Thay đổi kiểm tra, đánh giá học sinh

"Cởi bỏ" áp lực thành tích cho học sinh

Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT chính thức có hiệu lực từ ngày 5.9.2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp trung học.

Tiếp nhận Thông tư 22, thầy Nguyễn Công Đoàn - Hiệu trưởng Trường THCS Thân Nhân Trung (Bắc Giang) cho rằng, thông tư có nhiều điểm mới tiến bộ, hướng đến đánh giá sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của học sinh.

Theo đó, việc không xếp loại hạnh kiểm, mà đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt, giúp các em tránh bị tổn thương tâm lý về những cụm từ "hạnh kiểm yếu", giúp các em nỗ lực phấn đấu nếu "chưa đạt".

Bên cạnh đó, thầy Đoàn cũng cho rằng, việc đánh giá kết quả học tập theo thông tư mới giúp học sinh được ghi nhận công bằng ở tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ quan niệm cố hữu về môn học chính - phụ.

Theo xếp loại học lực Giỏi trước đây, học sinh cần đạt trung bình các môn trên 8,0 trong đó có 1 trong 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên và không có môn nào dưới 6,5 điểm. Theo Thông tư 22, để kết quả học tập đạt loại tốt, học sinh có ít nhất 6 môn đạt từ 8,0 trở lên; để xếp loại khá có ít nhất 6 môn đạt từ 6,5 trở lên.

Thầy Đoàn cho rằng, cách đánh giá này rất tiến bộ, tránh học tủ, học lệch, chú trọng phát triển năng lực toàn diện của học sinh. Việc này sẽ tạo tiền đề để học sinh tham gia và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi chuyển cấp, bởi hầu hết địa phương hiện nay đều thêm bài tổ hợp trong kỳ thi tuyển vào lớp 10, chứ không dừng ở việc chỉ thi 3 môn Toán - Văn - Anh như trước kia.

Đặc biệt, quy định mới sẽ chọn lọc số lượng học sinh giỏi, xuất sắc với những điều kiện chặt chẽ, tiến tới đánh giá thực chất năng lực học sinh. 

Cô Nguyễn Lan Phương (giáo viên tại Thanh Hóa) cho rằng, việc không tính điểm trung bình của tất cả các môn học như trước đây là một góc nhìn cởi mở và không gây áp lực thành tích cho học sinh.

"Không còn điểm tổng kết đồng nghĩa với việc không xếp hạng học sinh. Quy định này giúp giảm áp lực thành tích cho người học, khiến các em không bị xấu hổ vì việc xếp thứ hạng trong lớp. Đặc biệt, cách đánh giá mới giúp giáo viên dễ dàng nhìn nhận năng lực, xu hướng học tập của từng học sinh ở mọi lĩnh vực" - cô Phương chia sẻ.

Học sinh hào hứng với phần tự nhận xét

Tiếp nhận thông tin về cách đánh giá học sinh trong Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, em Nguyễn Khánh Linh - học sinh lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) tỏ ra hào hứng với cách tính điểm mới, đan xen giữa con số cụ thể và lời nhận xét.

Theo đó, Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên học sinh được tự nhận xét về mình để giáo viên có căn cứ đánh giá điểm rèn luyện và sự nỗ lực của học sinh.

"Em nghĩ đây là một phương án rất hay. Bởi làm như vậy, áp lực một chiều từ phía các con số vô cảm sẽ vơi đi, cha mẹ cũng biết nguyên do vì sao con em đạt điểm chưa cao và bình tĩnh cùng con cố gắng khắc phục.

Hơn nữa việc bổ sung nhận xét của giáo viên, học sinh và gia đình cho các môn học chính là cơ hội để thầy cô giáo chia sẻ, là cây cầu kết nối giữa nhà trường và gia đình để hiểu rõ hơn tình hình của học sinh" - Khánh Linh chia sẻ.

