Tên gọi khác của thành nhà hồ o thanh hóa

Nói Đến Thanh Hóa, người ta sẽ nghĩ ngay đến thành nhà Hồ vì nơi đây từng là kinh đô của nhà nước Đại Ngu được trị vì bởi Hồ Quý Ly. Thành nhà Hồ nổi tiếng vì lối kiến trúc độc nhất vô nhị, bề thế và vững chắc nhất thời ấy.

Cổng chính phía Nam thành nhà Hồ - Ảnh: Quang Minh

Thành nhà Hồ là tên gọi quen thuộc nhất mà chúng ta từng biết, ngoài ra thành còn có các tên gọi như thành An Tôn, thành Tây Giai, thành Tây Đô. Thành thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Là một trong những di tích lịch sử độc đáo, Thành nhà Hồ là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Cách Hà Nội khoảng hơn 3 tiếng nếu đi bằng xe ô tô, Thành nhà Hồ là một trong những điểm đến không thể thiếu nếu đến Thanh Hóa.

Thành nhà Hồ được chia làm 3 phần, lần lượt đi từ ngoài vào trong đó là La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là thành ngoài cùng được đắp bằng đất, xung quanh có các lũy tre bao bọc, có chức năng bảo vệ Hoàng thành. Tiếp đó là Hào thành nằm giữa gần bên chân thành để dẫn nước và cũng có chức năng bảo vệ Hoàng thành.

Núi đá An Tôn-nơi nhà Hồ lấy đá xây dựng thành - Ảnh: skyscrapercity

Một hình ảnh mộc mạc của thành nhà Hồ - Ảnh: phuong hoang

Cuối cùng là Hoàng thành, là nơi trọng yếu của kinh đô. Hoàng thành được xây dựng theo cấu trúc hình vuông theo bốn hướng Nam, Bắc, Tây, Đông. Bốn phía đều có các cổng thành đi lại có tên gọi lần lượt là Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Ba cổng Hậu, Tả, Hữu mỗi cổng đều có một cửa ở giữa. Riêng cổng Tiền nằm ở phía Nam, cũng là cổng chính của Thành thì có 3 cửa, cửa lớn nhất nằm chính giữa, hai cổng nhỏ hơn nằm hai bên.

Các cửa đều xây theo dạng mái vòm được xếp theo hình múi bưởi, xếp khít vào nhau. Cửa là nơi duy nhất của cả công trình thành nhà Hồ được sử dụng chất kết dính để tạo sự vững chắc và thẩm mĩ cho cổng thành.

Cổng phía Bắc thành nhà Hồ - Ảnh: vietnamtourism

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Tp.Thanh Hóa

Lối kiến trúc đặc sắc của thành Tây, khu di tích thành nhà Hồ - Ảnh: Internet

Toàn bộ tường thành được xây dựng từ những tảng đá phiến to lớn hình chữ nhật có khối lượng mỗi phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn. Thành nhà Hồ là tòa thành đầu tiên và duy nhất ở nước ta được xây từ những tảng đá lớn như vậy. Mỗi phiến đá được đục đẽo và mài khá nhẵn, xếp chồng lên nhau tạo nên tường thành to lớn mà không cần chất kết dính, trải qua hơn 600 năm vẫn vững bền và khá nguyên vẹn.

Tường thành với những phiến đá lớn xếp chồng lên nhau - Ảnh: Sưu tầm

Ngoài các di tích trên, du khách còn có thể đi tham quan các công trình khác như đàn tế Nam Giao, đền thờ nàng Bình Khương, chùa Giáng… Đàn tế Nam Giao nằm ở phía Nam kinh thành, thẳng với cổng Tiền. Đây là nơi dùng để thực hiện các nghi thức tế lễ trời đát quan trọng của kinh đô. Đàn được xây dựng từ các bậc thấp tới cao, nơi cao nhất khoảng hơn 20m so với mực nước biển. Hiện nay, tại khu đàn tế Nam Giao đã cho xây dựng thành khu khảo cổ để nghiên cứu lịch sử văn hóa thành nhà Hồ.

Đàn tế Nam Giao nằm ở phía Nam kinh thành - Ảnh: Lam Sơn

Về phía nam thành là đền thờ nàng Bình Khương – vợ của viên chỉ huy xây dựng thành Trần Công Sĩ. Tương truyền rằng Hồ Quý Ly nghi ngờ Trần Công Sỹ tạo phản nên cho quân đem giết, nàng Bình Khương vì biết chồng mình bị oan, kêu mãi không thấu rồi nàng chạy tới thành đập đầu vỗ tay vào phiến đá kêu oan cho chồng. Hiện nay trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: Phiến đá có in rõ hình dấu tay và vòm trán nàng Bình Khương, bia đá dựng năm Thành Thái thứ 15…

Cổng tam quan của Tường Vân tự  - Ảnh: Nguyên Chính

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thanh Hóa

Ngoài ra còn có Chùa Giáng hay còn gọi là Tường Vân tự, nằm cách trung tâm Thành Nhà Hồ khoảng 2,5km về phía Đông Nam. Chùa được xây dựng dưới chân núi Đốn Sơn vào thời vua Trần Duệ Tôn.

