Tên gọi khác nhà ưng tây nguyên

Ở Tây Nguyên tên mỗi buôn làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. (Trong ảnh: Một góc làng Kon Rơ Ngang, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà)

Ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, mỗi vùng đất, mỗi tên làng của đồng bào DTTS đều có một ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với lịch sử hình thành, địa thế, đặc điểm cư trú, cũng có thể gắn với truyền thuyết, huyền thoại về vùng đất ấy. Đôi khi nó còn được gọi theo tên một vị anh hùng hoặc người có uy tín nhất trong làng.

Với đồng bào DTTS, tên làng có một ý nghĩa thiêng liêng và họ luôn tự hào với tên làng của mình. Vì vậy, khi cộng đồng làng phát triển hoặc có một biến cố nào đó buộc phải dời làng đi nơi khác, đồng bào luôn cố gắng để giữ tên làng của mình.

Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có sự đồng nhất trong cách tổ chức thực hiện từ phía cơ sở đã dẫn đến sự hiểu nhầm trong cách đặt tên các làng đồng bào DTTS.

Trò chuyện với phóng viên, già làng, Người có uy tín A Xim thôn 7A, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà cho biết: Việc sắp xếp địa giới hành chính, tinh gọn bộ máy là chủ trương của Trung ương và của tỉnh, dân làng không có ý kiến gì. Tuy nhiên, trong quá trình sáp nhập thôn, làng, tên của hầu hết các thôn trong xã đều đã bị thay đổi. Điều này làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Già A Xim lấy ví dụ: Như thôn 7A, trước đây là làng Kon Rơ Ngang, thôn 3 là làng Kon Hra… dân làng quen gọi như vậy từ xa xưa, bởi Kon Rơ Ngang là tên một con suối chảy bao quanh làng, Kon Hra là làng có nhiều cây sung… Hơn cả một con suối, cây sung, Kon Rơ Ngang, Kon Hra và nhiều tên làng khác còn là một địa danh đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều người cao tuổi khác trong làng. “Con suối là nguồn sống, là ký ức bao đời của dân làng chúng tôi, đổi tên làng bằng những con số như 7A, 7B là không phù hợp, không đúng với bản sắc văn hóa truyền thống và mong muốn của bà con”, già A Xim trầm ngâm nói.

Theo những Người có uy tín trên địa bàn xã Đăk Ui, cũng như ở thôn 7A, 10/11 thôn, làng trên địa bàn xã Đăk Ui (làng Kor Tu, làng Kon Hra, làng Đăk Kơ Đêm…) đã được đổi tên bằng những con số, như: thôn 7B, thôn 1, thôn 2…

Ở Kon Tum, mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS.

Đem thắc mắc của dân làng đến hỏi cán bộ xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, chúng tôi được ông A Thiết, cán bộ văn hóa xã cho biết: Do có sự hiểu nhầm nên việc gọi tên các làng trong xã chưa được đồng nhất. Việc đổi tên làng chỉ là danh xưng cho tiện lợi, còn trong các văn bản hành chính từ tỉnh, huyện, xã vẫn được giữ nguyên tên của các làng. Ông A Thiết cũng thẳng thắn nhìn nhận: Để xảy ra hiểu lầm này là do cán bộ xã chưa giải thích rõ cho người dân hiểu về việc gọi tên làng theo cách thông thường và đặt tên làng theo văn bản của Nhà nước.

Trao đổi với cán bộ Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, chúng tôi được ông Hoàng Văn Tâm, cán bộ Phòng Xây dựng chính quyền cho biết: Trước đây, có một thời gian, để tiện lợi trong cách gọi và quản lý hành chính, ở một số địa phương, tên các thôn, làng đồng bào DTTS bị đổi hoặc nhập 2, 3 làng thành các thôn và mang số thứ tự như: 1,2,3… Nhưng việc này chỉ thực hiện ở một số làng thành lập mới trong những năm gần đây, việc không đổi tên các làng có từ trước khi thực hiện Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế.

Như vậy, theo lý giải từ phía ngành chức năng, không có việc đổi tên làng, làm mất đi bản sắc văn hóa các thôn làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà ở đây chỉ là hiểu sai về cách gọi giữa văn bản hành chính Nhà nước và tên gọi thường dùng. Thiết nghĩ, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum cần sớm ra nghị quyết về việc đổi tên làng, thống nhất tên gọi trong cả văn bản hành chính và trong tên gọi thông dụng thuộc phạm vi Đề án sắp xếp tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế. Đồng thời, cần thông tin, phổ biến rộng rãi để bà con hiểu về chủ trương của Đảng, Nhà nước, tránh những xáo trộn trong cuộc sống của đồng bào (nếu có) trong việc sáp nhập các thôn, làng, địa giới hành chính trên địa bàn.

