Thị trường mục tiêu của quán cafe

Bất kể kinh doanh mặt hàng nào, lĩnh vực nào thì chủ kinh doanh phải chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh F&B, xác định khách hàng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố định hướng con đường kinh doanh, ý tưởng thiết kế và hình thức quảng bá của thương hiệu. 

Tuy nhiên, như đã nói, một doanh nghiệp hay một quán cafe không thể nào phục vụ hết tất cả các đối tượng khách hàng. Việc xác định đối tượng khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động và hiệu quả của việc truyền thông. Do đó, cần xác định chính xác phân khúc khách hàng mà quán cafe của bạn hướng tới.

Một số câu hỏi bạn cần trả lời khi xác định phân khúc khách hàng như sau:

  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Độ tuổi của họ là bao nhiêu?
  • Khu vực họ sinh sống chủ yếu ở đâu?
  • Thói quen, nhu cầu của họ là gì?
  • Sở thích của họ là gì?
  • Thu nhập của họ?

Mỗi một khách hàng đều có thói quen và nhu cầu khác nhau. Tuỳ vào độ tuổi, giới tính và khu vực kinh doanh. Do đó, việc xác định phân khúc khách hàng cần rõ ràng, chi tiết nhất.

Dưới đây là 5 phân khúc khách hàng phổ biến của các quán Cafe:

1. Người yêu thích cafe

Nhiều người có thói quen uống cà phê mỗi ngày và họ thường tự nhận mình là dân ghiền cà phê. Dân ghiền cà phê thì thường là những người rất sành về hương vị của những loại cà phê. Vì có đam mê bất tận với thức uống này mà dường như họ cũng dành thời gian để thưởng thức và dễ dàng phân biệt được mùi vị của nhiều loại cà phê khác nhau.

Nhưng với những người ghiền cà phê thì thường là họ bị chinh phục bởi hương vị của cà phê đen nguyên chất. Nói cách khác họ là những tín đồ ghiền cà phê đen. Cà phê đen nếu được pha đúng cách sẽ đem lại hương vị đặc trưng và được đánh giá là khá mạnh nếu những ai không quen uống sẽ dễ dàng bị “say”. Chính vì thế, không phải ai cũng có thể thưởng thức được hương vị đậm đặc mà dân ghiền cà phê mê mẩn.

Có thể bạn quan tâm: dịch vụ setup quán cafe từ A- Z tiết kiệm 30% chi phí

Đối với nhóm khách hàng có một niềm đam mê mãnh liệt với cafe này, những gì bạn cần làm là cho họ thấy quán của bạn kinh doanh những loại cafe gì, cách thức chế biến những loại cafe này ra sao. Câu chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn khi hương vị cafe quán của bạn làm vừa lòng những tín đồ này. 

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể nhờ họ đóng góp để cải thiện sản phẩm cafe của mình tốt hơn, nếu họ có thời gian, hoặc bạn cũng có thể để họ nhìn thấy toàn bộ quy trình pha chế từ những hạt cafe, khi xay, hòa quyện chúng một cách bài bản nhất, ghi điểm hoàn hảo nhất.

Thị trường mục tiêu của quán cafe

2. Học sinh, sinh viên

Nhóm khách hàng sinh viên, học sinh thường những người có độ tuổi không có thu nhập cao, thuộc bộ phận giới trẻ, thích khám phá những điều mới mẻ, độc đáo. 

