Tiêm phòng sởi rubella trước khi mang thai bao lâu

  • 06:51 13/04/2020
  • Xếp hạng 5/5 với 20339 phiếu bầu

Nhiều phụ nữ chuẩn bị sinh con thắc mắc nên tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai bao lâu để phòng bệnh tốt nhất. Theo đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh con được khuyến khích tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai 3 tháng để không ảnh hưởng đến thai nhi và giúp cơ thể có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị và rubella trong thai kỳ, phụ nữ cần tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng, bên cạnh vắc - xin cúm và viêm gan B.

Tuy nhiên, vắc - xin cúmviêm gan B vẫn có thể được tiêm ngừa trong thai kỳ nếu thai phụ chưa hoàn thành tiêm chủng 2 vắc - xin này trước khi mang thai. Riêng đối với vắc - xin sởi – quai bị – rubella, thai phụ lưu ý tuyệt đối không được tiêm khi phát hiện đã mang thai.

Trường hợp nếu đã tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai nhưng lại phát hiện có thai trong khi thời gian từ lúc chích ngừa đến lúc mang thai chưa được 1 tháng, thì các thai phụ cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn theo dõi, chăm sóc thai kỳ. Lưu ý, không có bất kỳ chỉ định nào chấm dứt thai kỳ khi thai phụ lỡ tiêm ngừa khi mang thai, tuy nhiên, thai phụ cần khám thai theo định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tiêm phòng sởi rubella trước khi mang thai bao lâu

Phụ nữ cần tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai


Trước khi tiêm phòng, phụ nữ cần kiểm tra xem đang có thai hay không. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai cho phụ nữ có kế hoạch sinh con. Phụ nữ có dự định sinh con muốn tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn thực hiện xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra miễn dịch trước khi tiêm chủng. Nếu đã có kháng thể sẽ không cần tiêm phòng vì đây là kháng thể miễn dịch suốt đời. Nếu chưa có đáp ứng miễn dịch hoặc đã từng tiêm phòng nhưng miễn dịch không hiệu quả, sẽ được các bác sĩ tư vấn tiêm phòng vắc - xin với lịch chủng ngừa phù hợp.

Tiêm phòng sởi rubella trước khi mang thai bao lâu

Trước khi tiêm phòng, phụ nữ cần kiểm tra xem đang có thai hay không

Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Phòng tiêm chủng và phòng chờ sau tiêm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec rất thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái và tâm lý tốt cho khách hàng, với đầy đủ trang thiết bị và phương tiện cấp cứu, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có kỹ năng cấp cứu phản vệ sẽ xử lý kịp thời theo đúng phác đồ nếu có xảy ra sự cố. Khách hàng cũng được đánh giá lại sức khỏe sau khi tiêm để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tiêm chủng cao nhất trước khi ra về.

Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai 3 tháng là tốt nhất để đảm bảo cơ thể có thời gian tạo kháng thể phòng bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Chị em trước khi có ý định mang bầu thường được khuyến nghị tiêm phòng rubella. Nhiều người thắc mắc tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em một vài thông tin cơ bản nhất về vấn đề này.

Tác dụng của tiêm rubella với mẹ bầu

Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức là một bệnh di truyền, do virus rubella gây nên. Căn bệnh này không gây ra những biến chứng nguy hiểm chết người nhưng lại có thể gây những dị tật bẩm sinh rất nặng ở bào thai. Nếu mẹ bị mắc rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc thai nhi sau này sinh ra bị các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí não.

Tỷ lệ trẻ bị mắc dị tật sẽ giảm dần theo thời gian mẹ bị nhiễm rubella. Mẹ bị nhiễm ở 3 tháng đầu, tỷ lệ là 90%, ở tuần 16 tỷ lệ còn 20%, từ tuần 20 trở đi thì trường hợp gặp biến chứng rất ít.

Chính vì những nguy hiểm trên mà chị em phụ nữ thường được khuyên tiêm phòng rubella trước khi mang bầu để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Tham khảo bài đọc sau: Mổ nội soi thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền

Tiêm phòng sởi rubella trước khi mang thai bao lâu

Tiêm vắc xin rubella là cách phòng bệnh tốt nhất đối với mẹ bầu.

Tiêm rubella 1 tháng có thai được không?

Theo các chuyên gia, chị em tiêm rubella xong cần đợi tối thiểu 3 tháng mới nên có thai. Về lý thuyết, vắc xin rubella và một số vắc xin khác (sởi, quai bị…) không nên tiêm gần thời điểm có thai hoặc trong thai kỳ bởi nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, gây ra các loại dị tật như đã kể trên.