MINH THU


Nhà Rông của người Bahnar Rngao - Kon Tum 1904               

 Nói đến Tây Nguyên, người ta thường hình dung ngay đến những ngôi nhà Rông cao vút, tựa như một chiếc rìu khổng lồ vươn lên bầu trờicao nguyên  xanh bao la  Các tộc người Bâhnar, Sê Đăng, Jrai, Triêng, Ca Tu… thường định cư một chỗ nên đều có nhà sinh hoạt cộng đồng. Ngôi nhà của các cộng đồng làng đều là nhà sàn lớn, phổ biến có hình dạng mái cao vút dáng như lưỡi rìu, cao vượt hẳn lên trên mái các ngôi nhà khác trong làng. Trên mái nhà rông, cầu thang lên xuống,các xà ngang, cột cái trong nhà đều được trang trí nhiều mô típ hoa văn mô phỏng thiên nhiên xung quanh. Không phải tộc người nào ở Tây Nguyên cũng có nhà cộng đồng. Người Êđê và một số các tộc người thuộc nhóm có tập quán chuyển cư như Mnông, K’Ho, Chil… không có nhà Rông, chỉ xử dụng nhà của tù trưởng làm nơi sinh hoạt cộng đồng. .

                Có nhiều tên gọi ngôi nhà cộng đồng này :     - Kuốt, Rung, Roong  là cách gọi của người  Sê Đăng/Gươn  là cách gọi chung của người  Ca Tu/ Nhà Ưng, N’Ring , Ương là tên gọi của tộc người Triêng/ Katrooc  là tên gọi của nhóm Jẻ ở huyện  Đăk Glây/ Nhà Roong  là cách gọi của người  Brâu/ Nhà Mnao  là cách gọi của người Ka Dong ở Ngọc Hồi/ Nhà Goong là tên gọi của  nhóm Rơ măm/ Người Bâhnar gọi Hnăm Jơng, Hnăm Roong. 

