Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao lâu

Kiểu dáng công nghiệp là tài sản sở hữu công nghiệp vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại. Để phát triển, sáng tạo kiểu dáng phù hợp với thị hiếu, kết nối được với người sử dụng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức, chất xám vào khâu thiết kế. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những đối tượng rất dễ bị xâm hại bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao lâu
Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”. Có thể hiểu kiểu dáng công nghiệp đơn giản là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, không tính đến các yếu tố cấu trúc bên trong, kỹ thuật hãy chức năng của sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp được xếp vào loại quyền sở hữu công nghiệp và có căn cứ phát sinh được hướng dẫn cụ thể tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

“Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;…”

Hướng dẫn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ hợp lệ đến Cục Sở hữu trí tuệ để được xét duyệt và cấp văn bằng.

Điều kiện để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp của bạn cần đáp ứng được đủ 03 điều kiện sau để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

  • Có tính mới
  • Có tính sáng tạo
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp

Thành phần hồ sơ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng kiểu dáng công nghiệp yêu cầu các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp thực hiện theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
  • Phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (theo Thoả ước Locarno).
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
  • 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp: phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm.
  • Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện ủy quyền
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao lâu
Pháp luật bảo hộ có thời hạn đối với kiểu dáng công nghiệp.

Thời hạn bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp

Cũng tương tự như với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, thủ tục xét duyệt bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp cũng sẽ trải qua 03 giai đoạn chính:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Sau khi vượt qua tất cả các vòng thẩm định, bạn sẽ được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.”.

Xin chào Luật sư, xin luật sư cho tôi biết thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu? Khi đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì hồ sơ cần những giấy tờ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu? và khi đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì hồ sơ cần những giấy tờ gì? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Khái niệm kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối; đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp; hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp; có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành; nói cách khác đây chính là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ; chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm (thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần liên tiếp; mỗi lần 5 năm – theo khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp” được cấp cho chủ đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn đăng ký. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin chủ sở hữu;
  • Thông tin ngày nộp đơn, ngày cấp văn bằng bao hộ;
  • Thông tin về kiểu dáng sản phẩm đăng ký;
  • Thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng…

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao lâu?

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là khoảng thời gian pháp luật cho phép chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được độc quyền sử kiểu dáng công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định tại điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ về hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quy định như sau:

“1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.”

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn tối đa 2 lần với thời hạn mỗi lần gia hạn là 5 năm.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau đây:

– 02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

– 02 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– 02 Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản.

– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu; gồm một (1) bản;

– Giấy uỷ quyền (nếu cần);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm; nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

– Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn, gồm một (1) bản.

– Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;

– Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Các thông tin trong mẫu tờ khai lần lượt như sau:

Mục 1: Thông tin về kiểu dáng công nghiệp

-Tên kiểu dáng: chủ đơn sẽ tự đặt tên cho kiểu dáng công nghiệp,tên phải ngắn gọn, thể hiện được bản chất sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp

-Phân loại kiểu dáng công nghiệp: Chủ đơn cần ghi chỉ số phân loại kiểu dáng theo bảng phân loại quốc tế.

Mục 2:

Chủ đơn điền lần lượt các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin khác theo mẫu.

Ở dưới phần điền thông tin còn có 2 lựa chọn:

-Chủ đơn đồng thời là tác giả của kiểu dáng công nghiệp thì sẽ tích vào ô vuông.

-Ngoài chủ đơn khai ở mục này thì còn có chủ đơn khai khác tại đơn bổ sung.

Mục 3: Đại diện chủ đơn

Mục này chủ đơn sẽ đánh dấu (x) vào ô phù hợp và ghi tên, địa chỉ cá nhân. Trong trường hợp chủ đơn là cá nhân lập tờ khai thì không cần điền vào phần này.

Mục 4: Tác giả

Phần này tác giả điền thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số điện thoại và các thông tin khác theo mẫu.

Mục 5: Yêu cầu hưởng quyền được ưu tiên

Đánh dấu (x) vào ô phù hợp và điền thông tin cá nhân. Nếu không có yêu cầu thì bỏ qua phần này.

Mục 6: Phí và lệ phí

Đánh dấu (x) vào ô phù hợp và điền thông tin được yêu cầu

Mục 7: Các tài liệu có trong đơn đăng ký

Đánh dấu (x) vào ô phù hợp và điền thông tin về số trang, số bản theo mẫu.

Mục 8: Cam kết của chủ đơn đăng ký

Ký và ghi rõ họ tên của cá nhân lập tờ khai. Trong trường hợp cá nhân lập tờ khai là người đại diện của tổ chức thì ghi rõ chức vụ và cần có dấu xác nhận.

Mục 9: Trang bổ sung

Ở phần này của tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ gồm 3 phần tương ứng với phần mà bạn đã đánh dấu (x) ở phần chính, cụ thể như sau:

-Chủ đơn khác: Ghi họ tên, địa chỉ của chủ đơn thứ 2 trở đi

-Tác giả khác: ngoài tác giả ở trang thứ nhất ở mục này sẽ ghi thêm họ tên và đầy đủ thông tin theo yêu cầu

-Các tài liệu khác liên quan: Nếu còn có tài liệu bổ trợ thì ghi rõ tên và số trang tài liệu kèm theo tờ khai.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp được thực hiện dưới 02 hình thức là:– tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ qua website www.noip.gov.vn

– tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ bởi các chuyên viên xét nhiệm đơn.

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp có mất tiền không?

Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT là hoàn toàn miễn phí.

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp cụ thể như sau:+ Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký: 1-2 tháng+ Thời gian công bố đơn đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 1 tháng+ Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng: 8 – 10 tháng

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 1-2 tháng

5 trên 5 (1 Phiếu)