Tại sao thủ đức lên thành phố

Việt Nam: Cần biết gì về thành phố Thủ Đức?

Tại sao thủ đức lên thành phố
Tại sao thủ đức lên thành phố

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Hôm 24/12, UBND TP HCM cùng Bộ Nội vụ tổ chức phiên họp ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP Thủ Đức sau khi hình thành sẽ đóng vai trò là trung tâm đổi mới, sáng tạo lớn nhất Việt Nam.

Đồng thời, ông Phong cũng nhấn mạnh mong muốn trung ương cho phép TP Thủ Đức được chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

TP Thủ Đức trực thuộc TP HCM sẽ là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và mở rộng phát triển các dịch vụ, sản phẩm công nghệ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bộ máy chính quyền thế nào?

Đối với cơ cấu nhân sự của TP Thủ Đức trong tương lai, ông Nguyễn Thành Phong đề xuất sau 5 năm từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Thủ Đức có hiệu lực thi hành, Ban Soạn thảo nghiên cứu quy định số lượng phó chủ tịch của đơn vị hành chính này không quá 4 người.

Ngoài ra, số lượng cơ quan chuyên môn không quá 13 đơn vị, số lượng cấp phó không quá 39 người.

Trong số 13 cơ quan trên, tùy theo tình hình thực tế có thể thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ vì trong ý tưởng phát triển TP Thủ Đức trong không gian của khu đô thị sáng tạo tương tác cao nên vai trò của khoa học công nghệ rất quan trọng.

Trên cơ sở đó, thành phố Thủ Đức có thể trình HĐND cùng cấp thành lập cơ quan khác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

TP HCM tổ chức chính quyền đô thị vào năm 2021

Ông Nguyễn Văn Nên: 'Sẽ sớm giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm'

Theo dự thảo mới nhất của nghị định, sau khi sáp nhập quận 2, quận 9, quận Thủ Đức thì số lượng phó chủ tịch UBND thành phố trực thuộc TP HCM không quá 5 người.

Ngoài ra, số lượng biên chế của TP Thủ Đức được xác định trên cơ sở danh mục vị trí làm việc, khối lượng công việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trước đó ngày 22/12, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố đã thành lập ban chỉ đạo để xử lý những vấn đề còn tồn tại của quận 2, quận 9, quận Thủ Đức nhằm chuẩn bị thành lập TP Thủ Đức.

Đồng thời, khi TP Thủ Đức chính thức được hình thành và vận hành vào ngày 1/3/2021, HĐND quận 2, quận 9, quận Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ cùng thời điểm này. Vì vậy, UBND TP HCM kiến nghị các bên liên quan xử lý hết những nhiệm vụ về tài chính, ngân sách còn tồn đọng trước khi thực hiện sắp xếp.

Chuyển đổi giấy tờ ra sao?

Chủ tịch UBND TP HCM thông tin rằng, về việc chuyển đổi giấy tờ cho người dân TP Thủ Đức, chính quyền sẽ hỗ trợ để đảm bảo thuận tiện, không gây xáo trộn, phiền hà.

Trang Zing dẫn lời ông Phong nói rằng chính quyền sẽ hỗ trợ người dân quận 2, quận 9, quận Thủ Đức trong việc chuyển đổi giấy tờ sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính mới.

"Việc chuyển đổi giấy tờ cho công dân TP Thủ Đức phải có lộ trình rõ ràng. Ngày 31/12, TP HCM sẽ công bố những công việc cần làm tiếp theo khi hình thành TP Thủ Đức, trong đó có việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho người dân", Chủ tịch UBND TP HCM chia sẻ.

Việt Nam: Dân bầu trực tiếp lãnh đạo địa phương là ‘có lợi cho Đảng’

Đại hội 13: Đã đến lúc VN dám buông mô hình TQ?

Thành phố Thủ Đức sẽ có diện tích khoảng 221,6 km2 gồm 34 phường. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức 3 quận: 2, 9, Thủ Đức được giao năm 2020 là 1.221 người. Theo đó, số có mặt đến ngày giữa tháng 6.2020 là 1.127 người.