Chúng tôi tạm dùng chung một từ là  “ nhà Rông ” ( như cách quen gọi từ lâu nay) làm tên gọi chung cho tất cả các loại nhà cộng đồng.Cũng  do tính đồng nhất của kiến trúc Rông,chúng tôi chọn những nét tiêu biểu của một, hai  tộc người làm ví dụ điển hình : * Nhà Rông của người Bâhnar và Sê Đăng có hình dạng tượng tự như nhau. Tuy nhiên mái nhà Rông Bâhnar thường bề ngang đỉnh mái bằng chiều ngang nhà, trong khi mái rông Sê Đăng thót dần lại khi lên cao hơn. Thông thường Rông xử dụng gỗ chò chỉ, hoặc cà chít để làm cột; vách và sàn nứa đập dập, các vì kèo bằng tre nứa và lợp tranh. Trong đợt đưa học viên lớp tạc tượng gỗ Êđê đi tham quan Kon Tum, chúng tôi đã may mắn được tận mắt nhìn thấy cách dựng nhà Rông của người Bâhnar Rngao :  Dựng Rông là nhiệm vụ chung sau khi đã có sự nhất trí của toàn thể cộng đồng. Công việc chuẩn bị phải làm từ rất lâu. Đầu tiên là chặt sao cho đầy đủ số lượng cây gỗ ( phải được phơi khô vài năm để tránh mối mọt). Tre nứa đã được lựa chọn, đủ mức cần thiết sẽ chuyên chở về tại địa điểm đã được lựa chọn để cất Rông, phơi khô. Khi gần đến thời điểm dựng Rông, tranh mới được cắt về đủ, cũng phơi khô cho vàng óng lên, tuốt hết những sợi gãy, sợi ngắn xếp thành từng bó to thẳng thớm. Công việc chuẩn bị vật liệu kéo dài nhiều ngày tháng này sẽ phân công cho từng nhóm đàn ông trong làng  cùng nhau thực hiện. Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu, đưa tất cả về nơi đã được lựa chọn, việc dựng Rông sẽ bắt đầu. Chỉ bằng những chiếc rìu ( như dụng cụ dựng nhà của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo) , người ta bóc hết vỏ cây, đẽo những ngàm vuông ở các đầu cột để gác những cây gỗ làm đà sàn vào nhau (hoàn toàn không dùng đinh). Quan trọng nhất là trước lúc mặt trời mọc, phải đào và bỏ xuống lỗ đó một con gà để dựng và chôn xong cây cột chính của Rông, gọi là Yang Rong. Trong khi đào hố dựng cột,người ta dùng những hòn đá tảng kê và thường phải vừa dùng nước tưới vào chân cột cho tăng thêm độ kết dính của đất đỏ, vừa cầu khấn mong cho mọi việc đều tốt đẹp, vui vẻ. Trong vòng 7 ngày phải nhanh chóng hình thành khung sàn và rồi mới dân dần lắp ráp toàn bộ và hoàn thành việc dựng khung nhà.Sau đó buộc  nứa cao dần lên thành hai sườn mái. Các vì kèo được xếp rất khéo léo, cùng với dây mây buộc chéo từng nút, thành hình hoa văn như tia sáng mặt trời. Mái nhà Rông dốc, thường cao từ 10-15 m, có hai đầu hồi cũng nhỏ dần lên tận nóc.  Sau khi những người thợ buộc tre nứa hình thành “ bộ khung xương” của mái nhà, một nhóm khác ở dưới đã chuẩn bị buộc tranh thành từng bó lớn , dùng sào dài chuyển lên trên cao, trải đều,  rồi ép buộc chặt lại ( không vặn gập rủ xuống kèo như người Êđê lợp nhà).Lợp từ dưới lên . Tranh còn được vặn thành những “con cúi” to bằng bắp tay, dài suốt dọc mái nhà từ  đỉnh xuống tới hết mái, để“ dặm” cho kín các điểm tiếp giáp giữa hai mái nhỏ đầu hồi với mái lớn hai bên.Chúng tôi đã may mắn được tận mắt chứng kiến công đoạn lợp nhà rông của người  Bâhnar Rngao ở Kon Tum ( tháng 9-2007) .  Nóc mái nhà Rông Sê Đăng không kéo dài chiều ngang ra như Rông của Bâhnar, mà lên cao thường thu hẹp lại, trên nóc có trang trí một số hình lượn sóng hoặc sổ thẳng. Toàn bộ mái cao chừng 15-20m, nên những người thợ lợp mái tranh phải hết sức khéo léo, nhất là thời điểm dựng nhà Rông thường đúng vào mùa khô, cũng là mùa gió mạnh ở cao nguyên. Tại xã Văn Lem huyện Đăk Tô ( Kon Tum),một nửa mái nhà Rông của người Sê Đăng lợp  bằng hai lớp nứa đan cài các hoa văn hình quả trám  và kỷ hà rất đẹp, nửa mái dưới và hai đầu hồi mới lợp bằng tranh Mái nhà Rông của một số vùng người Bâhnar ở Gia Lai và Bình Định, Kbang ( như tại làng Sơ Tơr của Anh Hùng Núp và một số plei Bâhnar Chăm ở tỉnh Bình Định ) được lợp bằng cách đan hai lớp nứa chồng lên nhau, để đảm bảo không bị mưa dột. Lớp mái ngoài cùng người ta  lật một số thanh cật nứa ra ngoài, phơi khô, nhuộm đen để làm thành hai hoặc ba dải màu khác chạy suốt chiều ngang mái ở phía trên cùng hoặc phía dưới.

Sau khi đã lợp mái, người ta mới đan phên nứa để làm vách, cũng đan hai lớp ( tanh pni hnam) để tránh mưa tạt.

