Tại sao nước ta tồn tại song song hai nền nông nghiệp

Đề thi thử THPTQG lần 3 môn Địa - THPT Đoàn Thượng năm 2015

Đáp án đề thi thử THPTQG lần 3 môn Địa - THPT Đoàn Thượng năm 2015, các em tham khảo dưới đây:

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

Đề chính thức

( gồm 01 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015

MÔN THI: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 180 phút

(không kể thời gian giao đề)

Câu I ( 2,0 điểm)

1. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.

2. Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Câu II (3,0 điểm)

1. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này?

2. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ

Câu III (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các huyện đảo nước ta. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông hiện nay cần phải có sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng?

Câu IV (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2010 (đơn vị: nghìn ha)

Cây trồng

Cả nước

Trung du miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu năm

2010,5

119,0

820,1

Cà phê

554,8

,7

491,5

Chè

129,9

94,1

25,0

Cao su

748,7

17,0

180,9

Các cây khác

577,1

1,2

122,7

1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2010

2. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Tại sao lại có sự giống nhau và khác nhau như vậy?

Đáp án đề thi thử THPTQG lần 3 môn Địa - THPT Đoàn Thượng năm 2015

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

1

Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

1,0

a. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

- Đất nước nhiều đồi núi

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng

0,25

b. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

Lãnh thổ

Đặc điểm khí hậu

Vai trò của gió mùa và địa hình

Đông Bắc

Mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa đông lạnh kéo dài

Hướng núi vòng cung giống như chiếc phễu hút gió mùa Đông Bắc lạnh từ phía Bắc

Tây Bắc

- Vùng núi thấp phía nam: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông đến muộn, kết thúc sớm, thời gian ngắn

- Vùng núi cao: mang tính chất ôn đới

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn đã chặn các luồng gió mùa Đông Bắc nên mùa đông ở đây ngắn hơn, bớt sâu sắc hơn.

- Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên đã chi phối đến nhiệt độ và độ ẩm

Phần lãnh thổ phía Nam

Mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh.

Do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã chắn luồng gió Đông Bắc từ phía Bắc tràn xuống cộng với việc di chuyển quãng đường xa khiến các khối khí lạnh bị biến tính nên ở đây hầu như không có mùa đông lạnh, nhiệt độ quanh năm cao trên 250C.

0,25

0,25

0,25

2

Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

1,0

a. Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay

Cơ cấu lao động nước ta đang có sự thay đổi hợp lý thể hiện giữa khu vực KT, TPKT, nông thôn- thành thị

- Thay đổi trong các khu vực kinh tế: giảm dần tỉ trọng lao động khu vực I, tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực II, III

- Thay đổi trong các thành phần kinh tế: giảm dần tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước, tăng dần tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Thay đổi theo thành thị và nông thôn: giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông thôn, tăng dần tỉ trọng lao động khu vực thành thị

0,25

0,25

0,25

b. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Do kết quả của quá trình CNH, HĐH, ĐTH và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.....

0,25

II

1

So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này?

1,5

a. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền NN hàng hóa.

Tiêu chí

Nông nghiệp cổ truyền

Nông nghiệp hàng hóa

Quy mô, hình thức SX và năng suất

Nhỏ, sử dụng nhiều lao động thủ công, năng suất lao động thấp

Lớn, sử dụng nhiều máy móc thiết bị SX, gắn liền với thâm canh, CN chế biến, dịch vụ NN, năng suất lao động cao

Mục đích

Mang tính chất tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ

SX theo hướng chuyên môn hóa tạo ra nhiều lợi nhuận phục vụ xuất khẩu

Phân bố

Ở các vùng lãnh thổ còn nhiều khó khăn, xa thị trường, xa đường giao thông...

Phổ biến ở các vùng có truyền thống SX hàng hóa, gần các trục đường giao thông, các đô thị lớn...

0,75

0,25

0,25

0,25

b. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này?

- Nền NN nước ta xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp phụ thuộc nhiều vào ĐKTN

- Đại bộ phận lao động nước ta vẫn sống ở nông thôn (khoảng 70%), trình độ chưa cao nên nước ta chưa thể xóa bỏ ngay hoàn toàn cái cũ để chuyển sang một nền SX mới

- Do chính sách đổi mới trong SXNN của Nhà nước theo hướng SX hàng hóa, phù hợp với các nguồn lực trong nước (ĐKTN, thị trường, lao động...)

0,75

0,25

0,25

0,25

2

Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ

a. Nông nghiệp

- Dải đất cát ven biển: phát triển cây CN ngắn ngày như mía, ....Dải đất đỏ ba dan ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị: cây CN lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu

- Vùng đồi trước núi có một số đồng cỏ: chăn nuôi gia súc như bò

- Một số đồng bằng ven sông Mã, sông Cả: cây lương thực

b. Lâm nghiệp

- Dãy Trường Sơn phía Tây, giáp Lào

- Diện tích rừng khá lớn, trong rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quý

c. Ngư nghiệp

- Tất cả các tỉnh đều giáp biển

- Có nhiều bãi tôm cá phát triển ngành đánh bắt

- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi cho ngành nuôi trồng

1,5

0,75

0,25

0,5

III

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các huyện đảo nước ta. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông cần phải có sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng?

2,0

a. Các huyện đảo nước ta:

- Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Hoàng Sa (TP Đà Nẵng); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Trường Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu); Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang)

0,5

b. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường?

