Thực trạng phát triển trí tưởng tượng cho học sinh thông qua môn học ở trường phổ thông

TƯỞNG TƯỢNG

Số 43 - tháng 1 | 2022

GIÁO DỤC VÀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIÁO DỤC VÀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG

TRONG NĂM 2021: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRONG NĂM 2021: LÀM THẾ NÀO ĐỂ

THAY ĐỔI HỆ THỐNG?THAY ĐỔI HỆ THỐNG?

NĂM CÁCH ĐỂ HỌC SINH CHÚ Ý VÀO

KIẾN THỨC THAY VÌ ĐIỂM SỐ COVID-19 ĐANG THÚC ĐẨY COVID-19 ĐANG THÚC ĐẨY

CÁC CẢI CÁCH GIÁO DỤCCÁC CẢI CÁCH GIÁO DỤC

MƯỜI NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC CÓ MƯỜI NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC CÓ

Ý NGHĨA NHẤT NĂM 2021Ý NGHĨA NHẤT NĂM 2021

Số 43: Tưởng tượng

Dạy thế nào

DẠY TRẺ CÁCH YÊU KHOA HỌC............................ 06

Duy Vũ dịch

SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG VẼ

TRONG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ............................. 11

LISA dịch

NĂM CÁCH ĐỂ HỌC SINH CHÚ Ý VÀO KIÉN THỨC

THAY VÌ ĐIỂM SỐ .....................................................14

Duy Vũ dịch

2Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 42 - 2021

Quản lí giáo dục

HỖ TRỢ HỌC SINH KHI TRƯỜNG HỌC

MỞ CỬA LẠI .............................................................17

LISA dịch

COVID-19 ĐANG THÚC ĐẨY

CÁC CẢI CÁCH GIÁO DỤC ......................................21

MinhTrang lược dịch

BẤT BÌNH ĐẲNG GIÁO DỤC THEO KHU VỰC ĐỊA

ANH QUỐC GIA TĂNG MẠNH SAU 30 NĂM .......25

Ngô Thị Thanh Tùng dịch

GIÁO DỤC VÀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG NĂM

2021: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI HỆ THỐNG? . . 28

Vũ Như dịch

MƯỜI NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC CÓ Ý NGHĨA

NHẤT NĂM 2021 ...................................................... 31

LISA dịch

3

Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 42 - 2021

Thể lệ gửi bài:

Quý thầy cô, anh chị nội dung liên quan tới Dạy

Học muốn chia sẻ tới cộng đồng, xin vui lòng gửi về Ban

Biên tập Lộn xộn qua email

Cuối bài viết, tác giả xin vui lòng giới thiệu vài nét về bản

thân: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,

các chủ đề nghiên cứu yêu thích…

Do thời gian và nhân sự có hạn, Ban Biên tập xin phép

chỉ liên hệ với các bài viết được chọn đăng.

Tinh thần 4.0

Ban Biên tập quý thầy cô, anh chị gửi bài cộng tác

đều chia sẻ tinh thần 4.0, tức là:

- 0 lương

- 0 văn phòng

- 0 chuyên môn cao

- 0 giới hạn không gian - thời gian

Địa chỉ gửi bài:

Chia sẻ:

Quý thầy cô, anh chị cảm thấy nội dung Dạy và Học

ích, xin vui lòng chia sẻ tới bất kỳ những ai quan tâm,

kèm theo trích dẫn nguyên vẹn và đầy đủ về nguồn gốc

bài viết.

Mọi người nói về Dạy & Học

“Dạy&Học giống như một nguồn dinh dưỡng

quý báu cho những ai quan tâm tới giáo dục,

bất kể trong bối cảnh gia đình, nhà trường,

hay xã hội.”

- Th.S Ngô Huy Tâm

4Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 42 - 2021

Lời tựa

Quý độc giả thân mến,

“COVID-19 đang thúc đẩy các cải cách giáo dục”một tựa đề nằm trong Dạy&Học số 43 lần

này. Không chỉ là cuộc chiến với virus còn gian nan và thế giới khó thể quay về thời kì trước khi

đại dịch diễn ra, mà còn bởi vì chúng ta hiểu được rằng một hệ thống có vấn đề chính là một trong

những yếu tố kéo dài đại dịch, thậm chí là yếu tố kích thích những họa nạn tương tự trong tương lai.

“Tất cả mọi thay đổi bền vững và có ý nghĩa đều bắt đầu từ trí tưởng tượng của bạn” - mượn câu

nói nổi tiếng được cho là của nhà vật lý lý thuyết Albert Einstein, BBT Lộn Xộn xin gửi tới quý độc

giả số cuối cùng của năm Tân Sửu với tựa đề “Tưởng tượng”.

Mở đầu chuyên mục Dạy thế nào “Dạy trẻ cách yêu khoa học”, lời tâm sự của một nhà giáo

kỳ cựu về cách cô sử dụng học tập dựa trên dự án để thúc đẩy lòng yêu thích khoa học ở những

học sinh của mình. Hai bài viết tiếp theo của chuyên mục này với tựa đề lần lượt là “Sử dụng hoạt

động vẽ trong đánh giá quá trình”, “Năm cách để học sinh chú ý vào kiến thức thay vì điểm

số” hướng tới việc chuẩn bị cho học sinh tưởng tượng về một viễn cảnh mới mà ở đó các bài kiểm

tra truyền thống không còn là thứ độc tôn quyết định thành tích học tập của chúng.

Với kế hoạch mở cửa lại trường học sau kỳ nghỉ Tết, “Hỗ trợ học sinh khi trường học mở cửa

lại” gợi ý một số việc giáo viên có thể làm để cuộc chuyển giao này bớt khó khăn. Cuộc tấn công

của virus corona đã làm lộ ra vô số những yếu điểm của các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới,

trong đó đáng chú ý nhất là tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng ở nhiều khu vực. “Bất bình đẳng

giáo dục về khu vực địa lý ở Anh quốc gia tăng mạnh sau 30 năm” là một trong hàng ngàn báo

cáo về tính đáng báo động của tình trạng này. Cùng với “Covid-19 đang thúc đẩy các cải cách

giáo dục”, bài viết “Giáo dục và sự bất bình đẳng trong năm 2021: Làm thế nào để thay đổi hệ

thống?”một bàn luận đi xa hơn những báo cáo trên khi dám tưởng tượng tới một tương lai giảm

thiếu được những khoảng cách đó. Cuối cùng, “Mười nghiên cứu giáo dục có ý nghĩa nhất năm

2021” là một tóm tắt ngắn gọn những kết quả đáng chú ý về giáo dục 2021 từ góc độ khoa học.

Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị.

Trân trọng,

Ban Biên tập Lộn Xộn

5

Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 42 - 2021

Kristina Rizga1 | Duy Vũ dịch

Cô Deborah Cornelison rất vui mừng khi thấy xã

hội Hoa Kỳ đã đặt giáo dục khoa học lên một vị

trí cao hơn. Trong thập kỷ trước, các quan chức

chính phủ, các lãnh đạo doanh nghiệp và những

nhà giáo đã tranh luận về việc đào tạo khoa học,

công nghệ, kỹ thuật và toán có nên trở thành ưu

tiên của quốc gia hay không - bởi vì nó giúp học

sinh tăng cơ hội việc làm ở những tập đoàn lớn

trên thế giới như Google hoặc Tesla và có thể gia

nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhưng cô Cornel-

ison nói với tôi, việc đề cập đến cạnh tranh kinh

tế toàn cầu thường không được hưởng ứng lắm

những vùng nông thôn, chẳng hạn như quê

nhà của cô, hạt Ada, Oklahoma. Một số học sinh

ở vùng quê không muốn rời khỏi thị trấn nhỏ của

1 Nguồn:https://www.theatlantic.com/education/

archive/2020/09/teaching-how-teach-high-school-sci-

ence/616186/

mình, nơi mà họ luôn có cảm giác quen thuộc và

lòng tự hào sâu sắc.

Cornelson, một cựu giáo viên môn khoa

học đã có 26 năm giảng dạy tại một trường cấp

3 trước khi chuyển tới làm việc tại Sở Giáo dục

Oklahoma, đã thiết kế các giờ học của theo

cách có thể giúp các học sinh không cho rằng lợi

ích đầu tiên của việc học là kiếm được một công

việc, đậu một trường đại học danh giá hay chỉ

đơn giản là chẳng có ý định theo đuổi sự nghiệp

khoa học tham gia tích cực hơn vào bài học. Khi

tôi dành một tuần với Cornelson vào tháng 3 năm

2018, cô đã giải thích cách cho học sinh của

mình thấy được sự hấp dẫn của khoa học, trong

đó có phương pháp sử dụng các dự án khoa học

để cải thiện cuộc sống xung quanh các em.

6Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

DẠY TRẺ CH YÊU KHOA HỌC

Bản ghi lại cuộc phỏng vấn dưới đây đã được tinh

chỉnh cho ngắn gọn và rõ ràng hơn.

Kristina Rizga: đã được nhận những giải

thưởng cấp quốc gia về giảng dạy, đặc biệt với

phương pháp học tập qua dự án (project-based

learning). Cô có thể mô tả cách nó được ứng

dụng trong lớp học không

Deborah Cornelison: Tất cả các dự án do học

sinh của tôi thực hiện - cho dự nhóm hay

dự án cá nhân - luôn đặt trọng tâm vào việc xác

định các vấn đề thực xảy ra trong cộng đồng của

các em, chúng sẽ tự mình tập hợp dữ liệu cần

thiết, tiến hành thí nghiệm, khảo sát, sau đó tìm

kiếm giải pháp. Cách giảng dạy của tôi đã thay

đổi rất nhiều kể từ khi tôi bắt đầu công việc vào

năm 1988. Tôi luôn muốn những buổi thực hành

trong lớp tiến xa hơn việc chỉ thí nghiệm theo

hướng dẫn, khi học sinh được yêu cầu phải

tuân theo những chỉ dẫn vốn đã ghi sẵn cần phải

làm những và cần phải chứng minh điều

trong sách giáo khoa. Tôi muốn các em học được

những kỹ năng có thể giúp chúng thành công

hơn trong công việc và cuộc sống tương lai, như

là tìm tòi, khám phá, hợp tác giải để quyết vấn đề

và tư duy phản biện,.

Tôi sẽ lấy dụ về một dự án đo nồng độ CO2 trong

các lớp học của một nhóm học sinh lớp 9 trường

THCS Byung. Đầu tiên, các em đã thực hiện việc

đo đạc trong hầu hết các lớp học của tòa nhà, và

tìm ra rằng nồng độ CO2 một số nơi cao hơn

rất nhiều so với nồng độ tiêu chuẩn - đặc biệt

các lớp học đông học sinh sau bữa trưa. Các

em đã phân tích bản thiết kế của tòa nhà và thảo

luận về kết quả cuộc điều tra với người phụ trách

việc bảo trì hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa

không khí của tòa nhà. Cùng nhau, họ đưa ra kết

luận bộ rằng nồng độ CO2 thể phụ thuộc

vào lượng không khí sạch được đưa vào phòng

học. Vì việc sưởi hay làm lạnh không khí mới liên

tục sẽ tiêu tốn nhiều chi phí điện năng, nên

đôi khi hệ thống tự động điều chỉnh xuống chế

độ tiết kiệm, khiến cho không khí không được

làm mới và tuần hoàn. Nhận ra vấn đề đó, lượng

không khí sạch sau đó đã được đưa vào lớp học

nhiều hơn để cải thiện chất lượng không khí,

kết quả kiểm tra nồng độ CO2 sau đó đã đạt mức

khuyến nghị.

Một dự án về các loại thực phẩm tốt cho sức

khỏe của một nhóm học sinh khác đã “lập công”

đưa quầy salad trở lại căng-tin. Các em bắt đầu

bằng việc khảo sát lựa chọn bữa trưa và nhu cầu

thay đổi (nếu có) của các học sinh. Nhóm phỏng

vấn nhân viên căng-tin để có thêm những bằng

chứng xác thực. Bên cạnh đó, các em cũng tham

khảo ý kiến từ các chuyên gia, phân tích dữ liệu,

và soạn một bài thuyết trình về các thói quen ăn

uống tốt cho sức khỏe - sau đó được dùng để

“dạy” lại cho các bạn khác. Khâu cuối cùng

trình bày kết quả nghiên cứu của mình cho quản

lý nhà trường.

Một dự án khác nghiên cứu về tác hại của việc

thiếu ngủ trên n thiếu niên. Nhóm học sinh thực

hiện dự án đã thu thập nhật giấc ngủ trong

hai tuần của tất cả các bạn cùng lớp. Cùng lúc,

các em tìm hiểu về tầm quan trọng của việc ngủ

đủ giấc và các thói quen giúp cải thiện giấc ngủ,

như thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày,

hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,

tăng cường tập thể dục. Từ số liệu thu thập được,

các em làm một bài thuyết trình trước Hội đồng

nhà trường, sau đó sử dụng chúng làm công cụ

tuyên truyền về tầm quan trọng của việc ngủ đủ

giấc. Kết quả thu được rất tích cực khi trong khảo

sát sau nghiên cứu, 90% học sinh toàn trường

khẳng định thói quen ngủ nghỉ của mình đã được

cải thiện.

Đôi khi, các dự án của học sinh còn có thể thay

đổi chính sách của cả một tiểu bang: một trong

số đó là dự án xây dựng và phát triển các phương

án ứng phó với những tình huống khẩn cấp tại

7

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

trường học (school-emergency plans), như buổi

diễn tập phong tỏa trường hằng năm (yearly

lockdown drills). Tiểu bang đã dựa vào kết quả

nghiên cứu này để nhân rộng việc thực hiện các

phương án tương tự trên tại tất cả các trường

học vào năm 2007.

Rizga: Ý định của là tận dụng các lớp khoa học

để truyền tải thông điệp về sự tham gia của công

dân phải không?

Cornelison: Tôi luôn muốn tìm ra những phương

pháp để học sinh thấy khoa học có thể giúp

chúng ta giải quyết các vấn đề toàn cầu ở cấp độ

địa phương như thế nào, và cho phép học sinh có

thể trải nghiệm cảm giác làm chủ. Đó hẳn sẽ trở

thành một nguồn động lực lớn cho những thanh

thiếu niên trẻ tuổi.

Rizga: Cô luôn trao cho học sinh quyền tự do lựa

chọn đề tài dự án có phải em hay nhóm nào cũng

biết mình muốn nghiên cứu về chủ đề hay vấn đề

nào không?

Cornelison: Dĩ nhiên không. Đó là lúc chúng

cần đến sự đồng hành của tôi. Tôi giúp các em

lựa chọn đề tài bằng cách khuyến khích các em

đọc thêm tin tức, đồng thời, tìm kiếm các vấn đề

chúng hứng thú tìm hiểu và khai thác. Kể từ khi

bắt đầu đi dạy, tôi đã giữ thói quen lưu lại các tập

tài liệu về nhiều chủ đề khác nhau học sinh

có thể sẽ hứng thú, bao gồm các bài báo hay bài

viết được cắt ra từ báo hoặc tạp chí. Bằng việc

thực hiện một vài nghiên cứu nhỏ, đọc, thảo

luận đa dạng các đề tài, chúng tôi, sau cùng,

luôn chọn được một chủ đề ý nghĩa.

Rizga: So với cách tiếp cận truyền thống (thông

qua bài giảng vài lần lên phòng thí nghiệm),

phương pháp này giúp các em bồi dưỡng thêm

những kỹ nào?

Cornelison: Học sinh vẫn được học về lý thuyết

và quy trình nghiên cứu. Tuy nhiên, với cách học

này, các em sẽ tích lũy thêm được cho mình

những kỹ năng khác có ích trong cuộc sống, như

làm việc nhóm, phân chia công việc, giải quyết

vấn đề, quản thời gian, lên kế hoạch, truyền

đạt ý tưởng cho người khác, và hợp tác với những

thành viên khác trong cộng đồng nhằm hiện

thực hóa các giải pháp tích cực đã tìm ra. Các

em cũng được học cách đối mặt với khó khăn và

sự bối rối trong việc vạch ra con đường cho chính

mình; học được cách tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp

đỡ người khác. Ngoài ra, kỹ năng phân tích

khả năng vận dụng linh hoạt các kỹ năng có được

của học sinh cũng được cải thiện.

Các em cũng sẽ trở thành những cây viết giỏi bởi

yêu cầu về việc giải thích cùng phân tích những

mình làm một cách mạch lạc và rõ ràng. Sự thật

là, đa số sự hỗ trợ nhân hóa trong giảng

dạy xảy ra trong khi viết, như tôi luôn giúp học

sinh nhận ra ý nghĩa của dự án các em đang thực

hiện: Em tìm được những gì? Chúng ý nghĩa

gì? Tại sao chúng lại quan trọng? Tôi luôn muốn

nhìn thấy quá trình tư duy của các em, đó cũng

là cách tôi xây dựng mối quan hệ với học sinh của

mình. Và gần như trở thành sự kiện hằng năm,

các em mất hàng tuần luyện tập trước khi chính

thức trình bày kết quả nghiên cứu của mình trước

bạn học hoặc trước Hội đồng trường, hoặc trong

buổi họp mặt phụ huynh hay tại các sự kiện STEM

cấp quốc gia. Việc thuyết trình thực sự giúp củng

cố nền tảng và gia tăng động lực của các em.

Tôi tin rằng, sau tất cả những khó khăn, giá trị

của các dự án nằm việc học sinh cảm nhận được

cảm giác làm chủ. Dữ liệu của các em. Công sức

thành quả đều của các em. Đó thực sự

niềm tự hào của chúng. Hầu hết học sinh chia sẻ

với tôi rằng những dự án thế này chính điểm

sáng, là kỷ niệm các em không bao giờ quên khi

rời THPT.

8Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

Rizga: Theo thời gian, cách dạy của đã thay

đổi thế nào?

Cornelison: Tôi thường bắt đầu lớp học theo cách

tôi trước đây được dạy: giảng lý thuyết, sau

đó thực hành. Học sinh chỉ cần làm theo hướng

dẫn để ra được các kết luận có sẵn trong sách.

Sau đó giờ học sẽ phát triển theo một vài phương

hướng khác nhau, thường là bắt đầu khi học sinh

tìm ra một thứ đó mới thảo luận với nhau

về chúng. Như vậy, thay vì chỉ chú ý vào việc câu

trả lời đúng hay sai - điều quan trọng trong khoa

học, các em còn được nói lên suy nghĩ của chính

mình. Như thế có nghĩa là các em học được cách

chuyển câu trả lời từ các câu hỏi đóng hay phản

hồi nội dung quan các câu hỏi thể khai thác

những khía cạnh sâu hơn của vấn đề như là “Cô

giảithíchkỹ hơn đượckhôngạ?”hay là “Điềuđó

thìcónghĩagì?”.

Qua thời gian, tôi cũng học được cách ưu tiên đưa

ra các nhận xét khuyến khích học trò thể hiện

suy nghĩ của mình, và giải quyết hiểu lầm của

các em về bài học. Sau khi giảng dạy cùng một

lý thuyết từ năm này qua năm khác, bạn sẽ học

được cách chủ động chỉ ra những cách hiểu sai

về bài học trước cả khi học sinh thể hiện suy nghĩ

của mình - bạn cũng hiểu rằng đôi khi lý thuyết

cũng cần được hiểu bằng nhiều cách khác nhau

trước khi học sinh chạm tới chiều sâu tri thức. Sự

phát triển này gắn chặt với việc phát triển chuyên

môn của bản thân, bởi vì bạn càng cố gắng nâng

cao hiệu quả giảng dạy thông qua việc thực hành

giảng dạy dựa trên trên cơ sở khoa học và nhìn

ra được những dấu hiệu của sự học, bạn càng

linh hoạt hơn trong cách ứng dụng chúng vào bài

giảng của mình.

Rizga: Cách phát triển chuyên môn nào đã giúp

cô nhiều nhất?

Cornelison: Những giáo viên thường nghĩ rằng

phát triển chuyên môn là việc trường học bắt

buộc họ phải làm - nhưng với tôi, phát triển

chuyên môn là cách giúp bản thân giải quyết các

vấn đề xảy ra trong lớp học của mình. Hầu hết

đều thông qua học tập không chính thức, như

hợp tác tự đánh giá với đồng nghiệp về các

đề tài nghiên cứu khoa học thành công và cách

chúng tôi có thể cải thiện chúng. Và gần như

mỗi năm, tôi đều tham dự hội nghị của Hiệp hội

phạm Khoa học Quốc gia (National Science

Teaching Association), nơi tôi thể học hỏi được

nhiều ý tưởng đột phá cùng các công cụ giảng

dạy mới, như phòng thí nghiệm ảo hoặc trò chơi

giúp học sinh ôn lại các khái niệm. Tôi cũng đã

nhận Chứng nhận Hội đồng Quốc gia (National

Board Certication) vào năm 1998. Kỹ năng của

tôi được cải thiện rất nhiều từ đây.

Rizga: Cô đã hợp tác với những đồng nghiệp của

mình thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?

Cornelison: Tôi nghĩ sẽ rất hữu ích nếu giáo viên

dự khán các lớp học của nhau thảo luận về

những mình quan sát được, sau đó, áp dụng

vào chính lớp học của mình. Đồng thời, hãy chú

ý vào hoạt động của học sinh: Mình thể biết

được điều gì từ hành động của học sinh? Thái độ

của học sinh chính là thước đo sự nghiêm khắc

của giáo viên trong lớp học.

Rizga: Điều gì khiến cô gắn bó với nghề giáo suốt

26 năm qua?

Cornelison: Lớp học của tôi không phải một

lớp luyện thi nên tôi có thể tự do thử nghiệm các

sáng kiến mới. trường, chúng tôi không bao

giờ đặt quá nặng vào việc ôn thi. Nếu tôi ở trong

một ngôi trường mà bản thân bị gánh nặng luyện

thi đè nặng, sẽ cực kỳ khó cho tôi dung hòa trách

nhiệm đó với niềm tin của mình về việc giảng dạy

hiệu quả. Cách tôi làm luôn dựa vào những quy

chuẩn, và học trò của tôi sẽ luôn nhìn thấy được

cách những quy chuẩn khoa học đó được ứng

dụng trong đời sống hằng ngày của các em.

9

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

Rizga: Kinh nghiệm giảng dạy có quan trọng

không?

Cornelison: Nếu một giáo viên luôn học hỏi trong

20 năm, họ sẽ biết lượng kiến thức tích lũy trong

20 năm đó lớn hơn trong 5 năm thế nào. Một giáo

viên nhiều kinh nghiệm hơn, tôi tin rằng, sẽ

lượng kiến thức sâu hơn và rộng hơn về lý thuyết

phạm và có được góc nhìn tốt hơn về những

gì hiệu quả và không hiệu quả với từng đối tượng

học sinh khác nhau. Một giáo viên lớn tuổi sẽ

già dặn hơn và có nhiều kinh nghiệm sống hơn,

bao gồm cả kinh nghiệm làm phụ huynh. Điều

này giúp họ hiểu hơn các học sinh của mình.

những giáo viên có thâm niên hẳn cũng sẽ

mạng lưới đồng nghiệp rộng lớn hơn.

Rizga: Cô sẽ làm để giờ làm việc của mình

hiệu quả hơn?

Cornelison: Tôi dành nhiều thời gian soạn bài

giúp không chỉ bài giảng mà việc trao đổi với

đồng nghiệp cũng hiệu quả hơn. Đa số những tiết

học của chúng tôi kéo dài khoảng 45 phút, nhưng

sự hợp tác giữa những nhóm giáo viên có thể tạo

nên môi trường học liên môn khiến tiết học

dài hơn giảm số lớp học sinh phải tham gia

đi. Tuy vậy, thực tế là chúng tôi đã không hợp tác

nhiều.

Rizga: Những giá trị cô luôn cố gắng đưa vào lớp

học?

Cornelison: Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân

thật của bản thân nhiều nhất thể. Tôi muốn

học sinh mình biết rằng tôi cũng như các em, tôi

chỉ đặc biệt hơn ở chỗ tôi được nhìn nhận dưới

cách người truyền thụ kiến thức. Tôi muốn các

em biết rằng tôi cũng từng phạm phải rất nhiều

sai lầm, thành công của tôi đến từ việc học hỏi từ

những người xung quanh và sự giúp đỡ của mọi

người. Tôi muốn học sinh của mình biết rằng tôi

luôn cổ các em khám phá dựa trên sở thích

và mối quan tâm của chính chúng. Tôi đánh giá

cao nỗ lực cố gắng của từng nhân để trở

thành một người lao động liêm chính. Tôi luôn

đề cao sự công bằng. Tôi quan tâm nhưng không

phải đồng môn của các em. Tuy vui vẻ cười đùa

cùng nhau, nhưng tôi là một người trưởng thành

và cần giữ được tác phong nghiêm túc trong lớp

học.

10 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

Shveta Miller1 | LISA dịch

Yêucầuhọcsinhtrunghọccơsởvàtrunghọcphổ

thôngphácthảonhữngđiềumàcácemđã được

họccóthểgiúpgiáoviênhiểurõhơnvềnhững

khíacạnhcácemđãhiểuvàchưahiểu.

Đánh giá quá trình, được thực hiện thường xuyên

sau khi dạy các ý chính trong bài học, cánh

cửa giúp giáo viên nhìn được những điều học

sinh còn hiểu sai hoặc còn thắc mắc về một khái

niệm hoặc chủ đề nào đó. Việc yêu cầu học sinh

xử lý và thể hiện sự hiểu biết của mình bằng hình

vẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin đáng

kinh ngạc để định hướng những bước giảng dạy

cần thực hiện tiếp theo.

Yêu cầu học sinh vẽ những gì các em đã học

Vẽ trong khi học cho phép chúng ta nắm bắt một

khái niệm, hình ảnh, sự kiện hoặc đối tượng

giải phóng không gian nhận thức để chúng ta có

thể bắt đầu suy nghĩ một cách có phản biện. Nếu

tôi nhanh chóng phác thảo một vài nhân vật từ

một cuốn tiểu thuyết với một chi tiết nhỏ nhưng

quan trọng để phân biệt từng nhân vật, cùng với

những mũi tên để mô tả mối quan hệ giữa họ qua

1 https://www.edutopia.org/article/using-draw-

ings-formative-assessment

các thế hệ, thì bây giờ tôi có thể suy nghĩ kỹ càng

về những mối quan hệ đó, về cách mà các nhân

vật ảnh hưởng đến nhau cách mà họ phát

triển xuyên suốt câu chuyện. Tương tự, nếu tôi

phác thảo một cách đại khái các yếu tố của một

quy trình khoa học, tôi có thể bắt đầu suy nghĩ về

chức năng và cách chúng tích hợp để vận hành.

Vẽ khi học đòi hỏi chúng ta phải duy trừu tượng

và có lối suy nghĩ ẩn dụ về mặt nội dung, điều này

giúp chúng ta lưu trữ và hiểu nó theo những cách

tinh vi hơn. Một học sinh vẽ khi học sẽ cân nhắc

những điều sau:

- Mình nên thể hiện mối quan hệ giữa các phần

này như thế nào?

- Mình nên vẽ những phần này lớn/nhỏ đến

mức nào?

- Chúng nên có hình dạng gì?

- Mình nên đặt những phần này ở đâu?

Bởi học sinh đưa ra nhiều quyết định khi các

em chuyển nội dung thành hình ảnh nền giáo

viên có thể khám phá các định kiến, quan niệm

sai lầm của các em, mức độ hiểu biết hứng

thú của mỗi em về nội dung đó.

Coi việc xây dựng sự tự tin khi vẽ như một công

cụ học tập

Vẽ có những lợi ích học tập đáng kể và điều quan

SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG VẼ TRONG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

11

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

trọng là phải tích hợp nó vào trải nghiệm học tập

đầy đủ. Chúng ta thể trang bị cho học sinh

những công cụ cơ bản để trở nên tự tin trong việc

vẽ cho phép các em sử dụng nhiều phương

pháp khác nhau để xử lý thể hiện duy của

mình. Chúng ta có thể khơi dậy sự quan tâm đến

một chủ đề bằng cách đưa ra nhiều phương thức

học tập. Ngoài ra, việc tận dụng tư duy trực quan

sẽ thu hút các kỹ năng đa dạng của học sinh.

Học sinh không cần có kỹ năng nghệ thuật giỏi

để trải nghiệm những lợi ích nhận thức của việc

vẽ khi học. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý

xoa dịu các lo lắng và giải thích những lầm tưởng

về việc học tập dựa trên hình ảnh.

1. Để học sinh tự lựa chọn giữa việc vẽ và các

phương pháp khác để thể hiện việc học của

mình.

2. Đưa ra một hình bản vẽ mẫu. Thay thế

ngôn ngữ tư duy cố định như “Tôi không thể

vẽ” bằng lời tường thuật mô tả quá trình

như: “Tôi muốn chứng tỏ rằng các yếu tố này

phụ thuộc vào nhau, vì vậy tôi sẽ vẽ các hộp

này xếp chồng lên nhau.

Chuỗi bài học của Dan Santa #DrawLikeAKid2

(Vẽ như một đứa trẻ) trình bày cách vẽ rất

nhiều thứ chỉ với một vài khối hình đơn giản

và các chữ cái.

3. Nhắc nhở học sinh suy ngẫm về kinh nghiệm

của chúng qua các bức vẽ để các em bắt đầu

coi nó như một công cụ học tập hữu ích.

- Mình thể nhớ được kỹ đến mức nào sau

khi thể hiện kiến thức qua bản vẽ của mình?

- Khi nào thì mình nên vẽ, khi nào không?

Sử dụng bản vẽ của học sinh để giảng dạy

Phản hồi mà chúng ta cung cấp cho học sinh về

các bản vẽ và lựa chọn mà chúng ta đưa ra tiếp

theo cũng quan trọng như chính bản vẽ vậy.

Học sinh bắt chước các biệt ngữ hoặc từ vựng mà

2 https://www.instagram.com/p/CS91RB-

pv8KO/?hl=en

các em đọc hoặc nghe, điều này có thể che khuất

những các em thực sự hiểu. một phương

pháp đánh giá quá trình, giao tiếp bằng lời có thể

có vấn đề vì giáo viên có thể khó nắm bắt những

gì học sinh thực sự hiểu. Khi học sinh vẽ lúc các

em giải thích, sẽ rất khó để giấu đi những phần

tối trong kiến thức của các em. Những hiểu lầm

rõ ràng, cùng với những sai lầm nhỏ hơn có thể

ẩn giấu trong các bức vẽ của học sinh.

Dưới đây là một số cách để tích hợp bản vẽ vào

đánh giá quá trình:

- Biểu tượng đường kẻ màu: Vẽ đường thẳng,

chọn màu hoặc chọn biểu tượng để thể hiện

những hiểu biết hiện tại của bạn về khái niệm

bạn đang học. Hãy chuẩn bị để giải thích lại

dựa trên bản vẽ ấy.

- Vẽ một hình ảnh đại diện (ví dụ cho lực hấp

dẫn, cách cấu trúc một bài văn nghị luận,

mối quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật

phản diện, hệ thống limbic).

- Chỉ sử dụng các hình đơn giản (hình tròn,

vuông, tam giác) để biểu diễn các mối quan

hệ (giữa các ký tự, nguyên tắc, sự kiện, định

luật, khái niệm toán học).

- Tạo một tác phẩm truyện tranh/nghệ thuật

tuần tự để đại diện cho một hệ thống nào

đó, để chắt lọc các yếu tố chính của một câu

chuyện hoặc sự kiện, hoặc để sắp xếp các

bước thiết yếu của một quy trình và thể hiện

mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Để sử dụng hiệu quả các bức vẽ của học sinh để

làm dữ liệu đánh giá quá trình, hãy xem xét

những điều sau khi bạn kiểm tra những bức

vẽ đó:

- Những sự kiện, mối quan hệ, trình tự,... nào

học sinh đã hiểu được?

- Những yếu tố chính nào đã bị bỏ qua?

- Những yếu tố nào bị trình bày sai?

- Những yếu tố, mối quan hệ, chi tiết,... nhất

định được thể hiện như thế nào?

- Làm thế nào để so sánh các bức vẽ của học

12 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

sinh? Bạn thấy được những họa tiết nào? Có

điều gì đặc biệt về chúng?

- Bản vẽ này cung cấp những hiểu biết về

nội dung?

Trong khi xem lại bản vẽ của một học sinh trung

học trình bày về quy trình làm bánh mì, tôi nhận

thấy rằng cậu bé có hiểu một số khái niệm

chính: Cậu bé biết có hai loại protein liên kết để

tạo thành gluten và các bức vẽ đơn giản của em

chứng minh do mỗi loại tự không thể

đem lại tính mềm xốp cho chiếc bánh mì. Nhưng

tôi tự hỏi liệu em ấy có hiểu vai trò của các axit

amin, nước, sự trộn lẫn nhào trộn trong quy

trình này không.

Trong phản hồi của mình, tôi thừa nhận các yếu

tố mà em ấy minh họa một cách chính xác. Sau

đó, để xác định xem liệu em có thể hiểu được sự

phức tạp của quá trình này hay không thì tôi sẽ

hỏi em ấy rằng: Đây có phải là những yếu tố duy

nhất cần thiết để hai loại protein tạo ra gluten

hay không? Bản vẽ này đang thiếu những gì? Bạn

có thể bổ sung nó ở đâu và như thế nào?

Khi chúng ta thấy tư duy được thể hiện dưới dạng

trực quan, chúng ta - học sinh giáo viên - sẽ

được những hiểu biết giá trị về các khái

niệm liên quan. Chúng ta học hỏi từ những

người khác thấy, từ những lựa chọn họ đưa

ra để thể hiện một ý tưởng, và thậm chí cả những

quan niệm sai lầm mà họ có thể mắc phải.

Suy nghĩ thì luôn lộn xộn - chúng ta thường không

tuân theo một quy trình cứng nhắc và nhất quán

để suy nghĩ thấu đáo các vấn đề, mặc dù một quy

trình từng bước ổn định thường được sử dụng

để giải quyết một vấn đề toán học, hình thành

giả thuyết hoặc viết lập luận. Cung cấp cho học

sinh các cơ hội có cấu trúc rõ ràng để thể hiện tư

duy của các em bằng cách vẽ cho phép các em

thể hiện các quy trình tư duy độc đáo của mình

thông qua việc suy nghĩ về các khái niệm và vấn

đề phức tạp từ đó đưa ra các giải pháp sáng tạo.

Khi chúng ta nhìn thấy được tư duy của học sinh,

chúng ta phát hiện ra những chi tiết nhỏ nhất về

những gì các em làm và chưa hiểu. Từ đó, chúng

ta thể chuẩn bị tốt hơn để giúp củng cố sự

hiểu biết của các em để xây dựng bài giảng

dựa trên những dữ liệu đó.

13

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

Crystal Frommert1 | Duy Vũ dịch

Những học sinh cấp hai và cấp ba của tôi vội vàng

bước vào lớp cùng với bài tập về nhà đã được

hoàn thành, sẵn sàng đưa ra những câu hỏi cho

bài học ngày hôm ấy. Các em đã làm hết bài tập

không phải mong muốn được điểm số tốt

mà là vì tinh thần ham học hỏi của chính mình...

và rồi tôi tỉnh dậy từ giấc mơ ngọt ngào ấy.

Thực tế phũ phàng các em liên tục kiểm tra

và lo lắng về điểm số của mình. Các em thường

hỏi tôi:

Em sẽ bị trừ bao nhiêu điểm nếu em quên

làm một bài trong sách?

1 Nguồn:https://www.edutopia.org/article/5-ways-

help-students-focus-learning-rather-grades

sẽ trừ bao nhiêu điểm khi em mắc lỗi

chính tả?

Em cần phải làm gì để đạt điểm A (9.0/10)

trung bình các môn?

Sau khoảng thời gian dà thực trạng này diễn ra ở

những lớp toán của tôi, tôi bắt đầu phải nhìn lại

những gì mình đã làm góp phần tạo nên văn hóa

quá chú trọng vào điểm số này. Thật xấu hổ khi

phải thừa nhận rằng tôi đã khen ngợi học sinh

dựa trên điểm số thay dựa trên những nỗ lực

và sự cải thiện của các em. Những buổi họp phụ

huynh cũng chỉ chú ý vào điểm số hơn thảo

luận về những gì các em đã học được ở trường.

Trong lúc tôi đang nhìn nhận lại bản thân, tôi

cùng những đồng nghiệp khác, những người

NĂM CÁCH ĐỂ HỌC SINH CHÚ ÝNĂM CÁCH ĐỂ HỌC SINH CHÚ Ý

VÀO KIẾN THỨC THAY VÌ ĐIỂM SỐVÀO KIẾN THỨC THAY VÌ ĐIỂM SỐ

14 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

cũng đang quá chú trọng vào việc cho điểm học

sinh, đã chia sẻ với nhau những cách thức để

thoát khỏi tình trạng học sinh học chỉ vì điểm

trong khi vẫn sử dụng điểm số để đánh giá các

bài tập của các em.

5 THAY ĐỔI ĐỂ TRÁNH XA “VĂN HÓAHỌC VÌ

ĐIỂM SỐ

1. Thay đổi cách nói chuyện của bạn (với cả

học sinh lẫn phụ huynh)

Trước đây, khi một học sinh cảm thấy chán nản

với việc làm bài tập, tôi thường đe dọa: “Em phải

hoàn thành bài tập sẽ lấy điểm bài này!”

Còn bây giờ, tôi sẽ khuyến khích rằng: “Em đã

làm rất tốt trong việc rút gọn các đơn vị radi-

an. đang rất mong đợi xem em sẽ áp dụng

kỹ năng đó trong những bài tập về định lý Py-ta-

go như thế nào.” phải cách này luôn thể

dùng được không? Dĩ nhiên là không. Tuy nhiên,

việc cố tình dùng các từ ngữ hướng vào việc học

tập thay điểm số của tôi đã bắt đầu gây ra sự

chuyển biến tích cực trong lớp học.

Cách nói chuyện của tôi với các bậc phụ huynh

cũng đã thay đổi. Khi trò chuyện qua email hoặc

điện thoại cho phụ huynh, tôi tập trung đề cập

đến những nội dung và kỹ năng học trò mình đã

học được thay chỉ nhấn mạnh vào điểm. Khi

phải đề cập đến điểm của học trò, tôi sẽ nói:

“Devon đã đạt được 35 trên 42 điểm ở bài tập gần

nhất. Tôi nghĩ rằng em nên tập cách phân tích số

nguyên tố nhiều hơn để chuẩn bị cho chương tiếp

theo.” Có lẽ đây là một cách khôn ngoan khi nhắc

đến những con số, nếu tôi nói rằng em ấy chỉ

được B- thay 35/42 điểm, phụ huynh sẽ cảm

thấy con mình có điểm số tệ.

2. Công bố điểm gián tiếp

Tôi được ý tưởng này là nhờ bài Blog của Kristy

Louden về cách để học sinh chú ý hơn đến nhận

xét của giáo viên thay điểm của mình. Loud-

en đã viết: “Hãy trì hoãn việc học sinh thấy được

điểm của mình để hướng sự chú ý của các em

vào lời nhận xét của giáo viên hơn.

Tôi cùng một giáo viên toán khác đã thử nghiệm

phương pháp này. Trong lớp học, tôi vẫn sẽ chấm

điểm từng câu cho học sinh với một chút ghi chú

bên cạnh, nhưng sau khi chấm, chúng tôi không

ghi bất kỳ điểm số hay điểm chữ nào lên bài kiểm

tra. Khi trả bài, học sinh sẽ được yêu cầu kiểm

tra lại các câu sai và tự sửa bài của mình. Khi trợ

giúp học sinh sửa bài, tôi sẽ chỉ thảo luận về nội

dung và nhận xét, và vẫn sẽ không cho điểm.

Ban đầu việc này làm các em khá ngạc nhiên, tuy

nhiên qua thời gian các em bắt đầu chú ý vào việc

thể hiện kiến thức của mình. Tôi sẽ hẹn riêng với

từng học sinh vào ngày hôm sau nếu các em yêu

cầu được biết điểm của mình (Dĩ nhiên tôi vẫn

phải cho điểm vì đó là yêu cầu của nhà trường).

3. Giảm số đầu điểm

Nghiên cứu khuyên rằng bài tập về nhà hoặc các

bài đánh giá quá trình không nên lấy điểm. Rất

nhiều giáo viên tôi quen biết sẽ cho điểm học

sinh với mỗi bài tập các em hoàn thành. Tôi

đã dừng hẳn việc đó vài năm về trước nhưng vẫn

ghi lại tất cả những ai đã làm hoặc chưa làm bài

tập về nhà để báo cáo trong những cuộc họp phụ

huynh. Tôi nhấn mạnh rằng bài tập về nhà là một

hội tốt để học sinh luyện tập và khám phá

kiến thức mới thay vì coi đó là một đầu điểm. Để

giảm thiểu áp lực, tôi thông báo với học sinh rằng

những bài điểm thấp nhất sẽ được bỏ đi và không

tính vào cột điểm. Điều này đã giải tỏa rất nhiều

lo lắng cho các em.

4. Cho cơ hội làm lại

Tôi là một fan trung thành của trang blog được

viết bởi Starr Sackstein, nơi thường

viết về cách chấm điểm chuẩn hóa. Trong những

bài đăng gần đây, cô đã viết: “Những bài kiểm tra

chỉ được làm một lần đa số sẽ không thể giúp

các em thể hiện hết mình do sự giới hạn của trí

15

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

nhớ.Tổ toán của trường tôi có một chính sách

cho phép học sinh thực hiện lại bài kiểm tra để

cải thiện cột điểm xấu nhất của học kỳ đó. Nếu

trường bạn không có chính sách này, hãy đề xuất

với nhà trường. Hoặc hãy tự sáng tạo một cách

để cho học sinh hội làm lại lợi ích học tập

của các em - chứ không phải chỉ đơn giản là thay

điểm.

5. Cho phép học sinh tự chấm điểm

Tôi thường nghe thấy những lời phản biện khi

nhắc đến điều này: “Nếu ta không chấm điểm

các em theo cách truyền thống thì làm sao

thể chuẩn bị được cho các em vào môi trường

đại học?” Dĩ nhiên, thật khó để chúng ta thể

dự đoán được những gì các em sẽ đối mặt ở môi

trường giáo dục sau phổ thông, nhưng có vẻ như

đang có một trào lưu hướng đến việc “không

chấm điểm” một số giáo đại học. Một bài

báo của Inside Higher Ed năm 2019 đã ghi rằng

“hoàn toàn hợp về mặt sư phạm khi các giáo

sư thực hiện việc [không chấm điểm] đó, các

kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy điểm số đóng

vai trò ngoại lực (không phải nội lực) tác động

vào động lực của các em, làm giảm hứng thú học

tập và gia tăng nỗi sợ thất bại. Hơn nữa, điểm số

không phải thước đo phải có để đánh giá quá

trình học tập của học sinh. Và, dựa trên nghiên

cứu bổ sung, chúng ta biết rằng việc cho điểm

này đang được lạm dụng khắp nơi.”

Giáo viên thể giảm bớt phần nào những tác

động tiêu cực bởi điểm số lên học sinh bằng cách

trao cho các em quyền tự đánh giá. Khi học sinh

thực hiện phiếu chấm điểm chéo, hãy yêu cầu

học sinh tự cho điểm chính mình, hãy dành

một ít thời gian để trò chuyện với các em về

những gì các em ghi trong đó. Đôi khi điểm các

em tự cho mình thể thấp hơn điểm bạn

định cho, và đó dấu hiệu tốt để bắt đầu cuộc

trò chuyện. Hơn nữa, tự chấm điểm, tự đánh giá

sẽ giúp các em làm chủ được việc học của mình

và tăng cường khả năng siêu nhận thức của các

em (metacognitive).

Trong giấc mơ của tôi, thầy giáo chúng ta sẽ

không còn phải cho điểm học sinh nữa, học

sinh thể vui vẻ hoàn thành tất cả bài tập

nhờ sự hứng thú vào việc học của các em. Nhưng

trong thực tế, điểm số, với nhiều thiếu sót, lại

quyết định vị trí xếp hạng của học sinh. Tuy

nhiên, chúng ta, những thầy cô giáo, có thể sáng

tạo trong những giới hạn của bốn bức tường lớp

học để làm cho điểm số đánh giá chính xác hơn

và gây ít áp lực hơn lên học sinh của mình.

16 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Dạy thế nào

Số 42 - 2021

Carl Leonard, Gail Brown1

LISAdịch

Tùy thuộc vào thành phố hay khu vực mà bạn

đang ở, trở lại trường học là một việc sớm muộn

sẽ xảy ra. Đối với giáo viên và học sinh, đó sẽ là

thời điểm thú vị nhất, còn phụ huynh hẳn sẽ

cảm thấy may mắn và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

1 Nguồn:https://www.teachermagazine.com/au_en/

articles/covid-19-how-teachers-can-help-students-transi-

tion-back-to-school

Chuyển giao từ học trực tuyến sao trực tiếp cũng

là thời điểm quan trọng liên quan đến việc tối đa

hóa các hội học tập, ngay cả trong thời điểm

này hay sau khi trường học mở cửa đi nữa.

Giờ đây, chúng ta đã đang thay đổi, và chúng

ta có thể hỗ trợ cho nhau, cùng nhau tiến về phía

trước.

Tình hình mỗi trường mỗi khác. Tại thời điểm viết

HỖ TRỢ HỌC SINH KHI TRƯỜNG HỌC

MỞ CỬA LẠI

17

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

bài báo này, các mức độ hạn chế khác nhau vẫn

đang được thực hiện cho việc quay trở lại trường

học; mặc trong hầu hết các trường hợp, quá

trình chuyển đổi từ học trực tuyến sang trực tiếp

diễn ra sớm hơn nhiều so với dự kiến.

Dưới đây là một số tip và đề xuất để hỗ trợ cộng

đồng trường học quản quá trình chuyển đổi

này cho tất cả học sinh, đặc biệt là những em có

nhu cầu hỗ trợ thêm.

Quy trình, cấu trúc và giao tiếp

Việc trở lại trường học với các thói quen học tập

cũ càng nhanh càng tốt giống như một tấm chăn

mùa đông ấm áp và thoải mái cho tất cả các học

sinh, đặc biệt là các học sinh có nhu cầu cần hỗ

trợ. Ví dụ, nhiều gia đình có con em mắc chứng

tự kỷ chính minh chứng cho việc những thay

đổi hàng ngày liên quan đến COVID-19 tuyệt đối

là một bãi mìn nguy hiểm. Điều này có thể đúng

đối với nhiều học sinh, có hay không có nhu cầu

bổ sung hỗ trợ, những người mà sự phát triển đã

vượt ra khỏi các ranh giới đã biết và các thói quen

có thể hàng ngày. Việc sử dụng phương pháp

giao tiếp quen thuộc như bản tin hoặc email, để

thông báo cho gia đình về những gì thay đổi hoặc

không về hệ thống, cấu trúc và quy trình, có thể

là một cách thể hiện sự hoan nghênh phụ huynh

và người chăm sóc chuẩn bị cho học sinh trở lại

trường học.

Khai thác kinh nghiệm tự cách ly để xây dựng sự

tự tin của học sinh

Một mức độ trách nhiệm chưa từng thấy mà học

sinh ở mọi lứa tuổi phải gánh vác là đáng để khen

ngợi tận dụng. Các nhà quản thông minh

sẽ sử dụng kết quả chất lượng của học sinh qua

thời kỳ học ở nhà như một phương tiện cho việc

dạy học. Phản hồi này thể được sử dụng

để tạo niềm tin vào khả năng tự định hướng của

học sinh. Hơn nữa, xây dựng niềm tin dựa mức

độ tự tin và tự chủ mới đạt được này là một cách

khác để giáo viên thể hiện sự quan tâm của minh

đến học sinh, tạo một môi trường học tập an toàn

và hỗ trợ, nơi học sinh được thử thách để thành

công hơn.

Lên kế hoạch để hòa nhập và giảm nỗi lo lắng

Giao tiếp và lập kế hoạch rõ ràng là cách để giảm

bớt lo lắng xung quanh quá trình chuyển đổi này.

Tất cả các nhà giáo dục, đặc biệt là lãnh đạo

trường học, cần dành thời gian để suy nghĩ

lập kế hoạch cho việc tích hợp các phương pháp

phòng tránh lây nhiễm COVID-19 vào các thói

quen thường ngày cấu trúc học tập đã được

thiết lập trước đó, để đảm bảo rằng học sinh sẽ

có những trải nghiệm “bình thường” nhất có thể

khi quay trở lại trường. Ở cấp độ giảng dạy, giáo

viên có thể đưa ra nhiều điểm xuất phát kiến thức

khác nhau (thay chỉ có hai lựa chọn tham gia

được hay không tham gia được) để giúp giảm bớt

sự lo lắng của học sinh. Lập kế hoạch hòa nhập

bằng cách thiết kế các hoạt động giảng dạy

học tập để đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh

chưa bao giờ quan trọng đến thế.

Ví dụ: những học sinh có khả năng tiếp cận

hiệu quả với công nghệ tại nhà có thể đã tiến bộ

trong việc học tập trong khoảng thời gian không

được đến trường, trong khi những học sinh khác

không có hoặc sự tiếp cận hạn chế hơn, và/hoặc

những học sinh có thêm những nhu cầu học tập

khác thể sẽ tiến bộ chậm hơn. Chúng ta

thể coi đây là “Khoảng cách Đa dạng COVID”, và

sẽ chỉ làm trầm trọng hơn sự khác biệt đã

sẵn có giữa những học sinh vốn cần sự trợ giúp

nhất với những học sinh khác khi các em quay

trở lại trường học. Do đó, nhu cầu phân biệt khả

năng học tập trên lớp hiện nay sẽ lớn hơn so với

trước kia rất nhiều. Điều quan trọng là, tác động

của việc gia tăng khoảng cách học tập này có thể

vượt lên trên cả khả năng học tập của học sinh

tác động tiêu cực đến sức khỏe của các em.

Bằng cách thể hiện sự đồng cảm với học sinh

(giống như “chúng ta đều bị rơi vào tình huống

này cùng nhau”) thừa nhận những khó khăn

18 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

phải đối mặt trong quá trình cách ly/giãn cách

xã hội, giáo viên có thể hỗ trợ cho học sinh của

mình.

Các ví dụ khác có thể trợ giúp các học sinh, đặc

biệt là những học sinh có nhu cầu hỗ trợ thêm,

bao gồm:

Chia sẻ thời gian biểu trực quan đã được

chuẩn bị điều chỉnh trước khi trở lại trường

học;

Truyền đạt thông tin rõ ràng cho các gia

đình về các thủ tục và giao thức phòng tránh

COVID-19 ở trường;

Giáo viên sử dụng kiến thức chuyên môn của

họ về học sinh để chuẩn bị hỗ trợ những

em dễ lo âu hơn những em khác

Giáo viên hoặc Nhân viên trong trường học

luôn đó lắng nghe khi học sinh cần người

để tâm sự

Chia sẻ và khám phá những kinh nghiệm học tại

nhà

Dành thời gian để khám phá và học về những

trải nghiệm của học sinh, đặc biệt là những trải

nghiệm học tại nhà, sẽ là một phần quan trọng

trong bước đầu của quá trình chuyển đổi - cả

lý do cần chia sẻ và lý do về giảng dạy và học tập.

Học sinh sẽ cần thời gian và không gian để điều

chỉnh lại việc học tập tại trường. Đối với một số

em, quá trình chuyển đổi này sẽ chứa đựng nhiều

lo lắng như ngày đầu tiên đến trường hoặc ngày

đầu của năm học. Chuẩn bị đáp ứng những

nhu cầu nên một trong những ưu tiên hàng

đầu.

Tất cả chúng ta đều học bằng cách suy nghĩ

phản ánh về những điều chúng ta đã trải qua

hoặc đã làm trong cuộc sống của mình. Ví dụ,

một hình ảnh đơn giản cho trẻ nhỏ có thể là:

“Em có thích:

Ở nhà hơn là đến trường không?

Gặp mặt bạn bè không?

Làm mọi việc cùng gia đình không?

Đứng thật gần cạnh người khác không?

Không được thăm gia đình mình không?

Rửa tay trong 30 giây không?”

Những câu này ngầm ẩn sự thừa nhận rằng mọi

thứ đã thay đổi. Là giáo viên, chúng ta thể

tự viết các câu của riêng mình nhưng phải đảm

bảo một số từ ngữ là tích cực, và một số khác là

tiêu cực. Học sinh thể vẽ các bức tranh thể

hiện những trải nghiệm cùng gia đình trong quá

trình tự cách ly. Học sinh nhỏ tuổi hơn thể

giơ tay hoặc mặt cười để cho biết các em nghĩ

về những câu hỏi trên. Học sinh lớn hơn có

thể sử dụng chúng làm mẫu cho bài viết về cảm

xúc kinh nghiệm của mình khi tự cách ly tại

nhà. Cuộc thảo luận thể được đào sâu hoặc

mở rộng bằng cách thêm từ “bởi vì” vào cuối mỗi

câu, hoặc đơn giản hơn bằng cách hỏi “Tại sao?”.

Điều này thể thúc đẩy suy nghĩ, lập luận

viết ra những ý tưởng và lý do phức tạp hơn.

Sau đó, chúng ta có thể kiểm tra một số mẫu trả

lời này và/hoặc phỏng vấn các em về những kinh

nghiệm được chia sẻ từ góc nhìn của việc dạy và

học, để có thu được những ý tưởng thú vị từ quan

điểm của học sinh về phương pháp học tập tốt

nhất (quá trình tự giám sát, phản ánh, siêu nhận

thức).

Nói chuyện với trẻ về những hiểu biết của các em,

đặc biệt những hiểu biết về COVID-19 là rất

quan trọng. Đây không phải cuộc trò chuyện

“một lần duy nhất”, trẻ em học hỏi qua những

cuộc trò chuyện lặp đi lặp lại theo thời gian.

Những cuộc đối thoại này bao gồm một số câu

hỏi điển hình mà học sinh và con cái của chúng

ta có thể hỏi, và những cách chúng ta có thể nói

và tìm hiểu về tất cả những thay đổi đang diễn ra.

Ngoài ra, còn có các hoạt động gợi ý mà giáo viên

thể sử dụng để bắt đầu thảo luận hoặc cho

những bài tập viết.

Một mối quan hệ gia đình-trường học mới

19

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Trong thời gian học tại nhà, tất cả giáo viên, đặc

biệt giáo viên của những học sinh cần sự hỗ

trợ đặc biệt, cần phải chú ý để không gây mệt mỏi

thêm cho phụ huynh, người chăm sóc - những

người vốn đã phải chịu rất nhiều gánh nặng khi

phải chăm sóc những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt

như vậy. COVID-19 đã tạo ra rất nhiều phức tạp,

bất an lo lắng. Tất cả chúng ta đều đang cố

gắng cân bằng và đối phó với những tác động từ

cuộc sống ở nhà lên công việc. Đáng mừng thay,

điều này đã tạo ra nhiều cơ hội hơn để phụ huynh

người chăm sóc hiểu đồng cảm với công

việc của giáo viên và ngược lại. Có lẽ sẽ không

thời điểm nào tốt hơn bây giờ để các trường khai

thác chiều sâu mối quan hệ này để hỗ trợ việc

học tập của học sinh.

Đây là một cơ hội thực sự để củng cố, và thậm chí

là mở rộng, các chiến lược và cấu trúc giao tiếp

với phụ huynh và người chăm sóc. Khi phụ huynh

và người chăm sóc hiểu rõ hơn về nội dung học

thể tạo điều kiện cho việc thiết lập các mục

tiêu học tập có ý nghĩa hơn và hỗ trợ tốt hơn cho

học sinh ở môi trường gia đình. Đối với những

học sinh có các nhu cầu đặc biệt, một mối quan

hệ phụ huynh - giáo viên bền chặt sẽ giúp tăng

cường các hiểu biết chung về học sinh cho cả hai

phía để điều chỉnh các quy trình học tập sao cho

phù hợp nhất với các nhu cầu đặc biệt đó.

dụ, một đứa trẻ có nhu cầu lớn về sự sạch sẽ

có thể đã gia tăng sự độc lập cao hơn trong suốt

quá trình học tại nhà. Thông qua một cuộc họp

đánh giá kịp thời, sự độc lập mới này có thể được

kết hợp vào các thói quen đã được điều chỉnh

tại trường học và các mục tiêu nâng cao của

IEP (Individual Education Plan - Kế hoạch Giáo

dục nhân). Tương tự, với một đứa trẻ có khả

năng thích ứng cao hoặc theo học một chương

trình khác biệt yêu cầu các thiết bị và công nghệ

chuyên biệt trước COVID-19, phụ huynh giáo

viên có thể tìm ra những cách mới để tiếp tục sử

dụng công cụ đó bên ngoài trường học. Đây sẽ là

một cơ hội lớn để khai thác những kỹ năng mới

trong quá trình học tập thích ứng kế hoạch của

tương lai.

20 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

The Economist Brieng June 26th 20211

MinhTrang lượcdịch

Covid 19 tạo ra sự gián đoạn chưa từng có trong

lịch sử ngành ngành giáo dục. Đến giữa tháng

4/2020, hơn 90% trường học trên toàn thế giới

phải đóng cửa. Tình trạng đóng cửa trường học

vẫn chưa đi đến hồi kết này đã đang ảnh hưởng

không nhỏ đến học tập, an toàn và sự phát triển

về thể chất cùng tinh thần của trẻ. Thời điểm trẻ

1 Howcovid-19isinspiringeducationreform|The

Economist

em tại các quốc gia phát triển quay trở lại trường,

các nhà cải cách mong rằng “cú sốc” Covid-19

sẽ tạo ra những thay đổi tích cực tới trường học:

hiệu quả, linh hoạt và công bằng hơn.

Trường học đóng cửa đã đẩy giáo viên vào một

cuộc “cải cách” với thời gian chuẩn bị chóng

vánh chỉ tính bằng đơn vị ngày. Cùng lúc, toàn bộ

chương trình học được xây dựng lại.

Tiến độ kết quả học tập của học sinh bị đình

COVID-19 ĐANG THÚC ĐẨY

CÁC CẢI CÁCH GIÁO DỤC

21

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

trệ. Justin Reich thuộc Viện công nghệ Massa-

chusetts chia sẻ, với phần lớn các gia đình Mỹ,

học trực tuyến là “một thứ gì đó nằm giữa sự thất

vọng thảm hoạ”. Theo số liệu ghi nhận được

nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều em không

theo kịp bài học thậm chí không thu nạp được

bao nhiêu suốt khoảng thời gian học trực tuyến.

Những học sinh có gia cảnh khó khăn là những

người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Theo một ng-

hiên cứu Hà Lan, tình trạng thất học cao hơn

50% nhóm học sinh nghèo. Tới mùa thu năm

2020, tiến độ môn tiếng Anh của trẻ 8 đến 9 tuổi

ở Ohio đã chậm khoảng ⅓ chương trình cả năm

so với những năm trước. Điều này thể hiện rất rõ

điểm kiểm tra giảm tới hơn một nửa của học

sinh da màu.

Trường học “tan đàn xẻ nghé”

Việc đóng cửa trường học càng nhấn mạnh hơn

tầm quan trọng của dạy học trực tiếp đối với sức

khỏe thể chất và tâm thần của học sinh. Trẻ em Ý

ăn uống kém lành mạnh hơn khi nhà. Nhiều báo

cáo cũng chỉ ra tình trạng gia tăng lan rộng

của bạo hành trẻ em, bởi các em giờ đây không

còn ở trong vòng tay và tầm mắt của giáo viên -

thường là những người đầu tiên phát hiện ra sự

bất thường. Bên cạnh đó, theo Yoshinaga Sakura

- một giáo viên trung học ở Numazu miền trung

Nhật Bản, khi trường học đóng cửa, trẻ thường

phải ở nhà một mình do cha mẹ vẫn phải đi làm.

nghĩ điều này một phần nguyên nhân kh-

iến số trường hợp tự làm bản thân bị thương gia

tăng. Euan Morton - một giáo viên trung học cơ

sở ở Melbourne, Úc chia sẻ, sự trưởng thành về

hành vi, nhận thức hay thái độ của một số em có

khoảng thời gian học trực tuyến liên tục dường

như kém hơn so với mong đợi: “Sự phát triển

trong kỹ năng xã hội không hề song hành với sự

phát triển về học tập của học sinh”.

Tuy nhiên, vẫn những điểm sáng. Khủng

hoảng đã làm mối liên hệ giữa cha mẹ và thầy cô

trở nên gần gũi hơn - điều mà theo nhiều nghiên

cứu thể hiện tác động tích cực rõ rệt trong tỷ lệ

tham gia lớp học sau đó kết quả học tập

được cải thiện đáng kể của học trò. Trong cuộc

bỏ phiếu gần đây thực hiện bởi Đại học John

Hopkins, hơn một nửa số hiệu trưởng trường học

tại Mỹ cho biết mối quan hệ của họ với phụ huynh

học sinh đã được kéo gần hơn bao giờ hết so với

ngày trước.

Đại dịch cũng trở thành cú hích đưa việc áp dụng

công nghệ vào giảng dạy, mà trước đây vẫn luôn

diễn ra chậm chạp. Theo Victoria Richmond, hiệu

trưởng một trường tiểu học Đông Nam nước

Anh, chẳng lựa chọn nào khác ngoài đầu

vào máy tính. Giờ con của cô đã trở lại lớp, máy

tính bảng trường học trang bị cung cấp cho

trẻ công cụ dịch thuật trực tiếp ngay tại lớp học

- một điều đặc biệt có lợi với những em không có

ngôn ngữ mẹ là tiếng Anh. Hiệu trưởng của một

số trường còn cho biết, Covid-19 thực sự đã đẩy

nhanh tiến độ đầu tư vào công nghệ của trường

học lên cả một thập kỷ.

Một điểm sáng nữa đó thành tích của một số

em được cải thiện khi học trực tuyến, đặc biệt

là những em mắc chứng lo âu hoặc là nạn nhân

của bạo lực học đường. Nhiều em ngại phát biểu

ý kiến trong lớp dường như cảm thấy bớt áp lực

hơn trong giờ nhờ sự trợ giúp của tính năng gọi

video và nhắn tin. Jal Mehta thuộc Đại học Har-

vard cho rằng học trực tuyến có thể mang lại lợi

ích cho một số em chất tốt, tự giác thích

học nhưng “mệt mỏi với những khía cạnh xã hội

ở trường.” Nhiều em cũng tới lớp đầy đủ hơn khi

chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến. “Học

trực tuyến khiến việc tham gia lớp học dễ dàng

hơn. Ngay cả khi không khỏe cũng không hề gì.”,

chia sẻ của Lila Conte - một học sinh 12 tuổi

chăm chỉ tới từ Bronx.

Kể từ khi học sinh phải học ở nhà, nhận thức

về bất bình đẳng trong xã hội ngày càng được

nâng cao. Chứng kiến cảnh giáo viên chật vật

22 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

gửi laptop, thiết bị phát Wi thực phẩm cho

các học sinh nghèo khiến nhiều người có cái

nhìn tổng quan hơn về tác động của các yếu tố

ngoài trường học đến khả năng thích nghi của

một đứa trẻ. Chẳng còn quá sớm để đặt những

câu hỏi về cách thức cải thiện trường học trong

tương lai. Những trải nghiệm chúng ta có được

qua đại dịch lẽ sẽ củng cố quan điểm “các

trường cần nâng cao khả năng thích ứng và phục

hồi của trẻ nhằm giúp chúng ứng phó với thay

đổi, thậm chí những cú sốc” của một số nhà

cải cách giáo dục. Andreas Schleicher của OECD

chia sẻ, những học sinh trước đại dịch được giáo

viên chăm sóc nhiều nhất cũng chính nhóm

chật vật nhất khi học trực tuyến. Ông cho rằng

trường học cần giúp trẻ rèn luyện tính tự lập để

chuẩn bị cho một tương lai khi sự “chen chân”

của công nghệ bắt buộc nhiều ngành nghề phải

liên tục thích nghi và đổi mới.

Ông Schleicher cho rằng cải tổ trường học phù

hợp với các nhu cầu khác nhau của trẻ việc

làm cần thiết nhằm thu hẹp khoảng cách thành

tích giữa các học sinh. “Chúng ta áp dụng duy

nhất một mô hình dạy học cho mọi đứa trẻ…

đáng ngạc nhiên lắm hay sao khi kết quả học tập

rốt cuộc cũng chỉ là một trong những tấm gương

phản ánh hoàn cảnh xã hội của chúng chứ?”

Ông cũng khẳng định rằng tại nhiều trường, “hệ

thống phân loại cũng chẳng hề được xây dựng

với mục đích thúc đẩy sự phát triển cá nhân của

học sinh.” Paul Reville thuộc Đại học Harvard,

một trong số những người cho rằng trường học

phải loại bỏ “mô hình nhà máy” truyền thống mà

đó, tất cả các em đều theo học một chương

trình trong một khoảng thời gian quy định y hệt

nhau và chuyển đổi sang “mô hình y tế” - nơi hỗ

trợ và thời gian nhận “dịch vụ” được cung cấp và

quy định tùy theo nhu cầu của từng em. Mô hình

này bao gồm cả cách giải quyết các vấn đề ngoài

trường học đã, đang thể sẽ làm khó học

sinh.

Trước đại dịch, một số nhỏ nhưng bắt đầu gia

tăng các trường học tại Mỹ loại bỏ các cấu trúc

truyền thống, thay vào đó, áp dụng cấu “đa

cấp” kết hợp trẻ thuộc 2 hoặc 3 nhóm tuổi khác

nhau. Theo cấu cũ, học sinh lên lớp đều mỗi

năm. Kể cả khi tiến độ một vài môn của của các

em không theo kịp tiến độ yêu cầu, hiếm có em

nào phải lại lớp. Các hệ thống linh hoạt hơn

hướng đến việc tạo cơ hội cho các học sinh đang

“bí” một hay vài môn học nhiều thời gian, trợ

giúp thiết thực và tự do hơn để nhanh chóng “qua

ải” thành công. Covid-19 lẽ mở ra nhiều trải

nghiệm như trên hơn trong trường hợp địa vị

hội mất đi vị trí vốn có của nó.

Những nỗ lực giúp học sinh lấy lại những kiến

thức đã mất chính là cơ hội đầu tiên để xây dựng

nền móng của một hệ thống giáo dục tân tiến

hơn. Chính phủ nhiều nước tin rằng gia sư

nhân hay theo nhóm nhỏ sẽ làm nên chuyện.

Các học sinh đang chật vật chắc sẽởng lợi lớn

nếu mô hình gia sư đang được nhân rộng này trở

thành nền tảng cốt lõi của các hệ thống giáo dục.

Rồi tham vọng của bạn cũng sẽ tăng lên thôi

Sẽ không có sự hỗ trợ nào phát huy tác dụng nếu

các vấn đề hay khó khăn ngoài việc học thu hút

sự chú ý hoặc cản trở học sinh tới trường vẫn

chưa được giải quyết. Nỗ lực cùng trẻ vượt qua

khó khăn cần sự chung tay của không chỉ nhà

trường, cha mẹ còn cả của các tổ chức

hội. Các trường được khuyến khích xây dựng kế

hoạch hỗ trợ cho toàn bộ học sinh vượt qua giai

đoạn khó khăn không chỉ trong học tập còn

cả các vấn đề về cảm xúc và sức khỏe khi ở nhà

ví dụ như lập ra các ngân hàng thực phẩm, quần

áo, các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe tinh

thần hay kiểm tra thị lực với giá cả phải chăng.

Trong khi đó, các tổ chức hội hoặc cơ quan

liên quan có thể phối hợp gây quỹ, kêu gọi thêm

sự hỗ trợ từ đa dạng các nguồn lực.

“Những thay đổi nhỏ nơi trường học, suy cho

23

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

cùng, sẽ không hoàn toàn loại bỏ được các rào

cản ngăn trở học sinh tiến tới thành công”, Ed

Vainker, đồng sáng lập Children’s Hub chia sẻ.

Ông cho rằng, trường học chỉ là nơi thể hiện sự

đồng lòng trong việc kêu gọi sự hỗ trợ từ nhiều

nguồn của các tổ chức xã hội mà thôi.

Vậy còn công nghệ thì sao? Ông Reich thuộc Đại

học RMIT nghĩ rằng những trải nghiệm tồi tệ từ

dịch bệnh sẽ giúp chôn vùi những kỳ vọng phóng

đại từ lâu rằng công nghệ giáo dục có thể nhanh

chóng hoàn toàn thay đổi giáo dục. Tuy vậy,

ông vẫn mong giáo viên sẽ được khuyến khích sử

dụng nó hiệu quả hơn.

Trước đại dịch, giáo viên nhận ra rằng tài liệu

phát cho học sinh trên lớp đầu giờ học hoàn toàn

có thể được truyền tải qua video gửi trước. Thay

đổi này hạn chế tối đa thời gian dành cho việc

giảng bài trên lớp của giáo viên, đồng thời, tối

đa hóa thời gian dành cho việc giúp đỡ học sinh

áp dụng kiến thức đã được học qua video. Cách

này đặc biệt hiệu quả với những học sinh tiếp

thu chậm. Nó cũng tạo điều kiện tiếp tục những

phân công lao động mới lạ một số trường học đã

đặt ra trong thời kỳ đại dịch, nơi một số giáo viên

đặc biệt ưa nhìn được giao nhiệm vụ sản xuất các

bài học video, trong khi những người khác nỗ lực

để giúp đỡ từng học sinh.

Rất nhiều trẻ em sẽởng lợi nếu đại dịch khiến

người lớn nhận ra rằng không phải tất cả trẻ em

đều phù hợp với mô hình giáo dục một-cho-tất-

cả. Cùng lúc, nó hướng sự chú ý và kêu gọi được

nhiều hơn đầu tư vào các mô hình thay thế khác.

Hãy làm theo cách của bạn

Khi lịch trình làm việc của cha mẹ linh hoạt hơn,

nhu cầu áp dụng các mô hình giáo dục mới có lẽ

sẽ tăng.

Noam Gerstein, người sáng lập người Israeli của

Bina, một trường tiểu học trực tuyến với trụ sở

chính ở Berlin, nghĩ rằng một số tập đoàn có thể

sẽ bị thuyết phục chi trả cho việc kết nối với các

lớp học trực tuyến của nhân viên. Đó là lợi ích của

nhân viên mà. Cô dự kiến sẽ tạo ra một số không

gian cho lũ trẻ học trực tuyến trong tòa nhà.

nghĩ phụ huynh chắc sẽ vui khi thấy con mình

trong giờ làm việc hay trong bữa trưa chẳng hạn.

rất nhiều lý do để bi quan về tương lai phục

hồi hoàn toàn của trường học sau đại dịch. Giáo

viên đang kiệt sức. Quan hệ giữa các hiệp hội và

quan chức đang xấu đi. Các chính phủ thắt lưng

buộc bụng. Còn phụ huynh thì vẫn bận bịu làm

việc và trông chừng lũ trẻ toàn thời gian trong khi

ngành giáo dục đang tuyệt vọng giao phó toàn bộ

học sinh của mình cho nhiều bên khác nhau. Tuy

vậy, việc chuyển đổi tức thì từ học trực tiếp sang

trực tuyến cũng cho thấy một điều rằng trường

học đủ khả năng đương đầu với những thay đổi to

lớn. Cứ nghĩ rằng sẽ đáng sợ, vậy trên thực

tế, cải cách dường như lại nhẹ nhàng và dễ dàng

hơn tưởng tượng.

24 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Sally Weale1 | Ngô Thị Thanh Tùngdịch

Báocáokhẳngđịnhrằng,nơisinhsốngcủanhững

đứa trẻ sinh năm 2000 một yếu tố tiên đoán

mạnhmẽ hơn vềsựthànhcôngtronghọctậpcủa

chúngsovớinhữngđứatrẻsinhnăm1970.

Theo một nghiên cứu mới đây, rất nhiều trẻ em

không đạt thành tích cao ở trường do sự bất bình

đẳng trong giáo dục giữa các vùng ngày càng gia

tăng, và điều này có tác động xấu đến các cơ hội

trong cuộc sống của chúng.

Một báo cáo của Quỹ Thị trường hội (SMF) -

một tổ chức tư vấn giải pháp độc lập (thinktank)

- cho biết sự bất bình đẳng về địa trong kết quả

giáo dục đã tăng lên trong 30 năm qua. Trong

khi 70% học sinh ở London hiện đạt được 5 điểm

A*-C (đạt từ C trở lên) của GCSE (Chứng chỉ Giáo

1 Nguồn:https://www.theguardian.com/educa-

tion/2016/jan/12/geographical-inequality-education-grow-

ing-study-nds

dục phổ thông) thì tỷ lệ này ở Yorkshire và Hum-

ber chỉ là 63%.

Sự chênh lệch về kiến thức đã thể hiện độ

tuổi 11, khi kết thúc tiểu học. Nghiên cứu khẳng

định, nơi sinh sống của những đứa trẻ sinh năm

2000 một yếu tố dự báo mạnh mẽ hơn về sự

thành công trong học tập so với những đứa trẻ

sinh năm 1970.

Mức thu nhập của gia đình từ lâu đã được ghi

nhận là yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả học

tập. Các chính sách như chương trình ưu đãi dành

cho học sinh đã được đưa ra để hỗ trợ trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn có thêm kinh phí, nhưng các

chuyên gia giáo dục ngày càng lo ngại về sự khác

biệt giữa các khu vực.

Kết quả học tập phân theo vùng

Tỷ lệ đạt được điểm 5+ A*-C GCSE hoặc tương

đương, năm học 2013-2014

BẤT BÌNH ĐẲNG GIÁO DỤC THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ

Ở ANH QUỐC GIA TĂNG MẠNH SAU 30 NĂM

25

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Nguồn: Department for Education

Mặc London đã sự cải thiện đáng kể về điểm

GCSE trong những năm gần đây, một phần nhờ

các sáng kiến về chính sách như London Chal-

lenge và sự đóng góp tích cực của đa dạng sắc

tộc thủ đô các thành phố lớn khác, trẻ em

các vùng khác vẫn tiếp tục đạt kết quả không

như mong đợi.

Vào tháng trước, trưởng thanh tra các trường

học, Ngài Michael Wilshaw, đã nói về sự chia

rẽ giáo dục “cực kỳ vấn đề” Anh, trẻ em

miền bắc và miền trung ít có khả năng hơn so với

các bạn ở miền Nam về cơ hội được học tại một

trường trung học tốt hoặc xuất sắc.

Báo cáo hàng năm của Ofsted về tình trạng các

trường học của quốc gia đã xác định 16 vùng

chính quyền địa phương hoạt động kém, các

nơi này học sinh đạt điểm GCSE thấp hơn trung

bình và tiến bộ ít hơn mức trung bình. Ngoài trừ

ba vùng ra thì vùng còn lại đều thuộc miền Bắc

và miền Trung.

Công bố báo cáo của SMF hôm thứ Ba, cựu phó

thủ tướng Nick Clegg cho biết: “Điều đang trở

nên rõ ràng hiện nay sự bất bình đẳng trong

giáo dục nhiều hình thức quy mô. Không

phải chỉ sự giàu

có của các bậc cha

mẹ liên quan đến

việc kìm hãm một số

lượng lớn những đứa

trẻ thông minh

còn cả sự bất bình

đẳng về mã bưu điện.

Trẻ em lớn lên ở vùng

nào đó của đất nước

có ảnh hưởng thực sự

đến các hội trong

cuộc sống của chúng

”.

Nghiên cứu của SMF đã phân tích năng lực của

trẻ em 11 tuổi qua ba thế hệ - những đứa trẻ

sinh năm 1958, 1970 và 2000 - thông qua các bài

kiểm tra suy luận dạng nói.

Clegg cho rằng: “Đối với nhóm nhỏ nhất - tức là

những học sinh đang học trung học hiện nay -

sự khác biệt rõ rệt về thành tích ở các vùng khác

nhau. “Những người sống London, đông nam

và tây bắc có tỷ lệ điểm cao cao nhất. Trong khi

những người sống ở phía đông bắc, Yorkshire và

West Midlands có tỷ lệ điểm kém cao nhất.

Cựu lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do bổ sung:

“Đó là một bản cáo trạng đáng thất vọng đối với

xã hội của chúng ta khi một đứa trẻ sinh ra ngày

nay ít có cơ hội nhận ra tiềm năng của chúng nếu

chúng được sinh ra một vùng nhất định của

đất nước. Đối với những người ở độ tuổi của tôi,

ý tưởng rằng thế hệ con cái của chúng ta có thể

là thế hệ đầu tiên không đạt được những kết quả

tốt như cha mẹ chúng điều cùng lo lắng.

Nhưng đó là một thực tế đang diễn ra hàng

triệu bậc cha mẹ.”

Nghiên cứu của SMF cũng xem xét tác động của

thu nhập gia đình đối với kết quả học tập và báo

cáo chỉ ra rằng 40% trẻ em hoàn cảnh khó

khăn nhất được ăn miễn phí tại trường (FSM) đạt

26 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

được mức 5 A*-C GCSE, so với 70% những học

sinh thuộc các gia đình giàu hơn và không

nhận các bữa ăn miễn phí.

Mặc khoảng cách về kiến thức giữa trẻ em

giàu và nghèo dường như đã được thu hẹp trong

thập kỷ qua bằng cách sử dụng thang đo của 5

mức tốt của GCSE, báo cáo cho thấy nếu việc đo

lường khắt khe hơn của chính phủ - thang đo 5

mức tốt của GCSE bao gồm tiếng Anh và toán -

được sử dụng thì “sự tiến bộ là không còn quan

sát được nữa ”.

Báo cáo cũng xem xét ảnh hưởng của sắc tộc và

phát hiện ra rằng hơn 85% học sinh Trung Quốc

đạt được 5 điểm tốt của GCSE so với 59% học

sinh da đen vùng Caribe. Báo cáo cũng nhấn

mạnh những lo ngại đã lan rộng về tình trạng

thành tích học tập kém của học sinh da trắng

- đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh khó

khăn - những học sinh đã “giảm từ thành tích

vượt trội xuống thành tích kém hơn trung bình

trong suốt ba thập kỷ”.

Đáp lại báo cáo này, Bộ Giáo dục cho biết các

cuộc cải cách giáo dục đã đạt được thêm 1,4

triệu trẻ em vào các trường tốt hoặc xuất sắc kể

từ năm 2010. Bộ Giáo dục (DfE) cũng tuyên bố

rằng khoảng cách về kiến thức giữa học sinh

hoàn cảnh khó khăn các bạn đồng trang lứa

đã giảm ở cả cấp tiểu học và trung học cơ sở.

“Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng còn nhiều

việc phải làm,” một phát ngôn viên của Bộ cho

biết. “Chúng tôi đang mở rộng các chương trình

Teach First School Direct và khởi động chương

trình National Teaching Service, nghĩa sẽ

nhiều giáo viên tuyệt vời hơn trong các trường

học ở mọi nơi trên đất nước để chúng tôi có thể

mở rộng cơ hội cho mọi trẻ em và đảm bảo tất cả

các trường đều thể tuyển dụng giáo viên

họ cần. Chương trình ưu đãi dành cho học sinh,

trị giá 2,5 tỷ bảng Anh năm nay, đang hỗ trợ

rệt cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn giúp

đảm bảo mọi trẻ em, bất kể xuất thân của chúng,

đều có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình.

Giám đốc SMF, ông Emran Mian cho biết: “Trong

khi thu nhập của cha mẹ vẫn rất quan trọng,

nghiên cứu mới này cho thấy rằng nơi bạn sống

đóng một vai trò lớn hơn trong việc quyết định

thành tích giáo dục.”

“Nghiên cứu mới của chúng tôi cũng chỉ ra rằng

câu chuyện xung quanh nguồn gốc dân tộc

giáo dục đã trở nên phức tạp hơn nhiều. Trước

đây, trẻ em nguồn gốc không phải người

da trắng học kém hơn. Giờ đây, trẻ em từ một số

nhóm dân tộc, bao gồm cả trẻ em Trung Quốc

và Ấn Độ, học tốt hơn mức trung bình, trong khi

những nhóm khác - bao gồm cả trẻ em da đen

Caribbean và trẻ em da trắng nghèo - học kém

hơn. ”

Stephen Gorard, giáo sư giáo dục tại Đại học

Durham, cho biết nghiên cứu của SMF đã đúng

khi thu hút sự chú ý đến sự khác biệt trong kết

quả học tập giữa miền nam, miền trung và đông

bắc.

Ông nói: “Tuy nhiên, họ đã sai khi cho rằng sự

khác biệt này là do tác động của vùng miền chứ

không phải do nền tảng của học sinh. Cho dù họ

đưa ra các con số nhưng những con số đó không

nói lên rằng nền tảng học sinh không thể giải

thích sự khác biệt về thành tích. Tình trạng ng-

hèo đói nhìn chung nghiêm trọng hơn ở vùng

đông bắc trung du. Kết luận này đã không

được nhìn ra do số mẫu nhỏ thiếu nhiều dữ

liệu của hai nhóm thế hệ.”

27

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Conrad Hughes1

Vũ Như dịch

Lần theo những dấu vết xa xưa nhất, cách đây

ít nhất 5.000 năm, giáo dục chính quy - nghĩa là

một nền giáo dục tập trung vào đọc viết làm

toán - vốn có tính chọn lọc cao. Các trường học

cho các linh mục Ai Cập cổ đại và trường học cho

các thầy thông giáo Sumeria chỉ mở cửa cho

con cái của các giáo sĩ hoặc các vị vua tương lai.

Sau này, những người giàu có sẽ thuê các gia sư

riêng, chẳng hạn như các Nhà ngụy biện (Soph-

ist) ở Athens (500 - 400 TCN). Các trường học

Hy Lạp cổ đại, chẳng hạn như Học viện Plato

Trường học Aristotle, chỉ dạy cho một nhóm nhỏ

những cá nhân được cho là ưu tú. Giáo dục chính

quy được dành riêng cho trẻ em nam, những

người giàu có, có khả năng và đặc quyền.

1 Nguồn:https://theconversation.com/education-

and-inequality-in-2021-how-to-change-the-system-158470

Theo thời gian, ngay cả sau khi các hội học

tập bắt đầu phát triển, vẫn một nền giáo

dục cho một số ít người chứ không phải cho tất

cả mọi người.

Vào những năm 1800, người da đen bị từ chối

tiếp cận với nền giáo dục chất lượng ở Hoa Kỳ. Ở

các thuộc địa châu Âu, giáo dục được sử dụng để

tước bỏ di sản văn hóa của người dân và khiến họ

phải sống trong một tương lai lao động chân tay.

Giáo dục luôn khó tiếp cận với phụ nữ hơn so với

nam giới. Thậm chí cho đến ngày nay, có tới hơn

130 triệu trẻ em gái vẫn chưa được đến trường2.

Mặc dù sự chênh lệch giữa trẻ em gái và trẻ em

trai ngày càng giảm, trẻ em gái vẫn đang ở vị trí

bất lợi hơn rất nhiều. Từ góc độ kinh tế - xã hội, ở

nhiều quốc gia, các trường tư thục tiếp tục phát

triển bên cạnh các trường học bắt buộc của nhà

nước, cung cấp một phong cách giáo dục khác,

2 Nguồn:https://www.unicef.org/education/girls-ed-

ucation

GIÁO DỤC VÀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG

TRONG NĂM 2021: LÀM THẾ NÀO ĐỂ

THAY ĐỔI HỆ THỐNG?

28 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

đôi khi học phí rất cao.

Ngày nay, tiến độ đạt được ước được phổ

cập giáo dục còn chậm. Giáo dục cho tất cả mọi

người của UNESCO Mục tiêu phát triển bền

vững số 4 của Liên hợp quốc, nhằm “đảm bảo

chất lượng giáo dục hòa nhập và bình đẳng cũng

như thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả

mọi người”, vẫn chưa thành hiện thực: khoảng

260 triệu trẻ em vẫn chưa được đến trường3. Đại

dịch COVID-19 đã khiến tình hình trở nên tồi tệ

hơn, với khoảng 500 triệu học sinh không thể

tiếp cận được việc học từ xa4. Ước tính hơn

200 triệu trẻ em sẽ vẫn không được đến trường

vào năm 2030.

Trong nghiên cứu của tôi về “Giáo dục và chủ ng-

hĩa tinh hoa”5, câu hỏi bao quát xuyên suốt cuốn

sách là về tương lai của nền giáo dục trên toàn

thế giới: Triển vọng cho tương lai gì? Có phải

chúng ta đang đối mặt với một thực trạng mà số

đông ngày càng bần cùng chỉ một nhóm

thiểu số lại ngày càng trở nên quyền lực và giàu

có hơn?

Một số con đường có thể mở ra. Một mặt, các cơ

sở giáo dục chọn lọc có thể trở nên khó tiếp cận

hơn trong khi giáo dục thục vượt xa các tiêu

chuẩn quốc gia. Mặt khác, có những thay đổi có

thể làm cho giáo dục trở nên dễ tiếp cận hơn như:

học bổng, giáo dục tư nhân rẻ hơn, hệ thống nhà

nước mạnh mẽ hơn cải cách hệ thống kiểm

tra/đánh giá.

Triển vọng cho tương lai

Các chương trình học bổng: Những chương trình

này cho phép những người giỏi nhất và nghèo

nhất được tiếp cận với các hệ sinh thái học tập

3 Nguồn:http://uis.unesco.org/en/topic/out-school-

children-and-youth

4 Nguồn:https://data.unicef.org/resources/re-

mote-learning-reachability-factsheet/

5 Nguồn:https://www.routledge.com/Educa-

tion-and-Elitism-Challenges-and-Opportunities/Hughes/p/

book/9780367527884

đang biến đổi. Tuy nhiên, điều này góp phần làm

chảy máu chất xám không phát triển ngành

giáo dục địa phương, đặc biệt là ở châu Phi.

Giáo dục tư nhân rẻ hơn: Số trường thục dễ

tiếp cận ngày càng tăng lên. Điều này cho phép

nhiều trẻ em được tiếp cận một số giá trị riêng

biệt của các hệ thống giáo dục tư nhân - chương

trình giảng dạy linh hoạt hơn, số lớp học nhỏ

hơn, cá nhân hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, có những

báo cáo cho rằng điều này đang làm gia tăng

khoảng cách xã hội, bởi hệ thống giáo dục công

lại không phát triển đủ để có thể bắt kịp chất

lượng của giáo dục tư.

Hệ thống nhà nước mạnh mẽ hơn: UNESCO ước

tính sẽ tiêu tốn tổng cộng 340 tỷ đô la Mỹ mỗi

năm để đạt được phổ cập giáo dục mầm non, tiểu

học và trung học ở các quốc gia có thu nhập thấp

trung bình thấp vào năm 2030. Mức chi tiêu

cho giáo dục tiểu học có chất lượng ở một quốc

gia thu nhập thấp trung bình hàng năm trên mỗi

học sinh được dự đoán là 197 USD vào năm 2030.

Điều này tạo ra khoảng cách ước tính hàng năm

là 39 tỷ USD từ năm 2015 đến năm 2030. Việc tài

trợ cho khoảng cách này kêu gọi hành động từ

các nhà tài trợ khu vực tư nhân, các nhà từ thiện

và các học viện tài chính quốc tế.

Học trực tuyến: COVID-19 khiến tình trạng bất

bình đẳng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, sự gia

tăng chóng mặt của học trực tuyến trên toàn

thế giới cũng là một hiện tượng đáng chú ý. Nếu

được điều phối bởi những người điều hành giỏi về

mặt học thuật, điều này sẽ mở ra tiềm năng lớn

để giáo dục trở nên dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên,

có một vấn đề là: hướng dẫn trực tuyến thiếu đi

tính cảm xúc học trực tiếp tạo ra được. Do

đó, mức độ động lực và sự kiên trì có xu hướng

thấp trong các môi trường học tập trực tuyến. Và

quan trọng nhiều quốc gia, nhiều học sinh

vẫn không có khả năng truy cập Internet.

29

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Một chặng đường phía trước: cải tổ hệ thống

Có lẽ phong trào thực chất nhất để giảm bớt bất

bình đẳng sẽ không phải là tăng tốc tiếp cận với

một hệ thống đổ nát mà là cải tổ chính hệ thống

đó.

Đã đến lúc phải nhìn xa hơn những chỉ số học

thuật hẹp như cách duy nhất để mô tả năng lực

của những người trẻ tuổi. Toàn bộ hệ thống giáo

dục ở các trường trung học, ở mọi quốc gia, cần

phải thay đổi đáng kể. Các mô hình đánh giá

nên công nhận và nuôi dưỡng nhiều năng lực đa

dạng và đa dạng hơn, đặc biệt là thái độ, kỹ năng

và các loại kiến thức ngoài những kiến thức tập

trung được nền kinh tế - xã hội ưa chuộng, chẳng

hạn như đọc viết làm toán. Cho đến khi các

trường đại học nhà tuyển dụng nhìn xa hơn

các thước đo truyền thống, sẽ rất khó để phá vỡ

sự ủng hộ, đối với phần lớn các ứng viên thuộc

tầng lớp trung lưu, xã hội và sắc tộc.

Để thực sự thoát khỏi một thiên niên kỷ của chủ

nghĩa tinh hoa, các hệ thống chọn lọc, phương

pháp tiếp cận cần phải chuyển từ học thuật thuần

túy sang hệ thống tín chỉ ghi lại nhiều câu chuyện

hơn chỉ về học tập. Hệ thống tín chỉ mới này

nên được coi giấy thông hành, đó sinh viên

đã được đóng dấu với các năng lực đa dạng khác

nhau như học tập suốt đời hay khả năng tự chủ

mà họ đã phát triển trong suốt quá trình học của

mình (trong trường học), cho phép họ được công

nhận trên nhiều phương diện.

Một liên minh các trường học từ khắp các châu

lục đang làm việc trong dự án này, và cùng nhau

thảo luận để đi đến kết luận chung. Điều này

nghĩa là đồng thiết kế một bảng điểm tương xứng

với cuộc sống để cho phép nhiều trẻ em tiếp cận

hơn dựa trên các tiêu chí mở rộng hơn.

30 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Youki Terada, Stephen Merrill, Sarah Gonser1

LISA dịch

Từviệctáiđịnhnghĩakháiniệmcủachúngtavề

một“trườnghọctốt”đếnviệckhaitháctốtnguồn

lựcgiáoviênchuyênnghiệp,đâylàdanhsách

nhữngnghiêncứutrongnăm2021màbạnkhông

thểbỏqua

2021 là một năm vất vả chưa từng đối với

các thầy cô giáo và lãnh đạo nhà trường. Chúng

tôi đã xem qua hàng trăm nghiên cứu để lần

theo dấu vết của những gì đã xảy ra vào một năm

không thể quên này. Các nghiên cứu đã tiết lộ

bức chân dung phức tạp về một năm mệt mỏi,

trong đó các vấn đề về sức khỏe thể chất cùng

tinh thần vẫn dai dẳng ảnh hưởng đến hàng triệu

các nhà giáo dục. Trong khi đó, nhiều cuộc tranh

1 https://www.edutopia.org/article/10-most-signi-

cant-education-studies-2021

10

NGHIÊN CỨU

GIÁO DỤC

CÓ Ý NGHĨA

NHẤT NĂM

2021

31

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

luận vẫn tiếp tục: Liệu tài liệu giấy đánh

bại tài liệu kỹ thuật số? Học tập dựa trên dự án

có hiệu quả như học tập trực tiếp không? Và định

nghĩa của một “trường học tốt” là gì?

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã thu hút sự chú ý

của công chúng, một vài trong số chúng thậm chí

còn trở thành tiêu điểm. Các nhà nghiên cứu từ

Đại học Chicago và Đại học Columbia đã sử dụng

trí thông minh nhân tạo trên khoảng 1,130 cuốn

sách dành cho trẻ em từng đoạt giải thưởng để

tìm kiếm các thành kiến vô hình trong đó (Tiết lộ

cho bạn một chút là họ đã tìm thấy một số thành

kiến). Một nghiên cứu khác đã tiết lộ lý do tại sao

nhiều phụ huynh lưỡng lự không muốn ủng hộ

việc học về xã hội và cảm xúc trong trường học -

và cung cấp những gợi ý về cách mà các nhà giáo

dục có thể lật ngược tình huống.

1. Những bậc phụ huynh cảm thấy gì về SEL (và

làm thế nào để thay đổi những suy nghĩ đó)

Khi các nhà nghiên cứu tại Viện Fordham yêu cầu

phụ huynh xếp hạng các cụm từ liên quan đến

việc học tập về xã hội và cảm xúc, dường như họ

chẳng nghĩ ra được từ gì cả.2 Thuật ngữ “học tập

về cảm xúc - hội” (social-emotional learning

- SEL) không được nhiều người biết tới; hầu hết

cha mẹ không muốn con cái tập trung vào nó.

Nhưng khi các nhà nghiên cứu thêm một cụm từ

đơn giản, biến nó thành “học tập về cảm xúc -

hội và học thuật”, ngay lập tức, chương trình học

đó trở thành á quân trong bảng xếp hạng mức độ

phổ biến này.

Điều khiến các bậc phụ huynh suy nghĩ như

vậy?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, có những thuật ngữ

liên quan đến SEL khiến họ cảm thấy khó chịu

hoặc lo lắng. Các cụm từ như “kỹ năng mềm”,

“tư duy phát triển” làm họ cảm thấy thật “viển

vông” và không hề mang tính học thuật. Đối với

2 Chitiếtnghiêncứu:https://sel.fordhaminstitute.

org/

một số người, loại ngôn ngữ này lại là “mật

truyền đạt sự tự do”.

Nhưng nghiên cứu cho thấy, các bậc cha mẹ

thể cần những lời trấn an đơn giản nhất để vượt

qua những khủng hoảng về chính trị. Việc loại bỏ

biệt ngữ, tập trung vào các cụm từ hữu ích như

“kỹ năng sống” và liên tục gắn SEL với sự tiến bộ

học tập sẽ giúp phụ huynh cảm thấy thoải mái và

vẻ như còn tiết kiệm được thời gian cho quá

trình học tập về xã hội và cảm xúc.

2. Bí mật trong kỹ thuật quản lý của giáo viên có

kinh nghiệm

Dưới bàn tay của những nhà giáo giàu kinh

nghiệm, việc quản lớp học gần như chẳng nặng

nề: Các kỹ thuật được thực hiện một cách tinh tế

ở hậu trường, học sinh bỗng có thói quen giữ trật

tự nhiệt tình tham gia vào các nhiệm vụ học

tập nghiêm ngặt hệt như thể có ma thuật vậy.

Theo nghiên cứu3, đó chẳng phải là một sự tình

cờ đầy may mắn. Trong khi các hành vi nổi loạn

vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ trong môi trường

trường học, các giáo viên dày dặn kinh nghiệm

vẫn có thể gieo mầm nơi lớp học các chiến lược

xây dựng mối quan hệ giúp chủ động ngăn chặn

hành vi sai trái trước khi nó bùng phát. Họ cũng

tiếp cận kỷ luật một cách tổng thể hơn so với

những đồng nghiệp ít kinh nghiệm, họ biết cách

định hình lại các hành vi không đúng mực bằng

việc nhìn nhận nó trong bối cảnh rộng hơn, như

làm sao để biến những bài học trở nên hấp

dẫn hơn hay trong cách mà họ truyền đạt những

kỳ vọng một cách rõ ràng.

Tập trung vào các biến động ngầm ẩn của các

hành vi thay gián đoạn xảy ra trên bề mặt -

nghĩa các giáo viên chuyên nghiệp cũng

thường nhìn một vấn đề theo những cách khác

nhau vào những thời điểm khác nhau. Thay

3 Chitiếtnghiêncứu:https://www.sciencedirect.

com/science/article/abs/pii/S0742051X20314347?via%3Di-

hub

32 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

chỉ tập trung vào một vi phạm nhỏ trong phép xã

giao (một sai lầm mà giáo viên mới vào nghề rất

hay gặp phải), họ có xu hướng nhìn nhận xa hơn,

đặt câu hỏi về nguồn gốc có thể dẫn đến hành vi

sai trái đó, khéo léo điều hướng hành vi học sinh

giữa kỷ luật và quyền tự chủ của các em và chọn

cách giải quyết hành vi đó một cách riêng tư nhất

có thể.

3. Sức mạnh đáng ngạc nhiên của việc kiểm tra

trước khi học (pretesting)

Yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra trước khi nội

dung đó được dạy nghe vẻ rất lãng phí thời

gian. Suy cho cùng, bài kiểm tra đó cũng chỉ

th làm dựa trên phỏng đoán của các em mà

thôi.

Nhưng nghiên cứu mới nhất4 lại kết luận rằng,

phương pháp nêu trên (gọi là pretesting) thực

sự đem lại hiệu quả nhiều hơn so với các chiến

lược học tập điển hình khác. Một điều đáng ngạc

nhiên thậm chí còn vượt qua cả phương

pháp làm các bài kiểm tra thông thường - tức

kiểm tra sau khi đã học các nội dung nhất định -

một phương pháp đã được công nhận bởi các nhà

khoa học nhận thức giáo dục. Trong nghiên

cứu, những học sinh làm bài kiểm tra trước khi

học có kết quả vượt trội hơn so với các bạn khác

học theo cách truyền thống đến 49% và hơn 27%

so với những học sinh học theo cách ngược lại.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, “việc

tạo ra lỗi” chìa khóa thành công của phương

pháp này. Nó thúc đẩy sự tò mò và khiến học sinh

phải “tìm kiếm câu trả lời chính xác” khi chúng

được bắt đầu tiếp cận nội dung học. Thêm vào

đó, một nghiên cứu năm 20185 cho thấy, việc đưa

ra các phỏng đoán mang tính giáo dục thể

giúp học sinh kết nối kiến thức nền tảng với tài

liệu mới.

4 Chitiếtnghiêncứu:https://psycnet.apa.org/

doi/10.1037/xap0000345

5 Chitiếtnghiêncứu:https://www.tandfonline.com/

doi/abs/10.1080/09658211.2018.1464189?journalCode=p-

mem20

Việc học tập sẽ lâu bền hơn khi học sinh nỗ lực

sửa chữa những quan niệm sai lầm. Nghiên cứu

cho thấy rằng, nhắc nhở lặp lại về sai lầm là một

cột mốc quan trọng trên con đường học tập.

4. Đối mặt với những ngộ nhận về học sinh nhập

Học sinh nhập cư thường được nhắc đến như

những người gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới

hệ thống giáo dục, nhưng nghiên cứu mới nhất6

đang phá tan định kiến đó.

Trong một nghiên cứu năm 2021, các nhà nghiên

cứu đã phân tích hơn 1.3 triệu hồ sơ học tập

khai sinh của học sinh tại các cộng đồng

Florida. Kết luận được đưa ra học sinh nhập

cư thực sự có “tác động tích cực đến thành tích

học tập của học sinh bản địa”, điểm kiểm tra

được nâng cao khi số lượng học sinh nhập

đến trường tăng lên. Những lợi ích này đặc biệt

mạnh mẽ đối với học sinh trong gia đình có thu

nhập thấp.

Trong khi những người nhập cư ban đầu “phải

đối mặt với những thách thức trong quá trình hòa

nhập có thể cần đến sự bổ sung các nguồn lực ở

trường học”, các nhà nghiên cứu kết luận rằng,

sự chăm chỉ khả năng phục hồi thể tạo

điều kiện giúp họ trở nên xuất sắc, và do đó, “gây

những ảnh hưởng tích cực đến thái độ và hành vi

của những học sinh sinh ra tại Hoa Kỳ”. Những

theo giáo viên Larry Ferlazzo, những cải tiến này

có thể xuất phát từ một thực tế là việc có những

học sinh học tiếng anh trong các lớp học sẽ cải

thiện khả năng su phạm, thúc đẩy giáo viên xem

xét “các vấn đề như kiến thức trước khi vào bài

học, giáo trình và tối đa hóa khả năng tiếp cận.”

6 Chitiếtnghiêncứu:https://www.nber.org/papers/

w28596

33

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

5. Một bức tranh đầy đủ hơn về một “ngôi trường

tốt”

Các nhà nghiên cứu khẳng định trong một nghiên

cứu được công bố vào cuối năm 20207 rằng, đã

đến lúc suy nghĩ lại định nghĩa của chúng ta về

một “ngôi trường tốt”. Bởi vì những tiêu chí đánh

giá thông thường như điểm kiểm tra thường

cung cấp một bức tranh không đầy đủ và dễ gây

hiểu lầm.

Nghiên cứu đã xem xét hơn 150.000 học sinh lớp

9 theo học tại các trường công lập Chicago và

kết luận rằng, việc nhấn mạnh các khía cạnh

hội và cảm xúc của việc học (ví dụ như xây dựng

mối quan hệ, cảm giác thân thuộc khả năng

phục hồi) giúp cải thiện tỷ lệ tốt nghiệp trung học

và trúng tuyển đại học đối với cả học sinh ở cả gia

đình có thu nhập cao và thấp, vượt xa các trường

tập trung chủ yếu vào việc cải thiện điểm thi.

Trưởng nhóm nghiên cứu C. Kirabo Jackson nói

trong một cuộc phỏng vấn với Edutopia: “Các

trường học quan tâm tới thúc đẩy sự phát triển

cảm xúc xã hội thực sự có tác động tích cực lớn

đến trẻ em. Và những tác động này đặc biệt lớn

đối với nhóm học sinh dễ bị tổn thương, những

người thường không kết quả tốt trong hệ

thống giáo dục.”

Các phát hiện này củng cố tầm quan trọng của

phương pháp tiếp cận toàn diện để đo lường sự

tiến bộ của học sinh, đồng thời lời nhắc nhở

rằng: trường học - và giáo viên - có thể ảnh

hưởng đến học sinh theo những cách khó có

thể đo lường được và có thể chỉ thành hiện thực

trong tương lai.

6. Dạy chính là học

Một trong những cách tốt nhất để học một khái

niệm dạy cho người khác. Nhưng bạn

thực sự phải đưa mình vào vai trò của một nhà

7 Chitiếtnghiêncứu:https://www.nber.org/papers/

w28194

giáo hay chỉ cần có một kỳvọngvềviệcdạyhọc

đã đủ để mang lại hiệu quả tương tự rồi?

Trong một nghiên cứu năm 20218, các nhà nghiên

cứu chia học sinh ra làm hai nhóm cho mỗi

nhóm một đoạn tài liệu khoa học về hiệu ứng

Doppler - một hiện tượng liên quan đến sóng

âm thanh và ánh sáng, giải thích sự thay đổi dần

dần về âm sắc và cao độ, ví dụ như khi một chiếc

ô lao vào từ một khoảng cách xa. Một nhóm

sẽ nghiên cứu văn bản để chuẩn bị cho một bài

kiểm tra, còn nhóm còn lại cho biết rằng họ phải

giảng lại kiến thức này cho những học sinh khác.

Các nhà nghiên cứu không bao giờ thực hiện nửa

sau của nghiên cứu này vì học sinh có đọc các tài

liệu nhưng lại chưa bao giờ giảng kiến thức đó

cho ai khác. Tất cả những người tham gia sau đó

đã được kiểm tra khả năng nhớ lại những họ

đã học được về hiệu ứng Doppler và khả năng rút

ra những kết luận mở rộng hơn từ bài học.

Kết quả là gì? Những học sinh trong nhóm được

đưa ra yêu cầu giảng dạy cho người khác có kết

quả vượt trội hơn so với những người bạn còn lại

cả về thời gian và độ hiểu, đạt điểm cao hơn 9%

trong bài kiểm tra nhắc lại sau đó 1 tuần và cao

hơn 24% về khả năng suy luận. Nghiên cứu cho

thấy, việc yêu cầu học sinh chuẩn bị để giảng giải

lại một kiến thức nào đó - hoặc khuyến khích các

em nghĩ “liệu mình thể dạy lại điều này cho

người khác không?” - có thể làm thay đổi đáng

kể con đường học tập của các em.

7. Những thành kiến đáng lo ngại ẩn trong

sách thiếu nhi

Theo một nghiên cứu mới9, một vài cuốn sách

nổi tiếng dành cho trẻ em được đánh giá cao như

Caldecott và Newbery liên tục miêu tả các nhân

vật da đen, Châu Á và Tây Ban Nha với làn da

sáng hơn.

8 Chitiếtnghiêncứu:https://psycnet.apa.org/doi-

Landing?doi=10.1037%2Fedu0000657

9 Chitiếtnghiêncứu:https://www.edworkingpapers.

com/sites/default/les/ai21-462.pdf

34 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo,

các nhà nghiên cứu đã xem xét 1.130 cuốn sách

dành cho trẻ em được viết trong thế kỷ trước

so sánh hai bộ sách: một bộ gồm những cuốn

sách nổi tiếng đã giành được các giải thưởng văn

học lớn và bộ còn lại thì đạt thành tựu những

giải thưởng tư nhân. Phần mềm đã phân tích dữ

liệu về màu da, chủng tộc, tuổi tác và giới tính

trong các tác phẩm.

Phát hiện được công bố là: Trong khi nhiều nhân

vật màu da sẫm hơn bắt đầu xuất hiện theo

thời gian thì những cuốn sách phổ biến nhất (là

những cuốn sách thường xuyên được mượn nhiều

nhất ở thư viện và được bày nhiều nhất ở giá sách

trong lớp học) lại vẫn miêu tả những người da

màu với một làn da sáng hơn. Hơn nữa, khi các

nhân vật trưởng thành càng “có đạo đức và có vị

thế xã hội được coi trọng” thì màu da của họ được

miêu tả càng sáng - tác giả chính của nghiên cứu

Anjali Aduki nói với The 74 như vậy khi một số

cuốn sách chuyển đổi “nước da màu socola của

Martin Luther King Jr. thành màu nâu sáng hoặc

màu be”. Trong khi đó, các nhân vật nữ thường

chỉ được nhắc đến một cách thoáng qua.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Các đại diện văn

hóa là sự phản ánh các giá trị của chúng ta, “do

đó, sự bất bình đẳng trong cách thể hiện sẽ tạo

thành một tuyên bố rõ ràng về sự bất bình đẳng

giá trị.”

8. Chiến tranh không hồi kết giữa tài liệu “cứng

và mềm”

Cuộc tranh cãi diễn ra như thế này: Màn hình

kỹ thuật số biến việc đọc thành một nhiệm vụ

lạnh lùng và vô cảm; chúng tốt cho việc thu thập

thông tin và chỉ có vậy. Trong khi đó, những cuốn

sách “thực” sức nặng thể “cầm nắm”

khiến chúng trở nên gần gũi, mê hoặc và không

thể thay thế được.

Những các nhà nghiên cứu thường tìm thấy

những bằng chứng yếu ớt hoặc không rõ ràng

về tính ưu việt của việc đọc trên giấy. Trong khi

một nghiên cứu gần đây10 kết luận rằng, sách

giấy mang lại khả năng hiểu tốt hơn so với sách

điện tử trong bối cảnh nhiều công cụ kỹ thuật số

đã bị loại bỏ, nhưng hệ số tác động (effect size)

của thì không lớn. Một phân tích tổng hợp11

năm 2021 càng làm vấn đề này trở nên rối ren

hơn: Khi sách kỹ thuật số và sách giấy “gần như

giống nhau”, trẻ em sẽ hiểu phiên bản sách giấy

dễ dàng hơn rất nhiều - nhưng khi những cải tiến

như chuyển động âm thanh “nhắm vào nội

dung cốt truyện” thì sách điện tử lại có lợi thế.

Sự hoài niệm luôn một sức mạnh bất cứ

một công nghệ mới nào cũng đều phải đương

đầu. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc viết

bằng bút giấy giúp cho việc học hiệu quả

cao hơn là đánh máy. Nhưng các định dạng sách

kỹ thuật số mới được tải sẵn với các công cụ tra

cứu mạnh mẽ cho phép người đọc chú thích, tra

cứu từ, trả lời các câu hỏi và chia sẻ suy nghĩ của

họ với những người đọc khác.

Chúng ta thể chưa sẵn sàng để thừa nhận

điều đó, nhưng đây chính xác là những loại hoạt

động thúc đẩy sự tương tác sâu hơn và nâng cao

khả năng hiểu, để lại cho chúng ta những ký ức

lâu dài về những chúng ta đã đọc. Bất chấp

nhiều phản đối, tương lai của sách điện tử sẽ vẫn

đầy hứa hẹn.

9. Học tập dựa trên dự án

Nhiều lớp học ngày nay vẫn không hề thay đổi so

với 100 năm trước đây, khi học sinh chỉ cần chuẩn

bị cho các công việc trong nhà máy. Nhưng thế

giới thì vẫn tiếp tục xoay vần: Những nghề nghiệp

hiện đại ngày càng đòi hỏi những kỹ năng phức

tạp hơn như kỹ năng hợp tác, giải quyết vấn đề

10 Chitiếtnghiêncứu:https://doi.org/10.1111/1467-

9817.12269

11 Chitiếtnghiêncứu:://journals.sagepub.com/

doi/10.3102/0034654321998074

35

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

nâng cao hay khả năng sáng tạo. những kỹ

năng này khó có thể dạy được trong các lớp học

truyền thống khi thời gian và không gian để học

sinh phát triển chúng đều vô cùng hạn chế.

Học tập dựa trên dự án được xem như là một giải

pháp lý tưởng, nhưng các nhà phê bình cho rằng

phương pháp này đặt quá nhiều trách nhiệm lên

những người mới học bỏ qua bằng chứng về

hiệu quả của việc giảng dạy trực tiếp, cuối cùng

làm suy yếu sự chảy trôi của chủ đề cần học.

Những người ủng hộ học tập dựa trên dự án lập

luận lại rằng việc học tập lấy học sinh làm trung

tâm và hướng dẫn trực tiếp vẫn thể nên

cùng tồn tại trong các lớp học.

Giờ đây, hai nghiên cứu quy mô lớn12 trên hơn

6000 học sinh tại 114 trường đa dạng trên toàn

nước Mỹ đã cung cấp bằng chứng cho thấy

phương pháp học tập dựa trên dự án nếu có cấu

trúc tốt thì có thể thúc đẩy việc học tập cho nhiều

học sinh.

Trong các nghiên cứu được tài trợ bởi Lucas

Education Research - một bộ phận của Edutopia,

học sinh tiểu học và trung học tham gia vào các

dự án đầy thử thách yêu cầu các em phải thiết kế

hệ thống dẫn nước cho các trang trại địa phương

hoặc tạo đồ chơi bằng cách đồ vật gia dụng đơn

giản để tìm hiểu về trọng lực, lựa ma sát và lực

vật nói chung. Thử nghiệm sau đó cho thấy

những kết quả học tập đáng chú ý, vượt xa những

kết quả mà học sinh trong các lớp học truyền

thống đã trải qua. Những kết quả đó dường như

nâng cao tất cả các mặt còn lại, tồn tại qua các

cấp độ kinh tế xã hội, chủng tộc và khả năng đọc

hiểu.

12 Chitiếthainghiêncứu:https://www.edutopia.org/

article/new-research-makes-powerful-case-pbl

10. Một năm khó khăn cho giáo viên

Đại dịch COVID-19 đã mang tới một thời kỳ đen

tối với những nhà giáo dục.

Trung tâm Đổi mới Giáo dục Công viết trong một

báo cáo vào tháng 1 năm 2021: Khối lượng công

việc trung bình của một giáo viên “tăng đột biến

vào mùa xuân năm ngoái” vẫn phải duy trì

lượng lớn công việc đó cho tới hiện tại. Vào mùa

thu, một nghiên cứu của RAND13 đã ghi nhận một

sự thay đổi đáng kinh ngạc trong thói quen làm

việc của nhà giáo: 24% giáo viên báo cáo rằng họ

làm việc từ 56 giờ trở nên mỗi tuần, cao hơn rất

nhiều so với con số 5% được ghi nhận trước đại

dịch.

Vắc xin vốn được kỳ vọng thuốc giải cho đại

dịch, nhưng khi xuất hiện, dường như lại

không mang đến sự thay đổi nào. Trong một cuộc

khảo sát vào tháng 4 năm 202114 được tiến hành

4 tháng sau khi lô vắc xin đầu tiên được sử dụng

ở New York, 92% giáo viên cho biết công việc của

họ vẫn căng thẳng hơn so với trước đại dịch, tăng

so với 81% trong một cuộc khảo sát trước đó.

Đây không chỉ vấn đề của việc phải làm việc

trong thời gian quá dài. Khi xem xét kỹ, nghiên

cứu cho thấy hệ thống trường học không điều

chỉnh được những tiêu chuẩn cần đạt được khi

đại dịch ập đến. Dường như các trường học của

đang cố gắng duy trì nghĩa vụ giảng dạy kết hợp

và hy vọng về một ngày được mở cửa trở lại. Vào

tháng 6 năm 2020, trước khi nhiều trường học

Hoa Kỳ mở cửa lần nữa, chúng tôi đã đưa ra báo

cáo rằng dạy học kết học là một vấn đề mới nổi

nước ngoài và cảnh báo rằng nếu “mô hình này

hoạt động tốt trong bất bất kỳ thời điểm nào” thì

các trường học sẽ đều phải “nhận ra và tìm cách

giảm bớt khối lượng công việc cho giáo viên”.

13 Chitiếtnghiêncứu:https://www.rand.org/pubs/

external_publications/EP68439.html

14 Chitiếtkhảosát:https://www.edweek.org/teach-

ing-learning/teachers-are-more-stressed-out-than-ever-

even-amid-promising-developments-survey-shows/2021/05

36 Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Gần 8 tháng sau, một nghiên cứu của RAND năm

202115 đã xác định phương pháp giảng dạy kết

hợp là nguyên nhân chính gây căng thẳng cho

giáo viên ở Hoa Kỳ, dễ dàng vượt qua các yếu tố

như sức khỏe không tốt của những người thân

thiết.

Nhu cầu đối với các giải pháp công nghệ ngày

càng gia tăng đặt giáo viên vào thế khó. Trong

một số nghiên cứu quan trọng vào năm 2021, các

nhà nghiên cứu kết luận rằng, giáo viên đang bị

dồn ép buộc phải áp dụng công nghệ mới mà

không có bất cứ “nguồn lực và thiết bị cần thiết

để sử dụng cho mục đích phạm.” Do đó, họ

phải dành hơn 20 giờ một tuần để điều chỉnh các

bài học sao cho việc giảng dạy trực tuyến được

trôi chảy. Chính vì thế, giáo viên dường như đang

trải qua sự xói mòn chưa từng về ranh giới

giữa công việc cuộc sống gia đình, dẫn đến

tâm lý “luôn bần bật” không bền vững. Khi mọi

thứ dường như chẳng thể tệ hơn được nữa, khi

tất cả đèn báo động đều nhấp nháy ánh đỏ, chính

phủ liên bang lại bắt đầu có kế hoạch tiến hành

lại các bài kiểm tra tiêu chuẩn.

15 Chitiếtnghiêncứu:https://www.rand.org/content/

dam/rand/pubs/research_reports/RRA1100/RRA1108-1/

RAND_RRA1108-1.pdf

Thay đổi chưa bao giờ là dễ. Nhiều “bệnh lý”

thậm chí vốn đã tồn tại rất lâu trong hệ thống

giáo dục trước cả đại dịch. Nhưng ta luôn có thể

bắt đầu bằng việc tạo ra các chính sách trường

học nghiêm ngặt tách biệt được công việc với

nghỉ ngơi, loại bỏ việc áp dụng các công cụ hiện

đại mà không sự hỗ trợ thích hợp, tiến hành

các cuộc khảo sát thường xuyên để đánh giá

trình trạng của giáo viên và trên hết là lắng nghe

những tâm sự nhà giáo để có thể xác định và đối

mặt với những vấn đề mới xuất hiện.

37

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Quản lý giáo dục

Số 42 - 2021

Ban Biên tập Lộn xộn

Hoàng Anh Đức

Nguyễn Linh Chi

Vũ Như | UberMath

Ngô Thị Thanh Tùng | VNIES

LISA | Cùng học

Nguyễn Minh Trang | EdLab Asia

Vũ Nguyễn Quang Duy | Cùng học

Logo | Hà Dũng Hiệp

Chế bản | Quách Anh

Liên hệ:

Nội san Dạy học | Day-hoc.org

Ban Biên tập Lộn xộn

Học để Dạy,

và Dạy để Học