Đặc biệt, Khánh Linh cho biết, bản thân rất thích phần học sinh tự nhận xét. Điều này giúp học sinh nhìn nhận được mình đang đứng ở đâu? Điểm mạnh, điểm yếu là gì? Đồng thời thông qua những lời nhận xét, chia sẻ này mối quan hệ giữa thầy cô, cha mẹ và học sinh sẽ xích lại gần hơn.

"Sự kết hợp giữa điểm số và lời nhận xét giàu tính nhân văn, giúp giảm tải một phần áp lực từ điểm số. Đồng thời, tạo điều kiện để thầy cô và học sinh đối thoại với nhau, từ đó học sinh có cơ hội rèn luyện cả trí tuệ và tâm hồn" - Khánh Linh bày tỏ.

Từ ngày 11 - 15.8, học sinh trên cả nước tựu trường chuẩn bị vào năm học mới. Những chủ trương mới áp dụng từ năm học này như bỏ cho điểm, xếp loại ở bậc tiểu học; chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia cùng với những hướng dẫn đánh giá mới trong quá trình học... là những vấn đề khiến học sinh và phụ huynh quan tâm.

Giúp học sinh hứng thú học hơn

Theo dự thảo quy định đánh giá, xếp loại học sinh (HS) tiểu học của Bộ GD-ĐT, năm học này sẽ hạn chế tối đa việc cho điểm đối với bậc tiểu học, bỏ việc xếp loại HS mà thay vào đó là nhận xét đạt hoặc chưa đạt.

Mục tiêu quan trọng nhất của việc đánh giá HS tiểu học, theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT là nhằm đánh giá để giúp HS học tốt hơn chứ không phải chỉ để ghi nhận kết quả học tập vào cuối mỗi năm học. "Trước đây chúng ta cứ chờ đến cuối học kỳ, cuối năm học mới đánh giá HS. Nếu không đạt thì cũng quá muộn để hỗ trợ HS. Nay muốn HS học tốt hơn thì phải quan tâm cả quá trình học tập, đánh giá thường xuyên", ông Định phân tích.

Giáo viên bậc tiểu học sẽ thay điểm số bằng nhận xét khi đánh giá học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Mặc dù Bộ chưa chính thức ký Thông tư ban hành quy định đánh giá HS tiểu học nhưng ông Định cho hay sau khi công bố dự thảo, những ý kiến phản hồi mà Bộ nhận được là rất tích cực. Do vậy, quy định này sẽ chính thức áp dụng trong năm học mới 2014 - 2015 và sẽ có hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho giáo viên triển khai áp dụng.

Do bậc tiểu học có những chủ trương đổi mới như vậy nên đối với bậc trung học, theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ được tiến hành đồng bộ để không có sự “vênh” giữa các cấp học. Ông Chuẩn cho biết năm học này Bộ đã yêu cầu việc đánh giá HS THCS và THPT phải rất chú trọng quá trình: trên lớp, bằng hồ sơ, bằng nhận xét, tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình, kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của HS, coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của HS.

Chuẩn bị cho cách thi cử mới

Dù 3 phương án cho một kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ áp dụng ngay trong năm học 2014 - 2015 chưa “chốt” phương án nào nhưng Bộ đã có những hướng dẫn khá cụ thể để việc dạy và học đáp ứng được yêu cầu theo cách thi mới. Ông Vũ Đình Chuẩn cho biết năm học này Bộ đã yêu cầu các trường THPT chủ động kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. Các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự của đất nước để HS được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

Với môn ngoại ngữ, do cả 3 phương án một kỳ thi THPT quốc gia đều yêu cầu là môn thi bắt buộc nên theo lãnh đạo Bộ, sẽ dần từng bước thay đổi cách thức thi đối với môn này, chắc chắn sẽ không chỉ thi trắc nghiệm như thời gian vừa qua. Ông Vũ Đình Chuẩn cho hay: “Bộ yêu cầu với bậc trung học phải triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng dần chất lượng việc thi cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để tiến tới mục tiêu đưa vào yêu cầu kiểm tra cả 4 kỹ năng trong những kỳ thi quy mô lớn”.