- Kinh tế: Khai thác tốt các thế mạnh, tăng nguồn thu cho địa phương và đất nước, chuyển dịch cơ cấu KT, phát triển các khu CN, phát triển du lịch...

- Chính trị: khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhất là trong điều kiện tranh chấp phức tạp như hiện nay

- Xã hội: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, phân bố lại dân cư và lao động, làm cho người dân gắn bó hơn với biển đảo...

- Môi trường: góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học....

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

c. Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông cần phải có sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng?

- Biển Đông là vùng biển chung của nhiều nước, góp phần tạo ra môi trường hòa bình ổn định, cùng phát triển của các nước

- Bảo vệ được quyền lợi chính đáng, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước

0,5

0,25

0,25

IV

1

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2010

2,0

a.Tính cơ cấu diện tích cây CN (%):

Cây trồng

Cả nước

TDMN Bắc Bộ

Tây Nguyên

Cây CN lâu năm

100,0

100,0

100,0

Cà phê

27,6

5,6

59,9

Chè

6,5

79,1

3,0

Cao su

37,2

14,3

22,1

Các cây khác

28,7

1,0

15,0

0,5

b. Tính bán kính:

- Coi bán kính của vùng TDMNBB là 1 đvbk

- Bán kính của cả nước= 4,1 đvbk

- Bán kính của Tây Nguyên= 2,6 đvbk

0,25

c. Vẽ biểu đồ:

- Yêu cầu chính xác, đẹp, đầy đủ chú giải, số liệu và tên biểu đồ

Ghi chú:

- Nếu xử lý sai số liệu không chấm phần vẽ và nhận xét

- Nếu không tính bán kính biểu đồ tròn mà vẽ 3 biểu tròn có bán kính khác nhau thì chấm tối đa 1,0 điểm.

- Nếu vẽ 3 biểu đồ tròn có bán kính như nhau thì chấm tối đa 0,75đ

- Nếu vẽ thiếu 1 chi tiết bị trừ 0,25 điểm

1,25

2

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích tại sao lại có sự giống nhau và khác nhau như vậy?

1,0

a. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

- Giống nhau:

+ Đều có diện tích trồng cây CN lâu năm đáng kể so với cả nước (dẫn chứng)

+ Đều trồng các cây CN như cà phê, cao su, chè...

- Khác nhau:

+ Quy mô diện tích cây CN lâu năm của Tây Nguyên lớn hơn TDMNBB (dc)

+ Cây trồng có diện tích lớn nhất Tây Nguyên là cà phê (dc) còn ở TDMNBB là chè (dc)

0,5

b. Giải thích:

- Giống nhau vì 2 vùng đều có những điều kiện thuân lợi để trồng cây CN (đất, khí hậu....)

- Khác nhau về về cơ cấu các loại cây là do có sự khác nhau về ĐK sinh thái nông nghiệp đặc biệt là đất, khí hậu (phân tích cụ thể)

0,5

Tổng câu I+II+III+IV

10,0

Nguồn: Dethi.violet

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2016 - THPT chuyên Lam Sơn

Cập nhật lúc: 12:01 29-02-2016 Mục tin: Đề thi thử môn Địa

Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá

Đề bài

Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa.

Lời giải chi tiết

Phân biệt giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa

Tiêu chí

Nông nghiệp cổ truyền

Nông nghiệp hàng hóa

Quy mô sản xuất

Nhỏ lẻ, manh mún, phân tán

Quy mô khá lớn, mức độ tập trung cao.

Mục đích sản xuất

Tự cung tự cấp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ

Sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, thu lợi nhuận.

Phương thức sản xuất

- Lạc hậu, sử dụng nhiều sức người, thủ công, kĩ thuật thô sơ.

- Sản xuất hướng đa canh (nhiều mặt hàng).

- Sử dụng nhiều máy móc kĩ thuật tiên tiến, đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất.

- Sản xuất gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

Năng suất

Năng suất thấp, ít lợi nhuận.

Năng suất cao, hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận.

Mối quan tâm của người sản xuất

Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận

Phân bố

Vùng có điều kiện sản xuất khó khăn, xa đường giao thông, vùng nghèo.

Chủ yếu ở vùng có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, truyền thống sản xuất lâu đời, gần trục giao thông và nơi tiêu thụ.

Loigiaihay.com

  • Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng kể trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006

    Giải bài tập Bài 3 trang 92 SGK Địa lí 12

  • Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì ? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

    Giải bài tập Bài 1 trang 92 SGK Địa lí 12

  • Đọc hình 21, nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 91 SGK Địa lí 12

  • Quan sát bảng 21, nêu nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 91 SGK Địa lí 12

  • Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 88 SGK Địa lí 12

  • Bài tập 2: a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

  • Giải bài tập 1 trang 98 SGK Địa lí 12

    Cho bảng số liệu:

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

Lý thuyết đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Địa lí 12

1. Nền nông nghiệp nhiệt đới

a.Điều kiện tự nhiên và tài nguyênthiên nhiên cho phép nước taphát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

* Thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng, cho phép:

+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp.

+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.

- Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng:

+ Đồng bằng: phát triển cây lương thực, chăn nuôi, thủy sản.

+ Trung du, miền núi: phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, hình thành các mô hình nông - lâm kết hợp.

* Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…

=> Tăng thêm tính bấp bênh vốn có của ngành nông nghiệp;đòi hỏi phải phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh với cây trồng, vật nuôi.

b. Nước ta khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.

- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi, sử dụng các giống mới ngắn ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa thiên tai.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

Mục đích

Tự cấp tự túc. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.

Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường, năng suất, lao động, lợi nhuận.

Quy mô

Nhỏ

Lớn

Trang thiết bị

Công cụ thủ công.

Sử dụng nhiều máy móc hiện đại.

Hướng chuyên môn hóa

Sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh.

Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông - công nghiệp.

Hiệu quả

Năng suất lao động thấp.

Năng suất lao động cao.

Phân bố

Những vùng sản xuất nông nghiệp có điều kiện còn khó khăn.

Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố.

3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét

a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn

- Theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông-lâm –ngư nghiệp, nhưng xu hướng chung là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.

b) Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế

- Các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp và thủy sản.

- Các hợp tác xã nông -lâm nghiệp và thủy sản.

- Kinh tế hộ gia đình.

- Kinh tế trang trại.

c) Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất dàng hóa và đa dạng hóa

- Sản xuất hàng hóa biểu hiện:

+ Sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp.

+ Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện ở:

+ Thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu.

+ Các sản phẩm chính trong nông – lâm – thuỷ sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác.

  • Hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 88 SGK Địa lí 12

  • Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 88 SGK Địa lí 12

  • Quan sát bảng 21, nêu nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 91 SGK Địa lí 12

  • Đọc hình 21, nhận xét về sự phân hoá không gian của cơ cấu kinh tế nông thôn

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 91 SGK Địa lí 12

  • Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì ? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

    Giải bài tập Bài 1 trang 92 SGK Địa lí 12

  • Bài tập 2: a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

  • Giải bài tập 1 trang 98 SGK Địa lí 12

    Cho bảng số liệu:

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

Nông nghiệp Việt Nam: Những vấn đề tồn tại

11/11/2020 07:00 - Trần Đức Viên

Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta phải thừa nhận là, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, thấp về đẳng cấp, tiêu tốn nhiều nguồn lực, ứng dụng KH&CN và cơ giới hóa trong nông nghiệp còn khiêm tốn, sức cạnh tranh với khu vực và thế giới chưa cao; thậm chí, ở một số lĩnh vực còn đi sau thế giới khá xa. Các nguyên nhân của tình trạng này là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất lao động thấp mà giá thành nông sản lại cao, thiếu tính liên kết trong nội bộ ngành nông nghiệp và giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như công nghiệp và dịch vụ (như công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp chẳng hạn), tạo ra quá nhiều tầng nấc trung gian trong chuỗi giá trị; một nghiên cứu cho thấy, trong khi các quốc gia khác chỉ có chừng 2-4 tác nhân trung gian thì ở Việt Nam con số này là 5-7.

Người Việt coi trọng nghề nông, minh triết của người Việt coi nông nghiệp là gốc của mọi thứ trong xã hội, ‘canh nông vi bản’. Ngày nay nông nghiệp không chỉ giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn (‘yên dân’), mà còn là nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề để hiện thực hóa khát vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ một quốc gia có nền nông nghiệp còn chưa phát triển. Trong năm 2020, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ bị đình đốn thì sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, vẫn đảm bảo ổn định an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản. Những kết quả này rất quan trọng, xét trong bối cảnh khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13.96% trong GDP (Tổng cục thống kê, 2019).

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn tồn tại những thách thức và điểm yếu nghiêm trọng cần sớm khắc phục và giải quyết.

Những thách thức từbên ngoài

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu cho nên thách thức trực tiếp và lâu dài đến sản xuất nông nghiệp là tác động của biến đổi khí hậu - Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà Việt Nam không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt không còn khả năng canh tác (Phạm Tất Thắng, 2017). Mặt khác, biến động thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường, khó kiểm soát; các nhà khoa học cũng dự báo các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, bão lũ sẽ gây ảnh hưởng ngày thêm nặng nề trên qui mô cả nước.

Diện tích bình quân đất nông nghiệp/người của Việt Nam tiếp tục giảm và ở mức thấp của thế giới.

Nền nhiệt của Việt Nam đã tăng lên đáng kể; nguồn nước chịu ảnh hưởng do thay đổi lượng mưa; mực nước biển dâng dẫn đến thu hẹp diện tích sản xuất, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016); xói lở và xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016). Những ảnh hưởng trên khiến cho việc phát triển nông nghiệp gặp bất lợi lớn, do đó cần có các chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018 và các biến động địa-chính trị khác, đã tạo ra áp lực đối với các tập đoàn đa quốc gia trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng. Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã cho thấy những rủi ro của việc các nước phụ thuộc vào một nguồn cung, và các chuỗi cung ứng được tổ chức quá dàn trải, làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu dễ bị đứt gãy, tổn thương.

Với các ngành kinh tế dựa vào tài nguyên như nông nghiệp thì ‘thượng nguồn’ của chuỗi cung ứng chính là các tài nguyên đầu vào như nước và đất đai. Biến đổi khí hậu đã tạo ra thách thức vô cùng to lớn đối với việc sử dụng tài nguyên nước và tài nguyên đất. Nhưng sự thiếu phối hợp, thiếu thiện chí giữa các quốc gia trong cùng một lưu vực cũng tạo ra những căng thẳng ngày càng tăng về tài nguyên nước. Đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ cho thấy tác hại nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và các thách thức chính trị quốc tế đến an ninh chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp.