Xa xa thành nhà Hồ, du khách còn bắt gặp trên con đường dẫn tới thành, trơ trọi giữa hai bên đồng ruộng mênh mông là 2 con rồng đá bị mất đầu. Rồng được điêu khắc tinh tế và mềm mại thể hiện rõ kỹ thuật điêu khắc thời Trần.

Bên cạnh những di tích chính kể trên, di sản thành nhà Hồ còn có những đi tích khác như: Đền thờ Trần Khắc Chân, Chùa Du An, Động Hồ Công, Đền Tam Tổng…

Cặp rồng bằng đá bị mất đầu ở thành nhà Hồ - Ảnh: Internet

Phòng trưng bày bổ sung di tích thành nhà Hồ - Ảnh: Sưu tầm

Cổng thành Bắc lọt thỏm giữa cánh đồng xanh mướt - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Thanh Hóa

Nhân dân ta có câu “nước chảy đá mòn”, vậy mà đã hơn 600 năm trôi qua, thành nhà Hồ vẫn uy nghi trầm mặc và ẩn chứa trong đó nhiều bí ẩn, nhiều câu chuyện vẫn chưa được giải thích. Nếu có dịp, du khách hãy ghé thăm kinh đô nhà Hồ một thời, biết đâu được chính bạn sẽ khám phá ra được một trong những bí ẩn nơi đây.

Nguyễn Minh Hoàng - Mytour.vn

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

11/07/2017 | Views: 54507

Rất hữu ích: 141 | Hữu ích: 278 | Không hữu ích: 2

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại. 

>>> Đọc thêm: Ấn Tượng Trước Vẻ Đẹp Của Động Phong Nha 


 


Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo 
 

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành được xây dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc ông đương nhậm chức tể tướng dưới thời nhà Trần.

Sau khi thành xây xong, Hồ Quý Ly buộc vua Trần Thuận Tông dời đô từ Thăng Long (nay là Hà Nội) về Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, Thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô, và Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui. Tuy vậy triều đại này chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm, là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.

>>> Đọc thêm: 5 Điểm Du Lịch Bậc Nhất Miền Trung 

Thành Nhà Hồ đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí về văn hóa mà UNESCO đưa ra để xếp hạng Di sản cho công trình. Tiêu chí thứ hai “Thể hiện các giá trị nhân văn quan trọng và sự ảnh hưởng của chúng qua một thời kỳ lịch sử quốc gia hay trong một khu vực của thế giới, những đóng góp này có tính phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, và cách quy hoạch thành phố”.

Tiêu chí thứ tư “Trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.


 


Cổng Phía Đông của Thành Nhà Hồ
 

Công trình này được đánh giá cao về mặt kỹ thuật xây dựng các khối đá được cho là có một không hai ở Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Á, Đông Nam Á nói chúng vào khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Các nhà nghiên cứu đánh giá, kiến trúc Thành Nhà Hồ được xây rất khoa học, với các phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức, xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất. Đặc biệt là giữa các phiến đá này không hề có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm, vượt qua nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Ngoài ra khối công trình đồ sộ, vững chắc này chỉ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397.

>>> Đọc thêm: Những Điều Diệu Kỳ Từ Mảnh Đất "Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh"

Theo các tài liệu để lại cùng công việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì quần thể di sản Thành Nhà Hồ bao gồm Thành nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao nằm phía ngoài thành. Trong đó, Hoàng thành là công trình đồ sộ nhất đồng thời nguyên vẹn nhất còn lại cho đến nay.

Toàn bộ mặt ngoài tường thành là sự kết hợp của bốn cổng chính làm từ những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, chồng khít lên nhau. Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn. Lý giải về cách vận chuyển các khối đá khổng lồ này, các nhà khảo cổ cho rằng người ta đã dùng các hòn bi đá để lăn chuyển chúng.


 


Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn khít với nhau mà không hề có bất kỳ chất kết dính nào
 

Trước kia, bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga như Điện Hoàng Nguyên, Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu,... không thua gì kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài hơn 6 thế kỷ với nhiều sự tác động chủ quan và khách quan đã khiến cho hầu hết các công trình kiến trúc này bị phá hủy hoàn toàn.

>>> Đọc thêm: Kỳ Co - Thiên Đường Maldives Của Việt Nam


 

 


Trước kia bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga nhưng đã bị phá hủy
 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Rất hữu ích

Hữu ích

Không hữu ích

Video liên quan

Chủ đề