Thuốc cam là gì thành phần

Gói thuốc cam gia đình cho cháu bé uống trước khi vào viện

Sáng 04/2/2021, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 6 tháng tuổi được mẹ đưa đến khám vì đi ngoài liên tục. Mẹ bé cho biết trước đó khi bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, gia đình đã tự cho bé uống thuốc tại nhà. Trong số các loại thuốc mà mẹ mang theo cho bác sĩ xem có một gói thuốc bột màu vàng nhạt mà dân gian thường gọi là thuốc cam (như trong ảnh). Gói thuốc này do ông bà cho cháu uống. Sau khi uống thuốc tình trạng cháu không có tiến triển nên mẹ đã đưa đến Bệnh viện. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị tiêu chảy cấp và kê đơn, hướng dẫn gia đình chăm sóc, theo dõi và hẹn khám khi có dấu hiệu bất thường. Theo các bác sĩ, trường hợp này là rất may mắn vì gia đình mới cho bé uống 2 lần thuốc bột này với liều lượng ít nên chưa có ảnh hưởng xấu, các kết quả thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng vẫn nằm trong ngưỡng bình thường. Trước đó, Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do gia đình tự ý cho sử dụng thuốc nam, thuốc cam chữa bệnh. Nhiều gia đình vốn mặc định thuốc cam là “thần dược” chữa đủ mọi loại bệnh từ kém ăn, tưa lưỡi, viêm loét miệng, đi ngoài… Kết quả bệnh không khỏi, cân nặng không lên nhưng các bé đều có chung đặc điểm ngộ độc chì phải nhập viện cấp cứu. Đây thực sự là một tình huống “hú hồn” vì tự ý sử dụng thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc cho trẻ nhỏ gây rất nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Trong trường hợp trẻ sử dụng liều lượng thuốc nhiều có thể bị ngộ độc (đặc biệt là ngộ độc chì). Trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng nặng nề. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người dân có thói quen sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc Cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối KHÔNG tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách

Gần đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh liên tục tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc cam không rõ nguồn gốc. Thông tin trong bài viết này thêm một lần cảnh báo việc sử dụng tùy tiện thuốc cam không rõ nguồn gốc dẫn đến sự nguy hại thế nào đối với trẻ?

Thuốc cam là gì?

Theo tên gọi từ Đông y, thuốc cam là các bài thuốc để điều trị bệnh cam và thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc viên hoàn dùng để uống. Tùy theo từng loại bệnh cam như tỳ cam (bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa), can cam (bệnh liên quan đến gan), tâm can (bệnh liên quan đến khí huyết, tim mạch), phế cam (bệnh ở phổi), thận cam (bệnh liên quan đến thận, hệ tiết niệu)... mà các dạng thuốc cam cũng có thành phần và công dụng khác nhau. Tương tự như các bài thuốc Đông y khác, thuốc cam cũng có sự phối hợp giữa các vị thuốc dựa theo các nguyên tắc của y học cổ truyền để điều trị và bồi bổ cơ quan bị bệnh. Ví dụ như thuốc cam để bổ tỳ thường được bào chế từ các phương thuốc như cát lâm sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, ý dĩ, hoài sơn, liên nhục, mạch nha, sơn tra, thần khúc, cốc tinh thảo, ô tặc cốt, bạch biển đậu được nghiền thành bột hoặc chế biến thành viên hoàn có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, ngủ ngon, chống còi xương và các chứng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thuốc cam bôi ngoài da cũng có sự phối hợp các dược liệu có nguồn gốc khoáng vật và được dùng để điều trị mụn nhọt, lở loét, viêm nhiễm, tưa lưỡi, miệng hôi. Cũng chính nhờ những tác dụng này, thuốc cam được các bậc phụ huynh hay sử dụng cho con em với mong muốn con em mình mau ăn chóng lớn và có thể phát triển thể chất, trí tuệ một các tốt nhất.

Thuốc cam là gì thành phần

Một loại thuốc cam không rõ nguồn gốc gây ngộ độc chì cho trẻ.