Quá trình toàn cầu hóa, đa phương hóa mạnh mẽ cũng là một thách thức lớn (song cũng đồng thời là cơ hội, nếu biết cách biến ‘nguy’ thành ‘cơ’) khi gắn với chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, với các hàng rào phi thuế quan, các biện pháp phòng vệ tinh vi, làm xu hướng tài chính quốc tế thay đổi kèm theo với các xung đột thương mại, bất ổn chính trị, cùng với dịch bệnh, khiến xu hướng thương mại nông sản quốc tế, tiêu chuẩn thị trường luôn thay đổi; đồng thời, các yêu cầu mới về môi trường và lao động luôn xuất hiện. Tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Nền nông nghiệp quảng canh rủi ro và thiếu hiệu quả

Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp thời gian qua có đóng góp của nhiều ‘điểm sáng’ về thâm canh, ứng dụng công nghệ cao chủ yếu mang tính quảng canh, dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, lấy sản lượng, năng suất là chính, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng, hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, và bảo vệ môi trường, dù thời kỳ 'đói khát' đã qua từ lâu. Hơn nữa, nông nghiệp lại chưa gắn với công nghiệp thành một hệ thống để bổ sung, tương trợ cùng nhau phát triển. Số lượng các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hội nhập cho ngành còn ít. Vì vậy, nền nông nghiệp vẫn chưa khắc phục được những yếu kém nội tại, kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu ổn định, mà thực tế ‘được mùa mất giá’, ‘giải cứu nông sản’ hết cây này sang con khác, hết năm này qua năm khác là thí dụ điển hình, là minh chứng của một nền sản xuất chưa bền vững, rủi ro cao, giá cả của đầu ra nông sản bấp bênh, sự thua thiệt thường rơi vào người sản xuất và các doanh nghiệp nhỏ.

Hầu hết các loại giống cây trồng từ lúa, hoa màu, rau quả đến các giống vật nuôi cao sản, máy móc, thiết bị, phần lớn vật tư nông nghiệp... đều là ‘hàng ngoại nhập’. Ví dụ, hơn 90% số máy kéo bốn bánh và máy công tác kèm theo, máy gặt đập liên hợp, phải nhập khẩu. Năm trong số sáu đại gia lớn nhất thế giới về giống cây trồng đã có mặt tại Việt Nam, từ Syngenta của Thụy Sĩ đến Bayer của Đức, Dupont và Monsanto của Mỹ… trong khi sự hỗ trợ của nhà nước với các công ty nội địa còn chưa đủ mạnh nên thị trường giống cây trồng và giống vật nuôi đứng trước nguy cơ nằm dưới sự thống lĩnh và lũng đoạn của các tên tuổi nước ngoài. Giống trong nước, dù tốt nhưng thiếu trợ giá, ko có chính sách giúp nông dân mua nợ (mua trước, trả sau), chế độ thưởng cho các tư thương bán giống chưa đủ mạnh… nên dần lép vế. Dưới tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) với những cam kết mở cửa thị trường sâu rộng, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, nếu chúng ta không kịp có các chính sách hỗ trợ để phát triển công tác giống trong nước thì sẽ buộc phải dọn đường cho nông sản, thực phẩm, giống cây giống con, v.v… từ nước ngoài tràn vào.

Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp kém do chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng thấp, kích cỡ không đồng đều, thiếu nhãn mác để nhận diện, chưa có truy xuất nguồn gốc, chưa có thương hiệu trên thị trường. Đa phần sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016). Theo Tổng cục hải quan (2020), thị trường xuất khẩu lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc (trên 60% sản lượng rau quả, trên 60% cao su) nhưng chủ yếu qua đường tiểu ngạch nên giá trị thấp. Điểm qua các chỉ số (1) Xếp hạng toàn cầu về khối lượng, (2) Xếp hạng toàn cầu về giá trị, (3) Xếp hạng toàn cầu về giá bán (USD/tấn) của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, ta thấy tăng trưởng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên cạnh tranh về giá (giá rẻ), phân khúc chất lượng thấp, không nhãn mác, chưa dựa vào lợi thế cạnh tranh về chất lượng.

Nông sản

hàng hóa

Xếp hạng toàn cầu

về khối lượng

Xếp hạng toàn cầu

về giá trị

Xếp hạng toàn cầu

về giá bán ($/tấn)

1. Hạt điều

1

1

6

2. Sắn lát khô

2

2

6

3. Tiêu đen

1

1

8

4. Cà phê nhân

2

2

10

5. Gạo

3

4

10

6.Cao su

4

4

10

7. Chè

5

7

10

Nguồn: Khôi & Thắng, 2019

Quy mô manh mún và năng suất lao động thấp

Năng suất lao động của nông dân Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất châu Á. Dù trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân cao, với 5,2%/năm giai đoạn 2011-2018, cao hơn tốc độ tăng bình quân của khu vực công nghiệp và xây dựng (3%/năm) và khu vực dịch vụ (3,1%/năm), tuy nhiên khu vực này vẫn có mức NSLĐ thấp nhất trong các khu vực kinh tế, đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt 39,8 triệu VND/lao động, chỉ bằng 38,9% NSLĐ của toàn nền kinh tế, bằng 30,4% NSLĐ của khu vực công nghiệp và xây dựng, bằng 33,7% khu vực dịch vụ. Trong các nước ASEAN, NSLĐ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Malaysia cao gấp 11,9 lần; Indonesia cao gấp 2,4 lần; Thái Lan cao gấp 2,1 lần và Philippine cao gấp 1,8 lần mức NSLĐ của Việt Nam (Tùng Đinh, 2020).

Nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất lao động của ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thuộc nhóm thấp nhất châu Á là do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của nông dân thấp, thể trạng người nông dân còn thấp và yếu, lao động trực tiếp trên đồng ruộng chủ yếu là người có tuổi và trẻ nhỏ.

Sản xuất qui mô nhỏ thể hiện qua diện tích canh tác bình quân dao động từ 0,2 đến 2 ha/hộ và chỉ đạt 0,34 ha/lao động. Kết quả khảo sát về qui mô sử dụng đất của nông hộ qua thời gian 10 năm, 2006-2016, cho thấy quy mô đất nhỏ, thay đổi ít, số hộ không trực tiếp sử dụng đất tăng từ 18,23% lên 21,38%, số hộ sử dụng từ 0,2 đến dưới 0,5 ha giảm từ 32,29% xuống còn 27,11%, số hộ có qui mô diện tích đất nông nghiệp dưới 0,2 ha chỉ tăng từ 21,17% lên 22,49%, số hộ có qui mô đất nông nghiệp từ 0,5 đến dưới 1 ha tăng chỉ từ 16,44% lên 16,75%; chỉ có khoảng 5% hộ nông dân có qui mô ruộng đất trên 3 ha, v.v… (Khôi & Thắng, 2019).

Diện tích bình quân đất nông nghiệp/người của Việt Nam tiếp tục giảm và ở mức thấp của thế giới, năm 2016 vẫn còn hơn 50% hộ có diện tích nhỏ hơn 0.5ha; điều đó đã và đang tác động trực tiếp đến những hạn chế trong việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất, khai thác lợi thế theo quy mô, cũng như việc triển khai ứng dụng các mô hình nông nghiệp tiên tiến (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc diện tích canh tác nhỏ lẻ khiến cho tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp bị hạn chế (Ayerst et al., 2020; Le, 2020).

Do sinh kế truyền thống của nông dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, nghĩa là dựa vào đất, nên nhiều nông dân có tâm lý giữ đất phòng thân, khiến quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp khó khăn và chậm chạp. Giao dịch đất đai thấp (<5% số hộ), thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa phát triển, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp còn nhiêu khê. Do đó, thu hồi đất vẫn là hình thức diễn ra khá phổ biến khi Nhà nước cần tích tụ hay tập trung đất đai. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp thu hồi để phát triển các khu công nghiệp có tỷ lệ được lấp đầy không cao, như với Hà Nội con số này chỉ là 44,7%, Đà Nẵng 49,6%, TP. HCM 56,4%; trong khi con số này của các thanh phố khác trên thế giới như Manila, Thượng Hải, Bắc Kinh, Los Angeles lần lượt là 90,2, 89,8, 99,0 và 97,6%.


Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngành nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Người dân cắt lúa non về cho bò ăn. Trong đợt hạn mặn khốc liệt năm 2020, 5 tỉnh ĐBSCL đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn hán và xâm mặn. Nguồn ảnh: Vietnamnet.

Mô hình sản xuất nông hộ chậm đổi mới

Hình thức tổ chức sản xuất chính trong nông nghiệp ở Việt Nam là nông hộ, chiếm 90% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016). Trong những năm qua, kinh tế hộ gia đình đã phát huy hiệu quả, nhưng cũng đã tới ngưỡng kịch trần của xu hướng phát triển theo chiều rộng. Các nông hộ chưa chú trọng đầu tư nâng cao giá trị, tìm kiếm thị trường, chỉ sản xuất cái gì mình có mà không theo tín hiệu của thị trường. Rõ ràng là, kinh tế hộ vẫn và sẽ mãi là hạt nhân của kinh tế nông thôn, nhưng rất cần nâng lên một tầm cao mới, một vị thế mới. Tiếc là, kinh tế hộ gia đình hiện nay, về cơ bản, vẫn là những gì hộ nông dân đã có từ thời sau đổi mới, sau Khoán 10; chưa có một nghiên cứu nào định hình được chân dung kinh tế hộ gia đình trong thời đại công nghiệp 4.0.

Liên kết ngang trong sản xuất kinh doanh giữa nông dân với nông dân (dưới dạng tổ nhóm sản xuất, hợp tác xã) để nâng cao lợi thế chưa được phát huy do chưa thể hiện được tính thiết thực với nông dân, đặc biệt là hợp tác xã, dù mô hình này đã rất thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các quốc gia được coi là ‘cường quốc’ về nông nghiệp. Các hợp tác xã, đa phần là hợp tác xã kiểu cũ, được khoác cái áo ‘kiểu mới’, được đánh giá là kém hiệu quả trong việc cung cấp đầu vào và lo đầu ra nên trên thực tế không mấy hấp dẫn các hộ nông dân và đóng góp vào phát triển kinh tế nông thôn còn rất hạn chế (Cox&Le, 2014). Các mô hình kinh tế hợp tác còn thiếu đồng bộ trong triển khai luật, chính sách, thiếu vốn và trang thiết bị. Các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân gặp khó khăn trong đàm phán và ký kết hợp đồng với nhiều hộ, rủi ro đòi lại đất trước hạn, ‘bẻ kèo’ hợp đồng, chi phí đầu tư lớn (Thúy An, 2017). Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách là sửa chữa, bổ sung Luật Hợp tác xã 2012, sao cho nông dân thấy hợp tác xã thực sự là của họ, chứ không phải là một tổ chức của nhà nước, ‘của cán bộ’ nhằm quản lý họ, qua đó thổi một luồng sinh khí mới vào sản xuất nông nghiệp.