Hình thức lợp mái hai lớp nứa này, rõ ràng có sự ảnh hưởng qua lại giữa hai tộc người Bâhnar và Sê Đăng. Sàn nhà Rông bằng cây tre lớn, chẻ đôi, chặt hết “ mắt”, đập dập làm bốn mảnh, thường cách mặt đất từ 1- 1,5 m.  Có 8 cây cột cái ( đại thụ)  đường kính từ  25-30cm. Những nhà Rông lớn như của người Bâhnar Rngao ở làng Kon Rbang, thị xã Kon Tum có hệ thống cột to hơn một vòng tay ôm. Nhà Rông có cửa hai bên và một cửa phía trước mở ra một sàn hiên cũng lát tre hoặc gỗ .Tại một số nhà Rông ở huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai, đầu hiên sàn Rông còn có tượng hai con chim công đậu xếp cánh. Cầu thang cửa trước thường dành cho khách và đàn ông. Cầu thang bên hông dành cho phụ nữ, trẻ em.Thang phổ biến là một hay hai ba thân gỗ tròn, đục thành bậc. Cũng có khi là một ống bương lớn chặt một nửa trên thân để thành bậc lên xuống ( khác với cầu thang cái của nhà người Êđê là nguyên một tấm gỗ). Khác với các tộc người Sê Đăng, Bâhnar,Gươn hoặc Ưng của nhóm các tộc người Ca Tu, Jẻ, Triêng, Vân Kiều… cấu trúc tương tự như nhau, cũng cao lớn hơn nhà ở thông thường, theo kiểu mái nhà có hình dạng ovan, hai đầu mái có hình ngọn rau Yớn ( dương xỉ), thường chỉ cách mặt đất chừng 1m, mái cao khoảng 4-5m. Các vì kèo phía trong được xếp thành hình vòng tròn, chụm lại ở trên nóc,xung quanh một cây cột cái chính giữa nhà, trang trí rất cầu kỳ bằng cách vẽ hoặc khắc nổi hình các con vật như : kỳ đà,rùa, rắn, thậm chí cả hình rồng. Các kèo được buộc bằng dây mây trắng, thành những đường chéo rất công phu. Cầu thang Gươn và Ưng đóng bằng nhiều những tấm ván, rộng 0,20cm, có thể dài tới 2m, chứ không phải là nguyên hoặc hai một thân gỗ tròn như nhà Rông Bâhnar hay Sê Đăng.Nhà Ưng của người Triêng, ngoài các bậc cấp ở cửa giữa, còn có hai cầu thang ở hai đầu hồi, dành cho phụ nữ mang đồ ăn hoặc chuyển các ghè rượu cần khi cần tiếp khách .

                     Nhà của người Cơ Tu quây quần xung quanh Gươn ( nóc nhà cao nhất)                 Tại những vùng cận kề với tộc người Bâhnar, thường là nhóm Jrai Arap và một phần nhóm H’Drung, đều có nhà sinh hoạt cộng đồng , cũng có tên gọi là nhà Rông.Chỉ nhóm Jrai Chor là không có nhà Rông. Nhóm cư dân Môn –Khơmer rất coi trọng việc trang trí trên những sản phẩm đan lát bằng mây tre, lồ ô. Nhất là trên mái và trong mái nhà, cho dù bằng tranh hay đan nứa lợp lên.

 Người Sê Đăng và Bâhnar có thể đan trên mái nhà các hoa văn giống nhau ( brơng pơ lao), hoặc không giống nhau ( brơng pơ toi). Ngoài ra còn dùng cật tre, lồ ô, một nửa phơi ngoài nắng, một nửa phơi trong bóng râm chừng  15 ngày , để tạo nên màu đậm nhạt khác nhau. Đặc biệt là những tấm đan lát phủ trên mái nhà rông… được trang trí bằng các đường dích dắc, đường thẳng…Có vùng, người Sê Đăng dùng nứa hai lớp lợp ½ nóc phía trên. Nửa phía dưới còn lại mới lớp tranh. Như vậy độ bền đảm bảo lâu năm hơn.

Một nhà Rông, Gươn hay Ưng thường bền vững giữa nắng gió dữ dội của cao nguyên, đến vài chục năm. Có khi chỉ cần thay mái tranh những chỗ bị dột mà thôi. Rông, Ưng hay Gươn…không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng, mà còn đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc ( văn hóa vật thể) của các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên . Tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam đã có hẳn các dự án khôi phục lại nhà Rông, nhà Gươn ở các kon, plei. Bên cạnh những địa phương hỗ trợ kinh phí cho bà con tự tìm nguyên liệu truyền thống, bỏ công sức để dựng Rông, Gươn, thì cũng có nhiều vùng thiết kế nhà rông mái tôn, xây ximăng với ý đồ…bền vững. Ở những vùng đó, bà con cho rằng “ nhà Rông ximăng không phải là nhà cộng đồng, mà chỉ là nhà văn hóa mà thôi”.

          "  Nhà Rông văn hóa" hoang vắng Thật tiếc, nếu một mai Tây Nguyên không còn nữa hình ảnh những ngôi nhà Rông tranh, tre, nứa, gỗ cao lớn sừng sững giữa làng như thách thức và biểu hiện của sức tồn tại mãnh liệt giữa cái nắng gió lồng lộng của miền cao nguyên đất đỏ.  

Video liên quan

Chủ đề