Thuốc điều trị covid của trung quốc

Người dân săn lùng 'thuốc xanh, thuốc đỏ' trị COVID-19: Có tốt như lời đồn?

Ngày 12/2, Trung Quốc đã phê duyệt có điều kiện thuốc điều trị COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer sản xuất. Các chuyên gia cho rằng quyết định đầy bất ngờ này cho thấy có thể Bắc Kinh đang lên kế hoạch thoát khỏi chiến lược “Không COVID”.

  • Hươu có thể là ổ chứa virus SARS-CoV-2 gây nguy hiểm cho con người

  • Ấn tượng đám cưới tập thể tại Mexico trong lễ Tình nhân thời đại dịch COVID-19

  • COVID-19 tới 6 giờ sáng 15/2: Số ca mắc mới trên toàn cầu giảm mạnh; Thêm nhiều nước mở cửa hoàn toàn

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh. Ảnh: EPA-EFE

Theo hãng tin Bloomberg, động thái chấp thuận có điều kiện thuốc viên Paxlovid vào cuối tuần qua đã khiến loại thuốc này trở thành sản phẩm dược phẩm nước ngoài đầu tiên mà Trung Quốc phê duyệt để điều trị bệnh COVID-19. Từ trước đến nay, quốc gia này vẫn kiên định sử dụng các loại vaccine và phương pháp điều trị được phát triển trong nước để đối phó với COVID-19.

Tại cuộc họp ngắn hôm 12/2, ông Zeng Guang - cựu nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cố vấn chiến lược phòng dịch của Bắc Kinh – nhận định thuốc viên COVID-19 của Pfizer sẽ phục vụ mục đích chiến lược của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Động thái này có thể tạo cơ sở cho chiến lược đối phó COVID-19 mới linh hoạt hơn, dần dần thay thế cách tiếp cận hiện tại.

“Trung Quốc sẽ không tự cô lập với phần còn lại của thế giới và có nhiều biện pháp khác nhau để thay đổi chiến lược phòng dịch. Nhưng chúng ta cần lập chiến lược trước khi hành động”, ông Zeng cho biết.

Trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước châu Âu đang chuyển sang “sống chung với dịch bệnh”, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn theo đuổi chiến lược “không COVID”. Song nhiệm vụ này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn,khi nhiều biến thể mới như Omicron và Deltacó khả năng lây nhiễm cao hơn xuất hiện.

Các chuyên gia phân tích cho rằng khi sở hữu một loại thuốc kháng virus hiệu quả trong “kho vũ khí” đối phó với COVID-19, điều này có thể giảm thiểu nhiều bất lợi cho Trung Quốc nếu virus lưu hành rộng rãi hơn.

Bà Sophia Archuleta - Trưởng khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, Phó giáo sư tại Trường Y Yong Loo Lin, đánh giá: “Động thái mới nhất cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để thoát khỏi chiến lược nhổ tận gốc ca mắc. Nếu virus SARS-CoV-2 trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng, nước này có thể triển khai một loại thuốc hiệu quả để đối phó với tình huống đó”.

Trong tuyên bố hôm 14/2, hãng dược phẩm Pfizer đánh giá việc phê duyệt có điều kiện thuốc trị COVID-19 Paxlovid là cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Điều này phản ánh nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong việc tăng cường khả năng tiếp cận với các loại dược phẩm tiên tiến trên thế giới.

Ngoài ra, việc chấp thuận thuốc Paxlovid cũng giảm bớt lo ngại rằng Trung Quốc, thị trường dược phẩm lớn thứ 2 thế giới, đang tích cực hạn chế các phương pháp điều trị nước ngoài khi nhắc đến COVID-19. Songdù đã phê duyệt thuốc viên Paxlovid, nhưng Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech, loại vaccine đã được cấp phép cho Công ty TNHH Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải của nước này.

Paxlovid - một loại thuốc điều trị COVID-19 do hãng Pfizer sản xuất. Ảnh: AFP

Ông Michael Shoebridge - Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một tổ chức tư vấn ở Canberra - đánh giá: “Việc phê duyệt thuốc viên điều trị COVID-19 nước ngoài gây ít lo ngại hơn nhiều so với việc phê duyệt một loại vaccine nước ngoài, bởi vì vaccine là trọng tâm của cuộc đua quyền lực mềm và là niềm tự hào quốc gia”.