Sau khi nhập 3 quận (quận 2, quận 9, quận Thủ Đức hiện nay) thành thành phố Thủ Đức, 882 người dự kiến được bố trí ở thành phố mới, 399 người bị dư ra.

GDP của thành phố Thủ Đức thế nào?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thông tin với báo chí rằng, năm 2019, quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước (xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn hơn GRDP của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai).

Giai đoạn 2016 - 2019, thu ngân sách đạt 37.158 tỉ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỉ đồng.

Trước đó, ông Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định, Thành phố Thủ Đức sẽ đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hoá. Đồng thời, ông cho rằng đây còn là "hạt nhân" thúc đẩy kinh tế TP HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển mạnh mẽ.

MINH QUÂN   -   Thứ bảy, 19/02/2022 17:23 (GMT+7)

Tại sao thủ đức lên thành phố
Cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp vẫn dở dang sau 1 năm thành lập TP. Thủ Đức. Ảnh: Minh Quân

Người dân vẫn cực khi làm thủ tục hành chính

Sáng 18.2, hàng nghìn người đến làm hồ sơ tại điểm tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ ở khu vực 2 (phường Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức). Lượng người đến làm thủ tục hành chính tăng đột biến do từ ngày 7.2, bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ khu vực 3 (quận Thủ Đức cũ) đã sáp nhập về đây.

Chị Nguyễn Thị Thanh (phường Tăng Nhơn Phú), lúc hơn 10h nhận số thứ tự hơn 2.920, trong khi bảng điện tử hiện số 2.535, tức là phải chờ 385 lượt nữa mới có thể làm thủ tục. Thế nhưng, hơn một giờ chờ đợi của chị Thanh xem như công cốc, sau 8 tuần nộp hồ sơ xin cấp sổ hồng, cán bộ nói với chị chờ thêm vì “nhiều việc quá chưa làm xong”.

“Tôi nộp hồ sơ làm thủ tục đăng bộ nhà đất từ giữa tháng 12.2021. Một tháng sau, tôi lên hỏi lại mới được biết hồ sơ thiếu phụ lục, phải bổ sung. Sau khi nộp đủ, đến nay tôi lên hỏi thì vẫn chưa xong. Mặc dù theo quy định, toàn bộ thủ tục cấp sổ này không quá 30 ngày” - chị Thanh nói.

Tương tự, tại điểm nộp và trả hồ sơ khu vực 1 (phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức), người dân chờ chưa tới 15 phút để làm thủ tục nhưng kết quả của anh Nguyễn Tấn Bình (quận 2 cũ) cũng không khá hơn. Anh Bình nộp hồ sơ thừa kế đất đai từ 20.1 và được hẹn trả hồ sơ vào 7.2. Thế nhưng ngày 18.2, anh Bình đến trụ sở hỏi thì cán bộ tại đây nói anh Bình chờ thêm, khi thủ tục hoàn thành sẽ nhận được tin nhắn và có thể đến lấy sổ. “Trước đây tôi kỳ vọng sau khi sáp nhập 3 quận (2, 9, Thủ Đức) lên Thành phố Thủ Đức thì các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn nhưng sau hơn một năm người dân vẫn còn cực quá” - anh Bình nói.

Trong năm đầu tiên thành lập, Thành phố Thủ Đức đạt chỉ tiêu về tỉ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính (99,75%), nhưng chỉ tiêu về tỉ lệ giải quyết hồ sơ hành chính đúng hạn chưa đạt mục tiêu. Trong đó, tỉ lệ giải quyết hồ sơ đất đai đúng hạn chỉ đạt hơn 84%.

Về nguyên nhân, theo thống kê, trong 37.197 hồ sơ UBND Thành phố Thủ Đức tiếp nhận năm 2021, chỉ có 6.856 hồ sơ thực hiện theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, chiếm tỉ lệ hơn 18%. Số liệu này lý giải tại sao tỉ lệ hồ sơ đúng hạn ở Thành phố Thủ Đức chưa như kỳ vọng.