Một trong những vấn đề cấp bách là sửa chữa, bổ sung Luật Hợp tác xã 2012, sao cho nông dân thấy hợp tác xã thực sự là của họ, chứ không phải là một tổ chức của Nhà nước, ‘của cán bộ’ nhằm quản lý họ, qua đó thổi một luồng sinh khí mới vào sản xuất nông nghiệp.

Đầu tư vào nông nghiệphạn chế

Mức đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế và dàn trải, chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân, nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như hệ thống thủy lợi của Việt Nam bị đánh giá là kém hiệu quả, không có hệ thống đo lường chất lượng nước, không có hệ thống điều khiển dòng chảy. Từ đó, năng suất nước thấp (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016). Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cũng chưa phát triển, đặc biệt là khâu bảo quản sau thu hoạch và logistics. Các ngành công nghiệp chế biến và chế biến sâu nông sản chưa phát triển, đa phần là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu (Quyền Đình Hà, 2017). Điều đó dẫn tới chất lượng nông sản khi xuất khẩu thấp, giá trị gia tăng nhỏ. Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016). Hệ thống kinh doanh nông sản chỉ tập trung vào một số ngành truyền thống hoặc có lợi nhuận cao như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. Dù đã thành lập các “sàn giao dịch nông sản” nhưng hoạt động của các sàn này còn rất hạn chế, chưa thực chất (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2016).
Có quá nhiều chính sách để thu hút nguồn lực vào nông nghiệp nhưng lại không phát huy được hiệu quả. Tác động tích cực của nhiều chính sách “cởi trói” trong nông nghiệp và nông thôn dường như đã tới hạn, thậm chí, một số chính sách lại cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng cho phát triển nông nghiệp chưa thực sự đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã và hộ nông dân tiếp cận vốn; tình trạng tín dụng đen vẫn tồn tại, làm suy kiệt sức sản xuất và bần cùng hóa không ít hộ nông dân.

Do cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa hiệu quả cùng với tình trạng đất đai manh mún nên vẫn chưa nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông lâm, thủy sản mới chiếm khoảng 1%. Trong đó, có không ít là các doanh nghiệp nhà nước do được ưu tiên tiếp cận vốn, số doanh nghiệp tư nhân chưa nhiều, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng lợi nhuận cao, dễ sinh lời từ đất đai, từ địa tô và các 'lợi lộc' khác.

Đời sống kinh tế người nông dân bấp bênh

Các số liệu điều tra gần đây cho thấy, dù bộ mặt nông thôn đã thay đổi nhiều, thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp, tăng thu nhập giai đoạn 2002-2016 của hộ nông dân đạt 5.75%/năm, nghĩa là thu nhập của nông thôn tăng theo thời gian nhưng với tốc độ chậm, trong khi chi tiêu cũng tăng, nên khả năng tích lũy thực tế của hộ nông thôn rất thấp, năm cao nhất chỉ đạt trên 22 triệu đồng, chưa bằng 50% hộ thành thị. Tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn cao gấp 3,7 lần thanh thị, 40% hộ nông thôn không có tích lũy, 84% lao động nông nghiệp không có tiền để dành (Khôi & Thắng, 2019); trong đó, hộ thuần nông cho thu nhập thấp nhất, những hộ thuần làm nông lâm thủy sản có thu nhập/tháng/người bằng 29% thu nhập/tháng/người nông thôn, chỉ nhỉnh hơn nhóm người không làm việc gì! Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh, nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Tiềm lực tài chính như vậy, nên người nông dân rất khó tự đầu tư mở rộng sản xuất, tự nâng cao trình độ, hay tự ứng phó với những cú sốc về giá hay tai biến về thời tiết, dịch bệnh.

Chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn chậm, không hoàn thành mục tiêu của Đại hội Đảng XI là giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 40-41% vào năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp, chỉ ở mức 2-3% nhưng thời gian lao động thực tế không cao, tình trạng này gần giống như lãn công trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, dù về bản chất thì hoàn toàn không phải như vậy. Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng, nhưng thời kỳ này đang qua đi nhanh, chúng ta hầu như chưa chuẩn bị gì để sẵn sàng đón nhận thời kỳ ‘vàng’ quý giá này cho nông nghiệp, nên lao động nông nghiệp Việt Nam đa số vẫn còn ở trình độ thấp, thể hiện qua con số: có khoảng 70% số lao động chưa qua bất kỳ một khóa đào tạo chuyên môn nào; mới có 4% lao động qua đã qua đào tạo (Tổng cục thống kê, 2019), lao động có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 9%.

