Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo

Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo

Đức Thảo

16:36, 25/03/2021

Mới đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.

Theo đó, Chương trình được xây dựng nhằm hướng tới hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ; góp phần chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.

Tùy vào điều kiện triển khai thực tế, nhu cầu và khả năng của trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non phát triển kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, đảm bảo mục đích yêu cầu của việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh được tổ chức 35 tuần/năm, tối thiểu 02 hoạt động làm quen với tiếng Anh/tuần, mỗi hoạt động khoảng từ 25 đến 35 phút.

Chương trình chỉ áp dụng thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và sự tự nguyện của gia đình trẻ. Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh cần được tổ chức thực hiện đảm bảo không phát sinh biên chế về vị trí giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Chi tiết xem thêm tại: Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 31/3/2021.

Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:50/2020/TT-BGDĐTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoNgười ký:Ngô Thị Minh
Ngày ban hành:31/12/2020Ngày hiệu lực:31/03/2021
Ngày công báo:31/03/2021Tình trạng:Còn hiệu lực

Xem trước và tải xuống Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT

Nội dung chính Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.

Ngày 31/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.

Theo đó, việc cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh sẽ được tổ chức 35 tuần/năm, tối thiểu 02 hoạt động làm quen với tiếng Anh/tuần, mỗi hoạt động từ 25-35 phút.

Tùy thuộc vào điều kiện, hoạt động làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sẽ được tổ chức linh hoạt vào các thời điểm khác nhau, phù hợp với khả năng của trẻ. Tuy nhiên, cần chú trọng phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời theo dõi và hỗ trợ trẻ giao tiếp tương tác bằng tiếng Anh kịp thời trong quá trình làm quen.

Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở: Chương trình Giáo dục Mầm non; Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh; Các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; Phương pháp xây dựng chương trình tiếng Anh của thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; Bối cảnh văn hóa xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam; Sự đa dạng của đối tượng trẻ mẫu giáo về phương diện vùng miền, nhu cầu, điều kiện và khả năng làm quen với tiếng Anh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện áp dụng chương trình làm quen tiếng anh theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT?

Chương trình chỉ áp dụng thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và sự tự nguyện của gia đình trẻ.
Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh cần được tổ chức thực hiện đảm bảo không phát sinh biên chế về vị trí giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Mục tiêu của chương trình làm quen tiếng anh theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT?

Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và khả năng của trẻ đối với việc làm quen với tiếng Anh trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện. Chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh; Hướng tới hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh; chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học; tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc các nền văn hóa khác.

Cấu trúc của chương trình?

Chương trình mang tính chất khung, nội dung Chương trình gồm những vấn đề cơ bản nhằm định hướng cho việc tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh. Cấu trúc của Chương trình gồm: Quan điểm xây dựng chương trình; Mục tiêu; Yêu cầu cần đạt; Nội dung; Phương pháp giáo dục; Đánh giá kết quả giáo dục và Hướng dẫn tổ chức thực hiện.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)

Phạm Thị Lanh 05/07/2021 Lượt xem: 900 Lượt tải: 69

Thông tin Nội dung
Số ký hiệu 50/2020/TT-BGDĐT
Ngày ban hành 31/12/2020
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Ngô Thị Minh
Trích yếu Ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo
Tải về
Xem văn bản

Xem Online

Theo đó, việc cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh sẽ được tổ chức 35 tuần/năm, tối thiểu 02 hoạt động làm quen với tiếng Anh/tuần, mỗi hoạt động từ 25-35 phút. Tùy thuộc vào điều kiện, hoạt động làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sẽ được tổ chức linh hoạt vào các thời điểm khác nhau, phù hợp với khả năng của trẻ. Tuy nhiên, cần chú trọng phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời theo dõi và hỗ trợ trẻ giao tiếp tương tác bằng tiếng Anh kịp thời trong quá trình làm quen.

Bên cạnh đó, giúp cho trẻ có thêm những vốn từ phong phú, tiếp nhận thêm những nền văn hóa văn minh của các nước trên thế giới.

Chương trình mang tính chất khung, nội dung bao gồm những vấn đề cơ bản nhằm định hướng rõ ràng cho quá trình phát triển tài liệu, học liệu và tổ chức các hoạt động sao cho trẻ dễ dàng làm quen tiếng Anh. Cấu trúc của chương trình gồm quan điểm xây dựng chương trình, Yêu cầu, mục tiêu, cần đạt. Ngoài ra còn định hướng nội dung, Phương pháp giáo dục, hướng dẫn tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả giáo dục. Mục tiêu chung cùng hướng đến là giúp trẻ có được những trải nghiệm, làm quen, hứng thú và yêu thích với tiếng Anh.

Trẻ sẽ bắt đầu hình thành, phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và hiểu biết của trẻ. Góp phần cho quá trình phát triển toàn diện, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho hành trình học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Phương pháp giáo dục ở trẻ mẫu giáo làm quen với Tiếng Anh chủ yếu nhấn mạnh vào việc hình thành khả năng giao tiếp với nhóm các phương pháp chủ đạo gồm: dùng lời nói, trực quan minh họa, thực hành trải nghiệm, giáo dục bằng tình cảm, nêu gương, khuyến khích, khích lệ phản hồi của trẻ bằng ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể.  

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2021.

T.T.T