Dự đón điểm chuẩn đại học y năm 2022

Sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội xuất quân, lên đường chi viện cho tỉnh Bắc Ninh.

Trường Đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất 28,85

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, sau khi hoàn thành quá trình lọc ảo, các trường đại học phải công bố điểm chuẩn trước 17 giờ ngày 16/9. Đến thời điểm này, cơ bản các trường thuộc khối ngành Y Dược đã công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học theo phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. 

Năm nay, điểm chuẩn của Trường ĐH Y Hà Nội dao động từ 23,2 đến 28,85 điểm, tùy từng ngành. Năm 2020, Trường ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn từ 22,4 đến 28,9.

Một số ngành có điểm chuẩn thấp hơn so với năm 2020 như: Y khoa, lấy 28,85 điểm - mức này thấp hơn năm ngoái 0,05. Ngành Răng - Hàm - Mặt, năm 2020 có điểm chuẩn là 28,65, năm nay điểm chuẩn giảm còn 28,45 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất vẫn là Điều dưỡng ở phân hiệu Thanh Hóa - 23,2. Năm ngoái, ngành này chỉ lấy 22,4 điểm.

Trường ĐH Y Hà Nội tuyển 1.150 sinh viên, sử dụng hai phương thức chính để xét tuyển, gồm dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT áp dụng với tất cả ngành và xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đối với ngành Y khoa đào tạo tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên ĐH Y Hà Nội xét tuyển kết hợp. Tính tất cả phương thức xét tuyển đã có 1.266 thí sinh trúng tuyển, nhiều hơn 100 thí sinh so với chỉ tiêu.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, Trường ĐH Y Hà Nội nhận bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 qua đường bưu điện trước 17h00 ngày 26/9/2021.

Trường Đại học Dược Hà Nội lấy điểm chuẩn từ 26,05

Năm 2021, hai ngành Dược học và Hóa dược của Trường ĐH Dược Hà Nội đều có điểm chuẩn trên mức 26. Trong đó, ngành Dược học có điểm chuẩn cao nhất là 26,25 điểm; ngành Hoá dược có điểm chuẩn là 26,05, thấp hơn 0,2 điểm.

Năm nay, Trường ĐH Dược Hà Nội tuyển 760 chỉ tiêu cho hai ngành Dược học và Hóa dược. Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 450 và 50. Số còn lại, trường xét tuyển bằng phương thức khác (xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển).

Trường Đại học Y tế công cộng

Mức điểm chuẩn năm nay của Trường ĐH Y tế công cộng dao động từ 15 - 22,75 điểm, tăng mạnh so với năm 2020 ở 2 chuyên ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng và ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học. Cụ thể, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng có điểm chuẩn là 22,75, tăng 3,75 điểm so với năm 2020; ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có điểm chuẩn 22,5, tăng 3,5 so với năm 2020.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM cao nhất là 28,2

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố điểm chuẩn trúng tuyển dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Theo đó, điểm trúng tuyển cao nhất là 28.2 điểm, thuộc về ngành học Y khoa với chỉ tiêu 292 thí sinh (năm 2020 là 28.45 điểm). Ngành có điểm chuẩn cao tiếp theo với 27.65 điểm là hai ngành Y khoa (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) và Răng - Hàm - Mặt. Các ngành học đều có điểm chuẩn không quá chênh lệch so với năm ngoái. Ngoài ra, Y tế công cộng là ngành có điểm chuẩn thấp nhất với 22 điểm.

Sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Y dược TP. HCM được huy động để hỗ trợ HCDC lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ.

Sau khi nhận được kết quả, thí sinh cần xác nhận nhập học bằng cách nộp cho nhà trường bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 qua thư chuyển phát nhanh trước 17 giờ ngày 26/9/2021 (tính theo dấu bưu điện).

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Điểm chuẩn cao nhất ở ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt cho thí sinh có hộ khẩu ngoài TP HCM cùng 27,35. So với năm ngoái, mức này giảm khoảng 0,2. Ở các ngành còn lại, điểm chuẩn tăng nhẹ; riêng ngành Y tế công cộng tăng 2,35-3.