Do ít được đào tạo, nên lao động nông nghiệp thiếu kiến thức khoa học, thiếu kiến thức quản trị đồng ruộng, quản trị trang trại; lại thêm hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển nên chưa giúp doanh nghiệp và nông dân có quyết định đúng để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người nông dân, nên phần lớn nông dân nước ta sản xuất ra sản phẩm hôm nay không biết ngày mai bán cho ai, ở đâu, giá cả thế nào, bao gói ra sao, thấy hàng xóm trồng thì trồng, thấy hàng xóm nuôi thì nuôi, 'muôn sự tại trời’. Ngoài ra, lao động nông nghiệp vẫn còn dư thừa tương đối ở các vùng sâu vùng xa. Trong khi đó, ở các vùng ven đô, xu hướng đô thị hóa khiến một bộ phận nông dân mất cơ hội sản xuất nông nghiệp trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế mới phi nông nghiệp.

Điều đáng lưu ý là, xu hướng di cư ra khỏi khu vực nông thôn đang diễn ra mạnh nhưng số lượng tuyệt đối các hộ sống ở nông thôn vẫn tiếp tục tăng. Nông dân chuyển đổi sinh kế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhưng tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức rất cao, khoảng 55% vào năm 2016. Tỷ lệ người già phụ thuộc (từ 65 tuổi trở lên) chiếm hơn 10% tổng dân số nông thôn và sẽ tiếp tục tăng cùng với việc hàng triệu lao động từ các khu công nghiệp sẽ quay về nông thôn do tác động của cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư, nhiều khả năng cũng là một gánh nặng không nhỏ cho phát triển nông thôn. □

(Còn tiếp)

Nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn phục vụ nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến và chế biến sâu, và các lĩnh vực khoa học của kỷ nguyên số như IoT, Bigdata, AI, Blockchain, Robotics và gần đây là Tính toán lượng tử… ứng dụng vào nông nghiệp còn thiếu nhân lực trình độ cao nên chậm được triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo còn bị tụt hậu, không đồng bộ so với nhu cầu, nhiệm vụ và so với mặt bằng chung của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về nông nghiệp của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới mà chúng ta đang hướng tới, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa gắn lý thuyết với thực hành, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm.
-----------------------
Dù phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ thì cũng phải tính đến hiệu quả, tính bền vững và sự phù hợp; tuyệt đối không nên phát triển các phương thức sản xuất nông nghiệp mới nào theo phong trào, ồ ạt, lấy thành tích và để khoe khoang là chính.

---
Tài liệu tham khảo
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hâu và nước biển dâng tại Việt Nam.
Đặng Kim Khôi & Trần Công Thắng (2019). Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (1990-2018). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh Hiền. (2016). Báo cáo tóm tắt đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp phát triển sở giao dịch hàng hóa nông sản ở Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Perkin, D. H., Radelet, S., Lindauer, D. L., Block, S. A. (2013). Economic of Development (7th edition). W. W. Norton &Company, New York.
Quyền Đình Hà (2017). Báo cáo tóm tắt đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra). Đề tài Nghiên cứu Khoa học công nghệ cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tổng cục thống kê (2019). Niên giám thống kê 2019. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Tổng cục thống kê (2020). Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2020.
Tùng Đinh (2020). Ngành nông nghiệp chắc chắn xuất khẩu đạt trên 40 tỷ USD Báo Nông nghiệp Việt Nam (Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 06/10/2020).
World Bank (2010). Vietnam - Economics of adaptation to climate change. Washington, DC: World Bank. Retieved September 23, 2020 from //documents.worldbank.org/curated/en/2010/01/16441103/vietnam-economics-adaptation-climatechange

Chia sẻ

Tags:

Bài 29: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một

Advertisement

Tài liệu tương tự

Advertisement

Bản ghi:

Bài 29: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: * Đặc điểm khí hậu, địa hình có ảnh hưởng căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. - Chế độ nhiệt ẩm dồi dào: sản xuất quanh năm, áp dụng nhiều biện pháp để tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. - Sự phân hóa mùa khí hậu và các yếu tố thiên khác là cơ sở để hình thành tính mùa vụ và hình thức canh tác khác nhau trong sản xuất NN. - Mùa đông lạnh ở MB cơ sở để hình thành cơ cấu vụ đông. - Tăng tính bấp bênh trong sản xuất. b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới: - Cây con phân bố phù hợp với mỗi vùng sinh thái. - Thay đổi cơ cấu mùa vụ. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn, nhờ áp dụng KHKT trong sản xuất. Cơ sở để hình thành nền nông nghiệp hàng hóa. - Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu 2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới: Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc Năng suất lao động thấp Năng suất lao động cao Sản xuất tự túc tự cấp, đa canh là chính Sản xuất hang hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông công nghiệp Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản Người sản xuất quan tâm nhiều hơn lượng đến lợi nhuận

3. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch rõ nét: a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn: - Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông lâm ngư nghiệp. - Xu hướng các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn. b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế (SGK) c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hóa: - Đẩy mạnh chuyên môn hóa, hình thành các vùng chuyên môn hóa, gắn với chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện: + Thay đổi tỉ trọng các thành phần + Các sản phẩm chính trong nông lâm ngư nghiệp và các sản phẩm phi nông nghiệp khác. BÀI TẬP: Bài 1: Hãy phân tích các nguồn lực tự nhiên để phát triển nền NN nước ta? CMR nước ta đang phát huy thế mạnh của nền NN nhiệt đới. * Nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới - Thuận lợi: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho hoạt động SXNN nước ta có thể phát triển quanh năm; áp dụng có hiệu quả các biện pháp thâm canh, xen canh, tăng vụ; có sự chuyển dịch mùa vụ từ B N, ĐB MN; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng gồm cả những loại cậy trồng, vật nuôi nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. + địa hình: đa dạng + nguồn nước dồi dào nên có nhiều hình thức canh tác nông nghiệp như Đồng bằng thích hợp trồng các cây lương thực, thực phẩm đặc biệt cây lúa nước, các cây CN ngắn ngày, tiến hành thâm canh tăng vụ, nuôi trồng thủy sản. Miền núi thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. + đất đai: có nhiều loại đất thích hợp với các loại cây trồng khác nhau.

Đất feralit thích hợp trồng các loại cây CN nhiệt đới lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. Đất phù sa phân bố chủ yếu ở các đồng bằng thuận lợi pt cây lương thực, thực phẩm, hoa màu, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm. + sinh vật: nguồn thực vật phong phú, đa dạng đặc biệt trong nền nhiệt cao, ẩm lớn pt mạnh đặc biệt nguồn thực vật có nguồn gốc nhiệt đơi, là điều kiện để phát triển các ngành chăn nuôi. - Khó khăn: + khí hậu: nhiều thiên tai (lũ lụt, hạn hán, bão, rét đậm, rét hại...) tạo ra tính bấp bênh, không ổn định của SXNN. Ngoài ra khí hậu còn có sự phân hóa theo mùa + điều kiện kĩ thuật chưa pt mạnh nên SXNN còn mang tính mùa vụ, bấp bênh, năng suất cây trồng, vật nuôi chưa cao. Hơn nữa nước ta có một mùa khô diễn ra sâu sắc (đặc biệt các tỉnh phía Nam), tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn tới quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi. + địa hình: Diện tích nhiều đồi núi, bị cắt xẻ mạnh, mưa nhiều, vì vậy tình trạng xói mòn, sạt lở diễn ra gây khó khăn cho hoạt động SXNN + đất đai: trong điều kiện nhiệt cao, ẩm lớn, đất dễ bị thoái hóa cũng là một trong những khó khăn đối với việc pt nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. * Nước ta đang khai thác có hiệu quả thế mạnh của nền nn nhiệt đới - Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn các vùng sinh thái nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng trên quy mô lớn. Ví dụ: Vùng ĐBSH, ĐBSCL chuyên canh cây lương thực, thực phẩm của nước ta; vùng TN chuyên canh cây cà phê, vùng TDMNBB chuyên canh cây chè, vùng ĐNB chuyên canh cây ăn quả, cao su... - Thay đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển những giống cây trồng ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa mưa bão, lũ lụt, hạn hán. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản. Việc thay đổi nông sản giữa các vùng,

nhất là các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả. - Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản xuất khẩu. Nước ta là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới... Bài 2: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa nền NN cổ truyền với nền NN hàng hóa? Tại sao nước ta tồn tại song song hai nền NN này? Tiêu chí NN cổ truyền NN hàng hóa Quy mô SX - Nhỏ, mang tính chất manh - Tương đối lớn mún - Mức độ tập trung cao - Phân tán trong không gian Pt SX - Công cụ SX thô sơ, chủ yếu - Đẩy mạnh thâm canh, tăng sử dụng sức người và động vật - Kĩ thuật thô sơ, lạc hậu - Thường sản xuất nhiều loại cường sử dụng máy móc, vật tư NN, sử dụng KT, CNghệ tiên tiến trước và sau thu hoạch sản phẩm nhưng số lượng ít, - SXNN gắn liền với CN chế năng suất không cao. biến, dịch vụ NN - Tính chuyên môn hóa được thể hiện tương đối rõ. Hiệu quả SX - Năng suất lao động, năng - Năng suất lao động, năng suất suất cây trồng, vật nuôi thấp - Hiệu quả sản xuất chưa cao cây trồng, vật nuôi cao - Hiệu quả sản xuất cao, lợi nhuận nhiều trên 1 đơn vị diện tích Mục đích SX - Sp SX ra để tiêu dùng tại - Gắn liền với thị trường tiêu chỗ - Mang tính tự cấp, tự túc thụ - Thị trường có tác động lớn đến sản xuất Phân bố - Phổ biến ở nước ta, tập - Tập trung những vùng có trung các vùng mà điều kiện nhiều điều kiện thuận lợi, có

sản xuất còn khó khăn, xa các truyền thống SXNN trục đường giao thông, tập - Gần các trục đường giao trung ở những nơi còn nghèo, thông, tp lớn lạc hậu, thiếu KHKT hiện đại Nước ta tồn tại song song hai nền nông nghiệp này là do: - Xuất phát điểm nền nông nghiệp của nước ta thấp, trong một thời gian dài nền nông nghiệp nước ta mang tính chất tự cấp, tự túc. - Quá trình đổi mới chuyển từ nên kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sản xuất ra hàng hóa, có sự điều tiết của nhà nước trong đó có SXNN nên nước ta có nền NNHH. - Hơn nữa, nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại vì vậy nước ta đẩy mạnh pt NNHH.

2022 © DocPlayer.vn Chính sách bảo mật|Điều khoản dịch vụ|Phản hồi

Video liên quan

Chủ đề