Trước đó, mô hình thống kê của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy nếu dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch hiện tại, nước này có thể chứng kiến trên 600.000 ca nhiễm mỗi ngày. Đây là tình huống khó có thể chấp nhận được ở một quốc gia chỉ ghi nhận chưa đến 5.000 ca tử vong từ khi COVID-19 bùng phát.

Điều đó đã thúc đẩy nhu cầu đối với thuốc viên của Pfizer ở Trung Quốc. Theo các nghiên cứu khoa học, thuốc Paxlovid đã được chứng minh giúp làm giảm gần 90% nguy cơ nhập viện và tử vong. Nếu như vaccine là “tấm khiên” ngăn ngừa COVID-19, loại thuốc này được ví như “mũi giáo” tiêu diệt virus, giúp làm giảm áp lực cho nhiều hệ thống bệnh viện ởcủa quốc gia này.

Cùng với vaccine, Trung Quốc cũng có một số ứng cử viên thuốc kháng virusCOVID-19 trong nước đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng, nhưng tiến độ còn chậm.Khi tỉ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới ngày càng tăng, cùng với việc biến thể Omicron được đánh giá có độc lực thấp hơn, việc chứng minh mức độ ngăn chặn nhập viện và tử vong của loại thuốc kháng virus này trở nên khó khăn hơn.

Một trong những loại thuốc trị COVID-19 nội địa tiên tiến nhất của Trung Quốc, do hãng dược Kintor có trụ sở tại Tô Châu, phát triển, đang thực hiện thử nghiệm giai đoạn cuối thứ 2 trên nhiều quốc gia. Trước đó, các thử nghiệm đầu tiên ở Mỹ không cho thấy loại thuốc này có hiệu quả cao trong bối cảnh tỉ lệ nhập viện rất thấp.

Thuốc trị COVID-19 Paxlovid. Ảnh: Reuters

Ông Brad Loncar, Giám đốc điều hành của Loncar Investments, người theo sát ngành công nghệ sinh học của Trung Quốc, nhận định: “Động thái chấp thuận thuốc trị COVID-19 của Mỹcho thấy Trung Quốc có khả năng đang tính toán rằng nếu dựa vào thuốc trị COVID-19 nội địa để chấm dứt chính sách không COVID, điều đó sẽ gây thêm sự chậm trễ quá mức so với phần còn lại của thế giới đang mở cửa”.

Tuy nhiên, các ứng cử viên kháng virus nội địa vẫn có thể phát triển khi Pfizer khó có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu điều trị của Trung Quốc. Công ty dược phẩm Mỹ cho biết nguồn cung thuốc Paxlovid toàn cầu của họ trong năm 2022 chỉ là 120 triệu liệu trình điều trị.

Giám đốc điều hành của Công ty công nghệ sinh học Junshi Thượng Hải, công ty đang thử nghiệm giai đoạn cuối thuốc kháng virus ở Trung Quốc và nước ngoài, đã nói với các nhà đầu tư vào rằng việc Trung Quốc chấp thuận Paxlovid phản ánh sự thừa nhận của Bắc Kinh rằng thuốc viên sẽ đóng vai trò hiệu quả trong nỗ lực chấm dứt đại dịch.

“Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự trở lại bình thường ởTrung Quốc đại lục, bao gồm cả việc mở cửavới phần còn lại của thế giới”, Zhang Jialin, Trưởng Bộ phận nghiên cứu chăm sóc sức khỏe Trung Quốc tại công ty phân tích Nomura Holdings, cho biết.

Theo trang thống kê worldometers.info, Trung Quốc đã ghi nhận trên 107.000 ca mắc COVID-19 mới kể từ khi đại dịch bùng phát đế nay. Gần 90% dân số Trung Quốc hiện đã được tiêm chủng đầy đủ bằng các loại vaccine nội địa và nhiều người khác đang được tiêm mũi tăng cường.