Năm nay, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển 1.280 sinh viên, được phân bố 50% cho thí sinh TP HCM, còn lại là tỉnh thành khác. Ngành Y khoa chỉ tiêu lớn nhất với 700, Răng hàm mặt 80, Dược học 86, Điều dưỡng 164.

Năm 2021, điểm chuẩn Trường ĐH Y Dược Thái Bình dao động từ 22,1 - 26,9 điểm. Ngành Y khoa có điểm trúng tuyển cao nhất vào trường. Xếp sau đó là ngành Dược học với 24,9 điểm.

Ngành Y học cổ truyền có điểm chuẩn là 24,35; Điều dưỡng có điểm chuẩn là 24,2, trong khi Y học dự phòng là 22,1 điểm.

Năm 2021, Trường ĐH Y Dược Thái Bình tuyển 990 sinh viên hệ đại học chính quy. Phương thức xét tuyển của trường là xét tuyển thẳng và xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Răng - Hàm - Mặt, với 26,25 điểm. Tiếp đến là ngành Y khoa 26,20 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là ngành Hộ sinh 19,15 điểm.

Mức điểm chuẩn ngành Y khoa của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên có xu hướng giảm - từ 26,40 điểm năm 2020 giảm xuống còn 26,25 điểm vào năm 2021.

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Năm 2021, điểm chuẩn của dao động từ 22,35 - 26,9 điểm. Ngành Y Khoa (B) có điểm chuẩn cao nhất vào trường với 26,9 điểm, xếp sau đó là khoa Răng - Hàm - Mặt với 26,7 điểm. Khoa Y học dự phòng có điểm chuẩn thấp nhất với 22,35 điểm.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất trường với 26,1. Tiếp theo là ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học với 23,9 điểm. Ngành Điều dưỡng có điểm chuẩn thấp nhất trường nhưng đã tăng 2 điểm so với năm 2020. Năm 2021, Trường ĐH kỹ thuật Y tế Hải Dương tuyển sinh 690 chỉ tiêu.

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Theo đánh giá, phổ điểm năm nay có biến động theo hướng tăng so với năm ngoái nhưng không đáng kể. Cụ thể, ngành Y khoa của Đại học Y dược Cần Thơ lấy điểm chuẩn cao nhất là 27, trong khi đó, điểm sàn thấp nhất là 19, của ngành Y tế công cộng.

Năm nay, cùng một ngành học, điểm trúng tuyển đại trà của ĐH Y dược Cần Thơ cao hơn so với ngưỡng điểm trúng tuyển xét theo nhu cầu xã hội một điểm. Về chỉ tiêu, Đại học Y dược Cần Thơ tuyển 1.600 sinh viên trên cả nước, chủ yếu là xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường ĐH Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội

Ngành Y khoa có điểm chuẩn cao nhất là 28,15 điểm. Xếp sau đó là ngành Răng - Hàm - Mặt (chương trình đào tạo Chất lượng cao) với 27,5 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 25,35 - 26,05 điểm.

Năm nay, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó hơn 795.000 đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng bằng kết quả thi. Dù kỳ thi được chia làm hai đợt do ảnh hưởng của COVID-19, Bộ GD&ĐT tổ chức xét tuyển chung một đợt cho tất cả thí sinh để đảm bảo công bằng.

Sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh sẽ có 10 ngày làm thủ tục nhập học. Hình thức nhập học tùy thuộc từng trường, trong đó nhiều trường đã công bố nhập học trực tuyến để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho thí sinh trong thời gian COVID-19 diễn biến phức tạp.

Thí sinh nào không trúng tuyển đợt 1 vẫn được tham gia các đợt xét tuyển bổ sung, dự kiến từ ngày 3/10.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội vừa dự kiến phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2022. Theo đó, trường vẫn giữ 3 phương thức tuyển sinh như năm 2021. Trong đó, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 10 - 20% chỉ tiêu; phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức chiếm tỷ lệ lớn nhất 60-70%; phương thức xét tuyển tài năng là 20-30%.

Năm 2021, Đại học Bách khoa Hà Nội phải dừng tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy do dịch COVID-19. Vì vậy, toàn bộ chỉ tiêu chuyển sang phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (chiếm tổng số 80% chỉ tiêu).

