Tại sao tinh dầu không tan trong nước

Còn về tinh dầu

, tuy được chiết xuất từ thực vật nhưng tinh dầu có nhiều điểm khác biệt với dầu. Nếu không phân biệt được có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tinh dầu là chất lỏng chứa hợp chất thơm, dễ bay hơi và thường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, chưng cất trong nước hoặc trong chân không từ các thành phần thiên nhiên có mùi thơm và không chứa chất béo như lá, rể, hoa, quả, vỏ… của các loại thực vật. Tinh dầu được xem là thành phần tinh túy của thiên nhiên. Do đó, những sản phẩm tinh dầu mang mùi hương mạnh mẽ của thành phần nguyên liệu tạo ra nó. Tinh dầu không phải là dầu nên không nhờn mà là các chất lỏng kỵ nước, không tan trong nước. Một số loại “tinh dầu” được sản xuất bằng phương pháp “chưng cất CO2” không thực sự là tinh dầu vì nó không thu được bằng cách chưng cất mà chỉ đơn giản là một chiết xuất và có đặc tính khác với tinh dầu thiên nhiên.   Tinh dầu có thể có màu vàng óng, màu hổ phách, màu trắng trong vắt. Đặc biệt, tinh dầu không bị ôi theo thời gian nhưng sẽ bị oxy hóa và mất dần lợi ích điều trị. Tinh dầu được bảo quản trong chai thủy tinh, vì nếu để trong chai nhựa (dù nguyên chất hay đã được pha loãng) sẽ được phân hủy và hòa tan với các thành phần trong nhựa làm biến chất tinh dầu gây nguy hại cho người sử dụng. Thậm chí chúng còn được khuyến cáo không chứa tinh dầu trong chai có nắp hoặc van cao su, vì chúng dễ gây phân hủy theo thời gian.   Không phải loại tinh dầu nào cũng có thể bôi trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng rát, kích ứng da. Khi muốn dùng tinh dầu để bôi lên da trước hết cần biết rõ đặc tính của loại tinh dầu này có thể gây kích ứng với da mình hay không bằng cách bôi thử một chút lên mu bàn tay và chờ phản ứng. Đối với trẻ nhỏ tốt nhất nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu nền hay dầu dẫn.   Cũng không phải loại tinh dầu nào cũng có thể uống được nên là để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nhé.

Tìm hiểu thêm về:

Tinh dầu là gì

  Ví dụ như: Tinh dầu Vỏ Bưởi được chiết xuất hoàn toàn từ vỏ bưởi, Tinh dầu Hoa Hồng chiết xuất từ cánh hoa hồng, Tinh dầu Cam được chiết xuất từ quả cam… Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất không bị hư hỏng khi để ngoài môi trường. Tuy nhiên, tinh dầu sẽ bị oxy hóa, dễ bay hơi và mất dần tác dụng theo thời gian. Bao bì của sản phẩm là những chai thủy tinh có nắp nhựa để bảo quản tinh dầu tốt hơn.   Hàm lượng tinh dầu nguyên chất thu được thường rất ít, quá trình tách chiết phức tạp nên giá trị của tinh dầu rất cao. Tinh dầu thường được sử dụng bằng cách khuếch tán hương thơm hoặc pha loãng để dùng nhằm hạn chế sự kích ứng. Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất được sử dụng nhiều trong liệu pháp hương thơm giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần, cân bằng cảm xúc và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cơ thể.  

Tuy nhiên những lợi ích mà tinh dầu mang lại chỉ đúng khi bạn chọn đúng loại tinh dầu thiên nhiên nguyên chất chứ không phải dùng hóa chất hay hương liệu tổng hợp. Tham khảo bài viết:

cách phân biệt tinh dầu nguyên chất 

Có một quy tắc khi sử dụng tinh dầu đó là luôn luôn phải pha loãng tinh dầu, vậy pha loãng tinh dầu với chất gì cho an toàn? Sau đây, Kepha sẽ hướng dẫn bạn đọc cách pha loãng tinh dầu nguyên chất sử dụng chuẩn nhất.

Khách hàng Kepha thường hỏi rất nhiều về pha loãng tinh dầu trong đó có một câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất đó là "pha loãng tinh dầu để làm gì?" và “pha loãng tinh dầu bằng gì, cách pha loãng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé!

