Tin báo là gì

Ngày hỏi:06/04/2019

Tôi đang có đôi chút thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập hãy phân biệt tố giác về tội phạm và tin báo về tội phạm với ạ. Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

  • Tin báo là gì

    (ảnh minh họa)

  • Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về khái niệm tố giác và tin báo về tội phạm như sau:

    + Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

    + Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

    Theo các khái niệm này thì ta có thể phân biệt tố giác và tin báo về tội phạm như sau:

    Tiêu chí phân biệt Tố giác tội phạm Tin báo về tội phạm
    Chủ thể thực hiện Cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    Căn cứ phát hiện hành vi Chủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra. Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác,... và báo cho cơ quan có thẩm quyền.

    Trên đây là nội dung phân biệt về tố giác tội phạm và tin báo về tội phạm.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Căn cứ pháp lý của tình huống

  • Những việc Đồn Công an, Trạm Công an không được làm khi tiến hành tiếp nhận tin báo về tội phạm
  • Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố án ma túy được quy định như thế nào?
  • Phân biệt tố giác về tội phạm và tin báo về tội phạm
  • Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được hiểu như thế nào?
  • Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cơ quan có thẩm quyền được tiến hành các hoạt động nào?
  • Quy trình phối hợp xử lý tin tố giác, tin báo về tội phạm
  • Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
  • Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
  • Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự là bao lâu?
  • Trách nhiệm tiếp nhận tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ban biên tập LawNet

  • Tin báo là gì

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm


  • Tin báo là gì
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail:

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Tố giác và tin báo về tội phạm là những cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không. Vậy tin báo với tố giác tội phạm có gì khác nhau? Tin báo, tố giác tội phạm sẽ được tiếp nhận thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây từ Công ty Luật ACC:

Tin báo là gì

Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm

Khoản 1, khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.”

Tố giác tin báo về tội phạm có những điểm khác nhau sau:

  • Về chủ thể cung cấp:

+ Tố giác về tội phạm: Chủ thể tố giác tội phạm là cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng.

+ Tin báo về tội phạm: Ngoài cá nhân, chủ thể báo tin về tội phạm còn bao gồm cơ quan, tổ chức.

  • Về yếu tố phát hiện hành vi:

+ Tố giác về tội phạm: Chủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra.

+ Tin báo về tội phạm: Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác,… và báo cho cơ quan có thẩm quyền.

3/ Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BCA, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm sẽ được thực hiện như sau:

  • Trường hợp trực tiếp tố giác, báo tin

Cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận lập Biên bản tiếp nhận có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết).

  • Trường hợp tố giác, báo tin bằng văn bản

Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận viết Giấy biên nhận (02 bản), một bản kèm theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, một bản giao cho người gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.

  • Trường hợp tố giác, báo tin qua điện thoại

Với trường hợp này, cán bộ tiếp nhận sẽ yêu cầu đầy đủ các thông tin sau:

– Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;

– Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;

– Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;

– Các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội, hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc …;

– Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việc đó;

Nếu người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối;

Các thông tin này sẽ được cán bộ tiếp nhận ghi chép vào sổ tiếp nhận và viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

  • Trường hợp tiếp nhận thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng

Đối với trường hợp này, cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; đối với tin báo về tội phạm đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết.

Nếu chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) đã đăng tải tin báo trên có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu. Nếu người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.

Cá nhân có thể là chủ thể cung cấp tin báo về tội phạm, chủ thể tố giác tội phạm. Như vậy, nếu nhận định “Theo quy định khoản 1, khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015, chỉ cần căn cứ vào người đi tố giác là cá nhân hay tổ chức để phân biệt đó là tố giác hay tin báo về tội phạm.” là chưa chính xác.

3/ Một số thắc mắc liên quan đến Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm

Tố giác tiếng anh là gì?

Denounce. Tôi đã tố giác ông mà không có chút bằng chứng nào. I denounced you without a shred of evidence.

Bị lừa đảo qua mạng thì phải tố cáo ở đâu?

– Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

– Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.

– Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508

Không nộp đơn tố giác tội phạm có sao không?

Căn cứ điều 314 bộ luật hình sự 2015; khi một người phát hiện tội phạm mà không tố giác có thể bị xử lý hình sự về tội không tố giác tội phạm.

Để tìm hiểu về nộp đơn tố giác như thế nào mời bạn tham khảo: Nộp đơn tố giác tội phạm ở đâu? Cập nhật 2022

Trên đây là một số thông tin về Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm – Công ty Luật ACC, trong trường hợp bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin về lĩnh vực tội phạm, mời bạn đọc tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.