Thai 39 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao

Thai 41 tuần chưa chuyển dạ: Cẩn thận rủi ro!

Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài 40 tuần. Sau đó, nhau thai sẽ bắt đầu già đi, dẫn đến không ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. So với trẻ sinh đủ ngày tháng, trẻ sinh quá ngày có nguy cơ mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng cao hơn.

Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, hoặc tử vong trong quá trình chuyển dạ do lượng nước ối giảm, dẫn đến dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện. Để tránh ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu quá ngày dự sinh 1 tuần nên ở lại bệnh viện theo dõi.

Thai 39 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao
41 tuần chưa có dấu hiệu sinh là vấn đề nghiêm trọng

Tóm lại, nếu thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Có thể chỉ là do bé cưng chưa thực sự sẵn sàng cho thế giới bên ngoài.

Giục sinh để giảm nguy cơ phải sinh mổ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, có tới 31,9% số ca sinh là sinh mổ. Ở các bệnh viện phụ sản lớn tại Việt Nam, số ca sinh mổ lên tới 40–50%. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tỷ lệ sinh mổ chỉ nên chiếm 10–15%.

Mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao? Kết quả một nghiên cứu cho thấy bạn có thể lựa chọn phương pháp giục sinh tự nhiên ở tuần 39 nếu cảm thấy lo lắng về những biến chứng chuyển dạ và muốn tăng cơ hội sinh thường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi phụ nữ mang thai ở tuần 39 đều nên giục sinh chủ động vì nguy cơ sinh mổ khi chờ dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên vẫn thấp.

Giục sinh ở tuần 39 và chuyển dạ tự nhiên

Thai 39 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao

Một nghiên cứu đã tiến hành so sánh sự khác biệt giữa hai trường hợp giục sinh và chuyển dạ tự nhiên khi áp dụng cách chuyển dạ nhanh tuần 39. Các nhà khoa học thử nghiệm ngẫu nhiên đã tiến hành với sự tham gia của 6.106 phụ nữ mang thai tại 41 bệnh viện tại Mỹ trong mạng lưới các đơn vị chăm sóc mẹ và bé của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Eunice Kennedy Shriver.

6.106 phụ nữ này đều là những người đang mang thai đứa con đầu lòng và thuộc nhóm có nguy cơ thai kỳ thấp. Những phụ nữ này được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm sẽ được giục sinh ở tuần 39 gồm 3.062 phụ nữ.
  • Nhóm chờ chuyển dạ tự nhiên gồm 3.044 phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

• Tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh ở cả hai nhóm không có sự khác biệt.

• Chỉ 18,6% phụ nữ thuộc nhóm được giục sinh phải sinh mổ, trong khi đó, tỷ lệ này là 22,2% ở nhóm chờ tới khi chuyển dạ tự nhiên. Vậy, 28 phụ nữ thuộc nhóm được giục sinh ở tuần 39 đã tránh được nguy cơ phải sinh mổ.

• Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ xảy ra ở 9,1% phụ nữ lựa chọn giục sinh ở tuần 39, trong khi tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ chọn chờ chuyển dạ tự nhiên là 14,1%.

• Nhóm phụ nữ lựa chọn giục sinh ở tuần 39 ít đau đớn và ít bị ảnh hưởng kiểm soát nhận thức trong khi sinh hơn.

• Phụ nữ lựa chọn giục sinh chủ động chuyển dạ trong thời gian lâu hơn và phải ở trong phòng sinh lâu hơn, nhưng thời gian hồi phục sau sinh lại ngắn hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở phụ nữ sinh con đầu lòng và có nguy cơ thai kỳ thấp, những người tham gia nghiên cứu cũng biết mình thuộc nhóm nào. Vì vậy cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định lựa chọn sinh con theo cách nào sẽ là tốt nhất đối với từng trường hợp cụ thể và chi phí sinh con cho mỗi phương pháp cũng cần được xem xét.

[embed-health-tool-”due-date”]

1. Dấu hiệu chuyển dạ tuần 39 của thai kỳ có gì đặc biệt?

Mang thai tuần thứ 39 là một trong những giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Lúc này, thai nhi trong bụng mẹ đã phát triển toàn diện. Tất cả các cơ quan của con yêu đã được định hình một cách hoàn chỉnh. Do đó, con có thể tồn tại độc lập với môi trường sống ở bên ngoài bụng mẹ.

Thai 39 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao

Vào tuần thứ 39 mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ

Do đó, khi mang thai tuần thứ 39, mẹ không nên lơ là, chủ quan mà nên quan tâm nhiều hơn tới dấu hiệu chuyển dạ. Bởi lẽ con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào trong thời điểm này đấy.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp con yêu muốn nán lại trong bụng mẹ thêm một thời gian nữa. Vì vậy, nhiều mẹ có thể mang thai tới tuần thứ 40. Thế nhưng, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà hãy cố gắng giữ tâm trạng lạc quan để sẵn sàng chào đón con yêu của mình nhé!

Thai nhi ở tuần thứ 39 như thế nào?

Thai ở 39 tuần tuổi sẽ có kích thước to như 1 quả dưa hấu nặng hơn 3,3kg và dài trung bình khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân. Bên dưới làn da bé, lượng chất béo vẫn không ngừng được tích tụ để tạo mỡ giúp thai nhi 39 tuần tuổi tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình sau khi sinh. Sau khi phần lông tơ và sáp bảo vệ biến mất, làn da bé đã căng mịn và hồng hào cho đến lúc con chào đời.

Các cơ quan chính, hệ thần kinh, não bộ, lá phổi và khung xương của bé đã phát triển ở mức tương đối về các mô trong thời gianmang thainày. Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi đã hoàn toàn hoàn chỉnh và các hoạt động như hít thở, bú, tiêu hóa, bài tiết, khóc,…sẽ diễn ra rất tự nhiên từ thời gian này cho đến lúc bé bước ra khỏi bụng mẹ.

Thai 39 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Cẩm nang mang thai tuần thứ 39

Bước đến thời điểm thai tuần thứ 39 là lúc mẹ nên lưu ý tới những thay đổi thường gặp ở mẹ và bé, dấu hiệu báo hiệu sắp sinh, rất nhiều khả năng mẹ bầu sẽ chuyển dạ mà không cần chờ đến ngày dự sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về những điều này.