Một nguyên nhân khác được lãnh đạo Thành phố Thủ Đức nêu ra là khối lượng công việc tăng nhiều lần, nhưng việc phải giảm biên chế theo đề án về Thành lập Thành phố Thủ Đức mà Quốc hội duyệt gây áp lực rất lớn lên công tác tổ chức bộ máy và gây tâm lý lo lắng cho cán bộ, công chức. Cụ thể, năm 2021 Thành phố Thủ Đức đã giảm từ 631 biên chế xuống 585 biên chế và năm nay phải giảm gần 130 người.

Hạ tầng giao thông vẫn “giậm chân tại chỗ”

Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, khi sáp nhập 3 quận thành Thành phố Thủ Đức, người dân kỳ vọng sẽ giải quyết được câu chuyện kẹt xe để trở thành thành phố đáng sống. Tuy nhiên, sau hơn một năm thành lập, Thành phố Thủ Đức vẫn đang thừa hưởng hạ tầng có sẵn của 3 quận cũ chứ chưa có gì thay đổi.

Tình trạng xuống cấp, quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông cửa ngõ Thủ Đức là lực cản đối với sự phát triển của thành phố này. Cụ thể, quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch nối TPHCM với Bình Dương, đi lên Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên nhưng 20 năm qua chưa được nâng cấp, mở rộng khiến giao thông thường xuyên ùn tắc. Còn các tuyến đường ra vào cảng Cát Lái - cửa ngõ khác về phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa nội địa, quốc tế cũng thường xuyên ùn tắc, kẹt xe.

Trong khi đó, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được kỳ vọng thay đổi diện mạo giao thông Thành phố Thủ Đức, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021 nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và một số vấn đề khác khiến dự án lùi thời gian về đích sang năm 2023.

Ngoài ra, 3 cây cầu Nam Lý, Tăng Long, Long Đại cùng đường Đỗ Xuân Hợp và đường Vành đai 2 đều là những công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố Thủ Đức nhưng đang “đứng hình” vì vướng mắc về nguồn vốn, mặt bằng.

Chị Nguyễn Ngọc Lan, người bán hàng trên đường Đỗ Xuân Hợp, gần cầu Nam Lý cho biết, cầu khởi công từ năm 2016 nhằm thay cầu Cống đập Rạch Chiếc - vốn nhỏ hẹp và xuống cấp nhưng thi công giữa chừng đến năm 2019 thì “đắp chiếu” đến nay. “Cả khu phố ở đây chỉ mong cây cầu sớm hoàn thành, chậm chừng nào dân khổ chừng đó. Buôn bán thì ế ẩm, đường sá bụi mù, ùn tắc thường xuyên khiến người dân vô cùng ngán ngẩm” - chị Lan nói.

Ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức - cho biết, rất lo lắng về tiến độ các dự án giao thông trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Qua rà soát, trên địa bàn Thành phố Thủ Đức có 11 dự án giao thông có thể đẩy nhanh tiến độ nhưng vướng mắc về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và thay đổi chủ đầu tư. Trong đó, việc khó nhất là chưa có mặt bằng "sạch" để bàn giao cho chủ đầu tư thi công.

Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TPHCM - cho biết, sở đã ban hành kế hoạch chung về phát triển hạ tầng Thành phố Thủ Đức, trong đó có kế hoạch phát triển các hệ thống vận tải, giao thông thông minh, đường thủy, hệ thống bến bãi…

Đối với hạ tầng, với những dự án chưa có chủ trương đầu tư, sở đã có danh mục đề xuất theo thứ tự ưu tiên và xác định một số chiến lược gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, xem xét đầu tư trong giai đoạn trung hạn 2021 - 2025. Trong đó sẽ tập trung vào đường Vành đai 2, Vành đai 3, các trục đường liên quận như đường Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp hay các tuyến đường kết nối hệ thống cảng biển. Riêng những dự án đã có chủ trương, phê duyệt chủ đầu tư như cầu Tăng Long, đường Lương Định Của, đường Vành đai 2 đoạn 3… hiện thành phố đã bố trí nguồn lực.