Thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em

Cho trẻ uống gì để tăng sức đề kháng còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, ở mọi lứa tuổi thì đều có điểm chung là cần bổ sung đủ nước cho trẻ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì cần cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ ăn dặm đến lớn có thể bổ sung thực đơn đa dạng hơn như nước ép trái cây, nước ép rau củ, sữa chua, sữa công thức.

Nước có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể và đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tiết mồ hôi. Do đó, bố mẹ nên tập cho bé duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để giúp tăng cường trao đổi chất, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và vận chuyển oxy trong máu, chất dinh dưỡng thiết yếu phục vụ cho các hoạt động của tế bào.

Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh và có thể kéo dài 24 tháng.

Khi trẻ đã ăn dặm được, mẹ có thể bổ sung nước ép rau củ quả vào chế độ ăn của trẻ để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Các loại rau củ màu vàng, cam, đỏ và xanh đậm như bí đỏ, cà rốt, khoai lang, cà chua, ớt chuông, gấc, súp lơ xanh, tỏi, gừng, nghệ v.v chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu có lợi cho hệ tiêu hoá và sức đề kháng của trẻ, ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ các hoạt động tiêu hoá thức ăn.

Một số loại trái cây cũng giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ như trái cây họ cam quýt (bưởi, cam, quýt, chanh, v.v), đu đủ, kiwi giúp bổ sung vitamin C; các loại hạt như hạnh nhân giúp bổ sung vitamin E giúp phòng cảm lạnh; hạt hướng dương giàu các chất như vitamin B6, vitamin E, magie, selen giúp giảm căng thẳng, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa chứng trầm cảm và duy trì chức năng của hệ miễn dịch.

Thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em

Cho trẻ uống gì để tăng sức đề kháng đó là nước ép rau củ quả

Sữa chua là câu trả lời cho thắc mắc “nên cho bé uống gì để tăng sức đề kháng”. Trong sữa chua chứa men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường sức đề kháng vì có tới 70% hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hoá. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và là nguồn cung cấp vitamin D lớn cho cơ thể trẻ.

Bố mẹ nên cho con uống sữa chua tráng miệng trước khi đi ngủ 30 - 60 phút để hỗ trợ tiêu hoá và giúp trẻ ngủ ngon hoặc uống sau dùng thuốc 2 giờ với những trẻ đang uống thuốc.

Sữa chua ít đường và ít béo mang lại nhiều lợi ích hơn sữa chua nhiều đường, do đó, bố mẹ nên ưu tiên mua sữa chua ít đường cho trẻ. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý béo phì, tiểu đường ở trẻ bổ sung thừa đường.

Không nên cho trẻ uống sữa chua cùng với các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, gà rán, khoai tây chiên vì khi kết hợp với nhau lợi khuẩn trong sữa có thể bị tiêu diệt bởi thức ăn, gây mất tác dụng của sữa chua.

Trong các loại đậu chứa nhiều loại khoáng chất hỗ trợ miễn dịch như kẽm, sắt, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cho trẻ. Ngũ cốc chứa nhiều omega-3 giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào bạch cầu, có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.

Sữa công thức chứa HMO được sử dụng cho trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc không đủ sữa cho con bú. Thành phần HMO có nhiều trong sữa mẹ, có tác dụng hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột giúp giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiêu hoá và hô hấp ở trẻ.

Nếu bạn chưa biết cho bé uống gì để tăng sức đề kháng thì trà xanh là một lựa chọn rất tốt. Trà xanh giàu chất epigallocatechin gallate, EGCG và axit amin L-theanine giúp hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào lympho T. Ngoài ra, nó còn chứa chất flavonoid, là một chất có tác dụng chống oxy hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em

Cho trẻ uống gì để tăng sức đề kháng đó là sữa mẹ

Một số loại vitamin có tác dụng hỗ trợ sức đề kháng cho trẻ, gồm:

  • Vitamin A: Bổ sung đầy đủ vitamin A (có nhiều trong rau dền, gấc, rau ngót, v.v) có thể giúp làm giảm 23% nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ, việc thiếu loại vitamin này có thể gây bài tiết ở các tuyến ngoại tiết, giảm khả năng chống chọi lại vi trùng gây bệnh.
  • Vitamin E: Vitamin E có nhiều trong các loại hạt như đậu, lạc, hướng dương, giá đỗ, mầm lúa mạch, các loại rau có màu xanh đậm. Nó có tác dụng bảo vệ vitamin A và chất béo ở màng tế bào khỏi bị oxy hoá, bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm trùng.
  • Vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, trái cây họ cam quýt, có tác dụng kích thích các tế bào lympho T chuyển dạng và tăng cường hoạt tính của tế bào bạch cầu, giúp hình thành các bổ thể tăng cường miễn dịch cho trẻ.
  • Vitamin D: Vitamin D có liên quan đến nhiều chức năng của hệ miễn dịch, tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh, trong đó có 10 - 20% được tổng hợp qua chế độ ăn uống, và 80 - 90% qua bức xạ tia cực tím. Vì vậy, bạn nên kết hợp cho trẻ tắm nắng 15 - 30 phút/ngày và ăn các loại thực phẩm như hải sản, lòng đỏ trứng để tăng cường vitamin D cho trẻ.
  • Vitamin nhóm B: Folate (B9)pyridoxin (B6) có vai trò quan trọng hơn cả đối với hệ miễn dịch. Quá trình tổng hợp tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch bị chậm lại nếu cơ thể bị thiếu chất folate và pyridoxin. Những loại vitamin này có nhiều trong ngũ cốc, các loại hạt, cám gạo.
  • Sắt: Sắt cần thiết cho quá trình phân bào, ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Do đó, thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cho cơ thể, nó có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng, v.v.
  • Kẽm: Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa, giúp tăng cường miễn dịch, mau lành vết thương, duy trì vị giác và khứu giác, vì vậy khi thiếu kẽm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng.
  • Selen: Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase, một loại men ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch. Thiếu hụt selen có thể gây suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức, ức chế hệ miễn dịch.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể là phương pháp giúp phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch còn non nớt. Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học, cha mẹ cần cho trẻ tiêm vacxin đầy đủ và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trẻ em có một hệ miễn dịch khỏe mạnh là nền tảng quan trọng cho một sức khỏe tốt, tạo đà cho sự tăng trưởng, phát triển vượt trội về thể chất và tinh thần. Để xây dựng nền móng cho hệ miễn dịch của bé một cách vững chắc, cha mẹ cần quan tâm, theo dõi, chăm sóc từ khi bé còn ở trong bụng mẹ đến khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ, tốn nhiều công sức và thời gian cũng như sự tìm hiểu thông tin có ích của cha mẹ.

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non nớt chưa hoàn thiện, do bé bắt đầu tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sau khi sinh. Vì vậy, cơ thể của trẻ được bảo vệ từ những nguồn sau đây:

  • Người mẹ truyền một số kháng thể của mình qua nhau thai cho bé.
  • Nguồn sữa mẹ chứa nhiều kháng thể cung cấp cho bé.
  • Hệ miễn dịch của bé tự hoạt động do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh

Hệ miễn dịch hoạt động bằng cách ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, được ghi nhớ lại giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn.

Xem ngay: Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ được xem là đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là những năm đầu đời

Tăng cường hệ miễn dịch là một bước quan trọng giúp bảo vệ bé trước các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ một cách an toàn, hiệu quả.

2.1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng là rất cần thiết cho sự tạo thành và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Sự hoạt động của hệ miễn dịch cần hỗ trợ và phối hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể như: vitamin C, vitamin D, vitamin A, kẽm, selen, sắt và protein. Các chất này hoạt động như chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch và quá trình sản xuất kháng thể. Nguồn cung cấp các chất này gồm từ thực vật như rau có màu xanh đậm, củ quả như cà rốt, cam, đậu xanh, dâu tây; động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm. Tại mỗi gia đình, cha mẹ có thể xây dựng thực đơn với chế độ dinh dưỡng chứa đạm, tinh bột, chất béo và các yếu tố vi lượng kể trên cho bé.