Hải Vân/Báo Tin tức

New York sa thải trên 1.400 công nhân viêntừ chối tiêm vaccine COVID-19

Thành phố New York (Mỹ) ngày 14/2 thông báo đã sa thải trên 1.400 nhân viên chính phủ do những người này không thực hiện quy định tiêm chủng bắt buộc.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thuốc trị covid-19,
  • paxlovid,
  • không covid-19,
  • zero covid,
  • trung quốc,
  • pfizer,

Nhộn nhạo thị trường thuốc điều trị COVID-19

08:48 22/02/2022

Thời gian qua, một số đối tượng đã tổ chức kinh doanh các mặt hàng thuốc điều trị COVID -19, các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… để trục lợi.

  • Bắt giữ lượng lớn thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc
  • 3 thuốc điều trị COVID-19 trong nước được cấp phép

Cuối tháng 1/2022, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Quản lý thị trường TPHồ Chí Minh kiểm tra tại một căn nhà trên đường Huỳnh Tấn Phát, khu phố 6, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh do Trần Thanh Thảo (SN 1984, ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) làm chủ, lực lượng kiểm tra phát hiện và thu giữ tổng cộng 22.800 viên thuốc tân dược, được quảng cáo điều trị COVID-19 như: Molnupiravir Capsules Molnatris Mylan; Molnupiravir 800mg Tablets; Moluzen 400; Molnupiravir Capsules 200mg; Molaz Azista…

Thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu từ Trung Quốc bị cơ quan chức năng thu giữ.

Trong đó, có một số thuốc nghi vấn là hàng kém chất lượng và đáng chú ý là các loại tân dược này chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Toàn bộ số hàng trên đều không có hóa đơn, chứng từ, thông tin bao bì thể hiện sản phẩm do Ấn Độ sản xuất. Trị giá số thuốc bị thu giữ ước tính khoảng trên 2 tỷ đồng.

Trước đó, Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc được quảng cáo là điều trị COVID -19 nhập lậu từ Trung Quốc, bán lén lút cho người dân. Cơ quan Công an đã thu giữ tại kho của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Toyo (quận Bình Tân) 9.200 hộp thuốc nhãn hiệu Lianhua Qingwen jiaonang (Trung Quốc) còn gọi là "Liên hoa thanh ôn", và 400 hộp cùng loại trên một xe ôtô tải được vận chuyển ra từ kho hàng này. Thu giữ 9 thùng thuốc "Liên hoa thanh ôn" (chứa 3.240 vỉ thuốc) tại một điểm giao - nhận ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, số hàng này được đưa từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh giao cho Nguyễn Ngọc Bảo (SN 1999, ngụ Di Linh, Lâm Đồng) để tiêu thụ. Toàn bộ số thuốc "Liên hoa thanh ôn" trên đều chưa được phép lưu hành, không có hóa đơn chứng từ và tất cả đều được nhập lậu từ Trung Quốc.

Có thể thấy, lợi dụng tình trạng các ca bệnh COVID-19 ngày càng tăng ở các địa phương, cùng với tâm lý hoang mang của không ít người dân, các đối tượng đã tung ra thị trường rất nhiều loại thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, chất lượng.Các loại thuốc này được chào bán nhiều ở các "chợ mạng"với đa dạng xuất xứ như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...

Chị Trần Thị Mai (ngụ quận 3) cho biết: "Khi nhà bị dính 3 F0, với tâm lý lo sợ nên nên tôi lên mạng tìmmua thuốc điều trị COVID-19. Nghe người bán giới thiệu thuốc đặc trị COVID-19 Areplivir rất tốt, được sử dụng phổ biến tại Nga. Họ nói là họ có một ít hàng xách tay ở nước ngoài về dùng không hết nên chia sẻ. Đang lo lắng chưa biết mua thuốc ở đâu, nghe vậy nên tôi cũng mua đặt mua 1 hộp dù giá khá cao 2,2 triệu đồng/hộp".