Tuyển sinh ĐH năm 2022 sẽ có một số điều chỉnh. (Ảnh: Tienphong)

Về kỳ thi đánh giá tư duy, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội (cụ thể là tại trường) và một số cơ sở giáo dục Đại học khác.

Bài thi đánh giá tư duy có thời lượng tối đa 270 phút, nội dung gồm các phần: Toán: bắt buộc (trắc nghiệm, tự luận), thời lượng 90 phút); đọc hiểu: bắt buộc (trắc nghiệm), thời lượng 30 phút; tự chọn 1 (trắc nghiệm): Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), thời lượng 90 phút, tự chọn 2 (trắc nghiệm): Tiếng Anh, thời lượng 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau. Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ công bố tổ hợp xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy trong đề án tuyển sinh năm 2022.

Năm tới, Đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến có nhiều phương thức xét tuyển, trong đó có phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Năm vừa qua, kỳ thi này của trường cũng bị hủy vì dịch COVID-19. Năm 2022, trường sẽ tăng tỷ lệ chỉ tiêu cho phương thức có sử dụng kết quả kỳ thi này vào trường (năm 2021 dự kiến 20% chỉ tiêu một số ngành).

Tham gia kỳ thi này, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký các môn riêng biệt do trường tổ chức gồm: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, tiếng Anh. Thí sinh làm bài thi trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm và tự luận tùy theo môn. Mỗi môn thi đều gắn với môn học trong chương trình học nên thuận lợi cho thí sinh trong việc chuẩn bị.

Nội dung câu hỏi sẽ bám sát kiến thức trong chương trình THPT, trong đó 70-80% thuộc chương trình lớp 12, còn lại thuộc lớp 11 và rất ít phần thuộc lớp 10. Đề thi sẽ có những câu hỏi yêu cầu năng lực suy luận, phân tích, vận dụng với mức độ cao hơn để phân loại thí sinh.

Năm 2022, dự báo có nhiều trường Đại học tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển sinh phù hợp với yêu cầu đào tạo. TS Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Đại học Việt Đức, cho biết dự kiến tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh vào tháng 5/2022. Theo đó, cách thức và nội dung kiểm tra cơ bản được giữ ổn định như các năm trước. Kết quả kỳ thi này dự kiến được trường dành khoảng 70% chỉ tiêu để xét tuyển vào năm 2022.

Mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực

Đến thời điểm này, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM được đánh giá là kỳ thi xét tuyển đại học có số lượng thí sinh tham gia đông nhất cả nước và số lượng trường sử dụng kết quả để tuyển sinh cũng lớn nhất. TS Phạm Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho hay, kỳ thi này cơ bản giữ ổn định như năm 2021 như nội dung đề thi, tổ chức thành 2 đợt/năm.

Hiện đã chốt thời gian tổ chức đợt 1 vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 3. Nhưng thời gian tổ chức đợt 2 kỳ thi này đang được lấy ý kiến rộng rãi để điều chỉnh phù hợp hơn, có thể vào cuối tháng 5, sớm hơn 2 tháng so với các năm trước. Một điểm mới của kỳ thi này là mở rộng phạm vi tổ chức kỳ thi để tạo cơ hội cho nhiều thí sinh hơn trong bối cảnh dịch bệnh có thể sẽ hạn chế việc di chuyển của các em.

Ngoài 7 địa phương của năm trước đó (TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Đắk Lắk), kỳ thi này năm 2022 có thể diễn ra ở một số địa phương khác.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, Đại học này có kế hoạch tổ chức 7 - 8 đợt thi đánh giá năng lực với học sinh phổ thông, dự kiến từ tháng 2 đến tháng 8/2022 để sử dụng kết quả này tuyển sinh đại học.

Hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội có khả năng tổ chức kỳ thi cho khoảng 100.000 thí sinh với 7-8 đợt/năm. Mỗi đợt thi phục vụ 10.000, tối đa khoảng 20.000 thí sinh. Trường hợp được “đặt hàng” tổ chức cho quy mô lớn cần có sự đầu tư, hỗ trợ, phối hợp của các bên liên quan. Hoặc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ phải phối hợp các trường theo hướng đại học cung cấp công nghệ, quy trình, bảo hộ đề thi và giám sát.

Nguồn: Tiền Phong

Video liên quan

Chủ đề