Chính vì thế, thiết kế quán Cafe phách cách, độc đáo và bắt nhịp xu hướng hiện đại sẽ thu hút được họ. Hương vị đồ uống với nhóm khách hàng này không quá khắc khe. Chỉ cần món ăn ổn, giá thành hấp dẫn cũng đủ làm họ thoả mãn. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu chung về khẩu vị của giới trẻ. Có thể đề cập với bạn như sau:

  • Món đồ uống ngọt và bánh ngọt
  • Hương vị: Ngọt, đậm dà và ngậy (trà sữa, sinh tố, đá xay,…)

3. Nhân viên văn phòng

Dân văn phòng thường là những người có thu nhập ổn định, có nhu cầu uống cafe vào buổi sáng, buổi trưa hay là nơi thích hợp để gặp gỡ khách hàng, đối tác…

Vì thế quán nên chú trọng đến không gian, cách bài trí, từ màu sắc, đồ dùng trang trí đến âm nhạc trong quán đều cần có sự thống nhất, tinh tế và hiện đại, phù hợp với tầng lớp trí thức có thu nhập tương đối cao này.

Nếu bạn xác định khách hàng mục tiêu là dân văn phòng thì vị trí của quán cafe nên được đặt gần các toà nhà tổng hợp, khu văn phòng công ty. Đối với phân khúc khách hàng này chất lượng đồ uống và không gian quán là điều họ quan tâm. Thường thì quán café cũng là nơi làm việc của người làm văn phòng hay online. Việc trang bị ánh sáng, không gian yên tĩnh – thoáng mát, ổ cắm điện và ánh sáng đầy đủ giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng. Thu nhập của khách hàng văn phòng khá tốt, họ không quá e ngại về giá khi được trải nghiệm tốt.

Thị trường mục tiêu của quán cafe

4. Freelancer (những người làm việc tự do)

Họ là những người làm việc tự do, nên họ thường ra quán Cafe để tìm không gian thoải mái để làm việc. Đây là nhóm khách cần sự tập trung nhất định để có thể hoàn thành công việc của mình. Vậy đối với những thực khách này quán của bạn cần đáp ứng được không gian đủ thoáng, rộng, môi trường âm thanh không quá ồn để họ có thể làm việc một cách tập trung nhất. 

Những quán cà phê thiết kế theo mô hình này có những đặc điểm sau đây:

  • Thiết kế không gian thoải mái, phù hợp để làm việc.
  • Bàn ghế, không gian tạo cảm giác thư thái giúp giảm stress cho người làm việc freelancer.
  • Ánh sáng đầy đủ, đảm bảo sáng sủa để khách hàng có thể vừa ngồi thư giãn lại vừa làm việc hiệu quả.
  • Trang trí không gian với các loại cây xanh và thường là có không gian yên tĩnh vì chủ yếu khách hàng tới đây để làm việc nên cần đảm bảo yếu tố này.

Menu cho quán cà phê freelancer thường không chỉ có mỗi đồ uống mà có thêm cả đồ ăn nhẹ như bánh. Bởi những người làm việc có thể sẽ làm qua giờ cơm bữa trưa bữa chiều và cũng hay đói trong thời gian làm việc. Vì thế để phục vụ tốt nhất cho khách hàng, bạn có thể chuẩn bị thêm cả những món đồ ăn nhanh như bánh mỳ, hot dog, xúc xích… Đồ uống thì vẫn sẽ là cà phê, sinh tố, nước ép hoa quả, trà sữa.

5. Người lao động phổ thông

Những khách hàng này thường có thu nhập thấp thì quán café có chỗ ngồi thoải mái, giá cả bình dân là điều mà họ cần. Đôi khi họ chỉ ghé qua để dừng chân, nghỉ ngơi, chờ người quen. Họ không cần thiết kế quán café quá đẹp nhưng phải hợp lí. Giá cả cho thức uống có giá thành thấp nhưng vẫn không làm mất chất lượng của đồ uống. Họ không yêu cầu quá cao về hương vị đồ uống và không gian quán đẹp. Chính vì thế bạn nên chú ý nhé!

Nhìn vào những nhóm khách hàng nổi bật ở trên bạn có thể thấy mỗi phân khúc có yêu cầu mong muốn khác nhau. Chất lượng đồ uống, không gian và chi phí chi trả dịch vụ cũng trở nên khác biệt. Bạn cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình để đưa ra sự thống nhất về sản phẩm và dịch vụ cung cấp.

Thị trường mục tiêu của quán cafe