Còn chị Trần Thị Lan (ngụ quận 7) cũng được người bán giới thiệu thuốc điều trị COVID - 19 "Liên hoa thanh ôn" là thuốc được làm từ thảo dược thành phần có hoa kim ngân, hoa chuông vàng Nhật Bản và một số loại thực vật khác, nên rất tốt cho sức khỏe. Tùy theo liều lượng sử dụng, "Liên hoa thanh ôn" ngoài chữa COVID - 19, còn có tác dụng chữa sốt nhẹ, ho, mệt mỏi… với giá từ 240-250 ngàn đồng/vỉ. "Tuy nhiên, do trên hộp chỉ ghi toàn chữ Trung Quốc, không có dòng tiếng Việt nào, nên tôi cũng sợ không dám mua", chị Lan chia sẻ.

Không riêng thuốc điều trị COVID-19, mà trong thời gian qua rất nhiều người bỏ số tiền lớn để mua các loại thuốc, thiết bị phòng, chống dịch COVID-19 như: Kit test, khẩu trang, máy đo nồng độ oxy,... một cách dễ dàng. Thậm chí, có thời điểm thuốc men, trang thiết bị y tế bán qua mạng xã hội cũng rơi vào tình trạng "cháy hàng".

Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2021 do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lợi dụng tình hình này, nhiều đối tượng đã kinh doanh hàng nhập lậu gồm các sản phẩm phòng chống dịch, vật tư y tế, thuốc (kể cả thuốc chưa được lưu hành do nhu cầu tăng cao của người dân)... để trục lợi. Đáng chú ý, các vụ vi phạm bị phát hiện trong thời gian qua phần lớn vận chuyển trên các container, xe tải, các kho chứa trữ, phục vụ cho việc kinh doanh hàng hóa qua thương mại điện tử. Thậm chí một số đối tượng còn lợi dụng xe vận chuyển hàng hóa được cấp mã luồng xanh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm.

Với các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch, các Đội QLTT đã xử lý 46 vụ với số tiền phạt khoảng 1,2 tỉ đồng. Dự báo trong năm 2022 tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại. Vì vậy, trong năm 2022 Cục QLTT tiếp tục ký kết hợp tác với các lực lượng công an, hải quan… để tăng cường phối hợp trong hoạt động thanh kiểm tra. Một trong những nhóm hàng mà QLTT tập trung kiểm soát đó là các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Trước tình hình "loạn" các mặt hàng phòng, chống dịch, ngày 18/2, Bộ Y tế đã gửi công văn tới các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế.Đáng chú ý, lợi dụng tình hình dịch COVID-19, một số đối tượng đã cố tình tìm cách đưa vào thị trường Việt Nam nhiều mặt hàng liên quan phòng, chống dịch không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn.

Một số mặt hàng tiêu biểu như đồ bảo hộ chống dịch, khẩu trang y tế, thuốc điều trị COVID-19, nước sát khuẩn, găng tay y tế đã qua sử dụng... việc này gây ảnh hưởng lớn tới công tác phòng, chống dịch, đồng thời tác động xấu tới lòng tin của người tiêu dùng.

  • Phát hiện ô tô vận chuyển 23.000 hộp kháng sinh và thuốc điều trị COVID không hóa đơn chứng từ
  • Bắt giữ lượng lớn thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc

# không rõ nguồn gốc xuất xứ Nhộn nhạo thị trường thuốc điều trị COVID-19 trang thiết bị y tế

Facebook Twitter Link gốc

Covid: Hiệu quả của các thuốc điều trị virus corona trên thị trường

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Vaccine đã làm thay đổi cách con người đối phó với đại dịch, nhưng vẫn còn tồn tại nhu cầu to lớn về các loại thuốc chữa trị Covid-19.

Cho dù đã được tiêm vaccine thì khả năng miễn dịch vẫn có thể suy yếu, trong lúc việc tiếp cận được nguồn vaccine vẫn là vấn đề lớn trên toàn cầu.

Cạnh đó, các biến thể mới xuất hiện khiến chúng ta cần phải có phương án dự phòng.

Covid: Pfizer nói vaccine chống Omicron 'sẽ sẵn sàng từ tháng Ba'

Quảng cáo

Thuốc viên điều trị Covid đầu tiên giảm một nửa nguy cơ nhập viện

Thuốc trị Covid từ lạc đà không bướu đầy hứa hẹn

Video liên quan

Chủ đề