Pha loãng tinh dầu để làm gì?

Chẳng phải dùng tinh dầu nguyên chất mới là tinh dầu tốt nhất sao? Đúng vậy, "nguyên chất" ở đây là tinh dầu khi mua về đảm bảo chiết xuất 100% tự nhiên, không bị pha bởi bất kì chất nào. Sau khi mua về sử dụng thì bạn mới tiến hành pha loãng chúng. Người ta thường pha loãng tinh dầu bởi những lý do sau:

Đảm bảo an toàn khi sử dụng

Hầu hết các loại tinh dầu khi ở dạng nguyên chất có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm hay bị dị ứng. Một số loại tinh dầu còn có khả năng gây bỏng cho người sử dụng nếu sử dụng trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da. Vì thế, để đảm bảo an toàn mới cần sinh ra quy tắc phải pha loãng tinh dầu khi sử dụng.

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn

Một số loại tinh dầu khá hiếm và đắt đỏ như tinh dầu trầm hương thì bạn sẽ cần phải cực kì tiết kiệm khi sử dụng đấy. Chỉ cần pha loãng rồi đong ra chai, lọ riêng thì bạn có thể sử dụng được nhiều lần và lâu hơn.

Hầu hết các loại tinh dầu hiện nay đều cần pha loãng khi sử dụng để tăng hiệu quả sử dụng hơn, hấp thu tốt hơn. Điều này không hề làm mất đi những lợi ích nó mang lại mà còn làm tăng thêm.

Tinh dầu có tan trong nước không?

Theo phân tích kết cấu của tinh dầu trong khoa học, khi cho tinh dầu vào nước nó sẽ không hòa tan. Hầu hết các loại tinh dầu sẽ nhẹ hơn nước (trừ tinh dầu quế và một số loại nặng hơn)… Nên khi nhỏ tinh dầu vào nước ta sẽ thấy tinh dầu nổi trên mặt nước hoặc chìm xuống theo cấu trúc giọt.

Tinh dầu không thể hòa tan trong nước, nhưng nó có thể bị hòa tan trong môi trường dung môi hoặc rượu và cồn. Do nhu cầu của thị trường nên có rất nhiều người kinh doanh lợi dụng điều này để tự pha loãng tinh dầu bán kiếm lời. Vì thế bạn cần rất cẩn trọng khi chọn địa chỉ mua tinh dầu nguyên chất.

Hướng dẫn cách pha loãng tinh dầu nguyên chất

Tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ 100% tự nhiên từ các bộ phận khác nhau của những loài thực vật cụ thể đó là: thân, rễ, hoa, quả, lá, cành, vỏ....Nó nguyên chất vì thế nên rất đậm đặc, đậm đặc đến nỗi một số loại có thể làm bạn nổi đỏ và nóng rát khi để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp lên da, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Vậy làm thế nào để sử dụng tinh dầu, muốn thoa tinh dầu lên da thì phải làm sao?

Tinh dầu hoàn toàn không tan trong nước hoặc tan rất rất ít, tinh dầu nhẹ hơn nước nên nó sẽ nổi lên bề mặt bên trên trừ một số loại tinh dầu nặng hơn nước như quế. Nên khi bạn sử dụng với mục đích thoa tinh dầu lên da để dưỡng da, trị mụn, massage.... bạn phải pha loãng nó với các loại dung môi khác.

>>Xem thêm: Tinh dầu tràm trà trị mụn

Cụ thể đó là:

Dầu nền: dầu dừa, dầu oliu, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu argan

Cồn 70 độ

Tại sao tinh dầu không tan trong nước

Nếu bạn chỉ dùng tinh dầu để súc miệng, để tắm thì bạn có thể pha tinh dầu với nước dù nó không hoàn toàn tan nhưng 10% tinh dầu và mùi hương tinh dầu sẽ hòa lẫn với nước nên trong các trường hợp đó bạn có thể dùng nước để pha tinh dầu nhé!.

Khuyến cáo: Một số loại tinh dầu rất nóng nếu sử dụng trực tiếp lên da sẽ gây bỏng da như tinh dầu quế Kepha; không hẳn tinh dầu nào cũng đều phải pha loãng nhưng pha loãng tinh dầu chính là một cách cẩn thận nhất để bảo vệ làn da của bạn. Với những bạn có làn da nhạy cảm thì càng phải pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.

Mong bạn đã hiểu được lí do vì sao tinh dầu phải pha loãng trước khi sử dụng và pha loãng tinh dầu với gì qua bài viết này của Kepha. Chúc các bạn sử dụng tinh dầu đúng cách và có hiệu quả. Gọi ngay đến hotline Kepha 0899.90.91.92 để mua Tinh dầu nguyên chất thôi nào!

Đã bao giờ các bạn rửa bàn tay dính đầy dầu và nhận ra rằng nó không thể nào rửa được bằng nước? Hoặc có lần các bạn nghe nói về những vụ tràn dầu, bạn thắc mắc tại sao cả đại dương nước không thể hòa tan được lượng dầu nhỏ bé đó? Có 2 nguyên nhân chính giải thích vì sao dầu không thể hòa tan vào trong nước và 2 nguyên nhân này đều có liên quan đến các thành phần rất nhỏ gọi là phân tử.

Mọi thứ xung quanh chúng ta đều được tạo nên từ các hạt rất nhỏ gọi là phân tử. Cách để 2 chất tiếp xúc với nhau phụ thuộc vào sự tương tác lý - hóa giữa các phân tử của chất đó.

Tại sao tinh dầu không tan trong nước

Dầu và nước không trộn lẫn nhau là do các phân tử của mỗi chất liên kết bằng những cách khác nhau.

Dầu và nước có mật độ phân tử khác nhau

Nguyên nhân đầu tiên khiến dầu và nước không thể trộn lẫn vào nhau là do các phân tử của mỗi chất liên kết bằng những cách khác nhau. Các phân tử nước liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Hãy hình dung bên trong một cốc nước có chứa số lượng các phân tử còn nhiều hơn số ngôi sao trên bầu trời. Điều này có nghĩa là nếu so sánh cùng một lượng nước và dầu, số lượng phân tử trong nước sẽ nhiều hơn dầu. Điều đó giải thích vì sao nước luôn chìm xuống và dầu luôn nổi lên phía trên.

Sự phân cực

Có thêm một lý do khác khiến nước và dầu không thể hòa tan vào nhau là do sự phân cực. Chính xác hơn, độ âm điện của mỗi nguyên tố là khác nhau, trong phân tử, hiệu số độ âm điện này sẽ quyết định phân tử đó có liên kết phân cực hay không (từ 0,4 đến 1,8). Nước là phân tử phân cực. Nó được tạo thành từ 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy. 3 nguyên tử này liên kết với nhau không theo dạng mạch thẳng mà tạo thành hình chữ V. Các electron trong phân tử phân bố ở vị trí của Oxy nhiều hơn so với Hidro, do đó vị trí của Oxy sẽ mang cực âm và ngược lại, 2 đầu hidro mang cực dương.

Các phân tử phân cực chỉ hòa tan trong dung môi phân cực. Các phân tử không phân cực thì chỉ tan được trong dung môi không phân cực. Đáng buồn thay, dầu có cấu trúc phân tử không phân cực. Và do đó, khi cho dầu vào nước, nó chỉ nổi lên bề mặt do nguyên nhân 1 chứ không hòa tan vào nước.

Dĩ nhiên là với các công nghệ tiến bộ ngày nay, chúng ta đã có những loại chất tẩy rửa hoặc xà phòng giúp rửa tay chúng ta hoặc các dụng cụ gia đình sạch vết dầu.

Những chú chim thường xuyên phải nhào ngụp xuống nước để bắt cá cũng dựa vào đặc tính của dầu để bảo vệ mình. Bộ lông vũ trên cơ thể chúng thường xuyên được “tráng” một lớp dầu mỡ đặc biệt tiết ra từ các lỗ chân lông.

Nếu không có lớp dầu đó bảo vệ, lông vũ sẽ bị ướt và khí đó chim sẽ chết chìm ngay. Có thể thấy vào lúc trời mưa, những con vịt hăng hái chạy đi chạy lại mà lông không hề bị ướt, còn các chú gà do trên lông không có lớp dầu che phủ, nên bị nước mưa thấm ướt và trở thành gà “rù”.

Cập nhật: 13/09/2021 Theo Tinh Tế, Tiền Phong, Education, Smithsonianmag, Wired