Các vấn đề về độ an toàn của thuốc cam

Ngộ độc chì

Đa số các trường hợp ngộ độc thuốc cam đã xác định rõ nguyên nhân là do hàm lượng chì trong thuốc cao, dẫn đến tình trạng ngộ độc chì và gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc chì khi dùng thuốc cam? Theo kết quả kiểm định của Viện Hóa học trong năm 2012, có đến 98% mẫu thuốc cam có hàm lượng chì vượt ngưỡng quy định an toàn cho người sử dụng. Trong đó, có nhiều mẫu có hàm lượng chì lên đến 85%. Các số liệu này đã chứng minh rằng lượng chì trong các mẫu thuốc cam hiện nay là một thành phần được phối hợp một cách có chủ ý vào chứ không phải do nhiễm tạp. Các trường hợp nhiễm độc chì được ghi nhận đa số là do sử dụng thuốc cam dạng bôi ngoài da có thành phần là khoáng chất. Lượng lớn chì này có khả năng là do sự phối hợp các dược liệu như duyên đơn, duyên phấn hay mật đà tăng trong thành phần của thuốc cam. Thành phần của những dược liệu có chứa chủ yếu là chì oxit và chính chì oxit đã mang lại tác dụng điều trị lở loét, mụn nhọt. Bên cạnh đó, nhiều khả năng chì oxit vô cơ đã được cố ý thêm vào bài thuốc để mang lại hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, ngưỡng an toàn của chì trong cơ thể là rất thấp dưới 10mcg/dl máu; việc các bậc cha mẹ tự ý sử dụng thuốc có hàm lượng chì cao như vậy và không có sự chỉ định của thầy thuốc như hiện nay đã dẫn đến tình trạng ngộ độc chì và gây hậu quả nghiêm trọng về thể chất cũng như sự phát triển trí tuệ cho chính con em của mình.

Tự ý sử dụng thuốc cam cho trẻ

Bên cạnh hàm lượng chì vượt quá ngưỡng, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc cam đặc biệt là đối với trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã cho con mình dùng thuốc mà không nắm rõ cách dùng, liều dùng do không phân biệt được thuốc cam dạng bột dùng ngoài da và thuốc cam dùng để uống hoặc đánh đồng 2 loại thuốc này là một. Điều này dẫn đến việc dùng thuốc không đúng cách và gây ra ngộ độc do quá liều. Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng thuốc mà không có ý kiến của người có chuyên môn có thể dẫn đến việc dùng sai thuốc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh ở trẻ. Ví dụ như nếu dùng phải thuốc cam có tính nhiệt cho bệnh nhi đang bị bệnh cam thể nhiệt có thể làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến co giật, hôn mê.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nhìn nhận dưới góc độ y học cổ truyền, các vị thuốc trong bài thuốc cam dùng cho trẻ em đều có công dụng riêng và hiệu quả của nó đã được chứng minh qua nhiều thế hệ là có tác dụng, nên bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền như một loại “thần dược” để điều trị bệnh ở trẻ nhỏ cho đến ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh tính hiệu quả của thuốc thì vấn đề về độ an toàn cho người sử dụng, đặc biệt trẻ em vẫn còn có nhiều điều đáng được lưu tâm. Thuốc cam thường được lưu hành và chế biến tại các cơ sở gia truyền và thành phần trong các bài thuốc này cũng được tùy chỉnh theo loại bệnh cũng như trình độ của thầy thuốc Đông y tại tác cơ sở; chính vì vậy, rất khó để người sử dụng có thể hiểu rõ được thành phần cụ thể trong các bài thuốc này. Chính nguyên nhân này cộng với việc tự ý sử dụng thuốc của các bậc cha mẹ đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó, việc sử dụng thuốc cam cho trẻ cần có sự tư vấn từ các cán bộ y tế có chuyên môn cũng như lựa chọn cơ sở sản xuất có uy tín và được Bộ Y tế cấp phép.


Sáng ngày 31/10/2019, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi (Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhi 14 tháng tuổi (trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ) trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt nhiều cơn, bụng chướng, da vàng, nôn nhiều, gan to ngang rốn và có nhiều vết loét ở niêm mạc miệng.

Thông tin từ phía người nhà bệnh nhi cho biết, ở nhà trẻ có tình trạng ho, khò khè, sốt cao và kèm theo nhiệt miệng. Sau khi dùng kháng sinh, hạ sốt nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn (kéo dài khoảng 1 tuần), gia đình cho bé uống thuốc nam và bôi thuốc cam vào miệng để điều trị.

Thuốc cam là gì thành phần
Mẫu thuốc cam bé L. sử dụng do người nhà bệnh nhân cung cấp.

Tuy nhiên, sau 2 ngày sử dụng thuốc nam và bôi thuốc cam, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Lúc này gia đình đưa bé đến khám tại trung tâm y tế huyện và được chẩn đoán suy gan cấp nên lập tức chuyển bé xuống Trung tâm Sản Nhi.

Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm máu, chụp X-quang), bệnh nhi được xác định có rối loại đông máu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu máu nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định do trẻ bị ngộ độc thuốc nam.

Ngoài ra, trên phim chụp X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của kim loại, nghi là chì nên các bác sĩ đã tiến hành định lượng hàm lượng chì trong máu của bệnh nhi. Kết quả cho thấy chỉ số hàm lượng chì trong máu của trẻ là 129.8 µg/dl, tăng gấp 13 lần so với bình thường, bệnh nhi được xếp vào tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng.

Thuốc cam là gì thành phần
Hình ảnh X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của chì.

Theo ThS.BS Cao Việt Hưng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.

Điển hình là trước đó 2 tháng, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi cũng tiếp nhận một trường hợp bé 03 tháng tuổi bị suy đa phủ tạng do ngộ độc thuốc nam. Do đó, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.