Cha mẹ cần chú ý việc sử dụng các sản phẩm bổ sung chứa vitamin và yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, ...cho trẻ em cần có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, nhằm tránh những độc tính gây ra do uống quá liều lượng.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hệ vi sinh vật đường ruột có chức năng miễn dịch với vai trò tham gia sản xuất protein kháng khuẩn. Hệ vi sinh có lợi được duy trì, hỗ trợ phát triển bởi chế độ ăn giàu chất xơ nguồn gốc thực vật như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt các loại. Chất xơ được vi sinh vật đường ruột phân hủy, chuyển hóa thành axit béo chuỗi ngắn, từ đó kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch. Thực phẩm probiotic chứa vi khuẩn sống có lợi như sữa chua, rau lên men, món tempeh, kim chi và miso; prebiotic chứa chất xơ và oligosaccharide như tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây, chuối, rong biển hỗ trợ nuôi dưỡng và duy trì các đặc tính khỏe mạnh của vi sinh vật đường ruột. Chế độ ăn cho trẻ cần lưu ý nguyên tắc ăn nhiều loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nhằm bổ sung prebiotic trong chế độ ăn cho trẻ.

2.2. Cho trẻ bú sữa mẹ

Một phương pháp hiệu quả, an toàn, tiết kiệm giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ là bú sữa mẹ. Nguồn kháng thể, tế bào bạch cầu được cung cấp từ sữa mẹ giúp bảo vệ bé tránh một số bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não, dị ứng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng giúp phát triển trí não của bé một cách toàn diện, chống bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm đại tràng hay một số dạng ung thư khi trẻ lớn lên.

Sữa non của mẹ là loại sữa màu vàng loãng tiết ra trong những ngày đầu sau sinh chứa rất nhiều kháng thể có giá trị. Vì vậy, Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng như Bộ Y tế Việt Nam khuyến khích các bà mẹ cho con bú càng sớm sau sinh càng tốt, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi trẻ 24 tháng tuổi.

Xem ngay: Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho bé: Chú ý bổ sung kẽm cho trẻ

2.3. Tạo dựng thói quen sinh hoạt có lợi cho sức khỏe

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Việc thiếu ngủ gây suy yếu miễn dịch của bé, sụt giảm tế bào diệt tự nhiên, tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh tấn công cơ thể một cách dễ dàng. Số giờ ngủ cần có trong ngày thay đổi tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ: trẻ sơ sinh cần 18-20 giờ/ngày, trẻ mới biết đi cần 12 – 13 giờ/ngày và trẻ học mẫu giáo cần 10 giờ/ngày.

Khuyến khích trẻ tập thể dục

Việc tập luyện thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường các tế bào miễn dịch của cả người lớn và trẻ em. Để tạo thói quen tập thể dục cho trẻ, bố mẹ nên trở thành một tấm gương tập luyện và cho bé tham gia các bài tập thể dục lành mạnh phù hợp như đi bộ, đạp xe hoặc trượt băng.

Thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em

Luyện tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Khuyến khích trẻ giữ gìn vệ sinh

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp bảo vệ cơ thể trẻ tránh khỏi, giảm nguy cơ tiếp xúc, xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, từ đó bảo vệ các tế bào miễn dịch. Cha mẹ cần khuyến khích bé tạo thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tham gia các hoạt động vui chơi, đánh răng 2 lần/ngày.

2.4. Tạo môi trường sống trong gia đình sạch sẽ, lành mạnh

Tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá

Hệ miễn dịch của trẻ có thể bị tổn thương khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, do trẻ có tần số thở nhanh hơn và cơ chế giải độc tự nhiên chưa hoàn thiện. Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản và nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về trí não, thần kinh của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá để đảm bảo cho sức khỏe hệ miễn dịch.

Hãy lưu ý người trưởng thành

Việc giữ sức khỏe khỏe mạnh của các thành viên lớn tuổi trong gia đình là một biện pháp phòng ngừa lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Vì vậy, bố mẹ, ông bà, anh chị của trẻ cũng cần chăm sóc sức khỏe đúng cách để có hệ miễn dịch tốt chống lại bệnh tật hoặc khi mắc bệnh truyền nhiễm thì cần áp dụng những biện pháp phòng tránh phù hợp để hạn chế lây cho trẻ.

2.5. Tiêm chủng đầy đủ

Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ vắc xin theo lịch khuyến cáo của Bộ y tế sẽ không chỉ bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, mà còn giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng, những người không được tiêm chủng do tiêm chủng vắc - xin kích thích cơ thể sản xuất kháng thể giúp chống đỡ vi sinh vật gây bệnh một cách chủ động.

Việc tăng cường hệ miễn dịch của trẻ rất quan trọng, không chỉ giúp trẻ bảo vệ sức khỏe mà còn phòng ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Vì thế, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ luôn có sức khỏe thật tốt, phát triển đồng đều khỏe mạnh.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM: