Thụ đắc là gì

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh, bài viết này là dành cho bạn!

Đầu tiên hãy tìm hiểu một chút lý thuyết về "Thụ đắc ngôn ngữ".

Học Tiếng Anh không đơn giản là việc bạn đến lớp học xong về nhà, mà nó là cả một quá trình luyện tập, mang cái tên khá ngầu: “Thụ đắc ngôn ngữ”.

Thụ đắc là gì

Vậy thụ đắc ngôn ngữ là gì?

Theo Stephen Krashen - nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Mỹ và thế giới, ông cho rằng Thụ đắc ngôn ngữ (Language acquisition) là quá trình chúng ta hấp thụ ngôn ngữ một cách trực tiếp thông qua những dữ kiện có được khi xem phim, đọc sách, nghe nhạc,... bằng ngôn ngữ chúng ta muốn học; khác với việc học gián tiếp trên lớp (learn).

Vậy tại sao “thụ đắc” (acquisition) cũng quan trọng không kém “học” (learn)?

Vì học trực tiếp giúp tăng sự lưu loát (fluency), còn học gián tiếp giúp nâng cao sự chính xác (accuracy).

Khi áp dụng “thụ đắc”, quá trình học sẽ diễn ra như thế nào?

Hãy nhớ rằng:

  • Sách, truyện, nhạc, phim,... là các hình thức thụ đắc nhanh và thuận tiện nhất!

Vì sao lại như thế? Câu trả lời là vì khi chúng ta xem phim, nghe nhạc,... bằng tiếng Anh, bộ não sẽ tự nhận diện hành động này có động cơ là “giải trí”, do đó, khả năng tiếp thu của bộ não tăng đáng kể so với khi bạn ngồi trong một lớp học khô khan.

Thụ đắc là gì

  • Học cách phát âm từ căn bản:

Việc học từ căn bản là vô cùng quan trọng vì khi bạn đã nắm được những nguyên tắc nhất định, việc phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khi bạn nói đúng thì khả năng nghe của bạn cũng chuẩn hơn hẳn đấy! Vì vậy, hãy bắt tay vào nghiên cứu bảng IPA ngay nhé.

  • Luyện tập cách suy nghĩ bằng tiếng Anh:

Đã bao giờ bạn nghe một người "bắn" tiếng Anh như gió và tự hỏi tại sao mình không thể nói hay như “con nhà người ta” hay chưa? Tại sao mỗi lần phải dùng tiếng Anh để giao tiếp thì mình lại rơi vào thế bí, nghĩ hoài mà vẫn không biết nên nói gì bây giờ? 

Câu trả lời khá chắc chắn cho thắc mắc này là do bạn chưa có phản xạ tiếng Anh đấy. Và để có được sự phản xạ này, bạn sẽ phải luyện tập và luyện tập nhiều nhất có thể!

Đừng chỉ học tiếng Anh trên lớp rồi về nhà bỏ quên tiếng Anh nhé. Hãy xây dựng cho mình một cái báo thức trong đầu để luôn nhắc nhờ bản thân sử dụng, tập luyện tiếng Anh ở bất cứ đâu. Ví dụ như khi bạn bắt gặp một tình huống nào đó trong phim chẳng hạn, hãy thử tưởng tượng mình đang ở trong tình huống đó để nghĩ xem mình sẽ giải quyết thế nào. Bằng Tiếng Anh nha!! Cách này sẽ cho não bộ bạn làm quen với tần suất sử dụng tiếng Anh thường xuyên, từ đó dần dần tạo thành phản xạ để bạn không sợ tiếng Anh nữa.

  • Nói chuyện, nói chuyện, và nói chuyện (tất nhiên là bằng tiếng Anh)

Sau khi tích lũy đủ sự tự tin thì đừng quên ra ngoài tiếp xúc nhiều hơn với môi trường tiếng Anh thực thụ nhé. Vì việc bạn luyện tập và việc thực sự sử dụng ngôn ngữ là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tim đập chân run mà vẫn “fluent” thì mới là hay nhé! Vậy nói chuyện với ai bây giờ? Nói với bạn bè riết cũng chán. Bạn có thể đi “săn Tây”, các người bạn quốc tế sẽ sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn nhờ một cách lịch sự. Các câu lạc bộ Tiếng Anh cũng là một lựa chọn không tồi. Nhưng nếu ngoài kia có khó khăn quá thì về đây có Speaking Club của WESET chờ.

  • Chấp nhận rằng bạn sẽ sai:

Rất nhiều những bạn trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực khi cái sai của mình bị chỉ ra và cảm thấy việc học tiếng anh thật ngán ngẩm. Nhưng sự thật là gì? Không ai là hoàn hảo và để từng bước tiệm cận sự hoàn hảo khi sử dụng ngôn ngữ thì bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ sai. Nhưng sai ở đây là điều hoàn toàn có lợi cho bạn. Sai thì mới được sửa, và từ đó cố gắng không sai những tương tự đó trong tương lai. Ngay cả người bản ngữ đôi khi cũng sai nên chúng ta hãy vững tâm nhé!

Tìm hiểu thêm các phương pháp và kiến thức bổ ích để nâng cao kỹ năng IELTS của bạn tại đây

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm thụ đắc lãnh thổ
  • 2. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
  • 3. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
  • 4. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
  • 5. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
  • 6. Nguyên tắc chiếm hữu thật sự
  • 7. Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

1. Khái niệm thụ đắc lãnh thổ

"Thụ đắc lãnh thổ" là việc thiết lập ranh giới địa lý chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ mới theo những phương thức phù hợp với nguyên tắc của Pháp luật quốc tế. Là một chế định của luật pháp quốc tế, việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế. Vì vậy, việc thụ đắc lãnh thổ cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù riêng của chế định "lãnh thổ", không phải bất kỳ một sự thụ đắc lãnh thổ nào cũng đều phải tuân thủ tất cả các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế sau có liên quan trực tiếp tới vấn đề "thụ đắc lãnh thổ".

2. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc gia bao gồm 2 nội dung chủ yếu: Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại. Nguyên tắc này sẽ chi phối các quốc gia trong quá trình thụ đắc lãnh thổ.

3. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

Nguyên tắc này được hình thành trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Thời gian đầu nguyên tắc này thể hiện mong muốn của các dân tộc trong việc thiết lập một trật tự quốc tế công bằng sau chiến tranh. Nghị quyết số 26/25 (1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đã quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của việc thụ đắc bởi một quốc gia khác bằng việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Việc thụ đặc lãnh thổ bằng việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp”.

Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế, việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế đã bị coi là bất hợp pháp thì nguyên tắc này được hiểu với nội hàm rộng hơn, đó là việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ phi vũ trang. Định ước Henxinki năm 1975 quy định rằng, các quốc gia tham gia sẽ “khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”. Như vậy, khái niệm vũ lực theo Luật Quốc tế hiện đại, đã được mở rộng để biểu hiện sử dụng cả các sức mạnh quân sự, kinh tế… hay đe dọa sử dụng các sức mạnh đó.

4. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế gắn liền với nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Nói cách khác, nguyên tắc này là hệ quả tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, luật pháp quốc tế cũng ghì nhận một số biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, song vào thời điểm đó nguyên tắc này chưa trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Ngày nay, với mục đích đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế và công lý, luật pháp quốc tế đã ghi nhận nguyên tắc này như là một trong những nguyên tắc cơ bản, nền tảng có tính xuyên suốt và bao trùm. Điều này được thể hiện rõ trong khoản 2, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc; Phần XV Giải quyết các tranh chấp (Điều 279 - Điều 299) Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc; Tuyên bố về Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Liên hợp quốc; Tuyên bố về Cách ứng xử Biển Đông (DOC) và hầu hết các điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương, điều ước quốc tế khu vực cũng như điều ước mang tính toàn cầu...

Hiến chương Liên hợp quốc, tại Điều 33 đã quy định: "Trong mỗi vụ tranh chấp… các đương sự phải tìm giải pháp, trước hết bằng con đường đàm phán, điều tra trung gian, hòa giải trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác…". Như vậy, trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, ngoài việc sử dụng vai trò của Tổ chức ASEAN, Việt Nam và các quốc gia hữu quan vẫn có thể đưa vụ tranh chấp ra trước các cơ quan của Liên hợp quốc như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Tòa án công lý quốc tế hoặc Tòa án Luật Biển,… Nếu làm được như vậy, sẽ góp phần đưa vấn đề Biển Đông ra trước công luận và luật pháp quốc tế, làm phá sản âm mưu "phi quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" của một vài quốc gia hiện nay.

5. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

Ra đời trong thời kỳ cách mạng tư sản2, nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến chương Liên hợp quốc, Nghị định 1514 (XV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 14 – 12 - 1960; Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970…

Khoa học pháp lý quốc tế hiện đại về thụ đắc lãnh thổ đã bác bỏ phương thức thụ đắc lãnh thổ như Xâm chiếm, khuất phục, chinh phạt… và lấy nguyên tắc “dân tộc tự quyết” - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại, để làm cơ sở cho việc xem xét vấn đề thụ đắc lãnh thổ. Theo nguyên tắc này thì một sự thay đồi về lãnh thổ phải dựa trên ý chí của dân cư sinh sống trên những lãnh thổ đó. Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử xác lập chủ quyền lãnh thổ nói riêng và sự phát triển của luật pháp quốc tế nói chung.

Tuy nhiên. theo giáo sư người Nga B.M Climeco: "Nguyên tắc dân lộc tự quyết không loại tự những phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ khác. Hơn thế nữa, trong khi thực hiện quyền dân tộc tự quyền, vẫn có thể sử dụng các phương thức đó như những phương thức bổ trợ”3.

Quan điểm trên của giáo sư Climeco là hoàn toàn có cơ sở và có thể áp dụng vào việc chọn lựa và sử dụng các phương thức thụ đắc lãnh thổ. Rõ ràng là trên thực tế không thể áp dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết trong mọi trường hợp được, nhất là đối với những vùng lãnh thổ như: Bắc cực, Nam cực, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phần Đông Gronland. . .

Về những lãnh thổ nêu trên, nguyên tắc dân tộc tự quyết không thể áp dụng được, vì vậy các phương thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ khác vẫn có thể được xem xét sử dụng và được coi là hợp pháp.

6. Nguyên tắc chiếm hữu thật sự

Một trong những điều ước quốc tế về chiếm cứ lãnh thổ có ý nghĩa then chốt trong việc đánh giá tính hợp pháp của việc xác lập lãnh thổ là Định ước Berlin năm 1885.

Tại Hội nghị Berlin 1885, các nước thành viên đã thông qua một nghị quyết về châu Phi, trong nghị quyết có đưa ra nguyên tắc chiếm hữu thật sự, quốc gia được công nhận là chủ sở hữu vùng đất mới nếu ngoài việc phát hiện đầu tiên phải tiếp theo đó là các hành động thực tế;

+ Thông báo việc chiếm hữu cho các nước tham gia hiệp định;

+ Duy trì quyền lực một cách phù hợp trên lãnh thổ được chiếm hữu

Định ước chỉ có hiệu lực ở châu Phi và đối với các nước thành viên, nhưng đến năm l888, Viện Pháp luật quốc tế Lausanne đã ra tuyên bố khẳng định nguyên tắc này, làm cho nguyên tắc này trở nên chiếm ưu thế phổ biến trên thế giới và được thừa nhận chung. Mặc dù Hiệp ước Sant Germain năm 1919 về chấm dứt sự tồn tại đế quốc Hung và áo đã tuyên bố huỷ bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do trên thế giới không còn lãnh thô vô chủ nữa, nhưng nguyên tắc này vẫn giữ nguyên giá trị và vẫn được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Như vậy, việc thụ đắc đối với một vùng lãnh thổ bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Có như vậy mới đảm bảo được hòa bình và an ninh thế giới.

Thụ đắc lãnh thổ theo thời điểm đòi hỏi thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, luật pháp và thực tiễn quốc tế chưa có quy định về thời hạn chung cho các trường hợp xác lập chú quyền lãnh thổ bằng phương thức này. Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu khi các quốc gia sử dụng phương thức này để biện minh cho hành động xâm lược của mình.

Trên thực tế, đã có một số trường hợp một quốc gia sử dụng vũ lực để xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của một quốc gia khác và thiết lập quyền kiểm soát trên đó rồi áp dụng phương thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu, lâu dần biến vùng lãnh thổ đó thành quốc gia của mình. Hành vi này được coi là sự chiếm đoạt lãnh thổ của quốc gia khác một cách bất hợp pháp. Và như vậy, hành vi đó đã cùng một lúc vi phạm cả hai nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong luật pháp quốc tế cũng như trong quan hệ quốc tế đó là: “Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,” và "nguyên tắc bất khả xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia".

7. Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

Là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu.

Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, đặc biệt tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa vả Trường Sa của Việt Nam, luận cứ của các bên tranh chấp đưa ra đều ít nhiều liên quan đến phương thức chiếm hữu. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập nhiều hơn phương thức này nhằm góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét đánh giá những yêu sách phi lý của các nước và chứng minh cho luận cứ "chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi" phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “chiếm hữu” được trình bày ở đây khác với “chiếm đóng quân sự”. "Chiếm hữu là một phương thức thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế được áp dụng cho một lãnh thổ vô chủ (terra nullius) hoặc một lãnh thổ vốn trước có chủ sau đó bị bỏ rơi.

Các luật gia quốc tế cũng đều cho rằng, không được căn cứ vào việc có người hay không có người ở để xác định sự vô chủ của một vùng đất, mà phải căn cứ vào việc có một tổ chức nhà nước nào thực sự có ở đó hay không. Trong từ điển Thuật ngữ pháp lý quốc tế “chiếm hữu” được định nghĩa là "hành động của một quốc gia nhằm xác lập và thực hiện quyền lực… trên một lãnh thổ vốn không phải là của mình". Trong vụ tranh chấp đảo Cliperton giữa Pháp và Mêhico, Trọng tài quốc tế đã định nghĩa: "Chiếm hữu là việc một Chính phủ chiếm hữu trên thực tế một lãnh thổ vô chủ với ý định xác lập chủ quyền ở đó"4.

Việc chiếm hữu lãnh thổ là hành động nhân danh quốc gia hoặc được một quốc gia ủy quyền, không phải là hành động của cá nhân. Mọi hành động mang danh nghĩa cá nhân đều không phải là cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và cũng không làm thay đổi bản chất của chủ quyền ngay cả khi các tư nhân đó hợp thành một tập thể hoặc một công ty, trừ những trường hợp khi tập thể đó hoặc công ty đó được Nhà nước ủy quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ thay mặt cho Nhà nước.

Nguyên tắc chỉ Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Nguyên tắc này đã được nêu trong bản án ngày 11 - 02 - 1902 của Tòa án Dân sự Liberville khi xét xử tranh chấp giữa Societé de Logioué và Hatton Cookson: "Một vấn đề có tính nguyên tắc trong luật pháp quốc tế là chủ quyền chỉ dành riêng cho Nhà nước và những cá nhân bình thường không thể thực hiện được một sự chiếm” và "việc chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ chỉ có thể là hành động của một quốc gia, một cá nhân hay một công ty không thể xác lập chủ quyền lãnh thổ cho chính họ"5.

Tuy vậy, kể từ thế kỷ XVII-XIX, một số cường quốc như thực dân Pháp, Hà Lan… đã thành lập những công ty về hình thức là kinh doanh kiếm lời song thực chất lại được ủy quyển để đại diện cho Nhà nước xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với từng vùng lãnh thổ mới như: Công ty Hà Lan miền Đông Ấn, công ty Pháp miền Tây Ấn… Vai trò của một số công ty này đã được ghi nhận trong một số án lệ giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Mặc dù nguyên tắc "chỉ có Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ" đã được luật pháp quốc tế thừa nhận, song vẫn có một số học giả Trung Quốc cho rằng cá nhân cũng có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ. Để biện bạch cho lập luận của mình, họ đã đưa ra những học thuyết mơ hồ và chính các học thuyết này cũng không có bất kỳ một lời khẳng định nào là cá nhân có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ, mà chỉ nêu chung chung rằng cá nhân chỉ có một vai trò nhất định nào đó mà thôi. Ví dụ, các học giả Trung Quốc dẫn lời của luật gia nổi tiếng người Anh D.P O Connell cho rằng: "Bản thân hành động của cá nhân không cấu thành hành vi chiếm hữu nhưng nếu không có hành động của cá nhân thì không thể có việc chiếm hữu” 6.

Như đã nói ở trên, đối tượng của "chiếm hữu là lãnh thổ vô chủ (terra nullius) hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi (terra derelicta) không thuộc chủ quyền của bất kỳ của một quốc gia nào. Trước hết, chúng ta cần xem xét khái niệm "lãnh thổ vô chủ cũng như phương thức chiếm hữu trong luật pháp quốc tế.

Thực tiễn quan hệ quốc tế đã chỉ rõ: Một lãnh thổ tuy có người ở nhưng chưa có một tổ chức nhà nước thì đó là lãnh thổ vô chủ. Cách hiểu này bắt nguồn từ lịch sử của phương thức chiếm hữu nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược và bành trướng lãnh thổ của các nước thực dân trước đây. Trước thế kỷ XIX, các luật gia phương Tây cho rằng bất kỳ một lãnh thổ nào vốn không thuộc chủ quyền của một quốc gia văn mình (Civillised State) đều vô chủ, tức bao gồm cả các lãnh thổ chưa có thiết chế nhà nước hoặc có nhưng bị coi đó là nền văn minh "mọi rợ", thấp hơn tiêu chuẩn châu âu lúc bấy giờ7. Ngày nay, luật pháp quốc tế hiện đại với một trong những nguyên tắc cơ bản là quyền dân tộc tự quyết" đã bác bỏ quan điểm sai trái nêu trên.

Có thể hiểu lãnh thổ vô chủ (terra nullius) là lãnh thổ chưa từng đặt dưới sự quản trị của quốc gia nhất định nào. Nói một cách khác, lãnh thổ đó chưa có một tổ chức quốc gia, có thể có cư dân sống trong vùng lãnh thổ đó nhưng chưa có một tổ chức nhà nước nào trên đó. Sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ là một hình thức thụ đắc hợp pháp. Luật gia Vattel giải thích rằng, sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ được căn cứ trên luật tự nhiên của Luật Dân sự: “Mọi người đều có quyền ngang nhau đối với vật chưa thuộc chủ quyền sở hữu của bất cứ ai, và vật này sẽ thuộc chủ quyền sở hữu của người nào chiếm hữu nó trước nhất"8.

Trong luật pháp và thực tiễn quốc tế, khái niệm "lãnh thổ bị bỏ rơi" là vùng lãnh thổ trước kia đã từng được chiếm hữu và trở thành lãnh thổ của một quốc gia, nhưng sau đó quốc gia chiếm hữu tự từ bỏ chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này. Đa số các luật gia quốc tế cũng cho rằng, muốn kết luận một vùng lãnh thổ bị bỏ rơi cần hội tụ đủ hai yếu tố:

+ Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên thực tế mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đối với lãnh thổ.

+ Quốc gia chiếm hữu không có biểu hiện muốn khôi phục lại chủ quyền đối với lãnh thổ đó.

Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì chỉ có thể kết luận là đã có sự yếu đuối của chính quyền nhà nước đối vớt những vùng đất nước nói đến " chứ không phải là “một sự từ bỏ tự nguyện chủ quyền” 9. Vụ tranh chấp đảo Palmas còn có thể dẫn đến một cách hiểu rằng lãnh thổ bị bỏ rơi (res derelicta) có thể được coi là lãnh thổ vô chủ. Tây Ban Nha là nước phát hiện đảo Palmas nhưng sau đó đã bỏ hòn đảo này, do đó Hà Lan đã tạo ra một danh nghĩa mới trên đó bằng sự chiếm hữu thực tế.