 
     

600) {this.resized=true; this.width=600;} style=clear: both; text-align: center;>  

600) {this.resized=true; this.width=600;} style=clear: both; text-align: center;> Giáo viên chủ động hơn

600) {this.resized=true; this.width=600;} style=clear: both; text-align: justify;> Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, năm nay Bộ yêu cầu phải thực sự phát huy được tính chủ động của giáo viên trong quá trình dạy học chứ không gò ép giáo viên phải dạy đủ số bài, mỗi bài bao nhiêu tiết... Chẳng hạn giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực... Giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa.

600) {this.resized=true; this.width=600;} style=clear:both;>  

Tuệ Nguyễn

(Theo TNO)

Laocaitv.vn - Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, linh hoạt trong việc dạy và học, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh việc sử dụng hình thức trực tuyến trong tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên. Qua đó đảm bảo tiến độ học tập cũng như chất lượng dạy học trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên em Nguyễn Việt Anh, học sinh lớp 8G, Trường THCS Bắc Cường trong những ngày này đang thực hiện học và làm các bài tập trực tuyến trên mạng. Với kho học liệu phong phú cùng các video bài giảng do thầy cô đăng tải, bài học đã trở nên dễ hiểu và hấp dẫn hơn. Các bài tập cũng được giáo viên giao ngay sau buổi học và yêu cầu hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định để chấm điểm và đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh.

Em Nguyễn Việt Anh chia sẻ: "Làm bài kiểm tra trên mạng giúp chúng em bổ sung được nhiều kiến thức hơn, bởi thầy cô giáo đưa ra nhiều dạng đề. Trước đây cũng có dịch, chúng em đã được học trực tuyến nhiều nên không còn bỡ ngỡ".

Nguyễn Việt Anh và nhiều bạn trong lớp phải học online do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trường THCS Bắc Cường hiện đang có học sinh liên quan đến ca bệnh Covid-19, vì vậy cùng với việc đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên, nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức dạy học online cho các em học sinh phải cách ly ở nhà. Trong đó có tính đến việc kiểm tra, đánh giá học sinh bằng hình thức trực tuyến.

Bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai cho biết thêm: "Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đánh giá học sinh với điểm số thường xuyên. Nhưng trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng tôi có thể nghiên cứu tiếp tục triển khai kiểm tra cuối kỳ để đảm bảo tiến độ học tập và kết quả của các em".

Tại khoa Kinh tế - Du lịch, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, trong các bài thi tiểu luận học kỳ, sinh viên đã làm bài thi bằng cách thực hiện các video clip ngắn giới thiệu về quê hương của mình, sau đó đăng tải lên trang mạng xã hội của trường. Các bài thi sẽ được giảng viên chấm điểm trực tiếp trên mạng, trong đó có tính đến yếu tố số lượng tương tác trên mạng xã hội.

Sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai đăng bài tiểu luận lên mạng xã hội để giảng viên chấm điểm.

Giảng viên Nguyễn Thành Luân, Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế, khoa Kinh tế - Du lịch, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực thay đổi phương pháp giảng dạy, như tổ chức các cuộc thi trên TikTok hay hội thi hướng dẫn viên du lịch, để các em có thêm cơ hội không cần đến trường nhưng có thể sử dụng môi trường sẵn có để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình".

Việc thay đổi linh hoạt các phương thức kiểm tra, đánh giá như vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích cho học sinh, sinh viên. Các em sẽ có thời gian để chủ động nghiên cứu tài liệu, qua đó giúp rèn luyện ý thức tự học, tính tích cực, sáng tạo và khả năng làm việc độc lập, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh.

Thế Long - Thành Thuận

Video liên quan

Chủ đề