Vì thế, sau khi tiêm vắc xin phòng rubella xong, chị em cần áp dụng các biện pháp tránh thai để tránh có bé ngoài ý muốn. Nếu chẳng may mẹ mang bầu không lâu sau khi tiêm rubella hoặc vừa tiêm phòng về thì lại phát hiện có thai, hãy thật bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiêm phòng sởi rubella trước khi mang thai bao lâu

Mỗi loại vắc xin sẽ được tiêm vào thời điểm khác nhau. Vắc xin sởi, quai bị, rubella sẽ được tiêm trước khi mang thai.

Như đã nêu ở trên, về lý thuyết thì tiêm rubella 1 tháng không được có thai bởi khi đó, thai nhi có thể gặp nhiều nguy hiểm. Về bản chất, rubella là vắc xin sống đã được làm giảm độc lực, khoảng thời gian 1 tháng là không an toàn nếu chị em quyết định có thai. Lúc này, bào thai có thể bị nhiễm virus rubella và gặp những biến chứng nguy hiểm như đã kể trên.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp tiêm rubella sau 1 tháng đã lỡ dính bầu và con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Các chuyên gia nói rằng tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh do vắc xin là cực thấp. Vì vậy, điều quan trọng nhất sau khi chị em phát hiện ra mình mang thai sau khi tiêm phòng rubella được 1 tháng là phải bình tĩnh, đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Căn cứ vào tình hình mà bác sĩ sẽ tiếp tục giám sát thai kỳ hoặc chỉ định đình chỉ thai nghén.

Rubella có điều trị được không?

Không có phương pháp điều trị rubella hiệu quả. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó có thể được hạn chế. Nếu mẹ bị nhiễm virus và không muốn chấm dứt thai kỳ, bác sĩ có thể tiêm cho mẹ kháng thể rubella có tên globulin siêu miễn dịch. Mặc dù mũi tiêm này không thể ngăn bé bị nhiễm virus nhưng nó giúp giảm các khuyết tật bẩm sinh ở một bức độ nào đó.

Ngay sau khi bé chào đời, bé phải được các chuyên gia theo dõi sát sao tình hình sức khỏe.

Do không thể làm gì nếu đã bị nhiễm virus nên cách tốt nhất để đối phó với bệnh này là mẹ hãy tiêm phòng đầy đủ.

Tiêm phòng sởi rubella trước khi mang thai bao lâu

Không có biện pháp điều trị rubella tích cực một khi đã mắc bệnh

Cách ngăn ngừa rubella khi mang thai

Cách tốt nhất để phòng ngừa rubella là tiêm vắc xin trước khi mang thai. Nếu mẹ đã từng tiêm vắc xin từ khi còn nhỏ thì khả năng bị bệnh sẽ không đáng kể.

Nếu chị em đang muốn có thai nhưng không chắc chắn liệu mình đã được tiêm vắc xin hay chưa, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để xem có kháng thể chống rubella trong cơ thể bạn chưa.

Tiêm phòng sởi rubella trước khi mang thai bao lâu

Các mẹ cần tiêm phòng rubella cho các bé ngay từ khi còn nhỏ

Tuy nhiên, nếu chị em chưa được tiêm phòng thì có thể làm theo một số hướng dẫn sau đây:

– Trước khi mang thai hãy tiêm vắc xin sởi, quai bị và rubella.

– Trong khi mang thai mẹ bầu không nên tiêm vắc xin, vì vậy, mẹ hãy tránh tiếp xúc với những người bị rubella, thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ đã tiếp xúc với người nghi bị bệnh.

– Sau khi mang thai mẹ cần tiêm vắc xin sớm để phòng bị rubella trong những lần mang thai tiếp theo.

Dưới đây là một vài điều mẹ có thể làm để giảm nguy cơ bị rubella trong quá trình mang thai:

– Nếu thấy ai đó bị phát ban trên mặt và toàn thân cùng với dấu hiệu chảy nước mắt, đỏ mắt, cảm lạnh, chảy nước mũi, nghẹt mũi thì mẹ hãy tránh tiếp xúc với họ.

– Hãy tiêm phòng rubella cho các con.

– Nếu có dịch rubella ở nơi mẹ sinh sống hoặc làm việc thì hãy tránh xa nơi đó. Tránh cho trẻ đến trường vài ngày bởi các bé có hteer lây bệnh và truyền cho mẹ.

– Tránh đến những vùng có dịch rubella.

– Không sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc tham dự các sự kiện ở nơi công cộng, những nơi có nhiều khả năng nhiễm virus.

Tin liên quan

  • Có kinh có thai được không?
  • Có thai uống bia được không?
  • Có thai uống mật ong được không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc