hô hấp sáng ở thực vật

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

  1. Giải thích các bước giải:

    Con đường gian bào là:

    – Con đường qua thành tb lông hút và các khoảng gian bào đến thành tb nội bì, gặp vòng đai Caspari chuyển vào tb nội bì => mạch gỗ rễ [hấp thụ nhanh và nhiều nước nhưng lượng nước và các chất khoáng ko được kiểm tra]

    Con đường gian bào sau khi đi đến nội bì gặp khung caspary thì lại bị chặn lại vì:

    -Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất ko thấm nước, ko cho các chất khoáng hòa tan trong nước đi qua, do đó nước và các chất khoáng phải đi vào tb nội bì [nước , chất khoáng được điều chỉnh và kiểm tra]

  2. Đáp án:

    -Đai caspary, đó là vách tế bào bị suberin hóa không thấm nước và các chất tan. Đai caspary bao quanh hoàn toàn mỗi tế bào nội bì tạo nên đai ngăn cách trong gian bào giữa vỏ và trung trụ của rễ.

    -Dòng vật chất buộc phải đi vòng xuyên qua các tế bào thấm [các cánh cửa] tồn tại giữa đai caspary. Tế bào thấm là các tế bào có vách mỏng không bị suberin hóa. Sự vận chuyển theo gian bào là rất quan trọng, đặc biệt đối với các chất như calci, magnes, nhôm là những chất khó di chuyển qua màng sinh học khi vận chuyển theo con đường tế bào chất.

    -Vai trò:rất quan trọng trong sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều chỉnh dòng vật chất vào trụ mạch dẫn. Đây là một vòng đai ngăn cản sự di chuyển của nước và muối theo chiều ngang trong thân cây.

- Ở rễ và thân non của nhiều loài thực vật có bốn lớp tế bào chính, lần lượt từ ngoài vào trong là: biểu bì, vỏ, nội bì và trung trụ. Trong trung trụ có mạch gỗ gồm nhiều tế bàoxylem tạo thành, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên phần cao hơn của cây, nên được gọi là "đường đi lên".

Sơ đồ rễ cây cắt ngang.

1 = Biểu bì [nâu];

2 = Vỏ [vàng];

3 = Nội bì [xanh];

4 = Trung trụ [trắng];

5 = Đai Caspari [đỏ]

- Đai Caspari nằm ở vùng nội bì, phần tiếp giáp giữa vỏ và trung trụ [chứa mạch gỗ thuộc đường đi lên]. Thực chất của "vành đai" này không phải là một dải liên tục, mà là tập hợp các "điểm" không thấm nước ở khoảng gian bào của lớp nội bì.

2. Chức năng của đai Caspari

- Về mặt sinh lí, đai Caspari có nhiệm vụ ngăn cản nước và ion khoáng xâm nhập từ ngoài vào mạch gỗ theo con đường gian bào. Dòng nước từ môi trường vận chuyển vào rễ theo con đường gian bào đến đai Caspari sẽ bị chặn lại, bắt buộc phải chuyển hết sang con đường tế bào chất để qua chất nguyên sinh mới vào đượcxylem.

- Đai Caspari ngăn nước ởmạch gỗ thấm ngược trở lại, tăng sức đẩy của "áp suất rễ", góp phần đẩy nước lên các bộ phận trên cao của cây có khi đến hàng chục hoặc trăm mét cao so với mặt đất.

- Điều chỉnh lượng nước và chất hòa tan.

  • 1

    Vị trí

  • 2

    Cấu tạo

  • 3

    Chức năng

  • 4

    Hình thành

  • 5

    Tham khảo

  • 6

    Nguồn trích dẫn

Sơ đồ rễ cây cắt ngang. 1 = Biểu bì [nâu]; 2 = Vỏ [vàng]; 3 = Nội bì [xanh]; 4 = Trung trụ [trắng]; 5 = Đai Caspari [đỏ].

  • Ở rễ và thân non của nhiều loài thực vật có bốn lớp tế bào chính, lần lượt từ ngoài vào trong là: biểu bì, vỏ, nội bì và trung trụ [xem hình bên]; trong trung trụ có mạch gỗ gồm nhiều tế bào xylem tạo thành, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên phần cao hơn của cây, nên được gọi là "đường đi lên".[2]
  • Đai Caspari nằm ở vùng nội bì, phần tiếp giáp giữa vỏ và trung trụ [chứa mạch gỗ thuộc đường đi lên]. Thực chất của "vành đai" này không phải là một dải liên tục, mà là tập hợp các "điểm" không thấm nước ở khoảng gian bào của lớp nội bì.[6]

Tại sao con đường gian bào lại nhanh hơn con đường tế bào chất

Hình như bạn hiểu sai vấn đề á.
Chúng ta biết là có 2 con đường của nước đi vào rễ đó là gian bàotế bào chất.

Đối với con đường tế bào chất thì nước và ion khoáng sẽ đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào bên ngoài và tế bào nội bì, tại đó nguồn nước vào cây sẽ được lọc và loại bỏ đi các chất độc cho cây. Ở con đường này thì không có sự kiểm soát của đai casparin và tốc độ nước sẽ chậm hơn

Còn ở con đường gian bào thì nước và các ion khoáng đi lách giữa các vách tế bào. Đến nội bị sẽ bị chặn lại bởi các đai casparin (là những cái gạch nối màu đen giữa các tế bào nội bì ấy, có vẻ như bạn hiểu nhầm casparin là các tế bào màu cam đúng ko). Vì vậy mà dòng nước bắt buộc phải xuyên qua tbc của tb nội bì. Ở con đường này thì tốc độ nước sẽ nhanh hơn.

Chúc bạn học tốt !!!

Reactions: Vũ Linh Chii, Timeless time, H.Bừn and 1 other person

helu em, cái này thì chúng ta có thông tin như sau nhen Về con đường vận chuyển, ta có 2 con đường như sau: + Con đường qua chất nguyên sinh - không bào.

+ Con đường qua thành tế bào - gian bào với vòng đai caspari ( kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hòa tan )

Em chú ý tới đoạn anh highlight lên nhen, ở đây con đường thành tế bào, tức con đường màu đỏ trong hình vẽ, không được chọn lọc nên khi bước cuối cùng để được vào bên trong thì cần phải qua một bước ''kiểm duyệt'' của đai caspari để tránh các chất độc chẳng hạn,.. thì mới được vào mạch gỗ để vận chuyển trong cây.

Và con đường chất nguyên sinh, cơ bản đai caspari đã là một phần của con đường rồi, đi qua từng tế bào luôn có sự chọn lọc, vậy tại sao cây không duy trì một con đường này thôi nhỉ ?

Vì đặc điểm lợi hơn của con đường thành tế bào kia - tốc độ nhanh - nên nhờ đặc điểm này + sự chọn lọc của đai caspari nữa để phù hợp với nhu cầu của cây.

Nên đó là lý do để cây duy trì 2 con đường này .

Chúc em học tốt !! ^^

Reactions: Vũ Linh Chii, Timeless time, boywwalkman and 4 others

Tại sao con đường gian bào lại nhanh hơn con đường tế bào chất

helu em, cái này thì chúng ta có thông tin như sau nhen Về con đường vận chuyển, ta có 2 con đường như sau: + Con đường qua chất nguyên sinh - không bào.

+ Con đường qua thành tế bào - gian bào với vòng đai caspari ( kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hòa tan )

Em chú ý tới đoạn anh highlight lên nhen, ở đây con đường thành tế bào, tức con đường màu đỏ trong hình vẽ, không được chọn lọc nên khi bước cuối cùng để được vào bên trong thì cần phải qua một bước ''kiểm duyệt'' của đai caspari để tránh các chất độc chẳng hạn,.. thì mới được vào mạch gỗ để vận chuyển trong cây.

Và con đường chất nguyên sinh, cơ bản đai caspari đã là một phần của con đường rồi, đi qua từng tế bào luôn có sự chọn lọc, vậy tại sao cây không duy trì một con đường này thôi nhỉ ?

Vì đặc điểm lợi hơn của con đường thành tế bào kia - tốc độ nhanh - nên nhờ đặc điểm này + sự chọn lọc của đai caspari nữa để phù hợp với nhu cầu của cây.

Nên đó là lý do để cây duy trì 2 con đường này .

Chúc em học tốt !! ^^

Vậy nếu con đường gian bào nhanh hơn và vẫn đảm bảo do đai caspari thì vì sao con đường chậm hơn lại tồn tại ạ?

Reactions: Vũ Linh Chii and Timeless time

Vậy nếu con đường gian bào nhanh hơn và vẫn đảm bảo do đai caspari thì vì sao con đường chậm hơn lại tồn tại ạ?

Như anh có highlight rồi đó em, đó chính là nhu cầu của cây. - Nhờ vào cả hai con đường => đảm bảo đủ lượng cho cây.

- Ngoài ra còn có cơ chế chủ độngthụ động, vậy theo con đường chất nguyên sinh thì khi cây cần hấp thu chủ động với các loại chất nhất định thì có thể thực hiện rồi nè :>

Em tham khảo rồi trao đổi nhen.

Reactions: Vũ Linh Chii, vangiang124 and boywwalkman